I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.
Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng. Kể lại được truyện này.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC KĨ NĂNG:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
- Nắm được nội dung ý nghĩa và 1 số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng, kể lại được truyện này.
2. Kĩ năng:
- Kể lại được câu chuyện.
3. Thái độ.
- Có ý thức về truyền thống lịch sử dân tộc.
III. CHUẨN BỊ .
1.Thầy: Dự kiến thích hợp .v-v: truyện con rồng cháu tiên
v-tv: từ
- Nghiên cứu bài, chuẩn bị câu hỏi dẫn dắt.
- Tham khảo tư liệu
2.Trò: Đọc kỹ truyện, chuẩn bị câu hỏi phần đọc hiểu văn bản .Chuẩn bị trả lời bài tập luyện tập.
IV TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC.
*Bước1.Ổn định tổ chức.
*Bước2. Kiểm tra bài cũ:
1. Mục tiêu kiểm tra: Kiểm tra độ chuyên cần của học sinh.
2. Phương pháp kiểm tra: Đầu giờ
3.Đề kiểm tra.
1.Kiểm tra vở soạn bài của học sinh ,kiểm tra sơ bộ ban đầu về văn bản Thánh Gióng .
4. Phương án trả lời.
- Đáp án: Đánh giá việc chuẩn bị bài qua kết quả các tổ báo cáo .
* Bước 3.Tổ chức dạy và học bài mới:
Hoạt động 1: Tạo tâm thế
- Thời gian: 1 phút
- Mục tiêu:Giúp học sinh tạo tâm thế tốt vào bài học.
- Phương pháp: thuyết trình
- Kĩ thuật:
Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc là chủ đề lớn, xuyên suốt lịch sử VH nói chung, VH dân gian VN nói riêng. Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện tiêu biểu, độc đáo chủ đề này
Ghi chú: .
*Hoạt động 2: Tri giác
- Thời gian dự kiến: 8 phút.
- Mục tiêu: Nắm được về tác giả, tác phẩm, cảm nhận bước đầu về văn bản qua việc đọc.
- Phương pháp: Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình.
- Kĩ thuật: Dạy học theo góc.
Tiết 1, 2 : THánh GIóng Ngày soạn:10/ 08/ 2012 Ngày dạy:16/ 08/ 2012 Cho lớp: 6A,B I. Mức độ cần đạt. Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện Thánh Gióng. Kể lại được truyện này. II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: - Nắm được nội dung ý nghĩa và 1 số nét nghệ thuật tiêu biểu của truyện thánh gióng, kể lại được truyện này. 2. Kĩ năng: - Kể lại được câu chuyện. 3. Thái độ. - Có ý thức về truyền thống lịch sử dân tộc. III. Chuẩn bị . 1.Thầy: Dự kiến thích hợp .v-v: truyện con rồng cháu tiên v-tv: từ - Nghiên cứu bài, chuẩn bị câu hỏi dẫn dắt. - Tham khảo tư liệu 2.Trò: Đọc kỹ truyện, chuẩn bị câu hỏi phần đọc hiểu văn bản .Chuẩn bị trả lời bài tập luyện tập. IV Tổ chức dạy và học. *Bước1.ổn định tổ chức. *Bước2. Kiểm tra bài cũ: 1. Mục tiêu kiểm tra: Kiểm tra độ chuyên cần của học sinh. 2. Phương pháp kiểm tra: Đầu giờ 3.Đề kiểm tra. 1.Kiểm tra vở soạn bài của học sinh ,kiểm tra sơ bộ ban đầu về văn bản Thánh Gióng . 