Giáo án Ngữ văn 6 - Ôn tập Tuần 5 đến 7

Giáo án Ngữ văn 6 - Ôn tập Tuần 5 đến 7

I.Mục tiêu:

- Giúp HS củng cố kiến thưc về văn tự sự và kĩ năng kể chuyện đời thường theo ngôi kể thứ nhất ( hoặc thứ ba) và thứ tự kể.

-Rèn kĩ năng lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh.

- Có thái độ nhận thức đúng và yêu thích bộ môn.

II. Tiến trình thực hiện

Hoạt động 1: Hệ thống lí thuyết

GV: Gợi dẫn HS nhắc lại:

- Lời kể, ngôi kể, thứ tự kể trong văn tự sự.

GV: Giải thích kháI niệm Kể chuyện đời thường

Họat động 2: Thực hành

GV: Hướng dẫn HS tự lập dàn ý ( 3 phần)

HS: Lập dàn ý, trình bày trước lớp.

GV+ HS: Nghe, nhận xét, hoàn thiện dàn ý chung nhất.

GV: Đọc cho HS nghe một bài văn tham khảo về kể chuyện đời thường.

GV: Hướng dẫn HS viết bài ( theo đối tượng)

- HS yếu: Viết phần mở bài và kết bài.

- HS TB: Viết phần thân bài.

- HS khá: Viết cả bài

GV: Gọi 1 số HS ( 3 đối tượng) trình bày trước lớp , nhận xét, sửa chữa .

- Thu bài cả lớp về chấm.

I. Khái niệm Kể chuyên đời thường:

- Là kể về những câu chuyện hằng ngày, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những ấn tượng, cảm xúc nhất định nào đó.

- Kể chuyện đời thường là nhân vật và sự việc phải hết sức chân thực, không nên bịa đặt, thêm thắt tuỳ ý.

II. Thực hành

*Đề bài: Kể lại chuyện mình (hoặc một bạn) từng mắc lỗi.

1. Yêu cầu:

- Đề bài: tự sự ( kể chuyện)

- Nội dung: mắc lỗi lầm

- Nhân vật : Mình ( tôi) hoặc 1 người bạn.

- Ngôi kể: Thứ nhất hoặc thứ ba

2. Dàn ý:

a. Mở bài: Giới thiệu chung về lỗi lầm đã mắc

b. Thân bài: Diễn biến câu chuyện

- Truyện diễn ra trong hoàn cảnh nào? ở đâu?

- Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của lỗi lầm đó?

- Bài học rút ra sau lỗi lầm đó?

c. Kết bài: cảm tưởng chung

 

