Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 53 đến 60

Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 53 đến 60

I.Mục tiêu:Giúp hs

1/ Nắm được nội dung yêu cầu của kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.

 Hiểu được vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự.

 Điểm lại một bài kể chuyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò của tưởng tượng trong một số bài văn.

2/ Rèn kỹ năng kể chuyện tưởng tượng. Liên hệ những mối quan hệ trong gia đình, xã hội.

 3/ Giáo dục sự cảm nhận phong phú về cuộc sống

II.Chuẩn bị:

 Gv: Câu hỏi thảo luận

 Hs: Tập bài soạn

III.Phương pháp:

 Đàm thoại, đọc diễn cảm, nêu vấn đề

IV.Tiến trình

1/ Ổn định: kiểm diện

2/ Kểm tra bài cũ

 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của

3/ Bài mới: gv giới thiệu bài

 * Lời vào bài: kể chuyện đời thường là gì? -> là kể những câu chuyện xảy ra hằng ngày mà mình đã từng trải qua. Vậy kể chuyện tưởng tượng là như thế nào, hôm nay ta vào bài mớiu(

 

doc 21 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 763Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 53 đến 60", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14 Tập làm văn
Tiết: 53 KỂ CHUYỆN TƯỞNG TƯỢNG
Ngày dạy: 
I.Mục tiêu:Giúp hs
1/ Nắm được nội dung yêu cầu của kể chuyện sáng tạo ở mức độ đơn giản.
 Hiểu được vai trò của tưởng tượng trong văn tự sự.
 Điểm lại một bài kể chuyện tưởng tượng đã học và phân tích vai trò của tưởng tượng trong một số bài văn.
2/ Rèn kỹ năng kể chuyện tưởng tượng. Liên hệ những mối quan hệ trong gia đình, xã hội.
 3/ Giáo dục sự cảm nhận phong phú về cuộc sống
II.Chuẩn bị:
 Gv: Câu hỏi thảo luận
 Hs: Tập bài soạn
III.Phương pháp:
 Đàm thoại, đọc diễn cảm, nêu vấn đề
IV.Tiến trình
1/ Ổn định: kiểm diện
2/ Kểm tra bài cũ
 Kiểm tra việc chuẩn bị bài của 
3/ Bài mới: gv giới thiệu bài
 * Lời vào bài: kể chuyện đời thường là gì? -> là kể những câu chuyện xảy ra hằng ngày mà mình đã từng trải qua. Vậy kể chuyện tưởng tượng là như thế nào, hôm nay ta vào bài mớiu(
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1:
 ? kể tóm tắt truyện “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng” ?
 ? Truyện có những chi tiết nào tưởng tượng, những chi tiết nào có thật? 
. Tưởng tượng: các bộ phận của cơ thể đều biết nói.
 Gọi hs đọc 2 truyện sgk
? Trong truyện người kể tưởngtượng những gì? 
? Những tưởng tượng dựa trên sự thật nào?
? Tưởng tượng nhằm mục đích gì?
? Trong truyện “ giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu” chi tiết nào có thật, chi tiết nào tưởng tượng?
? Tưởng tượng nhằm mục đích gì?
? Từ những tìm hiểu trên, em hãy cho biết kể chuyện tưởng tượng là gì?
