Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1, Bài 1: Con Rồng cháu tiên - Nguyễn Thị Hà Lan

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1, Bài 1: Con Rồng cháu tiên - Nguyễn Thị Hà Lan

(Truyền thuyết)

I. Mục tiêu cần đạt:

1.Kiến thức: Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết. Hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện con rồng cháu tiên và bánh chưng bánh giầy trong bài học. Kể được 2 tuyện này

- Tích hợp với phần tiếng Việt ở khái niệm: từ đơn, từ phức, cấu tạo từ với phần TLV ở khái niệm: văn bản nghệ thuật, nghe, kể, tóm tắt truyện

2. Kĩ năng: đọc văn bản nghệ thuậtn nghe kể tóm tắt truyện.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên:

+ Giáo án

+ Tranh ảnh về LLQ và ÂC cùng 100 người con lên rừng xuống biển

+ Tranh ảnh về đền Hùng và đất Phong Châu

III. Khởi động

1. Ổn định trật tự

2. Dẫn vào bài mới:

Người xưa có câu: con người có tổ có tông

Như cây có cội như sông có nguồn

Nghĩa là mỗi con người sinh ra đều có nguồn gốc, dân tộc của mình. Cội nguồn dân tộc thường được gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Các em co muốn biết dân tọc Kinh chúng ta bắt nguồn từ đâu ko? Chúng ta cùng vao bài hôm nay: con rồng cháu tiên.

 

