Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến 91 - GV: Hoàng Thị Hồng Linh

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến 91 - GV: Hoàng Thị Hồng Linh

Tiết 1:

CON RỒNG CHÁU TIÊN

A. Mục tiêu: giúp hs:

- Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết: hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện Con rồng cháu tiên.

- Tích hợp với phần Tiếng việt ở khái niệm: từ đơn, từ phức, cấu tạo từ với phần tập làm văn.

- Bước đầu rèn luyện kỷ năng đọc văn bản nghệ thuật, nghe, kể chuyện.

B. Phương pháp: đàm thoại, kể chuyện

C. Chuẩn bị

1. Gv: nghiên cứu, soạn

2. Hs: đọc, tìn hiểu, soạn.

 D. Bài cũ: Hướng dẫn sự chuẩn bị sách vở cho hs.

E. Tiến trình bài mới

* Hoạt động 1: giới thiệu bài

 Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc kinh chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ s bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm, huyền ảo Con rồng cháu tiên.

 * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu một số nét về truyền thuyết

 

doc 145 trang Người đăng phuongnga36 Lượt xem 959Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến 91 - GV: Hoàng Thị Hồng Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1:
CON RồNG CHáU TIÊN
Ngày soạn:3/9/06
A. Mục tiêu: giúp hs:
- Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết: hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng, kì ảo của truyện Con rồng cháu tiên.
- Tích hợp với phần Tiếng việt ở khái niệm: từ đơn, từ phức, cấu tạo từ với phần tập làm văn.
- Bước đầu rèn luyện kỷ năng đọc văn bản nghệ thuật, nghe, kể chuyện.
B. Phương pháp: đàm thoại, kể chuyện
C. Chuẩn bị
1. Gv: nghiên cứu, soạn
2. Hs: đọc, tìn hiểu, soạn.
 D. Bài cũ: Hướng dẫn sự chuẩn bị sách vở cho hs.
E. Tiến trình bài mới
* Hoạt động 1: giới thiệu bài
	Mỗi con người chúng ta đều thuộc về một dân tộc. Mỗi dân tộc có nguồn gốc riêng của mình gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Dân tộc kinh chúng ta đời đời sinh sống trên dải đất hẹp và dài hình chữ s bên bờ biển Đông, bắt nguồn từ một truyền thuyết xa xăm, huyền ảo Con rồng cháu tiên.
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu một số nét về truyền thuyết
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv gọi một hs đọc chú thích về truyền thuyết ở sgk.
? hãy tóm tắt một vài nét về truyền thuyết.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc, tìm hiểu chú thích
Hs đọc chú thích ở sgk
? Lạc Long Quân, Âu Cơ là ai? Hình dáng họ như thế nào?
? chi tiết “cái bọc trăm trứng nở ra trăm người con trai” có ý nghĩa gì?
? Vì sao LLQ và AC phải chia con và chia tay?
? Đoạn cuối truyện cho ta biết thêm điều gì về xh, phong tục, tập quán của người Việt cổ xưa?
? Chi tiết hoang đường, kì ảo là gì? Vai trò của nó trong truyền thuyết? 