 Gọi hs đọchi nhớ	
* Hoạt động 2:
 Gv hướng dẫn hs làm dàn ý cho đề số 1
 I. Tìm hiểu chung về kể chuyện tưởng tượng
 1/ Kể tóm tắt truyện “ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng”.
2/ Đọc các truyện
 a. Truyện “ sáu con gia súc so bì công lao”.
- Chuyện tưởng tượng
 + sáu con gia súc đều biết nói tiếng người
 + Dựa trên sự thật: cuộc sống và đặc tính của mỗi giống vật.
 b. Truyện “ giấc mơ trò chuyện với Lang Liêu”. 
- Bánh chưng có thật
- Tưởng tượng: mơ gặp Lang Liêu.
* Ghi nhớ: sgk
II. Luỵên tập
 1/ Dàn ý đề số 1
a/ Mở bài: trận lũ lụt khủng khiếp năm 2000 ở đồng bằng sông Cửu Long.
 - Sơn Tinh, Thủy Tinh lại đánh nhau trên chiến trường mới này
b/ Thân bài: cảnh Thủy Tinh khiêu chiến,. Vẫn với những vũ khí cũ nhưng mạnh gấp bội.
- Canh 3 Sơn Tinh thời nay chống lũ lụt, huy độngsức mạnh tổng lực: đất, đá, xe ủi 
c/ Kết bài: cuối cùng một lần nữa Thủy Tinh chịu thua.
4/ Củng cố và luyện tập:
 ? Em hiểu kể chuyện tưởng tượng là gì?
-Trong các chi tiết sau, chi tiết nào không có yếu tố tưởng tượng?
A/ Chân, Tay, Tai, Mắt rủ nhau không làm gì.
B/ Cậu Chân, Cậu Tay thấy mệt mỏi, rã rời.
C/ Lão Miệng thấy nhợt nhạt của hai môi
D/ Tai nghe, mắt nhìn, miệng ăn.
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
 Chuẩn bị: Ôân tập truyện dân gian
 Trả lời các câu hỏi trong sgk
 V.Rút kinh nghiệm:
Tuần 14 Văn bản
Tiết: 54+55 ÔN TẬP TRUYỆN DÂN GIAN
Ngày dạy: -11-2008
I.Mục tiêu:Giúp hs
1/ Nắm được đặc điểm của những thể loại truyện dân gian đã học để hiểu nội dung, ý nghĩa của các truyện đã học.
2/ Rèn luyện kỹ năng tự ôn tập về kiến thức đã học.
 Liên hệ thực tế: từ những câu chuyện cổ tích ngụ ngôn.
3/ Giáo dục lòng yêu thích, quý trọng truyện dân gian, văn học dân tộc.
II.Chuẩn bị:
 Gv: Câu hỏi thảo luận
 Hs: Tập bài soạn
 III.Phương pháp:
 Đàm thoại
IV.Tiến trình:
 1/ Ổn định: kiểm diện
2/ Kiểm tra bài cũ
-Cái biển “ở đây có bán cá tươi” có mấy yếu tố? Truyện “Treo biển” khuyên chúng ta vấn đề gì?
-Kể lại truyện”Lợn cưới, áo mới” và nêu ý nghĩa của truyện?
-Truyện cười sáng tác nhằm mục đích gì?
A/ Tạo ra tiếng cười mua vui, phê phán nhẹ nhàng.
B/ Đã kích, châm biến một cách sâu cay
C/ Ca ngợi người đời.
D/ Chế giễu người đời.
 Kiểm tra việc soạn bài của hs
 3/ Bài mới: gv giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG 
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1:
? Nêu định nghĩa truyền thuyết? Cổ tích? Ngụ ngôn? Truyện cười?
Yêu cầu hs đọc ở nhà tất cả những truyện đã học 	
* Hoạt động 2:
 Cho hs thảo luận nhóm ( 5 phút)
Gv có thể tổ chức thi kể chuyện 2 truyền thuyết : Sơn Tinh, Thủy Tinh; Bánh Chưng Bánh Giày.
* Củng cố:
