Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ I - Năm học 2007-2008 - Cao Thúy Phượng

Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ I - Năm học 2007-2008 - Cao Thúy Phượng

I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 Giúp HS:

 - On lại đặc điểm của nhóm danh từ chung và danh từ riêng. Cách viết hoa danh từ riêng.

 - Rèn kĩ năng phân biệt danh từ chung, danh từ riêng.

 - Giáo dục tính cẩn thận khi xác định từ loại Tiếng Việt.

II.CHUẨN BỊ:

GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.

HS: SGK,VBT, chuẩn bị bài

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:

 -Phân tích ngôn ngữ

 -Tái tạo

 -Rèn luyện theo mẫu

 -Thực hành

 -Quy nạp kiến thức

IV.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:

1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số HS

2. Kiểm tra bài cũ:

? Kể lại truyện “Thầy bói xem voi” bằng lời văn của em? (10đ)

 ( HS kể)

? Nêu nội dung, ý nghĩa của truyện “ Thầy bói xem voi”? (10đ)

 ( Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.)

 ? Thế nào là danh từ ? Danh từ Tiếng Việt được chia làm mấy loại lớn? Kể ra? (3đ)

 (- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm

 - Danh từ Tiếng Việt được chia làm hai loại lớn : Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.)

 - GV treo bảng phụ.

 

doc 78 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 966Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ I - Năm học 2007-2008 - Cao Thúy Phượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH TỪ (TT)
TUẦN:11
TIẾT:41
NGÀY DẠY:4/11/2008
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
 - Oân lại đặc điểm của nhóm danh từ chung và danh từ riêng. Cách viết hoa danh từ riêng.
 - Rèn kĩ năng phân biệt danh từ chung, danh từ riêng.
 - Giáo dục tính cẩn thận khi xác định từ loại Tiếng Việt.
II.CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
HS: SGK,VBT, chuẩn bị bài
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
 -Phân tích ngôn ngữ
 -Tái tạo
 -Rèn luyện theo mẫu
 -Thực hành
 -Quy nạp kiến thức
IV.TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ:
? Kể lại truyện “Thầy bói xem voi” bằng lời văn của em? (10đ)
 ( HS kể)
? Nêu nội dung, ý nghĩa của truyện “ Thầy bói xem voi”? (10đ)
 ( Từ câu chuyện chế giễu cách xem và phán về voi của năm ông thầy bói, truyện Thầy bói xem voi khuyên người ta: muốn hiểu biết sự vật, sự việc phải xem xét chúng một cách toàn diện.)
	? Thế nào là danh từ ? Danh từ Tiếng Việt được chia làm mấy loại lớn? Kể ra? (3đ)
	(- Danh từ là những từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
	 - Danh từ Tiếng Việt được chia làm hai loại lớn : Danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật.)
	- GV treo bảng phụ.
	 Cho đoạn thơ:
	Nhân dân là bể.
	Văn nghệ là thuyền
	Thuyền xô sóng dậy
	Sóng đẩy thuyền lên.
	Xác định câu có cấu trúc Chủ và Vị trong đoạn thơ trên? (4đ)
	Xác định các từ loại của các từ làm Chủ và làm Vị? (3đ)
	(- Cấu trúc Chủ và Vị: hai câu thơ đầu.
	- Từ loại Chủ và Vị đều là danh từ: Nhân dân, Bể, Văn nghệ, Thuyền.)
	3. Bài mới:
	 GV giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Tìm hiểu Danh từ chung và danh từ riêng.
- GV treo bảng phụ, ghi VD SGK/108.
-Dựa vào kiến thức đã học ở bậc Tiểu học, hãy điền các danh từ ở VD vào bảng phân loại: Danh từ chung, danh từ riêng?	
-HS điền – GV nhận xét, bổ sung	
? Nhận xét về cách viết các danh từ riêng trong câu trên?
(-Chữ cái đầu tiên của tất cả các bộ phận tạo thành danh từ riêng đều được viết hoa.)
? Nêu quy tắt viết hoa:	
- Tên người, tên địa lí Việt Nam;	
-Tên người, tên địa lí nước ngòai được phiên âm trực tiếp;	
-Tên cơ quan, tổ chức, các danh hiệu, giải 
thưởng, huân chương	
-HS nêu, GV nhận xét, sửa chữa. 
? Danh từ chỉ sự vật gồm mấy loại?
? Thế nào là danh từ chung, danh từ riêng? Nêu quy tắt viết hoa danh từ riêng?
- HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK/109.	
? Các danh từ chung gọi tên các loài hoa , các loài hoa có khi nào được viết hoa không? Vì sao?
( Khi dùng để đặt tên người thì phải viết hoa. VD: Cô Hoa, em Lan, bạn Cúc)
HĐ2: Luyện tập.	
- Gọi HS đọc BT1,2,3	
-GV hướng dẫn HS làm,
- HS thảo luận nhóm.
 Nhóm 1: BT1; 
 Nhóm 2: BT2;
 Nhóm 3,4: BT3.
-HS trình bày, các nhóm khác nhận xét.
-GV nhận xét, sửa sai, bổ sung.
I. DANH TỪ CHUNG VÀ DANH TỪ RIÊNG:
- Danh từ chung: Vua, công ơn , tráng sĩ, đền thờ, làng, xã, huyện.
- Danh từ riêng: Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội.
«Quy tắt viết hoa danh từ riêng.
 -Tên người, tên địa lí VN: Lê Thành Tài, Bàu Năng,. . . 
 -Tên người, tên địa lí nước ngoài: A. lếch-xan-đrơ-xéc-ghê-ê- vich, Mat-xcơ-va
 - Tên cơ quan, tổ chức, các danh hiệu, giải thưởng: Đảng Cộng Sản Việt Nam, Huy chương vì sự nghiệp giáo dục, Bộ giáo dục và đào tạo.
GHI NHỚ: SGK/109
II. LUYỆN TẬP:
 Bài tập 1/109:
-Các danh từ chung:ngày xưa, miền, đất, nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên.
-Các danh từ riêng:Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân.
 Bài tập 2/109:
 -Các từ in đậm:
 a.Chim, Mây, Nước, Hoa,Họa Mi.
 b.Uùt
 c.Cháy.
Đều là danh từ riêng .Vì chúng dùng để gọi tên riêng của một sự vật cá biệt, duy nhất mà không phải dùng để gọi chung một loại sự vật.
 Bài tập 3/110:
-Đoạn thơ được viết lại:
Giang; Hậu Giang; Thành; Đồng Tháp; Pháp; Khánh Hòa; Phan Rang; Phan Thiết;Tây Nguyên;Công Tum; Đắc Lắc;Trung; Hương; Bến Hải; Cửa; Nam;Việt Nam; Dân ; Cộng
 4. Củng cố và luyện tập: 
 -Thực hiện ở HĐ2
 -GV treo bảng phụ ghi câu hỏi
 Cho tên các tổ chức, cơ quan, trường học sau:
 phòng giáo dục và huyện Dương minh châu
 nhà xuất bản giáo dục
 trường trung học cơ sở Bàu năng
 ? Hãy viết hoa tên các cơ quan trường học đó theo đúng quy tắc đã học?
 (Phòng Giáo dục huyện Dương Minh Châu
 Nhà xuất bản Giáo dục.
 Trường Trung học cơ sở Bàu Năng)
 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 -Học thuộc lòng ghi nhớ SGK/109
 -Làm bài tập 4/110 SGK
 -Chuẩn bị bài: “TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN” (nhớ và xem lại các câu hỏi đã kiểm tra, để sửa lỗi sai trong bài làm của mình)
V. RÚT KINH NGHIỆM:
 -Nội dung:	
 -Phương pháp:	
 -Học sinh:	
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
TIẾT:42
NGÀY DẠY:4/11/2008
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS
 - Thấy được những ưu, khuyết điểm trong bài làm của mình, nắm lại kiến thức văn đã học.
 - Rèn kĩ năng chữa lỗi sai cho HS.
 - Giáo sục ý thức phê và tự phê cho HS
II.CHUẨN BỊ:
 GV: Giáo án, bảng phụ, bài đã chấm.
 HS: Chuẩn bị bài, vở ghi.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC:
tái tạo. -Tái tạo
 -Phân tích
 -Sửa chữa
IV.TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:
 1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số HS
 2. Kiểm tra bài cũ:
 ? Danh từ chỉ sự vật gồm có những danh từ nào? Cho ví dụ.(10đ)
 ( Gồm danh từ riêng và danh từ chung .
 Ví dụ: Danh từ riêng:Tây Ninh, Việt Nam,.
 Danh từ chung: cỏ, cây, núi, sông,,.)
 ? Hãy nêu quy tắc viết hoa của danh từ riêng? (10đ)
 (Khi viết danh từ riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó:
 - Đối với tên người, tên địa lý Việt Nam và tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm qua âm Hán Việt: viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi tiếng.
 -Đối với tên người, tên địa lý nước ngoài phiên âm trực tiếp(không qua âm Hán Việt): viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó; nếu bộ phận gồm nhiều tiếng thì giữa các tiếng cần có gạch nối.
 Còn tên riêng của các cơ quan, tổ chức, các giải thưởng, danh hiệu, huân chương, thường là một cụm từ. Chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành cụm từ này đều được viết hoa. ) 
 3. Bài mới: 
 GV giới thiệu bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1:GV gọi HS nhắc lại đề bài
I.Đề:
1/Kể tên các truyền thuyết, cổ tích mà em đã
học?(2đ)
HĐ2: Phân tích đề:	
-GV hướng dẫn HS phân tích đề. . Nhớ lại các truyền thuyết, truyện cổ tích đã học kể ra, kể tóm tắt truyện, nêu nội dung nghệ thuật theo yêu cầu của đề.
HĐ3: Nhận xét bài làmø:
-GV nhận xét ưu điểm, tồn tại qua bài làm của HS.
+ Ưu điểm: Đa số các em có học bài , trả lời được các câu hỏi, nhớ tên các truyền thuyết, truyện cổ tích đã học.
+ Tồn tại: Còn một số em chưa biết tóm tắt truyện, còn thiếu ý khi tóm tắt.
 Sai nhiều lỗi chính tả
 Còn tẩy xoá trong bài làm
HĐ4: phát bài cho HS
HĐ5:	-GV hướng dẫn HS cách trả lời các câu hỏi
-Gọi HS trả lời.
-GV nhật xét, sửa sai.
? Kể tên các truyền thuyết, truyện cổ tích đã học.	
? Nêu những sự việc chính trong truyện “Con Rồng cháu Tiên”?	 	 
? Nêu ý nghĩa truyện.	 
? Nêu nghệ thuật truyện?	
? Nêu các chiến công của Thach Sanh?
HĐ6. GV hướng dẫn HS sửa lỗi
-Về chính tả
-Về cách diễn đạt
HĐ7:HS gọi điểm
GV ghi và thống kê điểm
2/Kể tóm tắt truyện “ Con Rồng, cháu Tiên”. Nêu ý nghĩa, nghệ thuật của truyện? (5đ)
3/ Hãy nêu những chiến công của Thạch Sanh. Qua đó cho thấy Thạch Sanh là người như thế nào? (3đ)
 II.YÊU CẦU CỦA ĐỀ BÀI:
 III. NHẬN XÉT :
-Ưu điểm:
 -Tồn tại:
IV.TRẢ BÀI:
V.ĐÁP ÁN:
1.Truyền thuyết: (1,5đ)
-Con Rồng cháu Tiên
-Bánh chưng bánh giầy
-Thánh Gióng 
-Sơn Tinh, Thủy Tinh 
-Sự tích Hồ Gươm.
 Truyện cổ tích:(0,5đ)
-Thạch Sanh.
 -Em bé thông minh.
 2. Tóm tắt.(3đ)
 -Truyện xảy ra từ ngày xưa ở vùng đất Lạc Việt .
-Lạc Long Quân nòi giống Rồng và Âu Cơ nòi giống Tiên, hai người gặp nhau kết thành vợchồng.
-Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng và nở thành trăm người con.
-Lạc Long Quân và Âu Cơ chia tay.
-Lạc Long Quân và Âu Cơ chia con, lời giao ước giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ.
-Nguồn gốc cao quý của dân tộc Việt Nam
* Ý nghĩa truyện:(1đ)
-Giải thích, suy tôn nguồn gốc giống nòi.
-Thể hiện ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng người Việt.
* Nghệ thuật(1đ)
 -Có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
3.Các chiến công của Thạch Sanh (2đ)
-Thạch Sanh diệt chằn tinh.
-Thạch Sanh diệt đại bàng, cứu công chúa.
-Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
-Thạch Sanh đánh tan quân 18 nước chư hầu.
=>Thạch Sanh là người thật thà, dũng cảm, chất phác, tài năng, nhân đạo, yêu hòa bình.(1đ)
VI.SỬA LỖI
* Sai chính tả.
- Sắt đẹpà sắc đẹp
- Ngày sưầ ngày xưa.
- Truyền thiếtà truyền thuyết.
- Tràng traià chàng trai.
- Hiền diệuà hiền dịu.
- Việc Namà Việt nam.
- Xinh rầ sinh ra.
* Sai cách diễn đạt.
 - Âu Cơ 50 người con về núi và Lạc Long Quân 50 người con về miền biển chia nhau có gì giúp đỡ nhau.
à Âu Cơ đưa 50 con lên núi, Lạc Long Quân đưa 50 con xuống biển chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển. Khi có việc thì giúp đỡ lẫn nhau.
VII. CÔNG BỐ VÀ THỐNG KÊ ĐIỂM:
LỚP
TBä - %
TBỉ - %
6A1
6A2
4.Củng cố và luyện tập:
 GV nhắc lại một số kiến thức về thể loại Truyền thuyết, truyện cổ tích cho HS nắm.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- Xem lại các kiến thức đã học.
- Chuẩn bị bài “LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN”(đọc và chuẩn bị thật kỹ phần I: lập dàn bài và đọc bài tham khảo SGK/111,112 ) để thực hành luyện nói trên lớp.
V.RU ...  luyện tập.
-Đọc thêm : “CÂY MẬN HỒNG ĐÀO”.
I.ĐỌC-TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
 1/ Đọc:
 2/Chú thích:
 3/ Bố cục:
 3 đoạn.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
 1.Giới thiệu vị lãnh binh Đặng Văn Tòng:
Oâng là một người mang đầy đủ phẩm chất của người biết đánh giặc và an dân.
2.Dấu tích và chiến công:
Bàu cỏ đỏ là dấu tích ghi lại kết quả cách dùng binh thần diệu của ông Đặng Văn Tòng.
3.Giá trị của Bàu cỏ đỏ:
 Là vùng phát triển nông nghiệp trù phú ở Trảng Bàng.
 Là tấm bia vàng ghi lại chiến công của người anh hùng giữ nước.
GHI NHỚ :
Chuyện kể về chiến công của một vị lãnh binh chống ngoại xâm. Qua đó nói lên lòng yêu nước nồng nàn và truyền thống giữ nước của nhân dân ta, những chiến tích gắn liền với một địa danh có thật.
III. LUYỆN TẬP:
 Đọc thêm : “ CÂY MẬN HỒNG ĐÀO” SGK/26
= > Câu chuyện có vẻ kì lạ của huyền thoại như truyện cổ tích nhằm giáo dục trẻ con lòng yêu cây cối, yêu lao động và giữ được sự hồn nhiên tươi mát của trẻ con.
 4.Củng cố và luyện tập:
 Thực hiện ở phần ghi nhớ và HĐ3
 5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 -Đọc lại văn bản
 -Học thuộc ghi nhớ
 -Chuẩn bị bài: “VÌ SAO NƯỚC BIỂN MẶN” và “TRỞ VỀ ĐẤT MẸ –Đọc thêm”(Đọc và trả lời câu hỏi SGK/23.
 V.RÚT KINH NGHIỆM:
 -Nội dung:	
 -Phương pháp:	
 -Học sinh:	
TUẦN:19
TIẾT:72
NGÀY DẠY: 31/12/08 VĂN THƠ TÂY NINH
CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN ĐỊA PHƯƠNG
 VÌ SAO NƯỚC BIỂN MẶN ?
 TRỞ VỀ ĐẤT MẸ ( ĐỌC THÊM)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 Giúp HS:
	- Biết liên hệ và so sánh phần văn học dân gian đã học trong chương trình ngữ văn 6 và phần văn học dân gian địa phương để thấy điểm giống và khác nhau. thấy được tình hình, hành động và bản chất của hai anh em trong truyện từ đó rút ra bài học làm người.
	- Rèn kĩ năng phân tích được cái hay của những chi tiết: người em xay ra vàng, anh xay ra muối. Biết kể thêm một số truyện dân gian khác.
	- Giáo dục HS yêu quý kho tàng văn học địa phương.
 Lồng ghép giáo dục môi trường.
II.CHUẨN BỊ:
 GV:Giáo án –Sách Văn thơ TN
 HS:Tập – Sách Văn thơ TN
III.PHƯƠNG PHÁP DẠY – HỌC:
 -Đọc sáng tạo 
 -Gợi tìm
 -Quy nạp kiến thức.
IV.TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
 1.Oån định tổ chức: Điểm danh HS
 2.Kiểm tra bài cũ:
 ? Kể lại truyện “Cây mận hồng đào”? 
 Truyện cây mận hồng đào nhằm giáo dục trẻ con điều gì?
 ( -HS kể
	- Lòng yêu thiên nhiên cây cối, yêu lao động và giữ được sự hồn nhiên tươi mát của trẻ con.)
 3.Bài mới:
 GV giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
HĐ1: Đọc và tìm hiểu chú thích
-GV nêu cách đọc - đọc mẫu
-HS đọc tiếp
-HS đọc phần chú thích
-HS kể tóm tắt truyện.
HĐ2:Tìm hiểu văn bản
? Truyện có mấy nhân vật?Ai là nhân vật chính?
( Ba nhân vật, nhân vật chính là: Người anh, người em.)
?Tính tình của người anh được giới thiệu lúc đầu
 như thế nào?	
?Người em mời anh sang ăn giỗ, người anh đối xử như thế nào?	
? Người anh có thái độ và hành động gì khi thấy 
em giàu có?	 
?Kết quả như thế nào?	
?Tại sao người anh không xay ra gì khác (cát) mà xay ra muối, điều đó có ý nghĩa gì?
(Muối rất quý không kém gì vàng, không muối thì không sống được.)
?Văn chương hay dùng muối để tả điều gì? Tại sao hai vợ chồng người anh chết trong muối?
(Dùng muối để nói lên tình nghĩa, muốiàmặn mà, tình nghĩa bền chặt, không phai. Người anh là một tên bất nhân: Em ruột lại không thương. Không tưởng nhớ đến cha mẹ, thấy giàu thì ham , ai giàu thì tìm cách hại. Phải cho nó chết vì muối để khi chết đi, hồn nó tỉnh lại lây lan chút mặn của muối để thấy hết tội lỗi của nó trên đời đã sống nhạt tanh không tí tình cảm nào với ruột rà của mình.)
?Người anh là người như thế nào?	
? Tính tình của người em như thế nào?	 
? Được nhiều vàng tới ngày giỗ, người em như thế nào?	
?Vì sao ông tiên không cho họ vàng ngay từ đầu mà bắt họ phải lao động?
( Phải lao động thì mới có của cải xay bột làm giỗ cha thì bọt mới ra vàng.)
? Người em là người như thế nào?	
HĐ3:Tổng kết- 
& Liên hệ thực tế qua câu chuyện và giáo dục môi trường sống cho HS.	
? Nêu bài học rút ra từ truyện cổ tích này?
HĐ4:GV hướng dẫn HS luyện tập
- GV hướng dẫn HS đọc, gọi HS đọc.
- GV hướng dẫn HS nắm được nội dung tác phẩm.	 
I. ĐỌC – TÌM HIỂU CHÚ THÍCH:
 1. Đọc :
 2. Chú thích:
 SGK/24
 3. Kể:
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
 1. Nhân vật người anh:
- Tham lam chiếm hết của cải cha mẹ để lại.
- Khinh khi em, thách thức em “trề môi đòi trải thảm nhung”.
 - Thấy em giàu có hắn nổi máu tham, tìm cách cướp cái cối định xay vàng đầy ghe to rồi vứt luôn cối làm em sẽ nghèo.
 - Xay ra toàn là muối, bị chìm thuyền. Vùi xác dưới biển sâu.
- Tham lam, độc ác, tàn nhẫn àbị trừng trị.
2. Nhân vật người em:
- Hiền lành, thật thà.
àÔng tiên cho vật quý.
- Được nhiều vàng, tới ngày giỗ cha mẹ, em mời anh. 
- Hiền lành thật thà, thương yêu cha mẹàsống rất hạnh phúc.
GHI NHỚ:	
Truyện nêu lên bài học về tư cách làm người: Phải hiếu thảo với cha mẹ, hoà nhã với mọi người xung quanh, quí trọng tình anh em.
III.LUYỆN TẬP:
 Đọc thêm: “TRỞ VỀ ĐẤT MẸ”SGK/32
=> Đoạn văn kể lại việc đoàn cán bộ miền Nam từ miền Bắc trở về, đến được đất quê hương, sông quê hương và cuộc gặp gỡ mừng vui khôn xiết giữa đoàn với các cán bộ khu uỷ miền Đông. Trở về và gặp gỡ đều rất cảm động.
 4.Củng cố và luyện tập:
 Thực hiện ở phần ghi nhớ và HĐ4
 5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
 -Học thuộc ghi nhớ 
 - Đọc lại văn bản
 -Chuẩn bị kiến thức cơ bản của HKI để “LUYỆN TẬP”
V.RÚT KINH NGHIỆM:
 -Nội dung:	
 -Phương pháp:	
 -Học sinh:	
LUYỆN TẬP
NGÀY DẠY:
I.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 -Củng cố những kiến thức đã học ở HKI
 -Kỹ năng vận dụng và tích hợp kiến thức đã học.
 -Giáo dục tinh thần nhận biết, học hỏi , tích cực trong học tập.
II. CHUẨN BỊ:
 GV: Câu hỏi- hướng dẫn trả lời.
 HS: Kiến thức để trả lời câu hỏi.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY-HỌC:
 -Nêu vấn đề;
 -Thực hành;
 -Đánh giá.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY-HỌC:
 1. Oån định tổ chức: điểm danh HS.
 2. Kiểm tra bài cũ: không
 3. Bài mới:
 GV giới thiệu bài
	I. Phần trắc nghiệm 
	Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bằng cách chọn một chữ cái (A,B,C,D) đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất vào bài làm.
	“Sơn Tinh không hề nao núng. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành luỹ đất, ngăn chặn dòng nước lũ. Nước sông dâng lên bao nhiêu, đồi núi cao lên bấy nhiêu. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng trời. Cuối cùng Sơn Tinh vẫn vững vàng mà sức Thủy Tinh đã kiệt. Thần nước đành rút quân.
	Từ đó, oán nặng, thù sâu. Hằng năm Thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh. Nhưng năm nào cũng vậy, Thần Nước đánh mỏi mệt, chán chê vẫn không thắng nổi Thần Núi để cướp Mỵ Nương, đành rút quân về” (Ngữ văn 6, tập I)
 1. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc phương thức biểu đạt nào?
	 A. Biểu cảm. B. Miêu tả. C. Tự sự. D. nghị luận.
 2. Vì sao em biết truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc phương tức biểu đạt mà em đã chọn ở câu 1?
	 A. Vì truyện tái hiện trạng thái sự vật, con người.
	 B. Vì truyện trình bày diễn biến sự việc.
	 C. Vì truyện bày tỏ tình cảm, cảm xúc.
	 D. Vì truyện nêu ý kiến đánh giá, bàn luận.
 3. Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh thuộc thể loại truyện dân gian nào?
	 A. Truyện ngụ ngôn. B. Truyện cổ tích. C. Truyện cười. D. Truyền thuyết.
 4. Nhân vật chính trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
	A. Hùng vương thứ 18. B. Mỵ Nương. C. Sơn Tinh, Thủy Tinh. D. Các lạc hầu.
 5. Chi tiết tưởng tượng kì ảo nào trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh?
	 A. Mỵ Nương người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu.
	 B. Một trăm ván cơm nếp, 100 nệp bánh chưng.
	 C. Thần dùng phép lạ bốc từng quả đồi, dời từng quả núi.
	 D. Thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước.
 6.Truyện “ Cây bút thần” là của nước nào?
 A. Việt Nam. B. Thái Lan. C. Nhật Bản. D. Trung Quốc.
 7.Trong câu: “Đại bàng nguyên là một con yêu tinh ở trên núi, có nhiều phép lạ.” Có mấy cụm danh từ ?
 A. Một cụm. B. Hai cụm. C. Ba cụm. D. Bốn cụm.
 8.Từ “ những” trong “ những kẻ thua trận” là:
 A. Danh từ chỉ đơn vị. B. Số từ. C. Lượng từ. D. Danh từ chỉ sự vật.
 9. Từ mượn Tiếng Hán trong đoạn trích trên là những từ nào?
	 A. Đồi núi. B. Bão lụt. C. Sơn Tinh. D. Mưa gió.
 10. Từ trái nghĩa với từ “nao núng”?
	 A. Lung lay B. Vững vàng. C. Dao động. D. Nghiêng ngả.
	II. Phần tự luận 
	Hãy đóng vai bà đỡ Trần trong truyện “con hổ có nghĩa” để kể lại câu chuyện ấy.
HƯỚNG DẪN – DÀN BÀI
	1. Mở bài:
	Giới thiệu được hoàn cảnh: Vào ban đêm, đang ở nhà đột nhiên hổ xuất hiện bắt đi.
	Người kể xưng tôi. 
	 2. Thân bài: 
	Kể lại quá trình đỡ đẻ cho hổ cái theo trình tự truyện:
	Ban đầu. “tôi” sợ thế nào?
	Sau đó hổ đưa tôi (bà đỡ Trần) đến đâu, gặp hổ cái trong tình trạng như thế nào?
	Tôi (bà đỡ Trần) đã quan sát và giúp đỡ hổ đẻ như thế nào?
	Sau khi hổ cái đẻ được, hổ đực đã làm những gì?
	 3. Kết bài: 
	Nêu kết quả và tác dụng của món bạc mà hổ tặng đã giúp “tôi” sống qua mùa đói kém như thế nào?
	4. Củng cố và luyện tập:
	 GV gọi HS trình bày bài làm của mình.
	 GV cùng HS sửa chữa.
	5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
	-Xem lại các kiến thức đã học HKI.
 -Chuẩn bị bài “BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN” SGK/3 –tập 2(đọc và trả lời các câu hỏi của văn bản).
V.RÚT KINH NGHIỆM:
 -Nội dung:	
 -Phương pháp:	
 -Học sinh:	

Tài liệu đính kèm:

  • docNV 6 HKI(3).doc