doc 8 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 996Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Ôn tập Tuần 5 đến 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5- tiết: 13,14,15
rèn kĩ năng viết bài văn tự sự 
kể chuyện đời thường
Dạy 6a:.
 6b:.. ..
I.Mục tiêu: 
- Giúp HS củng cố kiến thưc về văn tự sự và kĩ năng kể chuyện đời thường theo ngôi kể thứ nhất ( hoặc thứ ba) và thứ tự kể.
-rèn kĩ năng lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh.
- Có thái độ nhận thức đúng và yêu thích bộ môn.
II. Tiến trình thực hiện
Hoạt động 1: Hệ thống lí thuyết
GV: Gợi dẫn HS nhắc lại:
- Lời kể, ngôi kể, thứ tự kể trong văn tự sự.
GV: Giải thích kháI niệm Kể chuyện đời thường
Họat động 2: Thực hành
GV: Hướng dẫn HS tự lập dàn ý ( 3 phần)
HS: Lập dàn ý, trình bày trước lớp.
GV+ HS: Nghe, nhận xét, hoàn thiện dàn ý chung nhất.
GV: Đọc cho HS nghe một bài văn tham khảo về kể chuyện đời thường.
GV: Hướng dẫn HS viết bài ( theo đối tượng)
HS yếu: Viết phần mở bài và kết bài.
HS TB: Viết phần thân bài.
HS khá: Viết cả bài
GV: Gọi 1 số HS ( 3 đối tượng) trình bày trước lớp , nhận xét, sửa chữa.
- Thu bài cả lớp về chấm. 
I. Khái niệm Kể chuyên đời thường: 
- Là kể về những câu chuyện hằng ngày, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để lại những ấn tượng, cảm xúc nhất định nào đó.
- Kể chuyện đời thường là nhân vật và sự việc phải hết sức chân thực, không nên bịa đặt, thêm thắt tuỳ ý.
II. Thực hành
*Đề bài: Kể lại chuyện mình (hoặc một bạn) từng mắc lỗi.
1. Yêu cầu: 
- Đề bài: tự sự ( kể chuyện)
- Nội dung: mắc lỗi lầm
- Nhân vật : Mình ( tôi) hoặc 1 người bạn.
- Ngôi kể: Thứ nhất hoặc thứ ba
2. Dàn ý:
a. Mở bài: Giới thiệu chung về lỗi lầm đã mắc 
b. Thân bài: Diễn biến câu chuyện
- Truyện diễn ra trong hoàn cảnh nào? ở đâu?
- Nguyên nhân, diễn biến, hậu quả của lỗi lầm đó?
- Bài học rút ra sau lỗi lầm đó?
c. Kết bài: cảm tưởng chung
Hướng dẫn chuẩn bị buổi ôn tập tuần sau: Ôn tập Tiếng Việt: Từ và cấu tạo từ tiếng Việt, Từ mượn, Nghĩa của từ, Từ nghiểu nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. ( bài 1- 5).
Tuần 6- Tiết 16,17,18 	
Thực hiện 6a:	ôn tập tiếng việt ( từ vựng)
 6b:
Mục tiêu
Giúp HS củng cố kiến thức tiếng Việt về cấu tạo từ, các lớp từ và nghĩa của từ.
Rèn kĩ năng nhận biết và hiểu đúng nghĩa khi dùng từ từ. Sử dụng từ mượn đúng lúc đúng chỗ.
Biết gữ gìn sự trong sáng của tiếng việt 
Hoạt động trên lớp
Tổ chức lớp
Tiến trình ôn tập
Hoạt động 1: Củng cố vầ cấu tạo từ
- GV? Từ là gì? Từ có vai trò trong câu? Từ khác tiếng như thế nào? ( Tiếng là đơn vị tạo nên từ)
- HS: lần lượt trả lời các câu hỏi
- GV? Trong Tiếng Việt có mấy loại từ? Đó là những loại nào? Cho ví dụ.