 Gọi hs nhắc lại các định nghĩa của truyện dân gian.
? Đặc điểm của truyền thuyết?
? Chi tiết tưởng tượng, kì ảo?
? Nội dung?
? Truyện cổ tích là loại truyện như thế nào?
Tiết 55
* Hoạt động 3:
 GV gọi hs lên bảng ghi tên các truyện đã học theo từng thể loại.
?
Hoạt động 4
-Truyền thuyết là gì?
-Cổ tích thường cácnhânvật có yếu tố gì đặc biệt?
Tính chất nổi bật của truyện ngụ ngôn?
? Ý nghĩa của truyện ngụ ngôn?
? Tính chất nổi bật của truyện cười?
? Truyện cười nêu lên ý nghĩa gì?
* Hoạt động 4: hs thảo luận
? Sự giống nhau giữa truyền thuyết và cổ tích? ( nhóm 1)
? Điểm khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích? ( nhóm 2)
? Điểm giống nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười? ( nhóm 3)
? Điểm khác nhau giữa truyện ngụ ngôn và truyện cười? ( nhóm 4)
Gv tổ chức cho hs thi kể chuyện với nhau giữa các nhóm
 I.Định nghĩa về các thể loại truyện 1.Truyền thuyết
- Là loại truyện kể về nhân vật và các sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kì ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể.
- Truyện cổ tích: sgk/ 53
- Truyện ngụ ngôn: sgk/ 100
- Truyện cười: sgk/ 124
2. Đọc lại các truyện dân gian sgk
3.Các truyện trong từng thể loại --Truyền thuyết: Con rồng cháu tiên, Bánh chưng bánh giày, Thánh Gióng, Sơn Tinh, Thủy Tinh, Sụ tích Hồ Gươm.
- Truyện cổ tích: Thạch Sanh, Em bé thông minh, cây bút thần,ông lão đánh cá và con cá vàng.
- Truyện ngụ ngôn: ếch ngồi đáy giếng, thầy bói xem voi, đeo nhạc cho mèo, Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
- Truyện cười:Treo biển, lợn cưới áo mới.
4.Những đặc điểm tiêu biểu của các thể loại truyện kể dân gian đã học.
 a.Truyền thuyết: giải thích nguồn gốc dân tộc, phong tục, tập quángắn liền với yếu tố lịch sử.
 b.Truyện cổ tích: kể về số phận của một số kiểu nhân vật quen thuộc.
* Nội dung: xoay quanh cuộc đời một số kiểu nhân vật ( mồ côi), người mang lốt xấu xí,
- Các truyện có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo.
 c. Truyện ngụ ngôn: là truyện mượn chuyện về loài vật, đồ vật, cây cối hoặc về con người để nói bóng gió chuyện con người
 d. Truyện cười: là truyện kể về những hiện tượng đáng cười trong cuộc sống.
- Ý nghĩa:nhằm gây cười, mua vui.
 5.a. So sánh truyền thuyết và cổ tích
* Giống nhau:
- Đều có yếu tố tưởng tượng, kì ảo.
- Có nhiều chi tiết giống nhau, sự ra đời thần kì, nhân vật chính có những tài năng phi thường.
* Khác nhau: 
Truyền thuyết
 Cổ tích
- Kể về các nhân vật sự kiện lịch sử và thể hiện cách đánh giá của nhân dân đối với những nhân vật, sự kiện lịch sử được kể.
- Được người kể, người nghe tin là những câu chuyện có thật.