doc 7 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 952Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 1, Bài 1: Con Rồng cháu tiên - Nguyễn Thị Hà Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1, bài 1
Tiết 1, văn học
Con rồng, cháu tiên
(Truyền thuyết)
Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: Bước đầu nắm được định nghĩa truyền thuyết. Hiểu nội dung, ý nghĩa và những chi tiết tưởng tượng kì ảo của truyện con rồng cháu tiên và bánh chưng bánh giầy trong bài học. Kể được 2 tuyện này
- Tích hợp với phần tiếng Việt ở khái niệm: từ đơn, từ phức, cấu tạo từ với phần TLV ở khái niệm: văn bản nghệ thuật, nghe, kể, tóm tắt truyện
2. Kĩ năng: đọc văn bản nghệ thuậtn nghe kể tóm tắt truyện.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: 
+ Giáo án
+ Tranh ảnh về LLQ và ÂC cùng 100 người con lên rừng xuống biển
+ Tranh ảnh về đền Hùng và đất Phong Châu
III. Khởi động
Ổn định trật tự
Dẫn vào bài mới:
Người xưa có câu: con người có tổ có tông
Như cây có cội như sông có nguồn
Nghĩa là mỗi con người sinh ra đều có nguồn gốc, dân tộc của mình. Cội nguồn dân tộc thường được gửi gắm trong những thần thoại, truyền thuyết kì diệu. Các em co muốn biết dân tọc Kinh chúng ta bắt nguồn từ đâu ko? Chúng ta cùng vao bài hôm nay: con rồng cháu tiên.
Giáo án:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Đọc, tìm hiểu chung
*Yêu cầu đọc, kể:
Rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kì, tưởng tượng. Giọng của LLQ: ân cần, chậm rãi. Giọng của ÂC: lo lắng, than thở.
*Tóm tắt
LLQ và ÂC gặp nhau và nên duyên vợ chồng. ÂC mang thai và sinh ra 1 bọc trăm trứng nở ra 1ô người con trai hồng hào khoẻ manh. LLQ ko thể sông lâu trên cạn nên đành từ biệt vợ mang theo 50 người con xuống biển, 50 người con còn lại theo mẹ lên non.Người con cả được tôn lên làm vua, lấy hiệu là vua Hùng, lập nước là văn lang
*Giải thích từ khó:
- Truyền thuyết, ngư tinh, tập quán, nòi, vô địch
Truyền thuyết:
HĐ2: Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết văn bản
Nhân vât: LLQ và ÂC
? LLQ, ÂC là ai? Hình dáng của mỗi thần như thế nào? Nhận xét tài năng LLQ?
Kết duyên và sinh nở:
? Cuộc tình duyên kì lạ này mang ý nghĩa gì?
? chuyện ÂC sinh nở có gì kì lạ?
? chi tiết “cái bọc trăm trứng nở ra trăm con” có ý nghĩa gì?
GV: kì lạ, hoang đường, giàu ý nghĩa
+ Bắt nguồn từ thực tế: rồng, rắn đẻ trứng, tiên (chim) cũng đẻ trứng.
+ Đồng bào: cùng 1 bọc, 1 bào thai. Tất cả người VN đều sinh ra từ cùng 1 bọc trứng của mẹ ÂC. Dân tộc ta vốn khoẻ mạnh, đẹp đẽ, phát triển nhanh.
3. Chia tay và chia con: LLQ và Âc đã chia tay và chia con như thế nào? Ý nghĩa chi tiết ấy?
GV: Rồng quen ở dưới nước, không thể ở mãi trên cạn. Tiên quen sông trên cạn, không thể theo chồng ra chốn bể khơi. Xa nhau la tất yếu.
à Đây là sự tưởng tượng về cách thức phân chia những dòng người đi khai phá và gây dựng các miền đất nước: miền đồng bằng, miền biển, miền núiNói lên tinh thần đoàn kết của các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.
HĐ3: hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa các chi tiết hoang đường, kì ảo?
? 1 bạn tổng kết lại trong truyện co mấy chi tiết tưởng tượng, kì ảo? Đó là những chi tiết nào?
? Vậy e hiểu chi tiết hoang đường, kì ảo là gì?
GV: Trong truyện cổ dân gian, các chi tiết tưởng tượng, kì ảo luôn gắn bó mật thiết với nhau. Đó là những chi tiết ko có thật, được tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đĩh nhất định. Để chỉ những chi tiết này, có thể dùng những khái niệm như chi tiết thần kì, lạ thường, hoang đường, hư cấuNó gắn với quan niệm của người xưa về thế giới (trần gian, âm phủ, thuỷ phủ), quan niệm vạn vật đều có linh hồn
Đọc, tìm hiểu chung
Đọc, kể:
Thể loại: truyền thuyết
+ Là loại truyện dân gian tuyền miệng, kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
+ Thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo
+ Thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử.
Tóm tắt
Bố cục:
+ Từ đầu à Long Trang: giới thiệu LLQ và Âc
+ Tiếp theoà lên đường: Chuyện sinh nở kì lạ của ÂC và cuộc chia tay, chia con.
+ Còn lại: giải thích nguồn gốc con rồng cháu Tiên
Giải thích từ khó
Đọc, hiểu chi tiết tác phẩm:
Nhân vật Lạc long Quân và Âu cơ: đều là thần:
a. Nguồn gôc, hình dạng, tài năng:
Lạc LQ
Âu Cơ
Nguồn gốc
àcao quý
Con trai thần Biển, nòi Rồng, quen sống dưới nước
ốcCn gái thần Nông, dòng Tiên, ưa sống trên cạn
Hình dạng
àkì lạ
Mình rồng, khôi ngô
Xinh đẹp, duyên dáng
Sự nghiệp mở nước (Tài năng)
àphi thường
Vô địch, nhiều phép lạ, diệt trừ yêu quái, dạy dân làm ăn
dạy dân phong tục, lễ nghi
 b. Kết duyên và sinh nở
- Sự kết hợp tuyệt vời những gì đẹp nhất của thiên nhiên và con người, của hai giống nòi đẹp đẽ, tài giỏi và phi thường
- Chi tiết “cái bọc trăm trứng nở trăm con”:
Hình tượng “một bọc” nghĩa là người Việt Nam là cùng một mẹ sinh ra. Một bọc tiếng Han-Việt nghĩa là “đồng bào”. Nguồn gốc chúng ta thật cao đẹp, là con cháu rồng tiên, là kết quả của một tình yêu đẹp-mối lương duyên tiên-rồng.
 c. Chia tay và chia con:
 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên non. Khi có việc cần thì giúp đỡ lẫn nhau
à giải thích nguồn gốc các dân tộc Việt Nam sinh sống trên khắp đất nước. Phản ánh nhu cầu khai phá và gây dựng các miền đất nước. Thể hiện tinh thần đoàn kết
Ý nghĩa các chi tiết tưởng tượng, kì ảo:
* Khái niệm:
Chi tiết hoang đường, kì ảo được hiểu là chi tiết không có thật, được các tác giả dân gian sáng tạo nhằm mục đích nhất định.
* Ý nghĩa:
Tô đậm tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, sự kiện.
Thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc giống nòi dân tộc. Qua đó, thêm tự hào, tôn kính dân tộc, tổ tiên
Tăng sức hấp dẫn của tác phẩm.
Tổng kết:
Nội dung:
Định nghĩa truyền thuyết.
Truyện con rồng cháu tiên nhằm giải thích suy tôn nguồn gốc nòi giống và thể hiện ý nguyện đoàn kết,, thống nhất cộng đồng của người Việt
Nghệ thuật:
- Nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo
IV. Luyện tập:
1. Tham khảo: truyện quả bầu mẹ của người Khơmú
Xưa có hai anh em, một trai một gái, nhà nghèo, mồ côi cha mẹ. Một hôm nọ vào rừng kiếm ăn, gặp một con Dúi, bèn đuổi bắt. Dúi chui vào hang. Hai anh em đào bắt được. Dúi xin tha và nói sở dĩ phải chui vào hang sâu vì trời sắp sập, sẽ có mưa ngập tất cả. Dúi khuyên hai anh em lấy một khúc gỗ to đẽo rỗng, chuẩn bị thức ăn đầy đủ bảy ngày bảy đêm rồi chui vào trong đó.
Miệng khúc gỗ được bịt sáp ong như bưng thành mặt trống. khi hết hạn, hai anh em lấy lông Dím chọc thủng sáp ong, nếu thấy không có nước rỉ vào thì phá mặt trống mà ra. Hai anh em tha cho Dúi và làm theo lời Dúi bảo. Mưa lớn, nước ngập mênh mông. Đúng hạn, hai anh em chui ra, trống mắc trên cây Nhót, vì thế cây Nhót không bao giờ thẳng. Hai người leo xuống, tặng nhau nắp trầu làm tin rồi chia tay nhau đi tìm đồng bào. Hai người đi hai ngã nhưng lại gặp nhau, vì những người khác đã chết hết. Và họ cứ đi tìm như thế nhiều lần mà vẫn thất vọng vì mọi người khác đã chết hết. Lần cuối cùng, chim Tgoóc khuyên hai anh em nên lấy nhau để có con nối dõi, loài người được sinh sôi nảy nở. Ít lâu sau, người em có mang, chửa được bảy năm, bảy tháng, bảy ngày thì sinh ra một quả bầu. Người chồng muốn đập vỡ ra, người vợ tiếc đem gác lên gác bếp. Một lần đi làm nương về, hai người cứ thấy tiếng cười đùa trong nhà, nhưng đến khi vào nhà lại thấy im bặt. Lấy làm lạ, người chồng leo lên gác bếp ghé tai vào quả bầu, nghe có tiếng ầm ĩ, mang xuống định lấy dao chặt. Sợ như vậy chạm vào con, người vợ bảo lấy que đốt nhọn đầu và dùi lỗ. Bỗng có người Xá chui ra trước. Người chồng mừng quá, khoét lỗ rộng thêm, thì người Thái, người Lào, người Lự lại ra theo. Người vợ sốt ruột lấy củi phang vỡ quả bầu. Người Kinh, người Hán ra nốt, người Xá dính nọ nên đen, người Kinh người Hán ra sau nên trắng.
Chim Ây Cái Ứa
Thuở xưa, khi con người chưa xuất hiện, trời làm hạn hán, cây cối khô mà chết, rồi trời lại mưa. Một trận mưa to chưa từng thấy. Nước chảy thành suối thành sông. Đất lở bồi thành đồng bằng. Đá lăn chất đầy thành gò thành đống, thành đồi thành núi. Từ dưới đất mọc lên một cây si. Cây si lớn như thổi trở thành to lớn, cành lá che kín cả bầu trời. Cây si bị sâu đục ăn làm cho gãy cành dụng lá. Từ gốc cây si đẻ ra một đôi chim. Chim Ây là đực, Cái ứa là cái. Đôi chim rủ nhau bay lên cành câu si làm tổ. Cành si gãy. Chim bay lên cây đa làm tổ. Cây đa đổ. Chim Ây và Cái ứa lại rủ nhau bay lên núi đá lấy cỏ làm thành tổ Hang Hao. Cái ứa đẻ ra trăm ngàn quả trứng. Trứng chim nở ra thành muôn loài muôn vật. Còn lại một trăm cái trứng thì nở ra con người. Đó là người Mường và người Kinh.
2. Tập kể lại truyền thuyết con rồng cháu tiên trong vai LLQ

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 1 Con rong chau Tien.doc