A.Mục tiêu bài học :
- Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự
- Giúp học sinh củng cố kiến thức về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự.
B. Chuẩn bị của thầy và trò:
- Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ,
- Học sinh: Soạn bài.
C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học
I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách giáo khoa và vở ghi , bài soạn của học sinh
III. Bài mới :
A. Lý thuyết
I. Tìm hiểu chung về văn tự sự
? Em hiểu kiểu văn bản phương thức biểu đạt tự sự có đặc điểm gì ?
* Ví dụ : Truyện Tấm Cám ; Thánh Gióng ; Sơn Tinh , Thủy Tinh .
? Truyện Thánh Gióng được kể lại bằng những sự việc nào? hãy nêu lại?
Truyện “ Thánh Gióng”, các sự việc :
1. Sự ra đời của Thánh Gióng
2. Thánh Gióng biết nói, nhận nhiệm vụ đánh giặc
3. Gióng lớn nhanh như thổi
4.Gióng vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc.
5. Gióng đánh tan giặc
6. Gióng lên núi, cởi bỏ giáp sắt bay về trời
7. Vua lập đền thờ phong danh hiệu Thánh Gióng
8. Những dấu tích còn lại về Thánh Gióng.
Buổi 1 Ngày soạn : Ngày dạy : Phần I : Ôn tập Tập làm văn Ôn tập văn tự sự A.Mục tiêu bài học : - Nắm được mục đích giao tiếp của tự sự - Giúp học sinh củng cố kiến thức về phương thức tự sự trên cơ sở hiểu được mục đích giao tiếp của tự sự và bước đầu biết phân tích các sự việc trong tự sự. B. Chuẩn bị của thầy và trò: Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, Học sinh: Soạn bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học I. ổn định tổ chức : II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách giáo khoa và vở ghi , bài soạn của học sinh III. Bài mới : A. Lý thuyết I. Tìm hiểu chung về văn tự sự ? Em hiểu kiểu văn bản phương thức biểu đạt tự sự có đặc điểm gì ? * Ví dụ : Truyện Tấm Cám ; Thánh Gióng ; Sơn Tinh , Thủy Tinh.. ? Truyện Thánh Gióng được kể lại bằng những sự việc nào? hãy nêu lại? Truyện “ Thánh Gióng”, các sự việc : 1. Sự ra đời của Thánh Gióng 2. Thánh Gióng biết nói, nhận nhiệm vụ đánh giặc Gióng lớn nhanh như thổi 4.Gióng vươn vai thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt, mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt đi đánh giặc. 5. Gióng đánh tan giặc Gióng lên núi, cởi bỏ giáp sắt bay về trời Vua lập đền thờ phong danh hiệu Thánh Gióng Những dấu tích còn lại về Thánh Gióng. ? Có thể đảo vị trí các sự việc không ? vì sao? ( không vì sự việc này dẫn đến sự việc kia liên kết thành chuỗi chặt chẽ). Kết thúc của các sự việc này là gì? Giáo viên kết luận : Chính những sự việc được liên kết thành chuỗi dẫn đến một kết thúc như vậy nên Thánh Gióng được coi là một văn bản tự sự. ? Người xưa kể chuyện Thánh Gióng nhằm mục đích gì ? Hãy nêu ý nghĩa của hình tượng Gióng? - Gióng là hình tượng tiểu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước. Trong Văn học dân gian nói riêng, Văn học Việt Nam nói chung, đây là hình tượng người anh hùng đánh giặc đầu tiên, rất tiêu biểu cho lòng yêu nước của nhân dân ta. - Gióng là người anh hùng mang trong mình sức mạnh của cả cộng đồng ở buổi đầu dựng nước, sức mạnh của tổ tiên thần thánh. ( sự ra đời thần kỳ ) sức mạnh của tập thể cộng đồng (bà