- Kể về cuộc đời của các loại nhân vật nhất định và thể hiện quan niệm ước mơ của nhândân về cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.
- Được cả người kể lẫn người nghe cho là những câu chuyện không có thật.
 b. So sánh truyện ngụ ngôn và truyện cười.
* Giống nhau: Đều cóyếu tố gây cười.
* Khác nhau:
Truyện ngụ ngôn
Truyện cười
- Mục đích làkhuyên nhủ, răn dạy người ta một bài học cụ thể nào đótrong cuộc sống.
- Mục đích là gây cười để mua vui hoặc phê phán châm biếm những sự việc, hiện tượng, tính cách đáng cười.
 c. Thi kể chuyện giữa các nhóm.
4/ Củng cố và luyện tập:
? Em hiểu thế nào là truyện cười?
? Sự khác nhau giữa truyền thuyết và cổ tích?
? Truyện cười khác với truyện ngụ ngôn ở những điểm nào?
A/ gây cười B/ ngắn ngọn C/ dễ nhớ D/ phê phán
? Vì sao nhân vật Thạch Sanh hấp dẫnã người đọc?
A/ Chàng là người có nhiều vật lạ: niêu cơm, chiếc đàn.
B/ Chàng được lấy công chúa và được làm vua.
C/ Chàng là người hiền hậu, dũng cảm, vị tha, hành động vì nghĩa.
D/ Chàng là người khoẻ mạnh, vô tư.
?Truyền thuyết khác với cổ tích ở những điểm nào?
A/ Có yếu tố kì ảo
B/ Có yếu tố hiện thực
C/ Có cốt lỗi là sự thật lịch sử
D/ Thể hiện thái độ của nhân dân.
 5/ Hướng dẫn học ở nhà:
 Học bài
 Đọc lại các truyện đã học
 Chuẩn bị bài:” Con hổ có nghĩa”
V.Rút kinh nghiệm:
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 14 Tiếng việt
Tiết: 56 TRẢ BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT
Ngày dạy: 3-12-2008
I.Mục tiêu:Giúp hs
1/ Hs nhận ra ưu khuyết điểm của mình qua bài kiểm tra về kiến thức Tiếng Việt.
 2/ Rèn cho hs kỹ năng phân tích lỗi Tiếng Việt để tự rút ra bài học kinh nghiệm.
 3/ Giáo dục hs ý thức tự học tập.
II.Chuẩn bị:
 Gv: Bài kiểm tra của hs đã chấm điểm
 Hs: Vở bài tập
III.Phương pháp:
 Đàm thoại
IV.Tiến trình:
1/ Ổn định: kiểm diện
2/ Kiểm tra bài cũ
Kiêmå tra vở bài tập của hs
-Thế nào là số từ, có mấy loại số từ?
? Thế nào là lượng từ? Có những lượng từ nào?
? Từ “những”là từ loại gì?
A/ Số từ chỉ số lượng
B/ Số từ chỉ số thứ tự
C/ Lượng từ chủ sự phân phối
D/ Lượng từ chỉ toàn thể.
3/ Bài mới: gv giới thiệu bài
HO ... áp:
 Đàm thoại, kể chuyện diễn cảm, gợi mở
IV.Tiến trình:
1/ Ổn định: kiểm diện
2/ Kiểm tra bài cũ
 ? Kể chuyện tưởng tượng là gì?
 -> kể về những chi tiết không có thật.
? Cách kể một câu chuyện tưởng tượng?
Tìm những chi tiết không có trong thực tế
? Kể chuyện tưởng tượng phải dựa vào đâu?
3/ Bài mới: gv giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1:
 Gọi hs đọc yêu cầu đề
Gv: gợi ý 
? Mười năm nữa là năm nào? Em bao nhiêu tuổi?
? Muốn viết bài văn cụ thể thường có mấy phần?
Hs: 3 phần
? Nêu phần mở bài?
? Phần thân bài cần nêu những ý nào?
? Kết bài cần nêu những ý gì? 