GV Ra bài tập cho HS xác định từ đơn, từ phức:
Truyền thuyết/ là/ một/ loại/ truyện/ cổ/ dân gian/ kể /về/ các/ sự việc/, nhân vật/ liên quan/ đến /Lịch sử/ thời /quá khứ,/ thường/ mang/ yếu tố/ tưởng tượng /kì ảo...
Hoạt động 2: Củng cố các lớp từ
* Bước 1: Từ mượn
GV: - Phân biệt từ mượn vói từ thuần Việt?
VD: chúng ta phải xem xét sự vật toàn diện ( mọi mặt). Thuần Việt Từ mượn ( T. Hán)
GV? Việc mượn từ có ưu và nhược điểm gì? Sử dụng từ mược như thế nào cho hợp lý?
* Bước 2 : Từ Hán Việt
GV: Hán Việt là bộ phân quan trọng nhất trong số các từ mượn của tiếng Việt. Muốn hiểu được nghĩa ta phảI tra cứu các chú thích và Bảng tra cứu các yêu tố hán Việt ( Phần phụ lục cuối SGK).
HS: Lấy một số ví dụ về từ Hán Việt, giải thích nghĩa các từ đó.
Hoạt động 3: Củng cố về nghĩa của từ
* Bước 1: Khái niệm và cách giải thích nghĩa của từ.
GV? Thế nào là nghĩa của từ? Làm thế nào để giả thích được nghĩa của từ?
HS: Trả lời, lấy VD để giải thích.
GV: Nhận xét, củng cố, khắc sâu.
- Dùng từ đúng nghĩa trong nói và viết, biết sửa các lỗi dùng từ.
* Bước 2: Củng cố về hiện tượng nhiều nghĩa, nghĩa gốc và nghĩa chuyển.
GV? Thế nào là từ nhiều nghĩa cho và hiện tượng chuyển nghĩa của từ ? VD.
Mũi: là bộ phân nhô ra phía trước:
- mũi trên khuôn mặt ( nghĩa gốc)
- Mũi thuyền Nghĩa chuyển
- Mũi đất 
* Bước 3: Hướng dẫn HS đặt câu với nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.
HS đặt câu ( 3 HS lên bảng thực hiện, còn lại làm vào nháp).
GV+ HS nhận xét, sửa cho đúng ( nếu sai)
HS Đặt câu vào vở.
I. Cấu tạo của từ
1. Khái niệm: từ là đơn vị nhỏ hất dùng để đặt câu.
2. Từ đơn và từ phức
- Từ đơn: chỉ có 1 tiếng. VD: ông, bà, cha, mẹ
- Từ phức: 2 tiếng trở lên. VD: Nhà máy, câu lạc bộ.
+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ về nghĩa
 VD: Chăn nuôi, bánh chưng, bánh giầy
+ Từ láy: Có quan hệ láy âm
 VD: Trồng trọt, thoai thoải, đo đỏ
III.Các lớp từ
1. Từ mượn:
- Khái niệm: ( SGK/ 25)
- Nguồn gốc mượn: Tiếng nước ngoài
- Sử dụng từ mượn ( SGK/ 25)
2. Từ Hán Việt: Là từ mượn của tiếng Hán 
( Trung Quốc) từ thời Đường, đã được phiêm âm sang tiếng Việt ( Việt hoá cao).
* VD: Quốc kì ( cờ tổ quốc), cường quốc
( nước mạnh), phu nhân ( vợ), đại diện 
( thay mặt)
III. Nghĩa của từ
1. 1. Khái niệm: Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, hoạt động quan hệ mà từ biểu thị)
2. Giải thích nghĩa của từ: Bằng từ đòng nghĩa, từ tráI nghĩa và trình bày khái niệm.
VD: 
- Cây: Một loại thực vật có rễ, thân canh, la.. rõ rệt.
- Đi : Hoạt động rời chỗ bằng chân với tốc độ bình thường hai bàn chân thay nhau nhấc khỉ mặt đất.
- Dũng cảm: can đảm, quả cảm, không hèn nhát.
2. Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ. 
a. Từ nhiều nghĩa ( SGK/ 56)