4. Phương án trả lời. - Đáp án: Đánh giá việc chuẩn bị bài qua kết quả các tổ báo cáo . * Bước 3.Tổ chức dạy và học bài mới: Hoạt động 1 : Tạo tâm thế - Thời gian : 1 phút - Mục tiêu :Giúp học sinh tạo tâm thế tốt vào bài học. - Phương pháp : thuyết trình - Kĩ thuật : Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc là chủ đề lớn, xuyên suốt lịch sử VH nói chung, VH dân gian VN nói riêng. Thánh Gióng là truyện dân gian thể hiện tiêu biểu, độc đáo chủ đề này Ghi chú : ..................................................................................................................... *Hoạt động 2: Tri giác - Thời gian dự kiến : 8 phút. - Mục tiêu : Nắm được về tác giả, tác phẩm, cảm nhận bước đầu về văn bản qua việc đọc. - Phương pháp : Đọc diễn cảm, vấn đáp, thuyết trình. - Kĩ thuật : Dạy học theo góc. Hoạt động của thầy HĐ của trò Kiến thức cần đạt Ghi chú ? Văn bản này cần giọng đọc như thế nào? -Ngạc nhiên, đĩnh đạc Gióng trả lời sứ giả GV đọc mẫu một đoạn gọi học sinh đọc toàn truyện ( HS đọc phân vai ) ? Dựa vào sự việc chính hãy tóm tắt vb: ? Văn bản có những từ khó nào? ? Từ nào là từ Hán Việt? Hãy giải nghĩa từ tráng sĩ, trượng? -Tráng sĩ: Hán văn: người có sức lực cường tráng, chí khí mạnh mẽ hay làm việc lớn. (tráng sĩ ,trượng => Từ mượn ) H/S nêu yêu cầu đọc VB H/s nghe H/S tóm tắt VB H/s giải nghĩa từ khó I. Đọc, chú thích. 1. Đọc. Đọc diễn cảm, thay đổi giọng đọc phù hợp với nội dung từng đoạn. 2. Tóm tắt vb. 3. Tìm hiểu chú thích. -19 từ khó * Hoạt động 3: Phân tích, cắt nghĩa. - Thời gian dự kiến : 70 phút - Mục tiêu : Học sinh nắm được nhiều giá trị đặc sắc của văn bản. - Phương pháp : Đọc, vấn đáp, thuyết trình, bình giảng. - Kĩ thuật : Dạy học theo góc, Kĩ thuật khăn trải bàn. Hoạt động của thầy HĐ của trò Kiến thức cần đạt Ghi chú ? Văn bản có thể chia thành mấy phần ý nghĩa từng phần: - 4 phần ( So chính ) 1. Sự ra đời kì lạ của Gióng. 2. Gióng gặp sứ giả,cả làng nuôi Gióng. 3. Gióng chiến đấu và chiến thắng. 4. Gióng bay về trời. ?Trong ttruyện Thánh Gióng có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính? ? Nhân vật chính được xây dựng bằng nghệ thuật gì .(trí tưởng tượng ,yếu tố kì ảo ) ? Nhân vật chính này được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng ,kì ảo giầu ý nghĩa. Em hãy liệt kê những chi tiết đó. - Sự ra đời và tuổi thơ kì lạ . - Có giặc ngoại xâm Gióng biết nói và đòi đi đánh giặc . - Lớn nhanh như thổi ,bà con góp gạo nuôi Gióng . - Gióng vươn vai thành tráng sĩ ,mặc áo giáp sắt cỡi ngựa đI đánh giặc . - Gậy sắt gãy Gióng nhổ tre bên đường để đánh giặc . - Đánh giặc xong Gióng bay về trời . ? Đọc phần đầu truyện cho biết nguồn gốc ra đời của Gióng? Có gì đặc biệt? *Ra đời, tuổi thơ . - ướm chân ăcó thai - 12 tháng sau mới được sinh ra - Ba năm không biết nói cười, đặt đâu nằm đấy. ănhân vật kỳ lạ ? Sự ra đời này cho em hiểu gì về Thánh Gióng . +Báo hiệu sẽ làm được những điều kì diệu # thường. + Tăng sức hấp dẫn của truyện ? Câu nói đầu tiên của Gióng là câu nói nào? Với ai? Trong hoàn cảnh nào? ý nghĩa câu nói đó? - Thảo luận - ý nghĩa: Tinh thần yêu nước ,ý thức đối với đất nước đặt lên hàng đầu. (cũng là tiếng nói của nhân dân ) - GV gọi HS đọc lại câu nói của Gióng với sứ giả:‘‘ông về ... đánh tan lũ giặc này’’ ?