* Hoạt động 2:
 Gọi hs đọc những đề bài bổ sung
 Hướng dẫn hs cách tìm ý cho những đề bài đó.
-Thực hành kể chuyện tưởng tượng đã chuẩn ở nhà.
-GV gọi hs nhận xét, gv nhận xét và chấm điểm.
. Gọi hs đọc bài tham khảo sgk/ 140, 141
 1. Đề bài luyện tập
 “Kể chuyện mười năm sau em về thăm lại trường mà hiện nay em đang học. Hãy tưởng tượng những thay đổi có thể xảy ra”
 * Dàn bài
 a. Mở bài:
- Mười năm nữa là năm n ào? Em bao nhiêu tuổi? Đi học hay đi làm?
- Về thăm trường cũ vào dịp nào?
 b. Thân bài:
- Tâm trạng trước khi về: bồn chồn, sốt ruột, bồi hồi, lo lắng.
- Cảnh trường, lớp sau mười năm xa cách có gì thay đổi, thêm, bớt? Cảnh các khu nhà, vườn hoa, sân tập, lớp học cũ. 
- Gặp gỡ với các thầy,cô cũ, mới ntn? Thầy dạy bộ môn, hiệu trưởng, người bảo vệ
- Gặp gỡ các bạn cũ, những kỉ niệm bạn bè vụt nhớ lại, những lời hỏi thăm cuộc sống hiện nay, những hứa hẹn..
 c. Kết bài:
- Phút chia tay lưu luyến.
- Aán tượng sâu đậm về lần thăm trường ấy.
 2. Đề bài bổ sung:
 Hs thực hành
4/ Củng cố và luyện tập:
 ? Nêu cách tìm ý cho bài kể chuyện tưởng tượng?
-Nhậ xét sự chuẩn bị bài của hs
Nhận xét cách trình bày trước lớp của các em.
 5/ Hướng dẫn học ở nhà:
 Học bài, viết bài làm văn hoàn chỉnh ở đề luyện tập hoặc đề bài bổ sung.
 Soạn bài “ Con hổ có nghĩa”
 Đọc văn bản và trả lời câu hỏi trong sgk.
 V.Rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 15 Văn bản HƯỚNG DẪN ĐỌC THÊM
Tiết: 59 CON HỔ CÓ NGHĨA
Ngày dạy: 6-12-2008 ( Truyện trung đại)
 Vũ Trinh
I.Mục tiêu:Giúp hs
 1/ Hiểu được giá trị của đạo làm người trong truyện, hiểu được trình độ viết truyện và cách viết truyện hư cấu ở thời Trung đại.
Liên hệ về đạo đức quan hệ của con người trong xã hội
2/ Rèn kỹ năng kể chuyện tưởng tượng.
3/ Giáo dục đạo đức nhân nghĩa cho hs.
II.Chuẩn bị:
 Gv: Tranh
 Hs: Tập bài soạn
 III.Phương pháp:
 Đàm thoại- thảo luận nhóm, đọc diễn cảm
IV.Tiến trình:
 1/ Ổn định: kiểm diện
2/ Kiểm tra bài cũ
-So sánh sự giống nhau và khác nhau của truyền thuyết và cổ tích?
- So sánh sự giống nhau và khác nhau của ngụ ngôn và truyện cười?
- Kể tên các truyện ngụ ngôn trong chương trình Ngữ văn 6- tập một.
 3/ Bài mới: gv giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1:
 Gv giới thiệu thời kì Trung đại ( thời kì văn học từ TK X -> cuối TK XIX)
Gv đọc mẫu một đoạn, hướng dẫn hs đọc
Gọi hs đọc, gv nhận xét
Gọi hs giải thích những từ khó 	
* Hoạt động 2:
 Hướng dẫn hs thảo luận câu hỏi sgk ( 10’)
 Câu 1: nhóm 1-Văn bản này thuộc văn bản gì có mấy đoạn, mỗi đoạn nói lên vấn đề gì?
 Câu 2: nhóm 2 – Với văn bản này, biện pháp nghệ thuật bao trùm toàn bộ văn bản là gì? Tại sao lại dựng chuyện “Con hổ có nghĩa” mà không dựng chuyện “Con người có nghĩa”?
