Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến 13 - Nguyễn Thị Loan

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến 13 - Nguyễn Thị Loan

Tiết 9 VĂN BẢN: SƠN TINH, THUỶ TINH (Truyền thuyết ).

 A/ Mục tiêu :

 1.Giúp HS :- Hiểu được truyền thuyết “Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” nhằm giải thích hiện tượng lũ lụt xảy ra ở châu thổ Bắc Bộ thuở các vua Hùng dựng nước; khát vọng của người Việt cổ trong việc giải thích và chế ngự thiên tai, bảo vệ cuộc sống.

 - Thấy được những đặc sắc về nghệ thuật của văn bản.

2. Rèn luyện cho HS kỹ năng đọc, tóm tắt, phân tích truyện dân gian

3. Giáo dục HS biết quý trọng gìn giữ các tác phẩm VHGD, tự hào về truyền thống người Việt.

B/ Phương pháp : - Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, phát vấn

- Phân tích tổng hợp.

C/ Chuẩn bị : - Thầy : G.án, tranh minh hoạ.

- Trò: Bài soạn

D/ Tiến trình lên lớp:

I. Ổn định(1p)

II.Bài cũ(5p) : Nêu nội dung chính và ý nghĩa của truyện Thánh Gióng.

III.Bài mới ( 39p)

1. Dẫn bài : Dọc dải đất hình chữ S, bên bờ biển Đông, nhân dân Việt Nam chúng ta, nhất là nhân dân miền Bắc, hàng năm phải đối mặt với mưa bão, lũ lụt rất khủng khiếp. Để tồn tại, chúng ta phải tìm mọi cách chiến đấu, chiến thắng giặc nước. Cuộc chiến đấu trường kì, gian truân ấy đã được thần thoại hoá trong truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.

2. Tiến trình bài học :

 