Đọc câu nói này với giọng ntn? Thể hiện điều gì? Giọng đĩnh đạc, đàng hoàng, cứng cỏi, kiên quyết-> niềm tin sắt đá chiến thắng ?Gióng đã yêu cầu vua ban những gì . ? Hãy phân tích chi tiết Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt để dánh giặc? * Tầm quan trọng của đồ sắt ,tiêu biểu cho sản xuất nông nghiệp đang lên của nhân dân thời kì đồ sắt . - Gọi HS đọc đoạn “càng lạ hơn..đánh giặc cứu nước’’ ? Vì sao Gióng lớn nhanh như thổi. -Gióng lớn nhanh vì: cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa may xong cũng đứt căng chỉ, dân làng góp gạo. Để đủ sức mạnh ,kịp đi đánh giặc cứu nước. ? Vì sao bà con xóm làng vui vẻ góp gạo nuôi Gióng? Chi tiết này có ý nghĩa gì? Liên hệ thi nấu cơm Ai cũng mong Gióng đánh giặc cứu nước. Gióng là con của nhân dân, lớn bằng cơm gạo của nhân dân, mang sức mạnh cộng đồng => chính nhân dân tạo lên sức mạnh cho Gióng,tinh thần đoàn kết đánh giặc.->Gióng là vị thần thể hiện nguyện vọng ,ước mơ của nhân dân . ? Giải nghĩa từ hơn trượng, oai phong lẫm liệt, tráng sĩ. - Trượng: đv đo 10 thước = 3,33m -> rất cao. - Lẫm liệt: hùng dũng oai nghiêm ? Chi tiết Gióng vươn vai thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong lẫm liệt có ý nghĩa gì. - Sức sống mãnh liệt và kì diệu của dân tộc ta mỗi khi gặp khó khăn. - Sức sống của tình đoàn kết, tương thân tương ái của các tầng lớp nhân dân mỗi khi TQ bị đe dọa. * Tượng đài về sự trưởng thành về hùng khí ,tinh thần của dân tộc trước giặc ngoại xâm . ? Quan sát bức tranh ,bức tranh thể hiện sự việc nào trong truyện . - Cảnh Gióng ra trận nhổ tre đánh giặc ? Đọc, kể lại đoạn Gióng đánh giặc. ?Hãy phát biểu cảm tưởng của em về cảnh Gióng đánh giặc . - Gióng hùng dũng ,oai phong ,sức mạnh vô song đánh lũ giặc tan tành ,quân giặc giẫm đạp lên nhau chết như ngả rạ .=> Súc động ,khâm phục và tự hào . “Quân Ân phải lối ngựa pha Tan ra như nước, nát ra như bèo” Đại nam quốc sử diễn ca- ?Nhận xét cách kể của dân gian? Chi tiết roi sắt gãy, Gióng lập tức nhổ từng bụi tre vung lên quật vào giặc có ý nghĩ gì? - Gióng không chỉ đánh giặc = vũ khí vua ban mà đánh giặc bằng cả cây cỏ của đất nước, = những gì có thể giết được giặc. ăgiặc thua thảm hại. “Đứa thì sứt mũi, sứt tai Đứa thì chết chóc vì gai tre * GV bình : kết hợp MT Gióng nhảy lên mình ngựa phi thẳng nơi giặc đóng, đón đầu chúng đánh, giặc chết như ngả rạ. Gióng chủ động đánh giặc, tiến công liên tục- ý nghĩa: ND ta đánh giặc không chỉ bằng vũ khí hiện đại, cả vũ khí tự tạo, cỏ cây tự