b. Hiện rượng chuyển nghĩa của từ 
( SGK/ 56)
3. Đặt câu với nghĩa gốc, nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa.
VD: Cô ấy có cái mũi dọc dừa rất đẹp.
 Cô ấy đang đứng ở mũi thuyền.
 Cô ấy đi thăm mũi cà mau.
Củng cố về Từ vựng tiếng Việt : Cấu tạo từ, các lớp từ, nghĩa của từ. Cách sử dụng từ cho đúng khi nói, viết.
Hướng dẫn chuẩn bị buổi ôn tập tuần sau: Danh từ và cụm danh từ 
Tuần 7 ( tiết 19, 20, 21)
Dạy 6a:.	ôn tập tiếng việt ( ngữ pháp)	
 6b:.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố, khắc sâu kiến thức về danh từ và cụm danh từ; biết viết danh từ cho đúng chính tả khi dùng từ đặt câu.
- Rèn kĩ năng nhận bết, sử dụng danh từ, cụm danh từ, biết phânbiệt danh từ với các từ loại khác.
- Tích hợp với phần văn bản và tập làm văn.
II. Tiế Hoạt động trên lớp 
Tổ chức lớp
Tiến trình ôn tập
Hoạt động 1: Củng cố lý thuyết
* Bước 1: Danh từ
HS Lên bảng vẽ sơ đồ danh từ và trình bày, Hs dưới lớp vẽ vào nháp.
GV+ HS nhận xét, bổ sung ( Nếu cần)
GV? Thế nào là danh từ? Cho ví dụ. ( HS yếu).
- Nêu đặc điểm của từng loại danh từ ? ( HS TB)
- Đặt câu với từng loại danh từ ( HS Khá)
HS Thực hiện cá nhân
GV+ HS lần lượt nhận xét , sửa chữa, chuẩn kiến thức
* Bước 2: Cụm danh từ
GV? Cụm danh rtừ là gì? Nêu đặc điểm của cụm danh từ? 
-- Cụm danh từ có cấu tạo như thế nào? Cho VD minh hoạ.
? Em có nhận xét gì về nghĩa của một cụm danh từ so với nghĩa của một danh từ? ) 
Cụm danh từ đóng vai trò ngữ pháp gì trong câu ?
Hoạt động 2: Thực hành
- HS yếu: Bài 1
- HS TB: Bài 2
- HS Khá: Bài 3
Ba đối tượng cùng thực hiện trong 1 thười gian, trình bày trước lớp ( lên bảng, đọc).
GV+ HS nhận xét, sửa chữa, thống nhất đáp án đúng.
I. Lý thuyết 
1. Đặc điểm ngữ pháp và các loại danh từ
 ( SGK/ 86+ 108)
Danh từ chỉ đơn vị
 + Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên
+ DT chỉ đơn vị qui ước
DT chỉ đơn vị qui ước ước chừng
chính xác.
Dnh từ chỉ vật
Danh từ chung
Danh từ riêng
2. Cụm danh từ 
- Cụm D T là 1 tổ hợp do danh từ và 1 số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành .
VD: Ngày xưa hai /vợ chồng/ ông lão đánh 
 TPPT1 DTTT1 TPPS1
cá /sống trong một /túp lều/ nát trên bờ biển.
 TPPT 2 DTTT2 TPPS2
- Nghĩa của một cụm danh từ cụ thể hơn nghiã của một danh từ.
- Đặc điểm ngữ pháp của cụm danh từ: Cụm danh từ hoạt động như một danh từ nhưng đầy đủ hơn, cụ thể hơn, làm chủ ngữ trong câu . 
II. Thực hành 
1. Xác định và phân tích cụm danh từ trong các câu sau:
a. Vua ban cho làng ba/ thúng gạo/ nếp.
 PT TT PS
b. Vua muốn kén cho con 
 một/ người chồng/ thật xứng đáng
PT DTTT PS
2. Đặt câu có sử dụng cum danh từ và phân tích cụm danh từ đó.
3. Viết 1 đoạn văn ngắn ( tự chọn đề tài) có sử dụng cụm danh từ, xác định và phân tích cụm danh từ đó.