doc 27 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 753Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1 đến 13 - Nguyễn Thị Loan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: / /08
Ngày giảng: / / 08
 Văn bản : Con Rồng Cháu Tiên (Truyền thuyết)
	A/ Mục tiêu : 
Giúp HS :	- Nắm được định nghĩa truyện truyền thuyết
- Hiểu được nội dung, ý nghĩa truyện “Con Rồng Cháu Tiên”
2. Rèn luyện cho HS kỹ năng đọc, tóm tắt, phân tích truyện dân gian
3. Giáo dục HS biết quý trọng gìn giữ các tác phẩm VHGD, tự hào về truyền thống người Việt.
B/ Phương pháp :	- Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, phát vấn
- Phân tích tổng hợp.
C/ Chuẩn bị :	- Thầy : G.án, tranh minh hoạ.
Trò: Bài soạn
D/ Tiến trình lên lớp:
I. Ôn định(1p)
II.Bài cũ(5p) : GV giới thiệu bộ môn và hướng dẫn HS cách chuẩn bị tài liệu và phương pháp học bộ môn ngữ văn.
III.Bài mới ( 39p)
1. Dẫn bài : Việt Nam có 54 dân tộc khác nhau, sống rải rác khắp mọi miền đất nước, nhưng đều là anh em một nhà. Truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên” giải thích rõ nguồn gốc tổ tiên đân tộc ViệtNam.
2. Tiến trình bài học :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
a. Hoạt động 1(7 p)
GV: HD HS đọc chú thích *SGK
Truyền thuyết là gì?
Tại sao trong truyện truyền thuyết lại có yếu tố kỳ ảo?
HS: Truyền thuyết là loại truyện kể về một sự kiện, nhân vật lịch sử trong quá khứ.
- Truyện truyền thuyết gần với truyện cổ tích nên thường có yếu tố kỳ ảo.
GV: HD HS học bài, đọc chú thích
 - Yêu cầu: giọng đọc rõ ràng, giọng ngợi ca, đọc đúng các từ Hán Việt.
 - Chú ý chú thích 1,2,3,5,7.
HS: Đọc bài theo HD của GV.
GV: Thuỷ cung có nghĩa là gì? Tìm từ Hviệt có yếu tố thuỷ?
HS: - Thuỷ cung: cung điện dưới nước.
 - Thuỷ thần, thuỷ điện, thuỷ thủ.
GV: Truyện được chia làm mấy phần ? Nêu nội dung mỗi phần.
HS: 3phần
 Phần 1: Hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ.
 Phần 2: Sự nghiệp mở Nước của Long Quân và Âu Cơ.
 Phần 3 : Nguồn gốc, tổ tiên người Việt
GV: Truyện được viết theo phương thức biểu đạt?
HS : Tự sự
b.Hoạt động 2(18p)
GV: Lạc Long Quân và Âu Cơ được giới thiệu ntn ? Cách giới thiệu có điều gì kì lạ, khác thường(nguồn gốc, hình dáng)
HS: - Đọc đoạn 1
 - Long Quân: Nòi rồng, mình rồng, sức khoẻ vô địch, có nhiều phép lạ.
 - Âu Cơ : Dòng họ thần nông, xinh đẹp tuyệt trần
GV: HD HS đọc đoạn 2
 - Việc kết duyên của Long Quân và Âu Cơ, chuyện Âu Cơ sinh nơ có gì kì lạ?
 - Long Quân và Âu Cơ đã chia con như thế nào và để làm gì?
HS: Đọc đoạn 2.
 - Thần ở thuỷ cung kết duyên cùng người ở trên cạn
 - Âu Cơ sinh ra một bọc 100 trứng, nở ra 100 người con hồng hào, khoẻ mạnh.
 - Chia: 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên rừng; chia nhau cai quản các phương.
GV: Những chi tiết kì ảo được sử dụng trong truyện có ý nghĩa gì?
HS: - Làm cho câu chuyện hấp dẫn hơn, thể hiện sự linh thiêng của tổ tiên người Việt.
GV: Theo truyện này tổ tiên của người Việt là ai? 
HS: Thảo luận, trả lời
 - Tổ tiên của người Việt là “ con Rồng, cháu Tiên”.
c. Hoạt động 3(10p)
GV: Yêu cầu HS thảo luận nhóm câu hỏi: Truyện mang những ý nghĩa nào? 
HS: Thảo luận, trả lời. 
 2 em đọc ghi nhớ.
GV:- Cho HS đọc phần đọc thêm (tr.8) 
 - Em hãy kể diễn cảm truyện “ Con Rồng cháu Tiên”. 
 Yêu cầu: Kể diễn cảm câu chuyện bằng ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. 
I/ Tìm hiểu chung:
 1.Thể loại truyền thuyết:
- Là một thể loại VHDG
- Kể về một nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử trong qúa khứ.
- Có yếu tố kì ảo, tưởng tượng.
 2. Đọc VB, tìm hiểu từ khó.
 3.Bố cục : Ba phần
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
II/ Phân tích
 1. Hình ảnh Lạc Long Quân và Âu Cơ
- Nguồn gốc: Thần linh, kỳ lạ
- Hình dáng : lớn lao, đẹp đẽ phi thường
KL:Họ là những vị thần 
2. Sự nghiệp mở Nước của Long Quân và Âu cơ.
- 100 trứng: 100 con: + 50 người lên rừng
 + 50 người xuống biển
 - Là anh em dân tộc Việt Nam cùng đoàn kết xây dựng đất nước. 
KL: Tổ tiên linh thiêng của người Việt là cha Rồng mẹ Tiên.
III. Tổng kết, luyện tập.
1. Tổng kết: Ghi nhớ-SGK tr.8
2. Luyện tập:
 Bài tập 2/ tr.8.
4. Củng cố - Nắm được định nghĩa truyền thuyết.
 	- Nắm ý nghĩa truyện Con Rồng cháu Tiên
 	- Biết cách kể diễn cảm truyện.
5. Dặn dò: 
- Soạn văn bản: Bánh chưng, bánh giầy.
HD soạn bài: 
 - Nắm dược nhân vật chính, cốt truyện, ý nghĩa của câu chuyện.
 - Trả lời các câu hỏi ở SGK.
D. Phần bổ sung: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-- & ›---
Ngày soạn: / /08
Ngày giảng: / / 08
Tiết 2: bánh chưng bánh giầy
A/ Mục tiêu: 
1.Giúp HS: Hiểu được cách giải thích nguồn gốc bánh chưng bánh giầy, hai thứ bánh quan trọng trong 
- Nắm được ý nghĩa đề cao sản xuất nông nghiệp,đề cao nghề trồng trọt, chăn nuôivà ước mơ về một đấng minh quân thông minh giữ cho đất nước ấm no, thanh bình.
Rèn luyện cho HS kỹ năng đọc, tìm hiểu ý nghĩa truyện.
Giáo dục HS lòng tự hào về trí tuệ, văn hoá dân tộc; biết trân trọng những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc.
B/ Phương pháp: - Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, phát vấn, thảo luận;
	- Phân tích, tổng hợp. 	
C/ Chuẩn bị: Thầy: Giáo án, tranh minh hoạ về tết cổ truyềncủa dân tộc. 
	 Trò: Bài soạn 	 
D/ Tiến trình lên lớp: 
	I/Ôn định: (1p) 
 	II/ Bài cũ : (5p) Nêu ý nghĩa của truyện “ Con Rồng cháu Tiên”.
	III/ Bài mới: (39p)
1. Dẫn vào bài: Hàng năm, mỗi khi xuân về tết đến, nhân dân ta trên khắp mọi miền của đất nước, lại nô nức, hồ hởi chở lá dong, xay đỗ, giã gạo gói bánh. Đây là một nét văn hoá truyền thống rất đẹp của người Việt. Truyền thống ấy có từ bao giờ? Bắt nguồn từ đâu? Truyện “ Bánh chưng, bánh giầy” giúp ta hiểu rõ điều này.
2. Tiến trìn h bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
a. Hoạt động 1: ( p)
GV: Em hãy xác định thể loại của truyện?
HS: Truyện truyền thuyết.
GV: Hướng dẫn HS đọc văn bản, tìm hiểu từ khó:
Yêu cầu:- Đọc diễn cảm, rõ ràng, mạch lạc. 
 - Chú ý chú thích1, 2, 3, 4,7, 8, 9, 12, 13
GV: Có thể chia văn bản làm mấy phần? Nêu nội dung của mỗi phần?
HS: 3 phần:
 - P1:Từ đầu.Tiên Vương chứng giám”: ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi.
 - P2: Tiếp”.Lang Liêu sẽ nối ngôi ta, xin Tiên Vương chứng giám”: Cuộc thi tài, giải đố. Lang Liêu thắng cuộc.
 - P3: Phần còn lại: Phong tục làm bánh chưng bánh giầy ngày tết.
. b. Hoạt động 2: ( p)
GV: Vua Hùng chọn người nối ngôi trong hoàn cảnh nào, với ý định ra sao, bằng hình thức nào?
HS:- Đất nước thanh bình, vua đã già.
 - Nhường ngôi cho người hiểu được ý vua, nối chí vua, không nhất thiết là con trưởng.
 - Giải câu đố.
GV: Các ông lang có đoán được ý vua không? Vì sao?
HS: Vua đòi hỏi người được nhường ngôiphải hiểu ý vua, nối chí vua. Nhưng ý và chí của vua ntn vua không nói ra.
GV:Lang Liêu đã được giúp đỡ ntn? Vì sao chỉ có Lang Liêu được thần giúp?
HS: - Lang Liêu được thần mách bảo trong giấc mơ.
 - Trong các con vua chàng là người thiệt thòi nhất; là người chăm lo việc đồng áng, gần gũi với nhân dân.
GV: Sau khi thần mách bảo Lang Liêu đã làm gì? Tại sao thần không chỉ dẫn cụ thể hoặc làm giúp lễ vật cho Lang Liêu?
HS: - Lang Liêu đã suy nghĩ tìm ra được cách làm 2 loại bánh để lễ Tiên Vương.
 - Cách làm bánh thể hiện trí tuệ thông minh, sự tháo vát của Lang Liêu.
GV: Vì sao hai thứ bánh của Lang Liêu được vua cha chọn để tế Trời, Đất, Tiên Vương? 
HS: Hai thứ bánh của Lang Liêu tượng trưng cho Trời, Đất, muôn loài.thể hiện sự quí trọng nghề nông, quí trọng hạt gạo.
GV: Tại sao Lang Liêu được chọn để nói ngôi vua? 
Theo em Lang Liêu có xứng đáng không?
HS:- Lang Liêu là người xứng đáng vì chàng là người thông minh, hiếu thảo; biết trân trọng lúa gạo, sản phẩm của muôn dân; biết trân trọng các thế hệ đi trước.
GV: Lang Liêu được chọn nối ngôi, ông đã làm vừa ý vua, nối chí vua.Vậy ý và chí của vua Hùng là gì?
 HS: Biết quí trọng hạt gạo, trọng nghề nông, làm cho dân ấm no; phải là người thông minh trí tuệ hơn người.
GV: Yêu cầu HS thảo luận câu hỏi:
 Phong tục làm bánh chưng bánh giầy ăn tết có từ bao giờ? Hãy nêu ý nghĩa của phong tục ấy và cũng là ý nghĩa của câu chuỵện?
HS:. Thảo luận, trả lời: 
 c. Hoạt động 3: ( p) 
HS: Đọc ghi nhớ SGK tr.12
Yêu cầu: Kể diễn cảm theo ngôi thứ nhất hoặcngôi thứ ba.
d.Hoạt động 4: ( p)
I. Tìm hiểu chung.
 1. Tác phẩm: thuộc thể loại truyền thuyết.
 2. Đọc văn bản, tìm hiểu từ khó.
 3. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Hoàn cảnh, ý định, cách thức vua Hùng chọn người nối ngôi.
- Phần 2: Quá trình thi tài, giải đố. Lang Liêu thắng cuộc.
- Phần 3: Phong tục làm bánh chưng, bánh giầy ngày tết.
II. Phân tích.
1. Hùng vương và câu đố để chọn người nối ngôi.
- Hoàn cảnh: Đất nước thanh bình, ấm no; 
Vua đã già.
- ý của vua: người nối ngôi phải hiểu ý vua, nối chí vua. 
- Hình thức: Dùng câu đố đặc biệt để thử tài.
2. Cuộc thi tài giải đố.
- Lang Liêu làm hai thứ bánh dâng lễ Tiên Vương:
 + Bánh chưng: tượng trưng cho Đất
 + Bánh giầy: tượng trưng cho Trời
Đều được làm từ gạo nếp và muôn loài. Thể hiện sự quí trọng nghề nông, yêu quí hạt gạo, biết ơn tổ tiên.
KL: Lang Liêu :- tài năng, tháo vát, thông minh, hiếu thảo.
 - Yêu quí nghề nông; trân trọng, quí mến tổ tiên
* Kết quả: Lang Liêu xứng đáng được vua cha truyền ngôi.
3. Phong tục làm bánh chưng, bánh giầy 
- Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy.
- Đề cao nghề nông, sự tôn kính trời đất, tổ tiên.
- Ca ngợi người thông minh, cần cù.
- Thể hiện ước mơ của nhân dân về một vị vua anh minh làm cho dân chúng có cuộc sóng ấm no, thái bình.
III.Tổng kết, luyện tập 
* Ghi nhớ: SGK
 * Kể tóm tắt truyện 
IV. Củng cố và dặn dò
a. Củng cố: Nắm nội dung và ý nghĩa của truyện.
b.Dặn dò: Làm bài tập 5 tr.3 và soạn bài : Thánh Gióng.
D. Phần bổ sung: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-- & ›---
Ngày soạn: / /08
Ngày giảng: / / 08
Tiết 3: Từ và cấu tạo từ tiếng việt
A/ Mục tiêu: 
1. Giúp HS: Nắm được khái niệm từ; Đơn vị cấu tạo từ ( tiếng); Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn/ từ phức; từ ghép/ từ láy).
Rèn luyện cho HS kỹ năng nhận biết và sử dụng đúng các loại từ Tiéng Việt trong văn bản.
B/ Phương pháp: - Thực hành, nêu vấn đề, phát vấn ;
	- Phân tích, tổng hợp. 	
C/ Chuẩ ... : theo cách giải thích của nhân vật Nụ là không biết ở đâu.
- Mất: hiểu theo cách thông thường là không còn được sở hữu, không có, không thuộc về mình.
IV. Củng cố, dặn dò
- Nắm khái niệm nghĩa của từ, các cách giải thích nghĩa.
- BT về nhà: Giải thích nghĩa của các từ: học sinh, thông minh, cần cù, chạy.
- Soạn : Sự việc và nhân vật trong văn tự sự.
Hướng dẫn
 Đọc kĩ văn bản Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. Xác định các sự việc, nhân vật của truyện; sự việc chính,SV phụ; NV chính, NVphụ.
D. Phần bổ sung: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-- & ›---
Ngày soạn: / /08
Ngày giảng: / / 08 
Tiết 12: Sự việc và nhân vật trong văn tự sự 
A/ Mục tiêu: 
1. Giúp HS: - Nắm được hai yếu tố then chốt trong văn tự sự: sự việc, nhân vật.
 	- Hiểu được ý nghĩa của sự việc và nhân vật trong văn tự sự: 2 yếu tố này có quan hệ với nhau, có quan hệ với chủ đề tác phẩm. Sự việc luôn gắn với thời gian, địa điểm, nhân vật, diễn biến, nguyên nhân, kết quả. Nhân vật vừa là người làm ra sự việc, hành động, vừa là người được nói tới.
 2. Rèn luyện cho HS kỹ năng nhận biết sự việc, nhân vật trong văn tự sự.
B/ Phương pháp: - Thực hành, nêu vấn đề, phát vấn ;
	- Phân tích, tổng hợp. 	
C/ Chuẩn bị: Thầy: Giáo án, đồ dùng. 
	 Trò: Bài soạn 	 
D/ Tiến trình lên lớp: 
I/Ôn định: (1p) 
II/ Bài cũ : (5p) Nêu ý nghĩa và đặc điểm chung của phương thức tự sự.
III/ Bài mới: (39p)
1. Dẫn vào bài: Một trong hai đặc điểm cốt lõi của tác phẩm tự sự là sự việc và nhân vật. Vai trò, đặc điểm, tính chất của nhân vật và sự việc trong văn tự sự ntn?
2. Tiến trìn h bài học:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức cần đạt
a. Hoạt động 1: 
GV: HD HS tìm hiểu ND mục 1 SGK tr.37
- Sử dụng bảng phụ: liệt kê các sự việc trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
- Em hãy chỉ ra sự việc khởi đầu, sự việc phát triển, sự việc cao trào, sự việc kết thúc trong các sự việc nêu trên và cho biết mối quan hệ nhân quả của chúng.
HS:- Sự việc mở đầu: Vua Hùng kén rể, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh đến cầu hôn.
- Sự việc phát triển: Vua Hùng ra điều liện chọn rể ; Sơn Tinh đến trước được vợ.
- Sự việc cao trào : Thuỷ Tinh đến sau tức giận, dâng nước đánh Sơn Tinh; hai bên giao chiến hàng tháng trời, cuối cùng Thuỷ Tinh thua. 
- Sự việc kết thúc: Hàng năm Thuỷ Tinh dâng nước đánh Sơn Tinh, nhưng đều thua.
GV: Có thể bỏ đi sự việc nào trong các sự việc đã cho? Có thể thay đổi trật tự trước sau của các sự việc ấy không? Vì sao?
HS: Không thể bỏ đi sự việc nào; không thay đổi trật tự. Vì các sự việc được sắp xếp theo trật tự có ý nghĩa.
GV:Hãy kể tên các nhân vật trong truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh và cho biết ai là nhân vật chính, ai là nhân vật phụ? Nhân vật phụ có cần thiết không?
HS:Vua Hùng, Mỵ Nương, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 
- Nhân vật chính: Sơn Tinh, Thuỷ Tinh 
- Nhân vật phụ: Vua Hùng, Mỵ Nương
- Không thể bỏ nhân vật phụ.
GV:Nhân vật trong văn tự sự được giới thiệu ntn?
HS:Lựa chọn các đáp án ở mục 2b SGK tr. 38
:. 
b. Hoạt động 2: 
Yêu cầu: 
a. Dựa vào truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh xác định các sự việc phù hợp với từng nhân vật.