con hàng xóm góp gạo nuôi Gióng); sức mạnh của thiên nhiên, văn hoá, kỹ thuật . - Hình tượng khổng lồ, đẹp như Gióng mới nói được lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chống ngoại xâm. - Vào thời Hùng Vương, chiến tranh tự vệ ngày càng trở nên ác liệt, đòi hỏi phải huy động sức mạnh của cả cộng đồng. - Số lượng và kiểu loại vũ khí của người Việt cổ tăng lên từ giai đoạn Phùng Nguyên đến giai đoạn Đông Sơn. - Vào thời vua Hùng, ( chiến tranh tự vệ) cư dân Việt cổ tuy nhỏ nhưng đã kiên quyết chống lại mọi đạo quân xâm lược để bảo vệ cộng đồng. ? Qua phân tích trên em hiểu, Tự sự có những đặc điểm gì? * Tự sự là trình bày một chuỗi diễn biến các sự việc , sự việc rồi đến sự việc kia cho đến khi kết thúc. Bộc lộ một ý nghĩa nhất định . II. Cách làm bài văn tự sự : 1. Tìm hiểu đề và tìm ý : ? Đề bài : Kể lại truyện "Sự tích Hồ Gươm"bằng lời văn của em. Học sinh đọc đề bài tìm hiểu nội dung yêu cầu của đề. + Thể loại: Tự sự + Nội dung: "Sự tích Hồ Gươm" + Yêu cầu: Lời văn của em (tránh sao chép) 2. Dàn ý a. Mở bài:Giới thiệu hoàn cảnh được đọc được nghe câu chuyện. b. Thân bài: Kể diễn biến sự việc giặc Minh đô hộ nước ta. - Nghĩa quân Lam Sơn non yếu bị thua. - Lê Thân nhận được lưỡi gươm. - Lê Lợi nhận được chuôi gươm. - Tra vào vừa như in. - Lê Lợi được trao quyền đánh giặc Minh, chiến thắng vang dội. - Lê Lợi trả lại gươm thần. - Hồ Tả Vọng đổi tên thành Hồ Gươm. c. Kết bài: Nêu ý nghĩa, rút ra bài học. 3. Viết bài hoàn chỉnh Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài hoàn chỉnh : Yêu cầu : + Thuộc truyện, nắm chắc cốt truyện. + Vừa kể, vừa miêu tả, biểu cảm. + Biết chuyển lời trực tiếp thành lời gián tiếp và ngược lại.Các đoạn liên kết với nhau. 4. Kiểm tra lại văn bản: + Học sinh đọc từng đoạn. + Giáo viên nhận xét chấm chữa B. Luyện Tập : ? Kể lại truyện Con rồng, cháu tiên bằng lời văn của em.(Giáo viên gợi ý các sự việc chính) Tóm tắt cả văn bản + Lạc Long Quân: nòi rồng con trai thần Long Nữ có nhiều phép lạ thường giúp dân diệt trừ yêu quái. + Âu Cơ: Dòng họ thần nông xinh đẹp. + Hai người gặp nhau, yêu nhau, lấy nhau sống ở cung điện Long Trang. + Lạc Long Quân nhớ nước trở về. + Hai người chai tay: 50 con theo cha xuống biển, 50 con theo mẹ lên núi hẹn khi nào khó khăn sẽ giúp nhau. + Người con trưởng theo Âu Cơ được làm vua lấy hiệu là Hùng Vương, đóng đô ở Phong Châu, cha truyền con nối được mười mấy đời. + Người Việt Nam tự hào là con Rồng, cháu Tiên. IV . Cuỷng coỏ: - Giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát lại bài. V. Hửụựng daón veà nhaứ : - Học sinh học bài. - Tự hoàn thiện các bài tập . Buổi 2 Ngày soạn : Ngày dạy : Ôn tập văn tự sự ( Tiếp theo ) - Luyện tập - A.Mục tiêu bài học : - Từ việc nắm được cách làm bài văn tự sự học sinh biết vận dụng để làm bài - Giúp học sinh củng cố kiến thức về phương thức tự sự - Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự cho học sinh . B. Chuẩn bị của thầy và trò: Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị các dạng bài tập Học sinh: Ôn tập trước ở nhà. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học I. ổn định tổ chức : II. Kiểm tra bài cũ : ? Nêu các bước làm bài văn tự sự ? ( Học sinh trình bày 4 bước như trên ) III. Bài mới : * Các dạng bài văn tự sự thường gặp : - Kể lại các văn bản có sẵn. - Kể chuyện đời thường . - Kể chuyện tưởng tượng . ( học ở lớp 6 ) A.Một số bài tập về bài văn kể lại các văn bản có sẵn. I.Đề bài : “ Hãy kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích đã học(đã đọc ) trong chương trình ngữ văn mà em thích nhất . “ II .Yêu cầu 1. Tìm hiểu đề và tìm ý : Học sinh đọc đề bài tìm hiểu nội dung yêu cầu của đề. + Thể loại: Tự sự + Nội dung: kể lại một truyện truyền thuyết hoặc cổ tích + Yêu cầu: đã học(đã đọc ) trong chương trình ngữ văn mà em thích nhất . “ 2. Dàn ý a. Mở bài:Giới thiệu hoàn cảnh được đọc được nghe câu chuyện. b. Thân bài: Kể diễn biến sự việc c. Kết bài: Sự việc kết thúc , nêu ý nghĩa, rút ra bài học. Giáo viên gợi ý các sự việc chính trong một văn bản cụ thể : * Ví dụ 1 : Truyền thuyết ( truyện Sơn Tinh , Thuỷ Tinh ) + Vua Hùng có người con gái đẹp muốn kén rể. + Hai chàng đến cầu hôn tài năng như nhau. + Vua ra điều kiện kén rể. + Sơn Tinh đến trước lấy được Mị Nương. +Thuỷ Tinh đến sau tức giận đem quân đánh Sơn Tinh + Hai bên giao chiến hàng tháng trời,cuối cùng Thuỷ Tinh thua, rút về. +Hằng năm Thuỷ Tinh đều dâng nước đánh nhưng đều thua. ý nghĩa truyện : + Giải thích hiện tượng mưa gió bão lụt hàng năm xảy ra ở khu vực sông Hồng vào khoảng tháng 7, 8. + Phản ánh sưc mạnh và ước mơ chiến thắng thiên tai bão lụt của nhân dân ta. + Ngợi ca công lao của các Vua Hùng trong việc trị thuỷ dựng nước. + Truyện xây dựng được những hình tượng nghệ thuật kỳ ảo, mang tính tượng trưng và khái quát cao. 3. Viết bài hoàn chỉnh Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài hoàn chỉnh : Yêu cầu : + Thuộc truyện, nắm chắc cốt truyện. => Chú ý : khi chọn truyện để kể , chọn câu chuyện ngắn ít phức tạp , xác định rõ nhân vật , sự việc khởi đầu kết thúc có ý nghĩa . - Dùng từ chính xác để diễn đạt lưu loát , kể chuyện hay , hấp dẫn , biết lồng cảm xúc khi kể 4. Kiểm tra lại văn bản: + Học sinh đọc từng đoạn. + Giáo viên nhận xét chấm chữa * Ví dụ 2 : Truyện cổ tích : Cây bút thần a. Mở bài:Giới thiệu hoàn cảnh được đọc được nghe câu chuyện. b. Thân bài: Kể diễn biến sự việc c. Kết bài: Sự việc kết thúc , nêu ý nghĩa, rút ra bài học. - Giáo viên gợi ý các sự việc chính trong văn bản : - Học sinh kể theo những sự việc chính. Tập kể từng đoạn rồi kể cả truyện. + Mã Lương là một em bé mồ côi, nghèo khổ, rất thông minh và ham học vẽ. + Hàng ngày, Mã Lương chăm chỉ luyện tập mọi lúc, mọi nơi và ngày càng tiến bộ nhưng em vẫn chưa có lấy một cây bút vẽ. + Em được một cụ già ban cho cây bút thần. + Em dùng cây bút thần để vẽ cho người nghèo trong làng + Mã Lương dùng cây bút thần để trừng trị tên địa chủ tham lam và tên vua độc ác. + Câu truyện về Mã Lương và cây bút thần được truyền tụng ý nghĩa truyện : +Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lý, xã hội. Những người chăm chỉ tốt bụng, thông minh được nhận phần thưởng xứng đáng; kẻ độc ác tham lam bị trừng trị. + Khẳng định tài năng phải phục vụ nhân dân, phục vụ chính nghĩa, chống lại cái ác. + Khẳng định nghệ thuật chân chính thuộc về nhân dân, về những người