Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ 2 - Trường THCS Văn Lang

Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ 2 - Trường THCS Văn Lang

Bài 21 - Tiết 90: Buổi học cuối cùng (T2)

 An - phông - xơ - Đô - đê

A. Mục tiêu cần đạt.

- Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện thể hiện lòng yêu nước, yêu quý tiếng nói dân tộc.

- Nắm được tác dụng của phương thức kể truyện và nghệ thuật thể hiện và nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động.

B. Chuẩn bị.

Giáo viên: Đọc sách - tư liệu - giáo án.

Học sinh: Đọc sách - trả lời câu hỏi.

C. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Khởi động

1. Ổn định tổ chức.

 - Sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ.

 - Phân tích cảnh buổi học cuối cùng của trò Phrăng.

3. Giới thiệu bài.

 

doc 95 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Học kỳ 2 - Trường THCS Văn Lang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường trung học cơ sở Văn Lang
---------- › *** œ ----------
Năm học: 200 - 200 
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:...........................
Bài 21 - Tiết 90: Buổi học cuối cùng (T2)
	An - phông - xơ - Đô - đê
A. Mục tiêu cần đạt.
- Nắm được cốt truyện, nhân vật và tư tưởng của truyện thể hiện lòng yêu nước, yêu quý tiếng nói dân tộc.
- Nắm được tác dụng của phương thức kể truyện và nghệ thuật thể hiện và nghệ thuật thể hiện tâm lý nhân vật qua ngôn ngữ, cử chỉ, ngoại hình, hành động.
B. Chuẩn bị.
Giáo viên: Đọc sách - tư liệu - giáo án.
Học sinh: Đọc sách - trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
1. ổn định tổ chức.
	- Sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ.
	- Phân tích cảnh buổi học cuối cùng của trò Phrăng.
3. Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Bài mới
- Thầy Ha - men đã được miêu tả về trang phục trong buổi học cuối cùng như thế nào?
- Thái độ của thầy đối với học sinh trong buổi học cuối cùng như thế nào?
- Những lời nói của thầy về việc học tiếng Pháp.
- Câu hỏi đã dung phép nghệ thuật?
- Em hiểu gì về nội dung câu này?
- Những lời nói của thầy về tiếng Pháp biểu hiện điều gì?
- Hành động và tâm trạng của thầy trong giây phút cuối của buổi học? Cuối cùng biểu hiện qua những chi tiết ?
- Vì sao lúc này trò thấy thầy lớn lao?
- Em thấy có tâm trạng như thế nào?
- Tìm những chi tiết thể hiện tâm trạng cảm xúc của thầy với cảnh vật quen thuộc của trường lớp?
- Em thấy thầy là con người như thế nào với nghề nghiệp?
- ý nghĩa tư tưởng của truyện?
(Truyện muốn nhắc nhở ta điều gì?)
- Những đặc sắc nổi bật về nghệ thuật của truyện?
III. Phân tích văn bản.
2. Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của thầy Ha - men.
- Trang phục: áo rơ - đanh - gốt màu xanh lục, diềm lá sen, mũ bằng lục đen thêu 
ð Những thứ trang phục chỉ dùng vào những buổi lễ trang trọng ð Tôn vinh buổi học y rằng đặc biệt.
- Thái độ đối với học sinh: Không giận dữ, thật dịu dàng.
- Thầy nói về việc học tiếng Pháp:
+ Đó là ngôn ngữ hay nhất thế giới.
+ Phải giữ lấy nó trong chúng ta và đừng bao giờ quên nó.
+ Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm chìa khoá trong chốn lao tù.
 ð Phép so sánh ð Thầy đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do (Tiếng nói của mỗi dân tộc được hình thành và vun đắp bằng sự sáng tạo của biết bao thế