- HS trả lời câu hỏi b, c tr.39
c. Hoạt động 3: 
GV: HD HS nắm bài, làm bài tập, soạn bài mới.
I. Đặc điểm của sự việc và nhân vật trong văn tự sự
1.Sự việc trong văn tự sự:
- Sự việc được sắp xếp theo một trật tự cụ thể: sự việc trước, sau, dẫn đến kết quả, ý nghĩa.
- Sự việc được trình bày một cách cụ thể: xảy ra ở đâu, trong thời gian nào, có nguyên nhân, diễn biến, kết quả.
Ghi nhớ SGK tr.38
2. Nhân vật trong văn tự sự
- Nhân vật chính có vai trò quan trọng nhất.
- Nhân vật phụ giúp nhân vật chính hoạt động.
- Nhân vật được thể hiện qua các mặt: tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, việc làm
* Ghi nhớ SGK tr. 39
II/Luyện tập
Bài tập 1 tr. 38 Gợi ý
a. Vua Hùng: kén rể, gả Mị Nương cho Sơn Tinh.
- Mị Nương: theo chồng về núi.
- Sơn Tinh: đến cầu hôn, đem lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi, đánh nhau với Thuỷ Tinh.
- Thuỷ Tinh: đến cầu hôn, đem lễ vật đến sau, đòi cướp Mị Nương, dâng nước đánh Sơn Tinh.
b. Nhân vật chính Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, làm chủ các sự việc trong câu chuyện.
- Nhân vật phụ: Vua Hùng, Mị Nương, góp phần làm rõ nhân vật chính.
III. Củng cố, dặn dò
- Nắm vai trò, ý nghĩa của sự việc, nhân vật trong văn tự sự.
- BT về nhà: 2 tr.39
- Soạn : Sự tích Hồ Gươm
D. Phần bổ sung: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-- & ›---
Ngày tháng 9 năm 2008
Chuyên môn duyệt
Ngày soạn: / /08
Ngày giảng: / / 08 
Tiết13: Văn bản : sự tích hồ gươm (Truyền thuyết ). 
A/ Mục tiêu : 
1.Giúp HS :- Hiểu được nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “Sự tích Hồ Gươm”; vẻ đẹp của một số hình ảnh chính trong truyện.
2. Rèn luyện cho HS kỹ năng đọc, tóm tắt, kể, phân tích truyện dân gian.
3. Giáo dục HS biết quý trọng gìn giữ các tác phẩm VHGD, tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân ta.
B/ Phương pháp :	- Đọc sáng tạo, nêu vấn đề, phát vấn
- Phân tích tổng hợp.
C/ Chuẩn bị : - Thầy : G.án, tranh minh hoạ.
 - Trò: Bài soạn
D/ Tiến trình lên lớp:
I. ổn định(1p)
II.Bài cũ(5p) : Nêu nội dung chính và ý nghĩa của truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
III.Bài mới ( 39p)
1. Dẫn bài : Giữa thủ đô Hà nội, Hồ Gươm đẹp như một lẳng hoa lộng lẫy và duyên dáng. Những tên gọi đầu tiên của hồ này là: hồ Lục Thuỷ, Tả Vọng, Thuỷ Quân. Đến thế kỷ XV, Hồ mới có tên là Hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm, gắn với sự tích nhận gươm, trả gươm thần của người anh hùng đất Lam Sơn: Lê Lợi.
2. Tiến trình bài học :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
a. Hoạt động 1
GV: Văn bản Sự tích Hồ Gươm thuộc thể loại truyện dân gian nào? Vì sao em biết?
HS: Thể loại truyền thuyết, vì: kể về một sự kiện, nhân vật lịch sử trong quá khứ.
GV: HD HS học bài, đọc chú thích
 - Yêu cầu: giọng đọc rõ ràng, thay đổi giọng điệu phù hợp với từng nhân vật, đọc đúng các từ Hán Việt.
HS: Đọc bài theo HD của GV.
- Kể tóm tắt truyện.
GV: Truyện được chia làm mấy phần ? Nêu nội dung mỗi phần.
HS: Chia làm 2 phần:
 Phần 1: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần để đánh giặc.
 Phần 2: Long Quân đòi lại gươm sau khi đất nước đã hết giặc.
 GV: Truyện được viết theo phương thức biểu đạt nào? Nhân vật chính là ai?
HS : Tự sự; nhân vật chính : Lê Lợi
b.Hoạt động 2
HS: Đọc phần 1 của văn bản.
GV: Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần trong hoàn cảnh ntn?
HS:Đất nước bị giặc Minh xâm lược.
GV:Lê Lợi được gươm thần như thế nào? (Vì sao thần lại tách chuôi gươm và lưỡi gươm? Tách người nhận lưỡi và người nhận chuôi?) Cách cho mượn ấy có ý nghĩa gì?
HS: Lê Lợi được chuôi gươm ở trên cây(rừng)
 Lê Thận được lưỡi gươm ở dưới nước.
 - ý nghĩa: Khả năng cứu nước ở khắp nơi: từ miền xuôi đến miền ngược 
(GV giúp HS nhớ lại chi tiết: kẻ miền núi, người miền biển, khi có việc cần giúp đỡ lẫn nhau- “Con Rồng cháu Tiên”)
GV: Dùng tranh minh hoạ cảnh Lê Lợi được gươm thần.
GV:Trong tay chủ tướng, gươm thần phát huy sức mạnh như thế nào? Theo em vì sao thanh gươm lại có sức mạnh như vậy?
HS:- Có gươm thần, nghĩa quân chiến thắng quân giặc nhanh chóng.
- Sự hội tụ sức mạnh của tổ tiên thần thoại, của tinh thần đoàn kết.
HS: Đọc phần 2 của VB.
GV: Long Quân đòi lại gươm thần trong hoàn cảnh như thế nào? Cảnh đòi gươm, trả gươm diễn ra như thế nào?
HS:- Hoàn cảnh: đất nước thanh bình.
- Rùa vàng đòi gươm thần, nuốt gươm thần, lặn xuống nước.
GV:Chi tiết đòi gươm, trả gươm có ý nghĩa gì?
HS: Thảo luận nhóm, trả lời
GV: Dùng tranh Rùa vàng đòi lại gươm thần để minh hoạ.
GV:Hãy nêu ý nghĩa của truyện?
 Ngoài văn bản này, có truyền thuyết nào có hình ảnh Rùa vàng? Theo em rùa vàng tượng trưng cho ai?
 c. Hoạt động 3
HS: Đọc ghi nhớ.
GV: Yêu cầu HS đọc phần đọc thêm.
 - Em hãy nhắc lại định nghĩa truyện truyền thuyết và kể tên những truyền thuyết đã học.
HS: Trả lời
GV: Bổ sung.
d. Hoạt động 4:
GV: Củng cố bài, hướng dẫn soạn bài mới
I/ Tìm hiểu chung:
 1. Tác phẩm: Thể loại truyền thuyết. 
 2. Đọc VB, tìm hiểu từ khó.
3.Bố cục : 2 phần
- Phương thức biểu đạt: Tự sự
II/ Phân tích
 1. Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần.
- Hoàn cảnh: Giặc Minh xâm lược;nghĩa quân nhiều lần thất bạiđất nước đang lâm nguy. 
- Cách cho mượn
+ Lê Thận được lưỡi gươm ở dưới nước.
+ Lê Lợi được chuôi gươm ở trên rừng.
Chủ tướng một lòng, nhân dân mọi miền đoàn kết đánh giặc.
- Gươm thần có sức mạnh vô địch.
Gươm thần mang sức mạnh của tổ tiên thần thoại, sức mạnh đoàn kết của toàn dân, giúp nghĩa quân tiêu diệt quân thù đem lại chiến thắng vinh quang.
2. Long Quân đòi lại gươm thần
- Hoàn cảnh: Đất nước thanh bình, Lê Lợi lên ngôi vua.
- Rùa vàng lên đòi lại gươm thần.
- Trả gươm có ý nghĩa: 
+ Kết thúc chiến tranh
+ Thể hiện lòng yêu hoà bình
+ Sức mạnh tiềm ẩn của dân tộc 
3. ý nghĩa của truyện: 
- Ca ngợi tính chất chính nghĩa, tính chất nhân dân, tính toàn dân của cuộc khởi nghĩa.
- Ca ngợi tinh thần đoàn kết dân tộc.
- Đề cao, suy tôn Lê Lợi và nhà Lê.
- Giải thích ngồn gốc tên gọi Hồ Hoàn Kiếm.
III/ Tổng kết, luyện tập
1. Ghi nhớ SGK tr.34
2. Bài tập
- Truyền thuyết: Kể về các nhân vật, sự kiện lịch sử thời quá khứ; có yếu tố hoang đường, thần thoại.
- Con Rồng cháu Tiên, Thánh Gióng; Bánh chưng, bánh giầy; Sơn Tinh,Thuỷ Tinh; Sự tích Hồ Gươm. 
IV/Củng cố, dặn dò
- Nắm nội dung, ý nghĩa và nghệ thuật của truyện.
- Tập kể diễn cảm chuyện Sự tích Hồ Gươm 
- Soạn: Sọ Dừa. 
HD soạn bài: 
 	- Nắm khái niệm truyện cổ tích.
 	- Nắm dược nhân vật chính, cốt truyện, ý nghĩa của câu chuyện.
 	- Trả lời các câu hỏi ở SGK.
D. Phần bổ sung: 
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
-- & ›---

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ngu van 6(6).doc