 Câu 3: nhóm 3 – Chuyện gì đã xảy ra giữa con hổ và bà đở Trần và bác tiều phu?
 Câu 4: nhóm 4- truyện đề cao vấn đề gì?
Gv gọi hs báo cáo kết quả thảo luận, hs khác nhận xát, gv nhận xét kết luận.
? Văn bản này thuộc thể văn gì? ( truyện: vì có nhân vật, cốt truyện)
? Chuyện gì đã xảy ra giữa con hổ thứ nhất với bà đỡ Trần, chi tiết nào em cho là thú vị?
. “Hổ xông tới cõng bà Trần đến đỡ đẻ cho hổ cái.1 cục bạc” 
? Ở hổ có những đưc tính gì đáng quí?
? Các em đã từng chịu ơn và đền ơn ai chưa?
? Chuyện gì đã xảy ra giữa con hổ thứ hai và ông Mổ ở Lạng Giang?
? Con hổ bị hóc xương.đem dê, lợn đến tế.
Gv liên hệ thực tế
? So với con hổ thứ nhất thì con hổ thứ hai có gì khác?
. Hổ 1: trả ơn một lần
. Hổ 2: đền ơn mãi mãi.
? Truyện đề cao điều gì?
Hoạt động 3
? Ý nghĩa của truyện trung đại?
. Có tính chất giáo huấn về vấn đề đạo đức.
? Vì sao truyện không nói đến con người có nghĩa mà phải nói con hổ có nghĩa?
. Mượn chuyện vật để dạy cách làm người.
? “Con hổ có nghĩa” là loại truyện hư cấu. Nhưng các nhân vật: bác tiều phu, bà đỡ đều có địa chỉ cụ thể điều đó có ý nghĩa gì?
. Đó là tình trạng Văn, Sử bất phân trong văn học trung đại. Truyện hư câú vẫn mang dấu vết ghi chép lịch sử.
 Gv gọi hs đọc ghi nhớ sgk.
 I. Đọc- hiểu văn bản
 1. Đọc( sgk)
 2. Chú thích (sgk)
II. Phân tích
 1.Cái nghĩa của con hổ thứ nhất
- Bằng nghệ thuật nhân hóa hình tượng con hổ như một con người mang những đức tính đáng quí.
 . Hết lòng với hổ cái trong lúc sinh đẻ.
 . Táo bạo trong hành động có mục đích chính đáng.
 . Vui mừng khi có con.
 . Lễ phép, thắm tình lưu luyến trong lúc chia tay ân nhân mình.
 2. Cái nghĩa của con hổ thứ hai.
-Bác tiều phu gở xương cho hổ
-Hổ đền ơn bằng con dê.
-Khi bác tiều mất Hổ đến tiển đưa và đền ơn mãi mãi.
III. Tổng kết
 Ghi nhớ: sgk
4/ Củng cố và luyện tập:
 ? Nêu cái nghĩa của con hổ thứ nhất?
? Cái nghĩa của con hổ thứ hai?
-Qua đó tác giả muốn giáo huấn con người điều gì?
A/ Sự biết ơn B/ Chữ tín C/ Chữ nghĩa D/ Đạo lí làm ngươi(
5/ Hướng dẫn học ở nhà:
 Học thuộc bài, kể lại truyện.
 Soạn bài: Động từ
V.Rút kinh nghiệm:
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần 15 Tiếng Việt
Tiết: 60 ĐỘNG TỪ
Ngày dạy: -12-2008
I.Mục tiêu:Giúp hs
1/ Nắm được đặc điểm của động từ và một số loại động từ quan trọng.
 Hiểu được cấu tạo của động từ.
 2/ Sử dụng động từ đúng ý nghĩa.
3/ Tự làm bài tập có liên quan.
II.Chuẩn bị:
 Gv: Bảng phụ
 Hs: Tập bài soạn
 III.Phương pháp:
 Đàm thoại
 IV.Tiến trình:
 1/ Ổn định: kiểm diện
 2/ KTBC: không
 3/ Bài mới: gv giới thiệu bài
HOẠT ĐỘNG CỦA T- T
NỘI DUNG BÀI DẠY
* Hoạt động 1:
 Gọi hs đọc yêu cầu 1 sgk
? Tìm động từ trong những câu a, b, c?
? Thế nào là động từ?
 a. đi, đến, ra..
 b. lấy, làm, lễ..
 c. treo, có, xem, cười, bảo, bán
? Ý nghĩa khái quát của các động từ vừa tìm được là gì? ( ý a)
? Theo em động từ có điểm gì khác so với danh từ? 
? Khả năng kết hợp của danh từ?
Cho vd
? Vị trí của danh từ trong câu ntn?
Gv treo bảng phụ: ghi một ví dụ
? Cho biết động từ có thể kết hợp với những từ nào?
? Vị trí của nó trong câu?
? Theo em, động từ có thể kết hợp với số từ, lượng từ không? Vì sao?
Gv hướng hs đến phần ghi nhớ
Gọi 2 hs đọc ghi nhớ sgk
Gv treo bảng phụ kẻ bảng phân loại yêu cầu điền động từ vào bảng đó.
? Tìm những động từ có đặc điểm tương tự?
 Gọi hs đọc ghi nhơ sgk
* Hoạt động 2:
Gọi hs đọc yêu cầu bài tập 1, 2 /sgk
? Tìm động từ trong bài “ lợn cưới áo mới” cho biết các động từ ấy thuộc những loại nào?
? Cho biết câu chuyện buồn cười ở chỗ nào? 
 I. Đặc điểm của động từ
 1. Động từ là gì?
- Động từ là những từ chỉ hành động, trạng thái của sự vật.
 2. Điểm khác biệt giữa động từ và danh từ.
 * Danh từ:
- Không kết hợp với các từ “ sẽ, đã, đang, cũng, vẫn, hãy, chớ, đừng..”
 Vd: không thể nói hoặc viết: hãy nhà, sẽ đất, đang cày, vẫn tay..
- Thường làm chủ ngữ trong câu.
- Khi làm vị ngữ phải có từ “ là” đứng trước.
Vd: em là học sinh
 * Động từ:
- Kết hợp với các từ: sẽ, vẫn, đang, hãy, chớ, đừng.
Vd: Hãy học, vẫn làm, sẽ đi, đang đến..
- Thường làm vị ngữ trong câu
Vd: tôi học
- Không thể kết hợp được với các từ: những, các, số từ, lượng từ..
Vd: một làm, những đi..
- Khi động từ làm chủ ngữ( ít khi) thì nó mất đi khả năng kết hợp với các từ “ sẽ, đang, vẫn, hãy, đừng, chớ”
Vd: Học tập là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của học sinh.
* Ghi nhớ: sgk/ 146
II. Các loại động từ chính
Động từ đòi hỏi động từ khác đi kèm phía sau
Động từ không đòi hỏi có động từ khác đi kèm phía sau
Trả lời câu hỏi: làm gì?
Đi, chạy, cưới, đọc,hỏi, ngồi, đứng
Trả lời câu hỏi:làm sao? Thế nào?
Dám, toan, định( động từ tình thái)
Buồn,gãy, ghét,đau nhức,vui,nứt,yêu=> động từ chỉ hành động, trạng thái.
II. Luyện tập
 Bài 1: có,khoe, may,đen ra,mặc,đừng, hóng, đợi, đi, khen, thấy,hỏi, tức tối,chạy, gió, bảo, mặc.
 . Động từ tình thái: mặc, có, may, mặc, khen, thấy, bảo, gió.
. Động từ hành động, trạng thái: tức, tức tối, chạy, đứng, khen, đợi
 Bài 2: sự buồn cười ở:
. Sự đối lập về nghĩa giữa hai động từ “ đưa, cầm”
. Từ sự đối lập này ta thấy rõ sự tham lam, keo kiệt của anh nhà giàu.
 4/ Củng cố và luyện tập:
 ? Động từ là gì?
 ? Động từ có mấy loại?
 5/ Hướng dẫn học ở nhà:
 Học bài + ghi nhớ/ sgk
 Chuẩn bị bài: cụm động từ
 V.Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 5360.doc