nhiên cũng đánh giặc. Giặc tan vỡ, đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc. Đến đấy Gióng cởi áo giáp để lại rồi cả người lẫn ngựa bay về trời. * Liên hệ :(Chủ tịch HCM kêu gọi toàn quốc k/chiến thời chống TDP: “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc”) ? Vậy theo em vì sao Gióng chiến thắng – Gióng mang trong mình sức mạnh cộng đồng ,mang ý trí nhân dân ta ,một dân tộc quật cường không chịu khom lưng ,cúi đầu trước giặc ngoại xâm . *GV chuyển sang T2 ? Tại sao tác giả dân gian lại để Gióng bay về trời mà không trở về kinh đô nhận tước phong của vua? Chi tiết này có ý nghĩa gì về phẩm chất người anh hùng . - Gióng là thần ,người trời ,thực hiện ý trời giúp dân đánh giặc .Người anh hùgn làm việc nghĩa vô tư ,không ham vinh hoa phú quý . GV bình: Gióng coi nhiệm vụ đánh giặc cứu nước là quan trọng. Không đòi hỏi công danh. ND yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng nên đã để Gióng về với cõi vô biên bất tử. ? Chi tiết nào có liên quan đến Thánh Gióng được lưu giữ đến ngày nay . - Làng Cháy, tre đằng ngà, hồ ao liên tiếp. ?Vì sao tác giả dân gian lại coi (muốn coi ) Thánh Gióng là có thật . - Yêu mến người anh hùng ,tin vào sức mạnh kì diệu của nhân dân . ? Nhận xét nghệ thuật xây dựng hình tượng Thánh Gióng. - Xây dựng nhân vật với nhiều mầu sắc thần kì. ? Xây dựng hình tượng ND gửi gắm quan niệm và mơ ước gì. - ý thức, sức mạnh bảo vệ đất nước, mơ ước có người anh hùng có đủ sức mạnh đánh thắng giặc ngoại xâm. ? Theo em truyện TG có liên quan đến sự thật lịch sử nào. - Vua Hùng chống ngoại xâm ? Hình ảnh nào của Gióng là hình ảnh đẹp nhất trong tâm trí em. - GV bổ sung lựa chọn chi tiết gt lý do, hợp lý. H/S trả lời H/S trả lời H/S thảo luận nhóm Đại diện trình bày H/S đọc H/S trả lời H/S trả lời H/S thảo luận Đại diện trình bày H/S đọc H/S trả lời H/S thảo luận H/S nghe H/Strả lời H/s tìm các chi tiết H/S giải nghĩa H/S suy nghĩ và trả lời. H/S đọc và kề H/S nhận xét H/S thảo luận H/S nghe lời bình của G/V H/S trả lời *Tiết 2 H/S nhận xét H/s trả lời H/S suy nghĩ và trả lời H/S trả lời H/S PB suy nghĩ của bản thân. II.Đọc - hiểu văn bản. 1. Tìm hiểu chung : - Bố cục : 4 phần: - Nhân vật Gióng,bà mẹ, dân làng,sứ giả, giặc Ân. - Nhân vật chính: Thánh Gióng 2. Tìm hiểu chi tiết : a. Nhân vật Thánh Gióng. * Nguồn gốc ra đời, lớn lên kì lạ. Sự ra đời kì lạ của Thánh Gióng -> Nhấn mạnh Thánh Gióng là cậu bé khác thường ,là người thần . (Hấp dẫn người đọc ) * Tiếng nói đầu tiên: yêu cầu được đi đánh giặc. => Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước –lòng yêu nước của nhân dân . * Gióng đòi vua ban : ngựa sắt,roi sắt,giáp sắt để đánh giặc. =>Tầm quan trọng của đồ sắt . * Từ đó, Gióng lớn nhanh như thổi => Để đủ sức mạnh ,kịp đi đánh giặc cứu nước . ( Người xưa quan niệm anh hùng phải khổng lồ về thể xác,có sức mạnh phi thường ,lập chiến công hiển hách ) * Bà con góp gạo nuôi Gióng :Gióng sinh ra từ nhân dân ,lớn lên bằng cơm gạo nhân dân ,mạng sức mạnh cộng đồng . * Vươn vai thành tráng sĩ, mình cao hơn trượng,oai phong lẫm liệt. =>Tượng đài về sự trưởng thành về hùng khí ,tinh thần của dân tộc trước nạn ngoại xâm . * Gióng đánh giặc: Roi gãy, Gióng nhổ tre đánh tiếp cho hết giặc. => Gióng hùng dũng ,oai phong ,sức mạnh vô song đánh lũ giặc tan tành ,quân giặc giẫm đạp lên nhau chết như ngả rạ . * Giặc tan, Gióng bay về trời. => Ra đời phi thường ,ra đi phi thường . Người anh hùng làm việc nghĩa vô tư ,không ham vinh hoa ,phú quý . b. ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng ( Sgk ) - Gióng là hình tượng tiêu biểu của người anh hùng đánh giặc cứu nướ ... Thiếu ngày, tháng, năm nơi viết đơn hoặc tên người viết đơn - Người, nơi nhận đơn không rõ - Thiếu chữ kí của người viết đơn * Cách sửa: bổ sung những phần còn thiếu. Đơn 2: (sgk 143) + Các lỗi mắc phải ở bài tập này là: - Thừa phần viết về bố, mẹ, vì không cần thiết phải khai trong đơn này. - Lí do trình bày chưa rõ ràng, xác đáng. - Thiếu thời gian, nơi viết đơn, lời cam đoan, chữ kí của người viết đơn. Đơn 3: (sgk 143) + Các lỗi mắc phải ở bài tập này là: - Lí do viết đơn trình bày không xác đáng.bởi lẽ đang sốt cao, li bì, không thể ngồi dậy được thì làm sao có thể tự mình viết đơn. Như vậy là dối trá. Bởi vậy, đơn này nhất thiết phải do phụ huynh viết mới hợp lẽ. III. Luyện tập 1.Bài tập 1 và 2 trang 144 1. Quê em mới có điện. Em hãy thay mặt bố mẹ viết đơn gửi Ban quản lý điện của địa phương xin bán điện cho gia đình mình. 2. Trường em đang thành lập đội tình nguyện tuyên truyền và bảo vệ môi trường xanh, sạch đẹp. Em hãy viết đơn xin được tham gia đội tình nguyện ấy. * Bốn tổ, mỗi tổ một bài tập thảo luận làm nhóm, cử đại diện lên đọc đơn của tổ mình à giáo viên nhận xét gọi bạn bổ sung cho điểm cả tổ. * Bước 4: Hướng dẫn học bài và chuẩn bị bài ở nhà. Tập viết đơn không mẫu. Thu thập một số đơn không theo mẫu làm tài liệu học tập. Chuẩn bị bài sau: Soạn bài động phong Nha trang 144. Tiết 140 : Trả bài kiểm tra tổng hợp cuối năm. Hướng dẫn học tập trong hè. Ngày soạn : ........./........./2012 Ngày dạy :........./........../2012 Cho lớp : 6D I. Mức độ cần đạt. - Củng cố kién thức về văn miêu tả sáng tạo, học sinh nhận ra lỗi sai và sửa sai. II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng. 1.Kiến thức: - Cùng cố kiến thức về văn bản, tiếng Việt, văn miêu tả (tả người) có kết hợp với yếu tố sáng tạo 2. Kỹ năng: - Viết bài văn miêu tả, đặt câu trần thuật đơn, 3. Thái độ: - Nghiêm túc, khách quan tìm ra những lỗi trong bài làm của mình từ đó khắc phục. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Đề bài kiểm tra tiếng Việt - TLV số 7 - Đáp án biểu điểm. 2. Học sinh: Chữa lỗi. IV. Tổ chức dạy và học. * Bước 1: ổn định tổ chức. * Bước 2: Kiểm tra bài cũ. ( trong khi trả bài ) * Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới. Tiết 115 và 121,122 các em đã kiểm tra về phân môn tiếng việt và viết bài tập làm văn miêu tả sáng tạo. Để giúp các em nhận ra những những lỗi sai mà mình đã mắc phải, tiết học hôm nay cô cùng các em sẽ chữa lại những bài đó. Ghi chú : ....................................................................................................................... Tiến trình các bước: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức cần đạt Ghi chú Yêu cầu hs bằng trí nhớ của mình hãy đọc lại đề đã làm? H? Em hãy xác định thể loại, nội dung của đề bài? - Học sinh vận dụng các kiến thức và kỹ năng *Lưu ý: Bài viết của học sinh phải có những dẫn chứng cụ thể, sinh động, những lập luận chặt chẽ có các thao tác phân tích tổng hợp, Bố cục mạch lạc. Bài viết sáng sủa sạch đẹp, không sai chính tả, sâu sắc mới được điểm tối đa. - GV nhận xét bài làm của hs. - GV gọi Hs tự tìm các lỗi trong bài làm của hs - GV chữa lỗi bài làm của hs. - Theo em cần khắc phục các lỗi trên như thế nào? GV trả bài trước khi kết thúc giờ học 15 phút. Học sinh trình bày. Học sinh trình bày. Học sinh trình bày. Học sinh trình bày. Học sinh trình bày. Học sinh trình bày bài văn hay. I. Đề bài, yêu cầu của đề bài. Như tiết 137,138. II. Đáp án và biểu điểm. Như tiết 137,138. III. Nhận xét. + Ưu 1/ Phần lớn hs nắm được phương pháp làm văn 2/ Bố cục 3 phần của bài rõ ràng cân đối 3/ xếp sắp ý trong thân bài hợp lý 4/ Một số bài diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. + Nhược điểm: 1/ Còn 1 số hs chưa nắm vững phương pháp làm bài văn. 2/ 1 số bài vẫn còn mắc lỗi chính tả. IV. Chữa lỗi. - Lỗi chính tả: sai các từ nên- lên - Lỗi dùng từ: dùng sai nghĩa của từ: - Lỗi đặt câu: Câu cụt , thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ. Câu không có dấu chấm, viết liền nhau. - Lỗi diễn đạt vụng về, chưa biết chuyển ý từ ý này sang ý khác. V. Trả bài. - Đọc văn hay, văn yếu Kết hợp linh hoạt kĩ năng. * Bước 4: hướng dẫn học bài ở nhà. Ôn tổng hợp. Hướng dẫn học tập trong hè. G/V tuỳ theo đối tượng học sinh mà ra hướng dẫn ôn tập hè cho học sinh .............................................................. Ôn tập tổng hợp Ngày soạn:......../........./2012 Ngày dạy:......../......../2012 Cho lớp: 6D I. Mức độ cần đạt. - Ôn tập lại, hệ thống các kiến thức Ngữ văn 6: Văn - Tiếng Việt - TLV. II. Trọng tâm kiến thức kĩ năng. 1. Kiến thức: - Ôn tập lại, hệ thống các kiến thức Ngữ văn 6: Văn - Tiếng Việt - TLV. 2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức vào làm 1 đề bài cụ thể. 3. Thái độ: - Nghiêm túc trong học tập. III. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Các đề bài trong bài 33 - VBT/74-79 - SGK/165-166. 2. Học sinh: soạn trước bài IV. Tổ chức dạy và học. * Bước 1: ổn định lớp. * Bước 2: Kiểm tra bài cũ. - Kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của hs. * Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới. I - Nội dung ôn tập 1. Phần văn: Gv: cho hs thảo luận 5phút đưa ra những nội dung (vấn đề) cơ bản cần ôn tập của 3 phân môn trong môn Ngữ Văn. 2. Phần tiếng Việt: - Từ, nghĩa của từ. - Từ loại và cụm từ loại - Câu - Các biện pháp tu từ. 3. Tập làm văn: - Tự sự - Miêu tả - Đơn từ II - Luyện tập - Bài tập 1: Đề kiểm tra chất lượng cuối năm lớp 6/SGK165. a. Trắc nghiệm Gv cho hs thảo luận nhóm bàn 2phút về nội dung của vấn đề. ? Gọi 1 đại diện của một nhóm lên làm phần trắc nghiệm. GV+ lớp: chữa: - Trắc nghiệm: cầu 1 - B; 2-D; 3 - C; 4-D; 5 - C; 6 - A; 7 - C; 8 - C; 9 – B b. Tự luận Đề: Có lần trong bữa cơm chiều của gia đình em đã gây ra một việc khiến cha mẹ buồn. Em hãy viết bài văn tả lại sự việc. ? Đọc phần tự luận? Phân tích đề bài? Hs: - 1hs lên bảng làm - dưới lớp cùng làm. Gv+lớp: chữa, chuẩn xác: - Thể loại: tự sự + miêu tả. - Yêu cầu: kể và tả lại sự việc em gây ra trong bữa cơm chiều của gia đình khiến cha mẹ buồn. * Phân tích đề. * Lập dàn ý. ? Lập dàn ý cho đề bài? Hs: - 3hs lên bảng, mỗi hs làm 1 phần trong bố cục 3 phần - dưới lớp cùng làm. Gv+ lớp: chữa, chuẩn xác. * MB: giới thiệu chung khung cảnh bữa cơm chiều và sự việc mình đã gây ra. * TB: Đi sâu vào kể và tả sự việc ấy. + Tả quang cảnh bữa cơm chiều. + Kể sự việc xảy ra: đó là việc gì? bắt đầu ra sao, xảy ra như thế nào, nguyên nhân. + Kể và tả lại hình ảnh bố, mẹ như thế nào khi chuyện xảy ra: khuôn mặt, giọng nói, thái độ. * Kết bài: Nêu cảm nghĩ của bản thân sau khi câu chuyện xảy ra. * Viết phần mở bài: ? Viết phần MB-KB cho đề bài trên? Hs: - 2 hs lên bảng viết - dưới lớp cùng làm. Gv+lớp: nhận xét, bổ sung, sửa chữa. * Gv: - chữa nhanh 2 đề bài trong VBT/74-79 mà hs đã làm ở nhà. - chốt lại những vấn đề cần lưu ý khi làm bài. * Bước 4: hướng dẫn học bài ở nhà. - Soạn: Chương trình địa phương . Tiết 119 : Ôn tập văn miêu tả Ngày soạn :......../........./2011 Ngày dạy : ....../........../2011 Cho lớp : 6D I.Mức độ cần đạt : - Nắm vững đặc điểm, yêu cầu của một bài văn miêu tả, củng cố và hệ thống hoá các bước, các biện pháp và kĩ năng cơ bản để làm bài văn miêu tả. - Nhận biết và phân biệt được đoạn văn miêu tả và đoạn văn tự sự. II. Trọng tâm kiến thức, kĩ năng. 1. Kiến thức. - Sự khác nhau giữa văn miêu tả và văn t sự ; Văn tả cảnh với văn tả người. - Yêu cầu và bố cục bài văn miêu tả. 2. Kĩ năng. - Quan sát, nhận xét, so sánh và liên tưởng. - Lựa chọn trình tự miêu tả hợp lí. 3. Giáo dục. - Giáo dục cho H/S tình yêu môn học. III. Chuẩn bị. Thầy: Hệ thống kiến thức về văn miêu tả. Trò: Ôn tập lại kiến thức. IV. Tổ chức dạy và học. * Bước 1. ổn định tổ chức: * Bước 2. Kiểm tra bài cũ: (Trong tiết học) * Bước 3: Tổ chức dạy và học bài mới. 1, Hoạt động 1: Tạo tâm thế . - Mục tiêu :- - Tạo tâm thế và định hướng chú ý. - Thời gian: - 1phút. - Phương pháp :- Thuyết trình . - Kĩ thuật :- Kĩ thuật động não. Trong chương trình Ngữ văn lớp 6 học kì II các em đã được tìm hiểu về văn miêu tả. để giúp các em khắc sâu trọng tâm kiến thức về văn miêu tả. tiết học hôm nay cô cùng các em ... Ghi chú : ....................................................................................................................... Hoạt động của thầy HĐ của trò Kiến thức cần đạt. Ghi chú -Theo các em văn miêu tả có mấy loại chính ? -Trình bày các kĩ năng khi làm bài văn miêu tả ? -Hãy nêu bố cục của bài văn miêu tả ? Nhiệm vụ của từng phần ? H/S đọc đoạn văn. ? Đoạn văn tập trung tả cảnh gì, me có nhận xét gì về cảnh được tả. ? Nếu phải tả lại quang cảnh một đầm sen đang mùa nở hoa em sẽ lập dàn ý cho bài văn như thế nào. ? Nếu miêu tả một em bé ngây thơ, bụ bẫm đang tập đi, tập nói thì em sẽ lựa chọn những hình ảnh và chi tiết tiêu biểu nào? em sẽ miêu tả theo thứ tự nào? H/S suy nghĩ và trả lời H/S trình bày H/S trả lời H/S thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày Nhận xét H/S làm việc cá nhận H/s làm việc cá nhân I.Lý thuyết về văn miêu tả. *Miêu tả ở lớp 6 có hai loại chính: + Tả cảnh. + Tả người: - Tả chân dung - Tả người trong hoạt động - Tả người trong cảnh. *Các kĩ năng cần có khi làm bài văn miêu tả: - Quan sát, tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, lựa chọn, hệ thống hoá, *Bố cục của bài văn miêu tả: A. Mở bài: - Tả khái quát B. Thân bài : - Tả chi tiết theo một hệ thống C. Kết bài: - Nêu ấn tượng, nhận xét về đối tượng. II.Bài tập Bài tập 1. Sgk/120 - Đoạn văn tả cảnh biển - đảo Cô Tô (Cô Tô - Nguyễn Tuân) -Những điều làm cho đoạn văn hay và độc đáo: + Lựa chọn chi tiết và hình ảnh đặc sắc, thể hiện được linh hồn của vật. + Có những so sánh, liên tưởng mới mẻ, độc đáo, + Ngôn ngữ phong phú sắc sảo + Tình cảm rõ ràng đối với cảnh vật. Bài tập 2 Sgk/ 121 a.Mở bài: -Đầm sen nào? ở đâu ? Vao mùa nào ? b.Thân bài :Tả chi tiết: -Theo trình tự nào? - Miêu tả cụ thể: lá, hoa, hương, màu sắc, hình dáng, c.Kết bài: - ấn tượng của em và mọi người về đầm sen. Bài tập số 3. - Mở bài: Giố thiệu em bé mà mình muốn tả. + MQH của em đối với em bé. + Bé tên gì, con của ai? Cảm xúc của em đối với em bé. - Thân bài: * Tả hình dáng khái quta của em bé: tuổi, trai, gái, hình dáng, mặt mũi... * Tả những đặc điểm đáng chú ý về hình dáng: Đôi mắt, đôi má, chân, tay... * Tả tính nết, ngây thơ của bểu hiện qua giọng nói, tình cảm hành động. - Kết bài: Cảm nhận của em và mọi người xung quanh đối với em bé. * Bước 4: Hướng dẫn học bài ở nhà. Chuẩn bị viết bài tập làm văn miêu tả sáng tạo
Tài liệu đính kèm: