Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 60: Động từ

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 60: Động từ

Tiếng Việt ĐỘNG TỪ

A. Mục tiêu cần đạt

1. Kiến thức: - Củng cố và nâng cao những kiến thức đã học ở bậc tiểu học về động từ.

- Đặc điểm của động từ và một số loại động từ quan trọng.

- Biết sử dụng đúng động từ khi nói, viết.

- Tích hợp với phần văn ở bài Con hổ có nghĩa với tập làm văn ở kiểu bài kể chuyện tưởng tượng.

2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng nhận biết, phân loại động từ, sử dụng đúng động từ và cụm động từ khi nói, viết.

3. Thái độ: Có ý thức sử dụng động từ hợp lí trong nói và viết.

B.Chuẩn bị:

GV: Bảng phụ, mô hình cụm từ Tiếng việt.

HS: Nghiên cứu bài theo hướng dẫn của GV.

C. Phương pháp: Quy nạp thực hành.

D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.

I. ổn định(1p)

II. KTBC(5p): ? Chỉ từ là gì? Tác dụng của chỉ từ trong cụm DT? Cho VD về chỉ từ?

 ? Làm BT sau: Xác định chỉ từ trong đoạn trích sau:

 “Cô kia đi đằng ấy với ai

 Trồng dưa, dưa héo, trồng khoai, khoai hà

 Cô kia đi đằng này với ta

 Trồng khoai, khoai tốt, trồng cà, cà sai.

 

doc 3 trang Người đăng thu10 Lượt xem 509Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết học 60: Động từ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NS: 
NG: Tiết 60 
 Tiếng Việt Động từ
A. Mục tiêu cần đạt
1. Kiến thức : - Củng cố và nâng cao những kiến thức đã học ở bậc tiểu học về động từ.
- Đặc điểm của động từ và một số loại động từ quan trọng.
- Biết sử dụng đúng động từ khi nói, viết.
- Tích hợp với phần văn ở bài ‘Con hổ có nghĩa’ với tập làm văn ở kiểu bài kể chuyện tưởng tượng.
2. Kĩ năng : Rèn kỹ năng nhận biết, phân loại động từ, sử dụng đúng động từ và cụm động từ khi nói, viết.
3. Thái độ : Có ý thức sử dụng động từ hợp lí trong nói và viết.
B.Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ, mô hình cụm từ Tiếng việt.
HS : Nghiên cứu bài theo hướng dẫn của GV.
C. Phương pháp: Quy nạp thực hành.
D. Tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học.
I. ổn định(1p)
II. KTBC(5p): ? Chỉ từ là gì? Tác dụng của chỉ từ trong cụm DT? Cho VD về chỉ từ?
	 ? Làm BT sau: Xác định chỉ từ trong đoạn trích sau:
 “Cô kia đi đằng ấy với ai
 Trồng dưa, dưa héo, trồng khoai, khoai hà
 Cô kia đi đằng này với ta
 Trồng khoai, khoai tốt, trồng cà, cà sai.
III. Bài mới
Hoạt động của học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1(15p):Hdẫn tìm hiểu lí thuyết.
? Dựa vào kiến thức ở bậc Tiểu học hãy cho biết thế nào là động từ ?Cho ví dụ?
HS: - Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
Ví dụ : chạy, đi, học, ngủ, khóc
Giáo viên : Treo bảng phụ có ghi VD ở mục I ( SGK ).
? HS đọc ngữ liệu trên bảng phụ?
? Tìm các động từ trong ví dụ a, b, c ?
HS : - Các động từ trong ví dụ
a) Đi, đến, ra, hỏi
b) Lấy, làm, lễ
c) Treo, có, xem, cười, bảo, phải, để bán
? Hãy cho biết các động từ vừa tìm được có ý nghĩa khái quát gì ?
HS : 
? Em hãy tìm sự khác biệt giữa danh từ và động từ ?
HS : 
a) Danh từ : Là từ chỉ người vật, hiện tượng khái niệm
- Không kết hợp được với các từ : đã, đang, sẽ, cũng, vẫn, cứ, đừng
- Thường làm chủ ngữ trong câu.
- Khi làm vị ngữ phải có từ “là” đứng trước.
b) Động từ: là từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật...
- Kết hợp được với các từ : sẽ, vẫn, đang, hãy, đứng, chớ, đã...
- Thường làm vị ngữ trong câu.
Ví dụ : tôi học
- Không thể kết hợp với các từ : số từ, lượng từ...
- Khi làm chủ ngữ(ít khi) thì động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, hãy, đứng, chớ...
VD : Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của học sinh.
? Học sinh đọc lại ghi nhớ sách giáo khoa?
Giáo viên nêu tiêu chí phân loại động từ như đã đưa ra trong sgk.
? Xếp các ĐT sau vào bảng phân loại ở bên dưới?
Học sinh :
Bảng phân loại
Thường đòi hỏi có ĐT khác đi kèm ở phía sau
Không đòi hỏi ĐT khác đi kèm ở phía sau
Trả lời câu hỏi Làm gì?
đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng.
Trả lời câu hỏi Làm sao? Thế nào?
Nên, dám, toan, định
Vui, buồn, ghét, đau, nhức, nứt, yêu
? Qua bảng phân loại trên em thấy có mấy loại ĐT ?
HS: Có 2 loại ĐT chính:
- ĐT tình thái(ĐT không độc lập)
- ĐT hành động, trạng thái
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm thêm mỗi loại động từ có đặc điểm trên sắp xếp vào bảng hệ thống phân loại.
Giáo viên cho học sinh đọc ghi nhớ, tóm tắt nội dung ghi nhớ
Hoạt động 2(20p) : Hướng dẫn luyện tập
? Tìm và phân loại các động từ trong truyện “Lợn cưới áo mới”?
HS: Làm theo nhóm.
? Đọc truyện vui sau và cho biết câu chuyện buồn cười ở chố nào? “Thói quen dùng từ”?
GV gọi 1 HS giải thích.
A. Lý thuyết.
I. Đặc điểm của động từ.
1. Ngữ liệu/SGK/145.
2. Phân tích.
- Các động từ trong ví dụ:
a) Đi, đến, ra, hỏi
b) Lấy, làm, lễ
c) Treo, có, xem, cười, bảo, phải, để, bán
à chỉ hành động, trạng thái của sự vật
3. Nhận xét
- Động từ là từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
- Động từ có thể kết hợp được với các từ : sẽ, vẫn, đang, hãy, đứng, chớ, đã...
- ĐT thường làm vị ngữ trong câu.
Ví dụ : tôi học
- Không thể kết hợp với các từ : số từ, lượng từ...
- Khi làm chủ ngữ(ít khi) thì động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang, hãy, đứng, chớ...
* Ghi nhớ : Sách giáo khoa
II. Các loại động từ chính
1. Ngữ liệu/SGK.
2. Phân tích.
a) Động từ không đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau :
- Đi, chạy, cười, đọc, hỏi, ngồi, đứng à trả lời câu hỏi làm gì
- Buồn, gãy, ghét, đau, nhức, nứt, vui, yêu à trả lời câu hỏi làm sao, thế nào ?
b) Động từ đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau: dám, toan, định
à trả lời câu hỏi : làm sao, thế nào
3. Nhận xét
Có 2 loại ĐT chính:
- ĐT tình thái(ĐT không độc lập): Đòi hỏi phải có ĐT khác đI kèm ở phía sau.
- ĐT hành động, trạng thái: Không đòi hỏi có ĐT khác đI kèm.
* Ghi nhớ : sgk
B. Luyện tập
Bài 1 : Tìm và phân loại các động từ trong truyện ‘Lợn cưới áo mới’
a) Các động từ
Có, khoe, may, đem ra, hóng, mặc, đứng, đợi, có đi, khen, thấy, hỏi, tức, tức tối, chạy chạy, giơ, bảo, mặc.
b) Phân loại
- Động từ chỉ tình thái:
Mặc, có, may, mặc, khen, thấy, bảo, giơ
- Động từ chỉ hành động, trạng thái : Tức, tức tối, chạy, đứng, khen, đợi.
Bài 2:
- Dùng ĐT “đưa” - chuyển cho người khác một vật nào đó; 
- “cầm” – giữ trong tay mình.
 Chuyện buồn cười ở chỗ: Vẫn là bản chất sự việc như nhau nhưng ĐT khác đi mà thôi. Đồng thời phê phán thói keo kiệt ngay cả khi sắp chết vẫn còn lựa chọn từ ngữ để được cứu.
Bài 3: Chép chính tả.
IV. Củng cố(2p): ? ĐT là gì? Có mấy loại ĐT? Đặc điểm của ĐT?
V. HDVN(1p): - Học thuộc ghi nhớ; Hoàn thành BT; 
 - Chuẩn bị bài “Cụm động từ”( Đọc ngữ liệu, Trả lời câu hỏi SGK, 
Rút ra KL về cụm ĐT?)
E. Rút kinh nghiệm giờ dạy.
...................................................................................................................................................
.
.
.
------------------------------------------**&**------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 60.doc