tốt bụng, có tài và khổ công luyện tập. + Thể hiện ước mơ và niềm tin về những khả năng kỳ diệu của con người ( con người mơ tới những báu vật và phương tiện thần kỳ để từ đó sáng tạo ra tất cả IV . Cuỷng coỏ: - Giáo viên hướng dẫn học sinh nắm vững kiến thức của bài. V. Hửụựng daón veà nhaứ : - Học sinh học bài. - Tự hoàn thiện các bài tập . Buổi 3 Ngày soạn : Ngày dạy : Ôn tập văn tự sự ( Tiếp theo ) - Luyện tập - A.Mục tiêu bài học : - Từ việc nắm được cách làm bài văn tự sự học sinh biết vận dụng để làm bài - Giúp học sinh củng cố kiến thức về phương thức tự sự - Rèn kĩ năng làm bài văn tự sự cho học sinh . B. Chuẩn bị của thầy và trò: Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị các dạng bài tập Học sinh: Ôn tập trước ở nhà. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học I. ổn định tổ chức : II. Kiểm tra bài cũ : ? Học sinh trình bày bài viết của mình đã làm ở nhà của buổi hôm trước. III. Bài mới : - Kể chuyện đời thường . - Kể chuyện tưởng tượng . ( học ở lớp 6 ) B.Một số bài tập về bài văn kể chuyện đời thường . Đề bài 1 : “Kể lại tấm gương của một bạn nghèo vượt khó”. * Yêu cầu 1.Tìm hiểu đề và tìm ý : ? Học sinh đọc đề văn: ? Xác định phương thức biểu đạt và nội dung yêu cầu của đề? + Phương thức biểu đạt: Tự sự. + Nội dung: Tấm gương bạn nghèo vượt khó. 2. Dàn ý Trên cơ sở dàn ý học sinh đã chuẩn bị ở nhà, giáo viên và học sinh thống nhất để có dàn ý chung. 1. Mở bài: + Giới thiệu hoàn cảnh của bạn, của gia đình bạn. + Cảm xúc của em. 2. Thân bài: + Quá trình học tập của bạn. +Khó khăn mà bạn gặp phải. +Sự cố gắng vượt khó của bạn. + Sự động viên giúp đỡ của bạn bè. 3. Kết bài: + Kết quả cuối cùng của sự nỗ lực và cố gắng của bạn. +Niềm vui, tình cảm của mọi người dành cho bạn. 3. Viết bài hoàn chỉnh Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bài hoàn chỉnh : Yêu cầu : => Chú ý : khi chọn truyện (một tấm gương cụ thể ) để kể , chọn câu chuyện ngắn ít phức tạp , xác định rõ nhân vật , sự việc khởi đầu kết thúc có ý nghĩa . - Dùng từ chính xác để diễn đạt lưu loát , kể ... ng ? III. Bài mới : ? Để làm một bài văn kể chuyện tưởng tượng cần trải qua mấy bước ? Là những bước nào ? ? Nêu nội dung của các bước ? 1- cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng : Trải qua bốn bước: a. Tìm hiểu đề : - Đọc kĩ đề - Gạch chân những từ trọng tâm - Xác định yêu cầu của đề ? Bước thứ hai là gì ? ? Bước này cần thực hiện những thao tác nào ? ? các ý được trình bày ntn trong bài văn ? b. Tìm ý : - Xác định nội dung sẽ viết trong bài nhằm đáp ứng yêu cầu của đề - Tìm các ý thể hiện nội dung của bài viết (các nhân vật, các sự việc quan trọng, sắp xếp chuỗi sự việc hợp lí, có khởi đầu-diễn biến-kết quả-ý nghĩa của truyện ) ? bước thứ 3 là gì ? c. Lập dàn ý : ? Lập dàn ý yêu cầu chúng ta phải làm gì? - Sắp xếp chuỗi sự việc theo một trình tự nhất định với mục đích để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được chủ đề của bài viết ? Cuối cùng ta phải làm gì ? d. Viết thành văn : - Dựa vào dàn bài, viết thành văn bài làm của mình theo bố cục 3 phần : + Mở bài + Thân bài + Kết bài 2- Luyện tập : Cho biết cách làm cho đề bài sau : Bài tập 1 : Cuốn vở cũ và cuốn vở mới của em trò chuyện với nhau về em. Hãy tưởng tượng em tình cờ nghe được câu chuyện ấy và thay đổi như thế nào ? * Gợi ý : - Em có cất giữ quyển vở cũ chu đáo không ? Có để cho nó bị quăn mép, dây mực, sờn rách, phủ bụi không ? Em nghe cuốn vở cũ phàn nàn những gì ? Em có hi vọng cuốn vở mới sẽ bênh vực em trong cuộc gặp đó không ? Hay là nó cũng đồng tình và ngậm ngùi đợi cái ngày bị em đối xử thờ ơ, ghẻ lạnh để lặp lại số phận của cuốn vở cũ ? Nội dung câu chuyện tưởng tượng cũng có thể ngược lại với những điều giả thiết trên đây Giáo viên cho học sinh luyện cách làm bài văn kể chuyện tưởng tượng theo các bước vừa học Bài tập 2: Trong nhà có ba phương tiện giao thông : xe đạp, xe máy và ô tô. Chúng cãi nhau, so bì hơn thiệt kịch liệt. Hãy tưởng tượng em nghe thấy cuộc cãi vã đó và dàn xếp như thế nào ? *Gợi ý : Hướng kể chuyện cụ thể là phải dựa vào đặc tính của các loại phương tiện giao thông : - Xe đạp : Có ưu điểm là gọn nhẹ, cơ động, không cần nhiên liệu, rẻ tiền lại dễ sử dụng, ai cũng có thể đi được , lại tiện cho việc rèn luyện cơ thể bằng vận động. Có thể đi vào các ngõ ngách, đường xấu, đường mòn, chỗ khó đi... - Xe máy : tốc độ cao, có thể giải quyết công việc nhanh chóng, đỡ tốn sức, đáp ứmg nhu cầu của cuộc sống hiện đại nhưng có nhược điểm là tốn nhiên liệu, dễ gây tai nạn - Ô tô : đảm bảo cho con người sự an toàn, không bị ảnh hưởng bởi sự khắc nghiệt của thời tiết nhưng tốn nhiên liệu, giá thành cao, không đi được vào ngõ ngách, khi hỏng phải sửa chữa tốn kém, phải có người biết lái, phải có nơi đỗ xe... Tưởng tượng ra cuộc gặp gỡ giữa ba phương tiện này, tạo cơ hội để chúng so bì hơn thua, tranh cãi kịch liệt, chê bai nhau và kheo công lao của mình. Em với tư cách là người chủ, hiểu rõ ưu, nhược điểm của từng loại phương tiện trên, nên em sẽ đứng ra dàn xếp. - Học sinh chọn một trong các đề ở SGK để tìm ý, lập dàn ý cho đề. Bài tập 3 : Hãy tưởng tượng cuộc đọ sức giữa Sơn Tinh và Thuỷ Tinh trong điều kiện ngày nay *Gợi ý dàn ý : a.Mở bài : - Trận lũ lụt khủng khiếp năm 2000 ở đồng bằng sông Cửu Long. - Thuỷ Tinh – Sơn Tinh lại đại chiến với nhau trên chiến trường mới này. b.Thân bài : - Cảnh Thuỷ Tinh khiêu chiến, tấn công vẫn với những vũ khí cũ nhưng mạnh gấp bội, tàn ác gấp bội - Cảnh Sơn Tinh thời nay chống lũ lụt : Huy động sức mạnh tổng lực : Đất, đá, xe ben,... - Các phương tiện thông tin hiện đại : vô tuyến, điện thoại di động... - Cảnh bộ đội, công an, giúp nhân dân chống lũ.. - Cả nước quyên góp lá lành đùm lá rách. - Cảnh những chiến sĩ hy sinh vì dân. c.Kết bài : Cuối cùng, Thuỷ Tinh lại một lần nữa chịu thua những chàng Sơn Tinh của thế kỉ 21. Bài tập về nhà : Do một lỗi lầm nào đó mà em ( hoặc bạn em ) bị phạt phải biến thành một con vật trong ba ngày. Trong ba ngày đó, em (hoặc bạn em ) đã gặp những điều thú vị hay rắc rối gì ? Vì sao em ( hoặc bạn em ) mong chóng hết hạn để trở lại làm người ? IV . Củng cố : - Giáo viên nhận xét chung. V. Hướng dẫn học ở nhà : - Tìm hiểu vai trò của tưởng tượng, nhân hóa trong một số truyện cổ tích đã học. Chỉ rõ các yếu tố đó + Làm bài tập - Chuẩn bị bài phần Tiếng Việt. Buổi 5 Ngày soạn : Ngày dạy : Phần II : Ôn tập Tiếng Việt Ôn TậP "Từ Và CấU TạO Từ tiếng Việt" A.Mục tiêu bài học : - Giúp học sinh củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ. - Các kiểu cấu tạo từ ( từ đơn, từ phức, từ ghép, từ láy) - Luyện giải bài tập. B. Chuẩn bị của thầy và trò: Giáo viên: Soạn giáo án, chuẩn bị bảng phụ, Học sinh: Soạn bài. C. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy và học I. ổn định tổ chức : II. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách giáo khoa và vở ghi , bài soạn của học sinh III. Bài mới : I. Từ là gì? 1. xét ví dụ : Trong/ trời/ đất/, không/ có/ gì /quý /bằng/ hạt gạo. ? Câu văn trên được tạo bởi bao nhiêu từ ? bao nhiêu tiếng? Câu văn được tạo bởi 8 từ, 9 tiếng ( có 1 từ gồm 2 tiếng) ? Mỗi loại đơn vị tiếng dùng để làm gì? Đơn vị từ dùng để làm gì? +Tiếng dùng để tạo từ +Từ dùng để tạo câu ? Khi nào một tiếng được gọi là một từ? +Khi một tiếng có thể dùng để tạo câu, tiếng ấy có thể trở thành từ. ? GV đưa ví dụ, học sinh lập danh sách từ và tiếng trong câu. ?Từ những ví dụ trên, giáo viên giúp học sinh rút ra định nghĩa về từ và phân biệt giữa tiếng và từ: Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo câu. II. Từ đơn và từ phức: ? Dựa vào những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy phân biệt từ đơn ,từ ghép và từ láy trong ví dụ sau: Thần/ dạy/ dân/ cách/ trồng trọt,/ chăn nuôi / và / cách/ ăn ở. ( Con Rồng, cháu Tiên) *Cột từ đơn : Thần/ dạy/ dân/ cách/ và / cách/. . *Cột từ láy : trồng trọt *Cột từ ghép : chăn nuôi / ăn ở. . Dựa vào bảng học sinh đã lập giáo viên giúp học sinh lần lượt tìm hiểu các nội dung. 1. Từ đơn: * Ví dụ : Thần/ dạy/ dân/ cách/ và / cách/. * Kết luận : Từ đơn là từ do một tiếng có nghĩa tạo thành 2. Từ phức: Từ gồm 2 hay nhiều tiếng là từ phức a. Từ ghép : * Ví dụ : chăn nuôi / ăn ở. * Kết luận : Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép những tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép, * Các loại từ ghép : 2 loại (Từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập ) . Loại từ ghép Đặc điểm về cấu tạo Đặc điểm về nghĩa Từ ghép chính phụ -Có tiếng chính và tiếng phụ. - Tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. - Tiếng chính đặt trước tiếng phụ. - Có tính chất phân nghĩa. - Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn nghĩa của tiếng chính trong từ đó. Từ ghép đẳng lập - Không phân biệt tiếng chính, tiếng phụ. - Các tiếng có quan hệ bình đẳng về mặt ngữ nghĩa - Có tính chất hợp nghĩa. - Nghĩa của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng trong từ. b. Từ láy : * Ví dụ : trồng trọt * Kết luận : Những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng gọi là từ láy. * Các loại từ láy : 2 loại ( Từ láy toàn bộ và Từ láy bộ phận ) Loại từ láy Đặc điểm về cấu tạo Đặc điểm về nghĩa Từ láy toàn bộ - Các tiếng lặp nhau hoàn toàn. - Các tiếng có sự biến đổi (thanh điệu hoặc phụ âm cuối ) để tạo nên sự hài hoà âm thanh. - Có sắc thái biểu cảm. - Có sắc thái tăng hay giảm nghĩa so với tiếng gốc (nếu có) do sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng trong từ. Từ láy bộ phận - Các tiếng có sự giống nhau ở phụ âm đầu hay vần. - Có nghĩa miêu tả, có sắc thái biểu cảm do sự hoà phối âm thanh giữa các tiếng. ? Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống nhau và khác nhau? * Phân biệt từ đơn và từ phức : Từ gồm 1 tiếng là từ đơn, từ gồm 2 hay nhiều tiếng là từ phức. * Phân biệt từ đơn và từ phức : Những từ phức được tạo ra bằng cách ghép những tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa được gọi là từ ghép, còn những từ phức có quan hệ láy âm giữa các tiếng gọi là từ láy. III. Luyện tập: Bài tập 1. Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ít lâu sau, Âu Cơ có mang, đến kì sinh, chuyện thật lạ, nàng sinh ra một cái bọc trăm trứng; trăm trứng nở ra một trăm người con hồng hào, đẹp đẽ lạ thường. Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khoẻ mạnh như thần”. 1. Đoạn văn trên có bao nhiêu từ phức? A . 5 từ. B . 6 từ C .7 từ D . 8 từ. 2. Trong các từ phức trên những từ nào là từ ghép? .................................................................................................................................................. 3. Hãy tạo ra các từ phức bằng cách ghép các từ đơn cho sau: Lạ, hồng, đẹp. .................................................................................................................................................. 4. Hãy thử thay các từ hồng hào, đẹp đẽ, khoẻ mạnh bằng một từ đơn mà nghĩa không đổi. Sau đó, so sánh giá trị biểu cảm của hai cách dùng từ trên. 5. Chi tiết tưởng tượng kì ảo trong đoạn văn có ý nghĩa như thế nào? ................................................................................................................................................... ................................................................................................................................................... Bài tập 2: a. Phân loại từ trong đoạn văn Tỉnh dậy, Lang Liêu mừng thầm. Càng ngẫm nghĩ, chàng càng thấy lời thầm nói đúng. Chàng bèn chọn thứ gạo nếp thơm lừng trắng tinh. Hạt nào hạt nấy tròn mẩy đem vo thật sạch, lấy đậu xanh, thịt lợn làm nhân dùng lá dong trong vườn gói thành hình vuông, nấu một ngày một đêm thật nhừ. b. Có bạn học sinh xác định từ “ngẫm nghĩ ” là từ láy, ý kiến của em như thế nào? Bài tập3 : Trong các từ dưới đây, từ nào là từ ghép, từ nào là từ láy ? Bao bọc, căn cước, hỏi han, mưa móc, mai một, mải miết,sắm sửa, của cải,tính tình, thút thít Bài tập 4:Lập danh mục các loại từ láy và phân loại từ láy trong văn bản “ Thánh Gióng “ và “ Thạch Sanh “ Theo mẫu sau : Từ láy toàn bộ : + các tiếng lặp nhau hoàn toàn : + Các tiếng có biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối : Từ láy bộ phận : + các tiếng lặp lại phụ âm đầu : + Các tiếng lặp lại phần vần : Bài tập 5: Hãy lập 1 danh mục các từ ghép trong văn bản Bánh chưng bánh giầy rồi phân loại thành từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ. Bài tập 6 : Viết một đoạn văn khoảng 7 câu nêu cảm nhận của em về nguồn gốc dân tộc Việt Nam sau khi đọc truyện "Con Rồng cháu Tiên" trong đoạn văn có sử dụng từ láy IV . Cuỷng coỏ: - Giáo viên hướng dẫn học sinh khái quát lại bài. V. Hửụựng daón veà nhaứ : - Học sinh học bài. - Tự hoàn thiện các bài tập .
Tài liệu đính kèm: