Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 18, Tiết 73-74: Bài học đường đời đầu tiên (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)

Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 18, Tiết 73-74: Bài học đường đời đầu tiên (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)

1. Mục tiêu: Giúp HS

1.1. Kiến thức:

- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong văn bản được viết cho thiếu nhi.

- Dế mèn là một hình ảnh đẹp cho tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.

- Biết được một số biện pháp nghệ thuật xây dưng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.

1.2. Kĩ năng:

- Làm quen với văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.

- Kĩ năng phân tích các nhân vật trong đoạn trích.

- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh miêu tả khi viết văn miêu tả.

1.3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh ý thức đoàn kết sống nhân ái với mọi người.

2. Trọng tâm:

 - Nội dung, ý nghĩa của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”

- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được xây dựng trong đoạn trích.

3. Chuẩn bị:

- GV: Tranh tác gia.

- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.

 

doc 5 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 1163Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Bài 18, Tiết 73-74: Bài học đường đời đầu tiên (Trích Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 18 - tiết: 73,74	 
Tuần dạy: 20
Ngày dạy: 03/01/2012
BÀI HỌC ĐƯỜNG ĐỜI ĐẦU TIÊN
 ( Trích Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài )
1. Mục tiêu: Giúp HS
1.1. Kiến thức:
- Nhân vật, sự việc, cốt truyện trong văn bản được viết cho thiếu nhi. 
- Dế mèn là một hình ảnh đẹp cho tuổi trẻ sôi nổi nhưng tính tình bồng bột và kiêu ngạo.
- Biết được một số biện pháp nghệ thuật xây dưng nhân vật đặc sắc trong đoạn trích.
1.2. Kĩ năng:
- Làm quen với văn bản truyện hiện đại có yếu tố tự sự kết hợp với yếu tố miêu tả.
- Kĩ năng phân tích các nhân vật trong đoạn trích.
- Vận dụng các biện pháp nghệ thuật so sánh miêu tả khi viết văn miêu tả.
1.3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh ý thức đoàn kết sống nhân ái với mọi người.
2. Trọng tâm:
 - Nội dung, ý nghĩa của văn bản “Bài học đường đời đầu tiên”
- Thấy được tác dụng của một số biện pháp nghệ thuật được xây dựng trong đoạn trích.
3. Chuẩn bị:
- GV: Tranh tác gia.û
- HS: Chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
4. Tiến trình:
4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện:
6A3: 	
4.2. Kiểm tra miệng:
Kiểm tra bài soạn của HS.
4.3. Bài mới: 
Hoạt động của GV Và HS
Nội dung
* Hoạt động:1
- Tác giả của đoạn trích là ai?
- Em biết gì về nhà văn Tô Hoài?
- GV giới thiệu thêm về Tô Hoài:
+ Tô Hoài tên thật là Nguyễn Sen (1920) quê ở làng Nghĩa Đô phủ Hoài Đức , Hà Đông nay thuộc Cầu Giấy Hà Nội. 
+ Oâng lấy bút danh Tô Hoài để kỉ niệm và ghi nhớ quê hương: Dòng sông Tô Lịch ở Hoài Đức.
+ Sự nghiệp văn chương: Viết nhiều tác phẩm cho thiếu nhi: “ Dế Mèn phiêu lưu kí”, “ Võ sĩ Bọ Ngựa”, Viết về đề tài miền núi và Hà Nội: “ Vợ chồng A Phủ, Miền Tây, Người ven thành, Cát bụi chân ai, Chiều chiều,.
+ Oâng là nhà văn Việt Nam có số lương tác phẩm nhiều nhất: hơn 150 cuốn.
- Nêu xuất xứ của đoạn trích “ Bài học đường đời đầu tiên.”
- Bài học đường đời đầu tiên trích từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí – Tác phẩm xuất bản đầu tiên năm 1941.
- GV: chốt ý.
- GV: Hướng dẫn HS đọc : Đọc với giọng phù hợp với tính cách nhân vật.
- GV đọc mẫu, gọi HS đọc.
- Nhận xét.
- Yêu cầu HS tóm tắt truyện.
- Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Bằng lời của nhân vật nào?
- Ngôi thứ nhất, bằng lời của nhân vật Dế Mèn.
- Yêu cầu HS đọc và giải thích nghĩa của các từ khó.
- Văn bản có thể chia làm mấy đoạn, nội dung của từng đoạn?
- Hai đoạn: 
+ Đoạn 1: Từ đầu đến “ thiên hạ rồi”. => hình dáng và tính cách của Dế Mèn.
+ Đoạn 2: Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.
* Hoạt động 2 :
- Dế Mèn có hình dáng bên ngoài như thế nào?
- Qua hình dáng ta thấy đây là một chú dế như thế nào?
- Tìm những chi tiết diễn tả hành động của Dế Mèn?
- Đi đứng oai vệ, làm điệu nhảy chân, ra dáng con nhà võ.
- Nhận xét về cách miêu tả hình dáng, hành động của Dế Mèn?
- Tả hình dáng gắn liền với hành động làm rõ nét hành động của Dế Mèn.
- Qua cách miêu tả ấy em thấy Dế Mèn là chàng dế như thế nào?
- Em có nhận xét gì về cách dùng từ của tác giả? ( động từ: đạp, vũ , nhai. Tính từ: mẫm bóng, nhọn hoắt, bóng mở, đen nhánh).
- Dùng từ như vậy là chính xác, đúng chỗ làm nỗi bật hình dáng và tính cách của Dế Mèn.
- Qua hành động của Dế Mèn em có nhận xét gì về tính cách của Dế Mèn? 
- Qua đoạn trích em thấy Dế Mèn có những nét nào đẹp, những nét nào chưa đẹp?
- Nét đẹp: thân hình cường tráng, chăm chỉ lao động, thích sống tự lập,..
 Chưa đẹp: Kiêu căn tự phụ, hung hăn ,xốc nỗi.
- Qua nhân vật Dế Mèn em học hỏi được điều gì? Nếu là Dế Mèn em có hành động như thế không? Vì sao? (Liên hệ giáo dục).
- Tìm những chi tiết miêu tả hình dáng của Dế Choắt?
- Như gã nghiện thuốc phiện, có lớn chẳng có khôn,
- Lời xưng hô của Dế Mèn với Dế Choắt có gì đặc biệt?
- Gọi Dế Choắt là chú mầy mặc dù bằng tuổi nhau.
- Dế Choắt hiện ra như thế nào dưới con mắt của Dế Mèn?
- Yếu ớt, xấu xí, lười nhác, đáng khinh.
- Em có nhận xét gì về Thái độ của dế Mèn đối với Dế Choắt?
- Qua thái độ đó tô đậm thêm tính cách gì của Dế Mèn?
- Kiêu căng.
- Ngoài việc coi thường Dế Choắt Dế Mèn còn gây sự với ai?
- Chị Cốc.
- Tại sao Dế Mền lại gây sự với chị Cốc một người to lớn hơn mình?
- Muốn chứng tỏ mình đứng đầu thiên hạ.
- Em có nhận xét như thế nào về cách gây sự của Dế Mèn đối với chị Cốc?
- Xốc xược, ác ý, chỉ muống nói cho sướng miệng mà không nghĩ đến hậu quả.
- Em có nhận xét gì về hành động này của Dế Mèn?
- Ngông cuồng, thiếu suy nghĩ, gây hậu quả nghiêm trọng.
- Hành động của Dế Mèn đã dẫn đến hậu quả gì?
- Gây ra cái chết của Dế choắt.
- Dế Mèn có thái độ như thế nào trước cái chết của Dế Choắt?
- Aân Hận xót thương.
- Thái độ đó cho thấy điều gì ở Dế Mèn?
Còn có tính cảm đồng loại, biết ăn năn hối lỗi.
- Dế Mèn đã rút ra được bài học gì cho bản thân?
- Ở đới có thói hung hăng, ngạo mạng , có đầu ốc không biết suy nghĩ sẽ dẫn đến mang vạ vào thân.
- GV: Cay đắng trước lỗi lầm của mình, xót thương , ân hận trước cái chết của Dế Choắt, Dế Mèn quyết định thay đổi cách sống.
- Các nhân vật trong trong tác phẩm mang tính cách của con người đó là những nét tính cách nào? Em biết tác phẩm nào có cách viết tương tự như vậy? ( Nâng cao)
- Dế Mèn: kiêu căng nhưng biết hối lỗi.
 Dế Choắt: yếu ớt nhưng biết tha thứ.
 Cốc tự ái, nóng nảy.
+ Tác phẩm có cách viết tương tự như vậy: Đeo nhạc cho mèo, Hươu và rùa.
- Sau tất cả những gì đã làm Dế Mèn đã rút ra bài học gì cho bàn thân?
- Bài học về thói kiêu căng, bài học về lòng nhân ái.
- Thói kiêu căn làm hại người khác phải ân hận suốt đời.
Đoàn kết sống chang hòa với mọi người đó là bái học về lòng nhân ái. Đây là bài học để sống ởời và trở thánh người tốt.
- Qua câu chuyện em rút ra được bài học gì cho bản thân? ( liên hệ giáo dục kĩ năng sống).
- Không hung hăng, xem thường người khác, sống đoàn kết thân ái với mọi người.
- Em có nhân xét gì về nghệ thuật miêu tả của Tô Hoài? Em học hỏi được gì qua cách miêu tả đó?
- Cách quan sát, miêu tả loài vật sống động. Trí tưởng tượng độc đáo. Dùng ngôi kể thứ nhất.
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK / 11.
* Hoạt động 3:
Hướng dẫn HS luyện tập:
- Chia nhóm, cho HS đọc phân vai đoạn Dế Mèn trêu Cốc gây ra cái chết thảm thương của Dế Choắt.
I. Đọc – tìm hiểu chú thích.
1. Tác giả, tác phẩm.
- Tô Hoài (1920 - ? ) . Oâng có nhiều tác phẩm viết cho thiếu nhi.
- Bài học đường đời đầu tiên trích từ truyện Dế Mèn phiêu lưu kí.
2. Đọc tóm tắt văn bản:
3. Giải nghĩa từ khó:
4. Bố cục:
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Hình dáng, hành động và tính cách của Dế Mèn:
* Hình dáng:
- Đôi cáng mẫm bóng, vuốt chân nhọn, đôi cánh dài, cả người là một bộ màu nâu bóng mỡ, đầu to nỗi từng tảng, hai răng đen nhánh, râu dài.
-> Vẻ đẹp cường tráng.
* Hành đông:
- Đạp phanh phách, vũ phành phạch, nhai ngoàm ngoạm, trịnh trong vuốt râu.
- Cà khịa với tất cả mọi người.
* Tính cách:
 Kiêu căng , tự phụ, hung hăng, xốc nỗi.
2. Bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn:
- Dế Mèn khinh khi Dế Choắt, trịch thượng, khinh thường, ích kỉ. 
- Trêu chọc chị cốc.
-> Hậu quả :Dế Choắt chết, Dế Mèn ôn hận rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
* Bài học: Tác hại của tính nghịch ranh, Mèn đã gây ra cái chết đáng thương của Choắt:Hối hận thì đã quá muộn.
- Bài học của sự ngu suẩn, của tính kiêu ngạo đã dẫn đến tội ác.
- Tội lỗi của Mèn rất đáng phê phán, nhưng dù sao Mèn cũng nhận ra và hối hận chân thành.
III. Tổng kết:
Ghi nhớ SGK/ 11
IV. Luyện tập:
4.4. Câu hỏi, bài tập củng cố :
 * Câu hỏi:
 1. Tóm tắt văn bản “ Bài học đường đời đầu tiên”.
 2. Nêu giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện?
 * Trả lời:
 1. Tóm tắt:
- Là một chàng Dế thanh niên cường tráng, Dế Mèn rất tự hào với kiểu cách con nhà võ của mình.
Anh ta cà khịa với tất cả mọi người hàng xóm.
Dé Mèn rất khinh miệt người bạn ở gần hang, gọi anh ta là Dế choắt bởi anh ta ốm yếu. Dế Mèn trêu chị Cốc rồi lủi vào hang sâu. Chị cốc tưởng Dế Choắt trêu mình nên mổ anh ta trong thương. Trước lúc chết Dế Choắt khuyên Mèn chừa thói hung hăng và làm gì củng phải biết suy nghĩ. Đó là bài học đường đời đầu tiên của chú.
 2. Giá trị nội dung, nghệ thuật:
 Ghi nhớ SGK/ 11
4.5. Hướng dẫn HS tự học:
a. Đối với bài học ở tiết học này:
- Tóm tắt văn bản.
- Hocï thuôc bài ghi.
- Học ghi nhớ SGK/ 11
- Làm BT 1 phần luyện tập.
b. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
Chuẩn bị bài: Phó từ.
- Đọc trước nội dung bài.
- Trả lời các câu hỏi SGK.
- Làm BT phần luyện tập.
5. Rút kinh nghiệm:
 1. Nội dung
....................................................................................................................................................................
2.Phương pháp
 3.Sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI HOOC DUOONG DOOI DAAU TIEEN.doc