3. Củng cố về danh từ, cụm danh từ ( đặc điểm,, cấu tạo, vai trò, qui tắc viết hoa danh từ riêng)
4. Hướng dẫn: ôn tập buổi sau: Truyện Ngụ ngôn, Truyện cười
*Đề bài: Kể lại một kỷ niệm đáng nhớ thời thơ ấu của mình.
*Bài viết
Năm nay tôi vào lớp sáu, còn bé Nhi thì bước sang lớp bốn. Bố mẹ Nhi cũng đã về sống với nhau sau hơn một năm sống ly thân. Tôi và Nhi tuy chẳng phải họ hàng nhưng thân thiết lắm! Tất cả bắt đầu từ lần ấy...
Năm ấy, tôi học lớp bốn còn bé Nhi học lớp hai. Tội nghiệp bé Nhi! Bố nó ham mê cờ bạc, rượu chè đi suốt từ sáng đến tối mới về lại còn hay đánh vợ chửi con. Mẹ nó không chịu được, quyết định đưa nó về bà ngoại. Nhà bà ngoại nó ở cuối xóm, cạnh nhà tôi. Thế là anh em quen nhau từ đó.
Một buổi chiều hè, tôi rủ bé đi chơi vì biết bé rất buồn. Tôi hỏi:
- Bây giờ em thích cái gì để anh làm cho? 
Bé Nhi nói:
-Anh biết không! Ngày xưa em mơ ước nhà em như một con thuyền lớn. Bố là cột buồm vững chãi còn mẹ là khoang thuyền che chở nắng mưa. Con thuyền nhà em sẽ chở những ước mơ của em đến đích. Vậy mà bây giờ nó chẳng bao giờ có thể thực hiện được.
- Đừng buồn em ạ! Hãy cố gắng lên! Nào, đi! Đi với anh!
Tôi dắt bé Nhi đi hái những lá tre nghẹ thật to để gập thuyền lá thả trôi sông. Tôi cọn lá to nhất gặp một con thuyền thật đẹp tặng bé Nhi. Nhưng Nhi không giữ được, bé thả ngay xuống nước. Nhưng con thuyền lại không trôi. Nó mắc cạn vào ngay đám rong đang bò lổm ngổm ở giữa dòng. Bé Nhi nói:
- Đấy! Gia đình em bây giờ cũng như con thuyền đó, chẳng thể nào nó đi được, chỉ có thể chìm thôi!
Tôi vừa tiếc, lại vừa thương Nhi, bèn cứ mang cả quần áo lội xuống sông vướt chiếc thuyền lên. Nước đến bụng rồi đến cổ. Bỗng "sụt" chân tôi trượt phải một hố bùn giữa sông ngay lúc tôi vừa với được chiếc thuyền. Tôi cố gắng chới với trong khi một tay vẫn dâng chiếc thuyền lên khỏi mặt nước. Mấy phút sau, tôi bò lên được tới bờ khi bụng đã uống no nước nhưng rất may con thuyền không nát. Bé Nhi mặt tái mét nhưng rất ngoan ngoãn nghe tôi nói:
- Em hãy giữ nó làm kỷ niệm và tin rằng có ngày nó sẽ được bơi thoả thích trên sông.
Hôm đó, vì sợ mẹ mắng, tôi và bé Nhi ngồi ở bờ sông cho đến khô quần áo mới dám về. Đêm, tôi bị sốt cao nhưng vẫn giấu chuyện ban chiều không nói. Mẹ thì cứ tưởng tôi dãi nắng nên bị sốt. Cũng may sáng hôm sau, tôi đã đỡ nhiều.
Ngay hôm bố mẹ nó hoà giải và về sống với nhau, nó rủ tôi đem chiếc thuyền ra sông thả. Nhưng chiếc thuyền đã không không còn thả được. Thế là anh em tôi mải miết gấp những chiếc thuyền tre khác. Những chiếc thuyền gấp buổi chiều hôm ấy, chiếc nào cũng trôi về tận cuối dòng sôn.
Điều bí mật giữa tôi và bé Nhi còn đến tận bây giờ. Đó cũng là kỷ niệm sâu sắc nhất tuổi thơ tôi các bạn ạ!.
*Đề bài: Kể lại chuyện mình (hoặc một bạn) từng mắc lỗi.
*Bài viết
Trong lớp tôi thuộc một trong số con nhà giàu, với tôi mọi thứ đều dễ dàng muốn áo quần mới tôi chỉ cần nói một tiếng là bố mẹ lập tức mua cho, muốn có tiền mua sách mẹ cũng cho ngay, tóm lại tôi chẳng bao giờ thiếu bất cứ thứ gì. Và cũng bởi quá đầy đủ nên tôi chẳng bao giờ để ý đến nỗi khó khăn của các bạn xung quanh. Cũng vì bản tính ích kỉ đó mà tôi đã gây ra một sai lầm mà đến tận bây giờ nghĩ lại tôi vẫn cảm thấy ân hận.
Tôi vốn là tổ trưởng của tổ 1, nên tôi phải thường xuyên báo cáo tình hình của lớp mình với cô giáo chủ nhiệm: nào ai đi muộn, nào ai ăn mặc không đúng quy định Và điều đó ảnh hưởng đến kết quả thi đua của toàn lớp. Tổ tôi luôn dẫn đầu trong việc thực hiện nội quy, tổ tôi luôn được bầu là tổ xuất sắc.
Vào đầu học kì hai, lớp tôi có một bạn mới chuyển về tên là Nam, Nam mới chuyển về khu tôi ở. Vừa bước vào lớp tôi đã phì cười khi thấy Nam ăn mặc vô cùng tuềnh toàng, áo còn có mảnh vá. Buổi đầu vào lớp cô giáo phân công Nam về tổ của tôi, dù chẳng nói ra nhưng tôi không mấy hài lòng vì tôi cảm thấy Nam sẽ làm xấu đi bộ mặt sáng sủa của tổ tôi. 
Tổ tôi vốn thường dẫn đầu trong mọi phong trào thi đua, ấy vậy mà chỉ sau một thời gian Nam đã mấy lần làm ảnh hưởng đến thành tích của tổ tôi. Lần thì Nam đi học muộn, lần thì không mặc đồng phục, Và cho đến một lần, buổi sáng hôm ấy chúng tôi đến lớp và ngồi bàn với nhau xem có cách nào khắc phục được tình trạng của tổ không. Lúc đó tôi lên tiếng:
- Tất cả là do bạn Nam làm ảnh hưởng đến phong trào thi đua của tổ mình, bạn ấy chuyên đi muộn, vi phạm nội quy của lớp. Theo tớ bạn ấy không xứng đáng làm thành viên tổ mình.
Đúng lúc đó Nam xuất hiện và có lẽ bạn đã nghe thấy lời nói của tôi, tôi cũng hơi ngại nhưng tôi tự nghĩ: “Mặc kệ! Nói cho mà biết”.
Trước sự phản ứng gay gắt của nhiều bạn tỏ ra không đồng tình nhưng tôi vẫn khăng khăng giữ ý kiến của mình. Xong đó, quay sang Nam tôi tiếp:
- Này tớ nói cho bạn biết, bạn làm ảnh hưởng đến tổ quá nhiều đấy!
Nói xong câu đó tôi chợt nhận ra mình đã quá lời. Nam im lặng cúi đầu, không nói đi nói lại câu nào. Vừa lúc đó cô giáo chủ nhiệm bước vào lớp. Cô đưa ánh mắt về phía Nam và nói:
- Trong lớp mình có bạn Nam hoàn cảnh vô cùng khó khăn, các em phải giúp đỡ bạn nhé! Bố bạn ấy mất sớm nhà chỉ có hai mẹ con, mẹ bạn ấy phải bán hàng rong để kiếm sống và nuôi bạn đi học. Thế nhưng dạo này mẹ bạn ấy lại bị ốm phải nằm viện nên Nam đã có vài buổi đi học muộn. Các em hãy thông cảm cho bạn!
Suốt cả buổi học hôm đó, tôi ân hận và chỉ mong đến cuối buổi học để nói lời xin lỗi Nam. Nhưng buổi học đó Nam phải nghỉ giữa chừng vì mẹ bạn ấy lại phải cấp cứu.