I. Vài nét về truyền thuyết.
 - Là truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện ls có liên quan đến ls thời phong kiến.
 - Tuy vậy truyền thuyết không phải là ls.
 - Có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo.
 - Có mối quan hệ chặt chẽ với thần thoại.
II. Đọc, kể, chú thích.
 1. Đọc: rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì.
 2. Tóm tắt.
 3. Chú thích.
III. Tìm hiểu chi tiết.
 1. Giải thích cội nguồn của dân tộc VN
 - LLQ: con trai thần biển.
 - AC: con gái thần Nông, thuộc dòng tiên
 - Chàng khôi ngô, tài năngvô địch.
 - Nàng xinh đẹp
 => yêu nhau và sinh ra cái bọc trăm trứng 
 => Chúng ta đều sinh ra từ một bọc trứng của mẹ AC, chúng ta là con cháu của thần tiên.
 2. Ước nguyện muôn đời của dân tộc VN.
 - Rồng quen ở nước
 - Tiên quen sống nơi non cao
 -> chia tay
 - Đàn con phải chia đôi nhưng khi cần thì đến giúp đỡ nhau 
 -> ý nguyện đoàn kết, gắn bó lâu bền của dân tộc VN.
 - Tên nước đầu tiên?: Văn lang. Vua gọi là Hùng Vương.
IV. Tổng kết.
ghi nhớ (sgk)
 F. Củng cố
- Tập kể lại truyện trong vai kể LLq
 G. Dặn dò:
- Tìm đọc các truyền thuyết về nguồn gốc các dân tộc khác.
- Đọc thêm đoạn thơ về cội nguồn đất nước trích trường ca “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm.
 Tiết 2
BáNH CHƯNG, BáNH GIầY
Ngày soạn:3/9/06
 A. Mục tiêu: giúp hs:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”.
- Chỉ ra và hiểu được những chi tiết tưởng tượng, kì ảo trong truyện.
- Tập phân tích nhân vật trong truyền thuyết.
 B. Phương pháp: Đàm thoại, kể chuyện
 C. Chuẩn bị:
1. Gv: nghiên cứu, soạn
2. Hs: đọc, soạn
 D. Bài cũ: kể lại truyện Con rồng cháu tiên và nêu ước nguyện của dân tộc VN thể hiện trong truyện.
 E. Tiến trình bài mới:
 * Hoạt động 1: giới thiệu bài
	Mỗi khi tết đến, xuân về, người VN chúng ta lại nhớ tới câu đối quen thuộc và rất nổi tiếng:
	 	 Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh
	Bánh chưng, bánh giầy là hai thứ bánh không những rất ngon, không thể thiếu trong mâm cỗ tết của dân tộc VN mà còn mang ý nghĩa sâu xa, lý thú.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn hs đọc, kể, tìm hiểu chú thích.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv đọc mẫu một đoạn sau đó hs đọc tiếp
 - Gọi 1 hs kể lại truyện.
 - Gọi 1 hs đọc chú thích.
Phân biệt các từ Quân thần với quần thần.
? Truyện có thể chia làm mấy phần 
? Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào? Điều kiện và hình thức thực hiện?
? Với điều kiện và hình thức như vậy thì sự truyền ngôi ở đây có gì đổi mới?
 - Không nhất thiết là con trưởng.
 - Chú trọng tài và đức.
? Các Lang ai cũng đua nhau tìm lễ vật thật quý, thật hậu chứng tỏ điều gì?
 - Các Lang suy nghĩ theo kiểu thông thường, hạn hẹp.
? Kết quả mâm cỗ của ai được giải nhất? Ai được lên ngôi vua?
? Từ đó đã tạo nên phong tục gì? 
I. Đọc, kể, chú thích
 1. Đọc
 Chậm, tình cảm, chú ý lời thần.
 2. Kể
 Ngắn gọn nhưng đủ ý, mạch lạc.
 3. Chú thích từ khó
II. Tìm hiểu chi tiết truyện
 1. Bố cục: 3 phần
 P1: Từ đầu -> Tiên Vương cứng giám: vua Hùng chọn người nối ngôi.
 P2: tiếp theo.... nặn hình tròn, cuộc đua tài, dâng lễ vật.
 P3: Còn lại: kết quả cuộc thi tài.
 2. Vua Hùng chọn người nối ngôi.
 - Hoàn cảnh
 + Vua đã già
 + Giặc đã dẹp yên, thiên hạ thái bình
 + Các con đông
 - Điều kiện:
 + Nối chí vua
 + Không nhất thiết là con trưởng
 - Hình thức
 Dâng lễ vật sao cho vừa ý vua cha.
 3. Cuộc đua tài, dâng lễ vật.
 - Các Lang xa rời ý vua, không hiểu cha mình.
 - Lang Liêu: + Nghèo, chăm việc đồng áng
 + Được thần báo mộng làm bánh từ hạt gạo.
 + Thông minh, khéo tay.
 4. Kết quả cuộc thi tài.
 - Lễ vật các Lang rất sang trọng đủ cả sơn hào hải vị.
 - Lễ vật của Lang Liêu rất thông thường -> ngon, béo, đậm đà.
 - Vua đặt tên: bánh chưng, bánh giày.
 -> Lang Liêu lên ngôi vua
 => Từ đó có tục làm bánh chưng, bánh giầy vào ngày tết.
F. Củng cố.
- Trong vai Lang Liêu kể lại truyện Bánh chưng, bánh giầy.
G. Dặn dò.
- Làm bài tập ở phần luyện tập.
- Chuẩn bị : Từ và cấu tạo của từ.
Tiết 3
Từ Và CấU TạO CủA Từ TIếNG VIệT
Ngày soạn:4/9/06
A. Mục tiêu.
- Củng cố và nâng cao kiến thức về tiếng việt và từ đã học ở tiểu học.
- Tích hợp với phần văn ở hai truyền thuyết đã học.
- Luyện kỹ năng nhận diện từ và sử dụng từ.
B. Phương pháp: đàm thoai, nêu vấn đề
C. chuẩn bị.
 1. Gv: nghiên cứu, soạn.
 2. Hs: đọc, soạn.
D. bài cũ:
E. Tiến trình bài mới.
 * Hoạt động 1: Giới thiệu bài.
	Từ được mọi người sử dụng hành ngày nhưng có thể chúng ta vẫn chưa biết từ là gì? có cấu tạo như thế nào?
 * Hoạt động 2: Tìm hiểu từ là gì và nhận biết từ trong câu:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
1. Lập danh sách các tiếng và các từ trong câu?
? Các đơn vị được gọi là tiếng và từ có gì khác nhau?
Gv đưa ra một câu khác yêu cầu hs xác định từ và tiếng.
Vd: Em/ đi/ xem/ vô tuyến truyền hình/ tại/ câu lạc bộ/ nhà máy/ giấy. -> 8 từ.
 Hoạt động 3: giúp hs phân biệt từ đơn và từ phức.
? Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau?
I. Từ là gì?
 Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt/ chăn nuôi/ và/ cách/ ăn ở. -> 9 từ.
 Thàn dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở. -> 12 tiếng.
 - Tiếng là dơn vị để tạo nên từ.
 - từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để đặt câu.
 -> tiếng được coi là một từ khi 1 tiếng có thể trực tiếp dùng để tạo câu.
* Ghi nhớ (sgk)
II. Từ đơn và từ phức.
 1. Điền từ vào bảng phân loại.
Kiểu cấu tạo từ
Ví dụ
Từ đơn
Từ, đấy, nước ta, chăm, nghề, và, có...
Từ phức
Từ ghép
Bánh chưng, bánh giầy
Chăn nuôi
Từ láy
trồng trọt
 - Từ đơn là từ gồm 1 tiếng.
 - Từ phức là từ 2 tiếng trở lên.
 + Từ ghép có quan hệ với nhau về nghĩa.
 + Từ láy có quan hệ láy âm.
* Ghi nhớ (sgk)
III. Luyện tập.
 Bt1: 
 a. Các từ: con cháu, nguồn gốc -> từ ghép.
 b. Đồng nghĩa với “nguồn gốc”: “cội nguồn”.
 c. Tìm thêm: chú thím, dì dượng, ba mẹ.
 F. Củng cố: 
- Hướng dẫn Hs làm bài tập khó.
- Nắm kỹ phần ghi nhớ.
G. Dặn dò:
- Làm kỹ các bài tập còn lại.
- Học thuộc ghi nhớ.
- Chuẩn bị “giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt”.
Tiết 4.
Giao tiếp, văn bản và phương thức biểu đạt.
Ngày soạn:4/9/06
A. Mục tiêu:
- Huy động kiến thức của Hs về các loại văn bản mà Hs đã biết .
- Hình thành sơ bộ các khái niệm: văn bản, mục đích giao tiếp, phương thức biểu đạt.
B.Phương pháp: đàm thoại, nêu vấn đề
C. Chuẩn bị:
1. Gv: Tìm hiểu - soạn - các loại văn bản liên quan.
2. Hs: Đọc - soạn.
D. Bài cũ: Hs nhắc lại các kiểu văn bản mà các em đã học ở Tiểu học.
E. Tiến trình bài mới:
* Hoạt động 1: giới thiệu bài:
	Đây là tiết học mở đầu cho cả chương trình Tập làm văn THCS, có n/v giới thiệu chung về văn bản và các kiểu văn bản với phương thức biểu đạt.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt. 
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Trong cuộc sống, khi có một t/c, tt hay nguyện vọng mà cần biểu đạt cho mọi người hay ai đó biết thì em làm thế nào?
- Hs: Có thể nói hay viết cho người ta biết.
 Có thể nói một tiếng, một câu hay nhiều câu.
? Muốn biểu đạt các t/c, tt ấy một cách trọn vẹn thì em làm thế nào?
 Hs: Nói có đầu, có đuôi, có mạch lạc, lí lẽ -> văn bản.
? Câu ca dao “ Ai oi....
 ................mặc ai”
Sáng tác ra để làm gì?
Đã biểu đạt một ý trọn vẹn chưa?
Hs: Sáng tác để khuyên nhủ -> đã đủ ý -> là văn bản.
- Lời phát biểu cũng là văn bản.
- Thiếp mời, đơn xin, bức thư là các văn bản.
 Gv vẽ lên bảng sơ đồ các phương thức biểu đạt.
 Mỗi kiểu văn bản cho Hs nêu ra một vài ví dụ.
- Hs làm bài tập lựa chọn phương thức biểu đạt cho phù hợp.
I. Tìm hiểu chung về văn bản và phương thức biểu đạt.
1. Văn bản và mục đích giao tiếp.
- Muốn biểu đạt các t/c, tt trọn vẹn -> tạo lập văn bản.
- Câu ca dao: 
Ai ơi giữ chí cho bền
Dù ai xoay hướng, đổi nền mặc ai
-> Là một văn bản biểu đạt một ý trọn vẹn
2. Kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
1. Tự sự: Trình bày diễn biến sv.
2. Miêu tả; Tái hiện trạng thái sv, con người.
3. Biểu cảm: Bày tỏ t/c, cảm xúc.
4. Nghị luận: Nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
5. Thuyết minh; giưới thiệu đặc điểm, tính chất, phương pháp.
6. Hành chính công vụ: Trình bày ý kiến, quan điểm.
* Bài tập:
- Đơn - hành chính công vụ.
- Tự sự.
- Miêu tả.
- Thuyết minh.
- Biểu cảm.
- Nghị luận.
* Ghi nhớ (sgk).
II. Luyện tập.
Bt1: Tìm các phương thức biểu đạt tương ứng.
a. Tự sự
b. Miêu tả
c. Nghị luận.
d. Biểu cảm
đ. Thuyết minh.
F. Củng cố:
- Hs làm bt 1,2 sgk.
G. Dặn dò:
- Tìm hiểu các kiểu văn bản, tìm các văn bản tương ứng từ sách, báo.
- Soạn “ Thánh gióng”.
Tiết 5.
Thánh gióng
Ngày soạn:7/9/06
A. Mục tiêu: giúp Hs:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh gióng.
- Kể lại được truyện này.
B. Phương pháp: đàm thoại
C. chuẩn bị:
1. Gv: nghiên cứu - soạn bài.
2. Hs: Đọc - soạn.
D. Bài cũ: Tóm tắt truyện “ Bánh chưng, bánh giầy” và nêu cảm nhận của em về nv Lang Liêu.
E. Tiến trình bài mới:
* Hoạt động 1: giới thiệu bài
	Đầu những năm 70, thế kỷ 20, giữa lúc c ... ạn thơ đó?
 - chẳng bằng, là-> so sánh ngang bằng và so sánh ko ngang bằng.
? Tìm thêm các từ so sánh khác?
- giống, tựa, chưa, không...
* Hoạt động 3: Tìm hiểu tác dụng của phép so sánh.
 Hs: tìm phép so sánh trong đoạn văn.
? Có mấy phép so sánh?(4)
? Tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn là gì?
- hình dung được những cách rụng khác nhau của những chiếc lá.
- Quan niệm về sống, chết của con người.
? So sánh có tác dụng gì?
* Hoạt động 4: Hướng dẫn hs luyện tập.Củng cố
Hs chỉ ra các phép so sánh
- Ngang bằng và không ngang bằng
? Phân tích giá trị gợi hình, gợi cảm của phép so sánh
-Gợi hình: ngọn lửa ấm.
- Gợi cảm: tình cảm của Bác.
_Hs dựa vào văn bản Vượt thác xác định phép so sánh trong văn bản.
I. Các kiểu so sánh.
- Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.
- Mẹ là ngọn gió của con suốt đời.
So sánh ngang bằng: như, giống, là....
So sánh không ngang bằng: khác, hơn, ....
II. Tác dụng của so sánh.
- Tạo hình ảnh cụ thể, sinh động .
- Hiểu được tư tưởng, tình cảm của người viết.
III. Luyện tập
Bài 1: a. Tâm hồn tôi là.....
b. Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm.
c. Bóng Bác .............
ấm hơn ngọn lửa hồng.
Bài 2;
Vd: Hình ảnh pho tượng đồng đúc-> Hình ảnh khoẻ mạnh, cường tráng, đầy sức sống của dượng Hương Thư.
 F.Dặn dò: Làm các bài tập còn lại.
Tiết sau rèn luyện chính tả, mỗi hs đọc thuộc một bài thơ tự chọn
Tiết87 chương trình địa phương tiếng việt
Ns: 23/1/07
A. Mục tiêu: Giúp hs
- Sửa một số lỗi chính tả do ảnh hưởng của phát âm địa phương .
- Có ý thức phát âm và viết đúng chính tả.
B. Phương pháp: Luyện tập, thực hành.
C. Chuẩn bị:
1. Gv:Chọn nội dung rèn luyện chính tả.
2. Hs: Học thuọc một bài thơ yêu thích.
D.Bài cũ: đọc thuộc thơ đã chọn
E. Tiến trình bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Trong các bài văn thường có hiện tượng các em phát âm như thế nào thì viết như thế đó nên dẫn đến sai lỗi chính tả. Tiết hôm nay chúng ta sẽ sửa chữa diều đó.
* Hoạt động 2: Tập viết chính tả
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
-hs viết lại bài thơ mà mình đã thuộc.
- Hs viết một đoạn trên bảng -> hs khác nhận xét về lỗi chính tả.
* Hoạt động 2;Hướng dẫn hs điền từ vào chỗ trống.
 Gv: quy tắc viết dấu hỏi ngã trong từ láy.
 Chi huyền mang nặng ngã đau
Anh ko sắc thuốc hỏi lấy đâu mà lành.
I .Viết chính tả.
-Âm: s/x
 o/ô
 hỏi/ ngã
II. Điền vào chỗ trống.
Vd1: ....... bên lỡ bên bồi.
 Bên ........đục, bên bồi thì.......
Vd2: 
...........trời......đất........mây
............mưa.....nắng.......ngày.......đêm. 
 F.Củng cố: gv trắc nghiệm một số từ láy để hs trả lời.
 G. Dặn dò: Lập sổ tay chính tả. Viết những đoạn văn, bài văn mà em yêu thích.
 Tiết sau: Phương pháp tả cảnh.
Tiết 88. Phương pháp tả cảnh.
 Ns: 24/1/07
A. Mục tiêu: Giúp hs
- Nắm được cách tả cảnh và bố cục một bài văn tả cảnh.
- Rèn kỷ năng trình bày theo trình tự hợp lí.
B. Phương pháp: quy nạp qua tìm hiểu bài tập
C. Chuẩn bị:
1. Gv: Soạn, tìm hiểu 3 văn bản ở sgk.
2. Học sinh: Đọc, soạn.
D.Bài cũ:
E. Tiến trình bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Chúng ta đã được làm quen với văn miêu tả nhưng mới được tiếp xúc với tả người, tiết hôm nay chúng ta được làm quen với văn tả cảnh.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp viết văn tả cảnh.
 Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hs: hoạt động nhóm,đọc sgkvà trả lời câu hỏi.
Hs: Chỉ ra một số hình ảnh tiêu biểu trong đoạn văn?
? Có thể đảo lộn được không?
? Nêu bố cục và nội dung mỗi phần?
- Bố cục gồm 3 phần.
+ P1: Từ đầu -> màu của luỹ.
+ P2: TT-> Ko rõ.
+ P3: Còn lại.
? Thứ tự quan sát của tác giả ntn?
 * Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập.
I. Phương pháp viết văn tả cảnh.
+ đoạn 2
-Tả quang cảnh dòng sông Năm Căn.
- Thứ tự: từ sông đến bờ.
 từ gần đến xa.
+Đoạn3:
- Phần mở đầu: Giới thiệu khái quát về luỹ tre làng.
- Phần thân bài: Miêu tả ba vòng cây của luỹ tre làng.
- Kết bài: Cảm nghĩ và nhận xét về loài tre.
- Thứ tự quan sát: ngoài-> trong.
 khái quát-> cụ thể.
II. Luyện tập.
Tả quang cảnh lớp học trong giờ viết văn.
- Cảnh chính: cô giáo, học sinh
- Bảng đen , bàn ghế, .
- Không khí, quang cảnh chung.
Trình tự: trong-> ngoài.
 trên-> dưới.
 F. Củng cố: Hướng dẫn hs làm bài tập ở nhà: Tả cảnh đón tết của gia đình.
 Đọc ghi nhớ ở sgk.
 G. Dặn dò: Viết bài viết số 5 ở nhà. đề: Tả lại quang cảnh giờ ra chơi.
 Tiết sau: Buổi học cuối cùng.
Tiết 89: buổi học cuối cùng
 Ns: 18/ 2/ 07
A. Mục tiêu: Giúp hs
- Nắm được cốt truyện , nhân vật, tư tưởng của truyện.
- Hiểu được lòng yêu nước, cụ thể là lòng yêu tiếng nói dân tộc.
- Hiểu cách kể theo ngôi thứ 1 và nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình.
B. Phương pháp: Đọc diễn cảm, đàm thoại, phân tích
C. Chuẩn bị:
1. Gv: Soạn bài, nội dung thảo luận.
2. Hs: Đọc văn bản, soạn bài.
D.Bài cũ: Nêu nội dung ghi nhớ văn bản Vượt thác.
E. Tiến trình bài mới
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài
 Lòng yêu nước là một tình cảm rất thiêng liêng đối với mỗi người và nó có rất nhiều cách biểu hiện khác nhau . ở đây trong tác phẩm Buổi học cuối cùng, lòng yêu nước được thể hiện trong tình yêu tiếng mẹ đẻ.
 Câu chuyện cảm động đã xảy ra như thế nào?
 * Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chung.
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hs đọc chú thích sgk.Nêu vài nét về tác giả.
? Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện? 
Gv hướng dẫn cách đọc .
? Nhan đề có ý nghĩa gì?
? Xác định nhân vật chính và ngôi kể của câu chuyện?
* Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu chi tiết.
? Nêu diễn biến tam trạng của Phrăng trước buổi học?
Gv: Những điều khác lạ trên đường đến trường và quang cảnh trang nghiêm trước trường-> ngạc nhiên-> báo hiệu sự khác thường nghiêm trọng.
? Tìm những chi tiết thể hiện ý nghĩ, tâm trạng trong buổi học?
Gv: Sự nghiêm trang của lớp
 Trang phục của thầy
 Lời nói, cử chỉ của thầy cũng khác.
? Cuối cùng tâm trạng của Phrăng được biến đổi sâu sắc, đó là tâm trạng như thế nào? 
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả, tác phẩm.
- Anphông xơ Đôđê, là văn chuyên viết truyện ngắn của nước Pháp.
- Hoàn cảnh viết truyện: Sau chiến tranh Pháp- Phổ, Pháp thua trận , phải cắt vùng Andát và Loren cho Phổ.
2. Đọc: 
3. Nhan đề: Buổi học tiếng Pháp cuối cùng.
4. Nhân vật, ngôi kể.
- Chú bé Phrăng.
-Thầy Ha-men.
- Ngôi số 1
II. Tìm hiểu chi tiết.
1. Tâm trạng của Phrăng
- Định trốn học.
- Vội vã đến trường.
- Ngạc nhiên.
- Choáng váng, sững sờ.
- Tiếc nuối, ân hận
- Hiểu bài dễ dàng.
=> Hiểu được ý nghĩa thiêng liêng của việc học tiếng Pháp, tiếng của dân tộc mình.
F. Củng cố: Kể tóm tắt truyện
 Hs nhận xét cách kể.
G. Dặn dò:
- Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật.
- Tiết sau: Tìm hiểu nhân vật thầy giáo.
- Làm bài tập 1, 2,3sách bài tập.
Tiết 90: buổi học cuối cùng.
Ns: 22/2/07
A. Mục tiêu: Soạn tiết 89.
B. Phương pháp: phân tích, thảo luận
C. Chuẩn bị:
1. Gv: nghiên cứu, soạn
2. Hs: soạn tiếp
D.Bài cũ: Tóm tắt nội dung truyện Buổi học cuối cùng.
? Phân tích tâm trạng của Phrăng trước và trong buổi học?
E. Tiến trình bài mới:
* Hoạt động 1:Tìm hiểu nội dung bài học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
? Tìm những chi tiết thể hiện trang phục của thầy trong buổi học cuối cùng?
- mũ lụa đen.
- áo diềm lá sen.
? Nhận xét về trang phục của thầy?
Gv: đây là trang phục được thầy mang vào những lễ trang trọng-> ý nghĩa trang trọng trong buổi học này.
? Nêu những chi tiết về thái độ, cử chỉ của thầy với học sinh?
-> Nhận xét về thái độ của thầy?
? Thầy Ha- men nói về tiếng Pháp như thế nào?
-Hs đọc đoạn văn : Thầy Ha- men nói với chúng tôi về tiếng Pháp-> lao tù.
? Em hiểu gì về điều thầy nuốn nói?
-Hs liên hệ với Viẹt Nam khi bị Pháp đô hộ.
- Hs đọc đoạn cuối truyện-> khắc sâu hình ảnh cảm động về người thầy giáo.
? Tìm các chi tiết cảm động về các nhân vật khác?
 Vd: Cụ già Hô-de...
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết.
II. Tìm hiểu chi tiết.
2. Nhân vật thầy Ha-men.
- Trang phục: trang trọng.
- Thái độ với học sinh: 
+ Dịu dàng nhắc nhở
+ nhiệt tình, kiên nhẫn giảng bài.
+ Nói về ý nghĩa của tiếng Pháp.
=> Tình cảm yêu nước sâu sắc và tình cảm với tiếng nói của dân tộc mình.
III. Tổng kết
- Kể theo ngôi thứ nhất.
- Tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng, ngoại hình,cử chỉ, lời nói.
- Yêu quý, giữ gìn, học tốt tiếng nói của dân tộc.
F. Củng cố:
Làm bài tập 3c,d, 4, 5( Sbt)
G. Dặn dò: Làm bài tập 2 ở sgk
 đọc thêm sgk
 Tiết sau:Nhân hoá
Tiết 91 nhân hoá
Ns: 23/2/07
A. Mục tiêu: Giúp hs
- Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá.
- Nắm được tác dụng chính của nhân hoá.
- Biết dùng được các kiểu nhân hoá.
B. Phương pháp: Phân tích, luyện tập
C. Chuẩn bị:
1.Gv: Soạn bài, mẫu các phép nhân hoá.
2. Hs: đọc ví dụ, tìm hiểu
D.Bài cũ: 
? Nêu các kiểu so sánh, cho ví dụ/
? Đọc và làm đoạn văn bài tập 3
E. Tiến trình bài mới
* Hoạt động1: Giới thiệu bài
 Khi muốn làm cho sự vật gần gũi với con ngườivà làm cho bài văn tăng giá trị biểu cảm, người ta sử dụng biện pháp nhân hoá.Để hiểu rõ về biện pháp này chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài mới.
* Hoạt động 2:
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hs đọc ví dụ ở Sgk
? Bầu trời được gọi là gì?
? Tìm các từ ngữ chỉ hoạt động của ông trời?
 Ngoài ra: múa gươm( mía)
 hành quân(kiến)
? So sánh cách diễn đạt thứ nhất với cách diễn đạt thứ hai có gì khác nhau?
 Gv: Cách diễn đạt thứ nhất lấy từ dùng để chỉ người để chỉ sự vật làm cho sự vật gần gũi với con người hơn.
 ? tác dụng của nhân hoá là gì?
 - Tăng giá trị biểu cảm.
 _ Sự vật gần với con người.
? Tìm những sự vật được nhân hoá trong các ví dụ?
a. Miệng, Tai, Mắt, Chân, Tay.
b. Tre
c. Trâu
? Các sự vật trên được nhân hoá bằng cách nào?
- Hs đọc ghi nhớ Sgk.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập.Cũng cố
Bài1,2: Xác định phép nhân hoá và nêu tác dụng
- So sánh 2 đoạn văn: 
Đoạn 1 tả quang cảnh bến cảng sống động, gợi cảm hơn đoạn 2.
Bài 3 hs thảo luận, trả lời nhanh. 
I. Nhân hoá là gì?
1. Tìm hiểu:
- Ông( trời)
- mặc áo giáp, ra trận
2. Ghi nhớ: Sg
II. Các kiểu nhân hoá
1. Dùng từ ngữ gọi người để gọi vật.
2. Dùng từ ngữ chỉ hoạt động,t/c của người để chỉ vật.
3. Trò chuyện, xưng hô với nhân vật như với người.
III. Luyện tập.
Bài 1,2.
- đông vui
-( xe) anh, (xe) em tíu tít
- (tàu) mẹ, (tàu) con
- Bận rộn
Bài 3
- C1: Biểu cảm
- C2: Thuyết minh.
Bài 4: 
a. Trò chuyện, xưng hô
b. Chỉ hoạt động,t/c
G. Dặn dò: 
 - Làm các bài tập còn lại.
- Tiết sau: Phương pháp tả người.
Tiết 92 phương pháp tả người.
Ns: 25/2/07
A. Mục tiêu: Gi 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Ngu van 6(48).doc