hệ qua hàng ngàn năm. Đó là thứ tài sản tinh thần vô cùng quý báu của mỗi dân tộc. Vì vậy, khi bị kẻ thù đồng hoá về ngôn ngữ, tiếng nói dân tộc mình bị mai một thì dân tộc ấy khó có thể giành được độc lập, thậm chí rơi vào nguy cơ diệt vong.
 ð Những lời nói vừa sâu sắc, vừa tha thiết biểu lộ long tự hào và ý thức giữ gìn tiếng nói dân tộc ð yêu nước sâu đậm.
- Giây phút cuối của buổi học:
+ Thầy cầm phấn, dằn mạnh, viết to: "Nước Pháp môn năm".
+ Thầy đứng trên bục, người tái nhợt ... đầu tựa vào tường ... nghẹn ngào không nói hết được câu.
 ð Miêu tả ngoại hình ð tâm trạng
 ð Tình yêu nước, yêu ngôn ngữ dân tộc đến dâng trào, nỗi đau, sự xúc động đến cực điểm.
- Thầy đăm đăm nhìn thấy những đồ vật xung quanh mình như muốn mang theo trong ánh mắt toàn bộ ngôi trường nhỏ bé của thầy.
ð Miêu tả ngoại hình ð tâm trạng
ð Thầy yêu nghề, gắn bó với nghề nghiệp.
— ý nghĩa: Phải biết yêu quý, giữ gìn và học tập để nắm vững tiếng nói của dân tộc mình, nhất là khi đất nước rơi vào vòng nô lệ, bởi tiếng nói không chỉ là tài sản quý báu của dân tộc mà còn là phương tiện quan trọng để đấu tranh giành độc lập tự do.
— Nghệ thuật:
- Kể theo ngôi thứ nhất - người kể là một học sinh có mặt trong buổi học đó.
- Miêu tả nhân vật qua ý nghĩ, tâm trạng (Phrăng) qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động (thầy Ha - men).
- Ngôn ngữ tự nhiên với giọng kể chân thành và xúc động: sử dụng nhiều câu biểu cảm, từ gợi cảm, phép so sánh, hình ảnh mang ý nghĩa ẩn fụ (khi nghe tiếng chim bồ câu gật gù...)
Hoạt động 3: Luyện tập
- Yêu cầu tổ 1 + 2 làm bài	1. Viết 1 đoạn văn miêu tả thầy Ha - men tập 1.	trong buổi học cuối cùng.
- Yêu cầu tổ 3 + 4 làm bài	1. Viết 1 đoạn văn miêu tả chú bé Phrăng tập 1.	trong buổi học cuối cùng.
Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn
- Phân tích nhân vật Ha - men trong buổi học cuối cùng.
— Hướng dẫn học tập:
- Học bài - soạn: "Đêm nay Bác không ngủ".
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:...........................
Bài 22 - Tiết 91: Nhân Hoá
A. Mục tiêu cần đạt.
- Nắm được khái niệm nhân hoá, các kiểu nhân hoá.
- Nắm được tác dụng chính của nhân hoá.
- Biết dùng các kiểu nhân hoá trong bài viết của mình.
B. Chuẩn bị.
Giáo viên: Đọc sách - tài liệu - giáo án.
Học sinh: Đọc sách - Trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
1. ổn định tổ chức:
	- Sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
	- Có mấy kiểu so sánh? Tác dụng của so sánh?
	- Làm bài tập về nhà
3. Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Bài mới
I. Bài học
- Tìm phép nhân hoá trong khổ thơ sau?
- Tìm những từ ngữ vốn được dùng tả người để tả con vật, đồ vật?
- So sánh với diễn đạt ở NL2, hiện tượng diễn tả ở NL1 hay hơn ở chỗ?
- Em hiểu nhân hoá là gì?
- Những sự vật nào được nhân hoá? nhân hoá bằng cách nào?
- Có mấy kiểu nhân hoá
Ngữ liệu và phân tích
NL1: Nhân hoá.
- Ông mặt trời mặc áo giáp đen ra trận.
- Cây mía múa gươm.
- Kiến hành quân.
NL2:
ð Làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật trở nên gần gũi với con người.
NL3:
Sự vật được nhân hoá:
Miệng = từ "Lão"
Tai = từ "Bác"
Mắt = từ "Cô"
Chân, tay = từ "Cậu"
ð Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
- Tre - từ ngữ: "Chống lại"; "xung phong"; "giữ".
ð Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tích chất của con người để chỉ hoạt động, tích chất của vật.
- Trâu = từ "ơi".
ð Trò chuyện, xưng hô với vật như đối với người.
Kết luận:
1. Nhân hoá là gì?
— Nhân hoá là gợi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,... bằng những từ ngữ vốn được tả con người; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,... trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
2. Các kiểu nhân hoá:
— Có 3 kiểu nhân hoá thường gặp (SGK)
Hoạt động 3: Luyện tập
- Gọi 2 học sinh lên bảng làm bài tập 1.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài tập 3.
— Bài tập 1: Chỉ ra và nêu tác dụng của phép nhân hoá.
Nhân hoá: Tàu mẹ, tàu con, xe anh, xe em, tíu tít, bận rộn.
ð Cách diễn tả đó làm cho sự vật trở nên gần gũi, sinh động, nó cũng có quan hệ gần gũi gắn bó như quan hệ ruột thịt của con người.
— Bài tập 3: So sánh 2 cách viết.
- Cách viết 1: Dùng phép nhân hoá, với những từ ngữ gợi cảm ð dùng cho văn bản biểu cảm.
- Cách viết 2: Dùng cho văn bản thuyết minh.
Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn
- Nhân hoá? Có mấy phép nhân hoá?
— Hướng dẫn học tập.
- Bài tập về nhà: 4, 5 (SGK) + BT (SBT).
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:...........................
Bài 22 - Tiết 92: Phương pháp tả người.
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh nắm được cách tả người và bố cục hình thức của 1 đoạn, 1 bài văn tả người.
- Luyện tập kĩ năng quan sát và lựa chọn, kĩ năng trình bày những điều quan sát lựa chọn được theo thứ tự hợp lý.
B. Chuẩn bị.
Giáo viên: Đọc sách - tài liệu - giáo án.
Học sinh: Đọc sách - Trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
1. ổn định tổ chức:
	- Sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
	- Làm bài tập về nhà
3. Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Bài mới
I. Bài học
Học sinh đọc từng đoạn.
- Mỗi đoạn văn đó tả ai?
Người đó có đặc điểm gì nổi bật thể hiện bằng những từ ngữ, hình ảnh?
Học sinh tìm...
Học sinh tìm...
1. Phương thức viết 1 đoạn văn, bài văn tả người.
a. Đoạn 1: Tả dượng Hương Thu chèo thuyền vượt thác. Điểm nổi bật: Khoẻ, rắn chắc, tư thế cững vàng.
+ Từ ngữ hình ảnh thể hiện: như pho tượng: bắp thịt cuồn cuộn.
- Đoạn 2: tả Cai Tứ
Điểm nổi bật: mang cái hình thức bề ngoài không đẹp mát, phẩm chất: Gian xảo.
+ Từ ngữ hình ảnh thể hiện:...
- Đoạn 3: tả hình ảnh 2 người trong keo vật.
Điểm nổi bật: Khoẻ, có kinh nghiệm đấu vật
+ Từ ngữ hình ảnh thể hiện:
b. Đoạn 2 tập trung khắc hoạ chân dung nhân vật.
Đoạn 1 + 3 tả người gắn với công việc.
c. Nêu nội dung chính của mỗi phần ở đoạn 3.
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật.
- Thân bài: Miêu tả chi tiết ngoại hình, cử chỉ, hành động và lời nói.
- Kết bài: Nêu cảm nghĩ của người viết.
“ Ghi nhớ: (SGK - 61)
Hoạt động 3: Luyện tập
- 3 em lên làm 3 yêu cầu
trong bài tập 1.
- Học sinh tự làm
— Bài tập 1: Các chi tiết tiêu biểu để miêu tả.
 - Một em bé chừng bốn năm tuổi:
+ Dáng hình: Nước da, đôi má, mắt, lời nói.
+ Hoạt động: Trò chơi yêu thích, hay làm gì?
+ Tính tình: Nghe lời người lớn, thật thà, ngây thơ, hồn nhiên...
 - Một cụ già.
 - Một cô giáo say sưa giảng bài trên lớp.
— Bài tập 2: Lập dàn ý cho bài văn của 1 trong 3 đề trên.
Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn
- Điều cần lưu ý khi làm văn miêu tả.
Hướng dẫn học tập:
- BTVN: 3 (SGK) + BT (SBT)
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:...........................
Bài 23 - Tiết 93: Đêm nay Bác không ngủ (T1)
	Minh Huệ
A. Mục tiêu cần đạt.
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Bác Hồ trong bài thơ với tấm lòng yêu nước mênh mông, sự chăm sóc ân cần đối với các chiến sĩ và đồng bào, thấy được tình cảm yêu quý, kính trọng của người chiến sĩ đối voéi Bác Hồ.
- Nắm được những đặc sắc nghệ thuất của bài thơ: Kết hợp miêu tả, kể chuyện với biểu hiện cảm xúc, tâm trạng; những chi tiết giản dị, tự nhiên mà giàu sức biểu cảm.
B. Chuẩn bị.
Giáo viên: Đọc sách - tài liệu - giáo án.
Học sinh: Đọc sách - Trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
1. ổn định tổ chức:
	- Sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
	- Buổi học cuối cùng của thầy Ha - men diễn ra như thế nào?
	- ý nghĩa của truyện?
3. Giới thiệu bài.
	Viết về Hồ Chí Minh đã có nhiều bài thơ hay của nhiều tác giả với những cách tiếp cận và thể hiện khác nhau. Minh Huệ có cách thê hiện hình tượng Bác Hồ thật bình dị mà cảm động trong hình thức một bài thơ trữ tình nhưng có nhiều yếu tố tự sự. Bài thơ được viết dựa trên nhũng sự kiện có thực: Năm 1950, trong chiến dịch biên giới, Bác Hồ đã trực tiếp ra mặt trận chỉ huy cuộc chiến đấu. Đầu năm 1951, Minh Huệ ở Nghệ An gặp một người là bộ đội vừa từ Việt Bắc về có kể cho nhà thơ nghe một kỉ niệm được gặp Bác trong một đêm trên đường đi chiến dịch biên giới. Câu chuyện xúc động cho tác giả ð Sáng tác bài thơ.
Hoạt động 2: Bài mới
- Giáo viên hướng dẫn đọc mẫu - học sinh đọc.
- Gọi học sinh đọc chú thích
- Câu chuyện diễn ra trong hoàn cảnh nào?
Tìm những từ ngữ th ... ung đại và truyện hiện đại có điểm gì giống nhau.
- Gợi ý: Lời kể, cốt truyện, nhân vật và cách xây dựng nhân vật, văn tự sự, văn miêu tả.
Câu 6: Tìm trong ngữ văn 6 tập 2 những văn bản thể hiện truyền thống yêu nước, lòng nhân ái của dân tộc.
— Lòng yêu nước: Lòng yêu nước, Cầu Long Biên, Cô Tô,...
— Lòng nhân ái: Đêm nay Bác không ngủ.
Hoạt động 4: Củng cố - Hướng dẫn
- Em thích nhất tác giả nào? Nhân vật nào? Vì sao?
— Hướng dẫn ôn tập.
- Bài tập về nhà: 6, 7.
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:...........................
Tiết 134: Tổng kết phần văn và tập làm văn (T2).
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
	- Củng cố những kiến thức về phương thức biểu đạt đã đọc đã biết và đã tập làm; Năm vững các yêu cầu cơ bản về nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp; bố cục cơ bản của bài văn gồm 3 phần với các yêu cầu và nội dung của chúng.
B. Chuẩn bị.
Giáo viên: Đọc sách - tài liệu - giáo án.
Học sinh: Đọc sách - Trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
1. ổn định tổ chức:
	- Sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Không.
3. Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Bài mới
I. Các loại văn bản và những phương thức biểu đạt đã học.
Câu 1: Thống kê, phân loại những bài văn đã học theo phương thức biểu đạt chính.
STT
Phương thức biểu đạt
Các bài văn đã học
1
Tự sự
Truyền thuyết: Con Rồng cháu Tiên.
 Bánh chưng bánh dày
Cổ tích: Sọ Dừa
 Thạch Sanh.
Ngụ ngôn: ếch ngồi đáy giếng
 Thầy bói xem voi
Truyện cười: Treo biển
 Lợn cưới áo mới
Truyện trung đại: Con hổ có nghĩa
 Thầy thuốc giỏi cốt ở tấm lòng
Truyện hiện đại: Bức tranh của em gái tôi.
2
Miêu tả
Tiểu thuyết: (Truyện) Bài học đường đời đầu tiên
 Sông nước Cà Mau
 Vượt thác
Thơ: Mưa
3
Biểu cảm
Lượm
Đêm nay Bác không ngủ
4
Nghị luận
Văn bản nhật dụng:
 Bức thư của người thủ lĩnh da đỏ
5
Thuyết minh
Văn bản nhật dụng:
 Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử.
Động Phong Nha.
6
Hành chính công vụ
Đơn từ
Câu 2: Phương thức biểu đạt chính của một số văn bản.
 Thạch Sanh	Tự sự
 Lượm 	Biểu cảm, miêu tả, tự sự
 Mưa	Miêu tả
 Bài học đường đời đầu tiên	Tự sự, miêu tả
 Cây tre Việt Nam	Miêu tả, biểu cảm.
Câu 3: Em đã được luyện tập làm các loại văn bản theo những phương thức nào? Tự sự, miêu tả.
II. Đặc điểm, cách làm.
Văn bản
Mục đích
Nội dung
Hình thức
Tự sự
Thông báo, giải thích, nhận thức.
Nhân vật, sự việc, thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả.
Văn xuôi, tự do
Miêu tả
Giúp hình dung đối tượng cảm nhận.
Tính chất, thuộc tính, trạng thái, sự vật, cảnh vật, con người.
Văn xuôi, tự do
Đơn từ
Đề đạt yêu cầu
Lý do và yêu cầu
Theo mẫu với đầy đủ yếu tố của nó
STT
Các phần
Tự sự
Miêu tả
1
Mở bài
Giới thiệu nhân vật, sự việc, tính huống.
Giới thiệu đối tượng miêu tả
2
Thân bài
Diễn biến tình tiết A, B, C, D.
Miêu tả đối tượng... trên các mặt ngoại hình, hoạt động, tính cách.
3
Kết luận
Kết quả sự việc, suy nghĩ.
Cảm xúc, suy nghĩ, cảm tưởng
- Học sinh tự làm
Câu 3: Nêu mối quan hệ sự việc, nhân vật và chủ đề trong văn bản tự sự? Ví dụ?
Câu 4: Nhân vật trong tự sự thường được kể tên và miêu tả qua những yếu tố nào? Ví dụ?
Câu 5: Thứ tự kể và ngôi kể có tác dụng làm cho cách kể thêm linh hoạt như thế nào? Ví dụ?
Câu 6: Vì sao miêu tả đòi hỏi phải quan sát sự vật, hiện tượng, con người?
Câu 7: Hãy nêu lại các phương pháp miêu tả đã học.
Hoạt động 3: Củng cố - Hướng dẫn
- Những điểm khác biệt cơ bản của văn tự sự - với văn miêu tả.
— Hướng dẫn học tập.
- Bài tập về nhà: 2, 3.
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:...........................
Tiết 135: Tổng kết phần Tiếng Việt.
A. Mục tiêu cần đạt.
Giúp học sinh:
	- Ôn tập một cách có hệ thống những kiến thức đã học trong phần 	kến thức lớp 6.
	- Biết nhận diện các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đã học: danh từ, 	động từ, tính từ, số từ, lượng từ, chỉ từ, phó từ.
	- Câu đơn, câu ghép... so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ.
	- Biết phân tích, các đơn vị và hiện tượng ngôn ngữ đó.
B. Chuẩn bị.
Giáo viên: Đọc sách - tài liệu - giáo án.
Học sinh: Đọc sách - Trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
1. ổn định tổ chức:
	- Sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
	- Kết hợp.
	- Làm bài tập về nhà.
3. Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Bài mới
	Giới thiệu bài.
Nội dung ôn tập.
I. Các loại từ đã học (SGK).
1. Các phép tu từ đã học (Sơ đồ SGK).
2. Các kiểu cấu tạo câu đã học (SGK).
3. Các dấu câu đã học (SGK).
II. Luyện tập
Bài tập trang 75 (sách bài tập).
Bài 2: Phân tích giá trị của các phép tu từ trong đoạn:
	" Rễ siêng không ngại đất nghèo
	Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù
	Vươn mình trong gió tre đu
	Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
	Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
	Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm".
	(Tre Việt Nam - Nguyễn Duy)
Bài 3: Cho đoạn văn:
" Ngày mai, trên đất nước này, sắt thép có thể nhiều hơn tre nữa. Nhưng trên đường trường ta dần bước, tre xanh vẫn là bóng mát. Tre vẫn mang khúc nhạc tâm tình. Tre sẽ càng tươi những cổng chào thắng lợi. Những chiếc đu tre vẫn dướn lên bay bổng. Tiếng sáo diều tre cao vút mãi"
a. Tìm phó từ.
b. Phân tích thành phần các câu.
c. Tìm câu trần thuật đơn có từ " là"
Hoạt động 3: Củng cố - Hướng dẫn
- Vẽ sơ đồ phân loại Danh từ? Động từ? Tính từ?
— Hướng dẫn học tập.
- Ôn lại phần nội dung ôn tập.
- Làm bài tập (tự luận) bài 33 (Sách bài tập).
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:...........................
Tiết 136: Ôn tập tổng hợp.
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh vận dụng linh hoạt theo hướng tích cực các kiến thức và kĩ năng của các môn học ngữ văn.
- Giúp học sinh luyện năng lực vận dụng tổng hợp các phương thức biểu đạt (kể và tả) trong một bài viết và các kĩ năng viết bài nói chung.
B. Chuẩn bị.
Giáo viên: Đọc sách - tài liệu - giáo án.
Học sinh: Đọc sách - Trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
1. ổn định tổ chức:
	- Sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
	- Kết hợp
3. Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Bài mới
I. Những nộ dung cơ bản cần chú: (SGK).
(Trên cơ sở những nội dung đã có trong SGK, giáo viên đưa ra những yêu cầu, chi tiết hơn trong từng nội dung cơ bản).
II. Luyện tập.
Đề kiểm tra chất lượng cuối năm - lớp 6 (SGK - 164).
Phần trắc nghiệm
1. B 	2. D	3. C 	4. D	5. C	6. A 	7. C 	8. C	9. B
Phần tự luận
Đề bài: Có lần trong bữa cơm chiều của gia đình, em gây ra một việc khiến cha mẹ buồn. Em hãy viết bài văn kể và tả lại sự việc đó.
Hướng làm bài.
1. Mở bài:
Học sinh có thể mở bài bằng nhiều cách, miễn là giới thiệu được khung cảnh bữa cơm gia đình vào buổi chiều.
2. Thân bài:
3. Đi sâu vào kể và tả sự việc ấy.
- Tả quang cảnh bữa cơm chiều.
- Kể việc xảy ra: Đó là việc gì? Bắt đầu ra sao, xảy ra như thế nào? Nguyên nhân?
- Kể và tả lại hình ảnh bố, mẹ như thế nào khi chuyện xảy ra: Khuôn mặt, giọng nói, thái độ...
4. Kết bài:
- Nêu cảm nghĩ của bản thân sau khi câu chuyện đã xảy ra.
— Yêu cầu học sinh viết dàn ð triển khai phần thân bài.
- Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Hoạt động 3: Củng cố - Hướng dẫn
- Ôn tập kì - chuẩn bị kiểm tra.
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng:...........................
Tiết 139 + 140: Chương trình ngữ văn địa phương.
	(Phần văn + Tập làm văn)
A. Mục tiêu cần đạt.
- Giúp học sinh biết được một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử hay chương trình kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Biết liên hệ với phần văn bản nhật dụng đã học để làm phong phú thêm nhận thức của mình về các chủ đề đã học.
B. Chuẩn bị.
Giáo viên: Đọc sách - tài liệu - giáo án.
Học sinh: Tìm hiểu về những danh lam thắng cảnh có trên quê em.
	 Tìm hiểu về vấn đề môi trường và việc bảo vệ, giữ gìn môi 	trường ở quê em.
C. Tiến trình dạy học
Hoạt động 1: Khởi động
1. ổn định tổ chức:
	- Sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ.
	- Kết hợp trong giờ
3. Giới thiệu bài.
Hoạt động 2: Bài mới
I. Trao đổi trong nhóm những nội dung mà em đã chuẩn bị ở nhà
	(Mỗi nhóm 4 học sinh)
II. Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày trước lớp.
- Một trong những danh lam thắng cảnh:
	+ Cầu Việt Trì
	+ Đền Hùng (Hy Cương - Lâm Thao)
	+ Đền Ao Châu (Hạ Hoà).
III. Giáo viên tổng kết, đánh giá.
- Ưu điểm:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Nhược điểm:
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hoạt động 3: Củng cố - Hướng dẫn
- Về nhà tiếp tục tìm hiểu thêm về các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh - Viết bài giới thiệu (Văn thuyết minh sẽ học ở lớp trên)
- Tìm hiểu về vấn đề môi trường & bảo vệ môi trường ở địa phương em.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 6 HK II.doc