Sau đó bạn chuyển về quê học, thế là tôi vẫn không kịp nói ra lời xin lỗi với Nam. Tôi mong rằng sau này sẽ có dịp về quê thăm bạn, và có lẽ lúc đó bạn đã tha lỗi cho tôi. Và đây cũng là một bài học cho sự ích kỉ của tôi. 
*Đề bài: Kể lại một việc tốt mà em (hoặc bạn) đã làm.
*Bài viết
 Hôm đó, tan học tôi và Linh còn rủ nhau ở lại làm nốt mấy bài toán khó vì sợ về nhà không có người trao đổi sẽ không làm được. Bởi vậy ra khỏi trường đã gần 12 giờ trưa, vừa đói vừa mệt, tôi chỉ muốn mau chóng về đến nhà để được ngồi vào mâm đánh chén một bữa no nê, ngủ một giấc chiều còn đi học tiếp.
Buổi trưa, trời nắng, nóng nên đường vắng tanh, tôi mải miết đi về phía nhà mình. Bỗng từ xa, tôi thấy một em bé đứng ở giữa đường khóc và gọi mẹ. Lúc đó quên cả mệt và đói tôi lại gần và hỏi:
- Làm sao mà em lại khóc? Sao em lại đứng ở giữa trời nắng như vậy?
 Đứa bé càng khóc to hơn, trong tiếng khóc nó nói:
- Em đi chơi nên bị lạc mất đường về. Em sợ lắm. Em muốn về với mẹ cơ.
Tôi thấy thương nó quá nhưng biết nó là con nhà ai mà đưa về bây giờ. Tôi hỏi:
- Thế mẹ em tên gì? Nhà em ở đâu để chị đưa về?
Nghe tôi nói vậy thằng bé mừng lắm nhưng vẫn còn mếu máo:
- Chị nói thật đấy nhé! Mẹ em tên là Lan, nhà em ở mãi đằng kia kìa...
- Thế em không nhớ nhà em ở xóm gì à?
- Em không nhớ đâu.
Nói xong cậu bé lại oà khóc và gọi: Mẹ ơi! Mẹ ơi!
Tôi lại phải dỗ dành:
- Em nín đi, đừng khóc nữa chị sẽ đưa em về với mẹ. Chị em mình vừa đi vừa hỏi vậy.
Tôi dẫn em bé đi về phía em vừa chỉ, trong lòng lo lắng bởi biết nhà em ở đâu mà tìm. 
Hai chị em tôi đi lòng vòng mất gần một tiếng thì thấy một người phụ nữ tất tả đi về phía tôi, dáng như tìm kiếm một ai đó, tôi hỏi em:
- Kia có phải mẹ em không?
Đúng lúc đó cô đã nhận ra con trai mình đang ở trước mặt, cô mừng rỡ chạy lại ôm đứa bé vào lòng. Thằng bé vui sướng reo lên:
- Mẹ! Mẹ ơi!
Nhìn hai mẹ con cô vui mừng tìm thấy nhau, tôi cũng cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Cô quay sang bảo tôi:
- May quá, cháu đã đưa em về cho cô, cô cám ơn cháu. Cháu hãy vào nhà cô chơi đã!
- Dạ, cháu xin phép cô cháu phải về để chiều còn đi học. 
Tạm biệt mẹ con cô tôi vội vã về nhà, đến bây giờ tôi mới thấy bụng đói thế nhưng tôi lại cảm thấy vui vì đã làm được một việc có ý nghĩa.
Về đến nhà, mẹ tôi chạy ra đón và hỏi:
- Sao con về muộn thế? Mẹ lo quá.
Tôi kể cho mẹ nghe câu chuyện xảy ra vừa rồi, mẹ ôm tôi vào lòng và nói:
- Con gái của mẹ ngoan quá. Con đã biết giúp đỡ người khác lúc gặp khó khăn là điều rất tốt con ạ. Chắc con đã đói lắm, hãy vào ăn cơm đi!
Các bạn có biết không, chưa bao giờ tôi lại ăn một bữa cơm ngon như hôm ấy.

Tài liệu đính kèm:

  • docon tap van 6 tuan 567.doc