Giáo án Môn Vật lí 6 - Tiết 25 đến tiết 32

Giáo án Môn Vật lí 6 - Tiết 25 đến tiết 32

ã HS hiểu được nhiệt kế là dụng cụ sử dụng dựa trên nguyên tắc sự nở vì nhiệt của các chất .

ã Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.

ã Biết được hai loại nhiệt giai xenxiút và nhiệt giai Farenhai.

 +KN:

ã Phân biệt được nhiệt giai xenxiút và nhiệt giai Farenhai. Có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt giai tương ứng của nhiệt giai kia.

+TĐ: Rèn tính cẩn thận.

 

doc 16 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1285Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Môn Vật lí 6 - Tiết 25 đến tiết 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày 25/2/2009
Tiết 25: Bài 22: Nhiệt kế – Nhiệt giai
I.Mục tiêu:
+ KT: 
HS hiểu được nhiệt kế là dụng cụ sử dụng dựa trên nguyên tắc sự nở vì nhiệt của các chất .
Nhận biết được cấu tạo và công dụng của các loại nhiệt kế khác nhau.
Biết được hai loại nhiệt giai xenxiút và nhiệt giai Farenhai.
 +KN:
Phân biệt được nhiệt giai xenxiút và nhiệt giai Farenhai. Có thể chuyển nhiệt độ từ nhiệt giai này sang nhiệt giai tương ứng của nhiệt giai kia.
+TĐ: Rèn tính cẩn thận.
II Chuẩn bị:
Nhóm HS: ba cốc miệng rộng mỗi cốc đựng một ít nước, một ít nước đá , một phích nước nóng.
Một nhiệt kế rượu, một nhiệt kế y tế, một nhiệt kế thuỷ ngân(dầu pha màu)
Cả lớp: Hình vẽ khổ lớn các loại nhiệt kế(H .22.5)
 Hình vẽ khổ lớn nhiệt kế rượu trên đó ghi cả 00 C và 0F.
Bảng 22.1 được kẻ ra bảng phụ.
III. Tổ chức dạy học:
HĐ 1 : 1. Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề:
HS1: Hãy nêu kết luận chung về sự nở vì nhiệt của các chất?
ĐVĐ: Gọi HS đọc mẫu đối thoạiở đầu bài SGK.
Muốn biết chính xác nhiệt độ của người con người mẹ cần phải làm gì?
2. Bài mới:
HĐ2: Thí nghiệm về cảm giác nóng lạnh.
GV yêu cầu HS đọc và tiến hành làm TN H22.1; H22.2 SGK.
GV hướng dẫn cách pha nước nóng và làm TN theo SGK.
HS thảo luận Kết luận.
GV nhận xét tóm lại : Muốn biết chính xác nhiệt độ của vật bàng bao nhiêu ta phải dùng dụng cụ đo nào?
Nhiệt kế:
+ HS hoạt động theo nhóm.
Tiến hành làm TN theo hướng dẫn của GV.
HS thảo luận nhóm đưa ra kết luận.
KL: Bằng cảm giác không biết chính xác nhiệt độ của vật.
HĐ 3: Tìm hiểu về nhiệt kế
GV nêu mục đích TN ,cách tiến hành TN H223; H22.4 SGK.
GV treo H 22.5 Yêu cầu HS quan sát nghiên cứu trả lời câu C3 vào vở.
Theo bảng 22.1: GV hỏi gợi ý 
HS trả lời theo từng loại nhiệt kế.
HS thảo luận đưa ra bảng đúng.
Yêu cầu HS quan sát tìm hiểu trả lời C4. GV gợi ý.
GDBV môi trường: 
- Sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân đo được nhiệt độ trong khoảng biến thiên lớn nhưng thuỷ ngân là một chất độc hại cho sức khoẻ con người và môi trường.
- TRong trường hợp sử dụng nhiệt kế thuỷ ngân phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn.
Cấu tạo và nguyên tắc chế tạo nhiệt kế
TN H22.3; H 22.4.
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi C3
Ghi vào bảng 22.1.
Gọi HS lên điền vào bảng phụ H22.1.
HS thảo luận đưa ra tác dụng chỗ thắt ở nhiệt kế y tế.
HĐ 4: Tìm hiểu các loại nhiệt giai:
GV yêu cầu HS đọc phần 2 nhiệt giai.
GV giới thiệu cách chia độ theo thang Xenxiút và Farenhai.
Từ đó rút ra khoảng cách chia 10C ứng với bao nhiêu độ F
Nhiệt giai:
Nhiệt giai xenxiút:(SGK).
Nhiệt độ nước đá đang tan là O0C
Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 1000C
Nhiệt giai Farenhai: SGK
 Nhiệt độ nước đá đang tan là 320F
Nhiệt độ hơi nước đang sôi là 2120F
Vậy khoảng chia 10 tương ứng với 1,8 0F.
Vận dụng
GV hướng dẫn HS cách chuyển từ nhiệt giai xenxiút sang nhiệt giai Farenhai và ngược lại.
HS trả lời câu C5.
Làm tại lớp bài tập 22.1; 22.2 SBT.
HĐ 5: Củng cố hướng dẫn về nhà.
HS đọc phần ghi nhớ.
Về nhà: Học thuộc phần ghi nhớ. Trả lời câu hỏi C1C5. SGK.
Làm bài tập 22.3 22.7 SBT. Chuẩn bị bài 23 thực hành.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Ngày 4/3/2009
Tiết 26: Bài 23: Thực hành đo nhiệt độ
I.Mục tiêu:
 +KN: -HS biết đo nhiệt độ của cơ thể bằng nhiệt kế y tế.
biết theo dõi nhiệt độ thay đổi theo thời gian và vẽ được đường biểu diễn sự thay đổi này.
+TĐ: Rèn tính cẩn thận.
Trung thực tỉ mỷ, chính xác trong tiến hành thí nghiệm và viết báo cáo.
II Chuẩn bị:
Mỗi nhóm: 1 nhiệt kế y tế, 1 nhiệt kế thuỷ ngân( hoặc nhiệt kế dầu)
1 đồng hồ và một bông y tế.
cá nhân: Chép mẫu báo cáo TN ở SGK vào giấy HS chú ý 2 phần đầy đủ khi chép HS để trống TH xong mới điền vào.
2 HS mang một nhiệt kế.
III. Tổ chức dạy học:
HĐ 1 : 1. Kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của HS.
Mẫu báo cáo, nhiệt kế y tế.
GV nhận xét nhác nhở những HS chuẩn bị chưa tốt. Yêu cầu thái độ cẩn thận nghêm túc trong thực hành.
HĐ2: 1. Dùng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể:
GV hướng dẫn HS theo các bước.
Tìm hiểu 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế.
Tiến hành đo nhiệt độ cơ thể theo tiến trình SGK.
GV yêu cầu HS tiến hành đo.
-HS làm việc theo nhóm.
- Ghi kết quả C1 C5 vào báo cáo TN.
HS: tiến hành đo nhiệt độ cơ thể theo đúng hướng dẫn của GV.
Vẩy thuỷ ngân tụt xuống bầu.
Đưa bầu thuỷ ngân kẹp chặt vào da nách.
Khi đọc không cầm vào bầu thuỷ ngân của nhiệt kế.
Sử dụng xong cho nhiệt kế vào hộp đựng.
HĐ3: Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước.
GV nêu mục đích thí nghiệm. Cho HS quan sát dụng cụ thí nghiệm. Nhóm trưởng lên nhận dụng cụ.
Các nhóm quan sát nhiệt kế dầu trả lời C6 C9.
Các nhóm bố trí TN theo H23.1.
Phân công nhiệm vụ cho từng bạn trong nhóm; 1 bạn theo dõi thời gian nhiệt độ,ghi kết quả theo bảng.
( GV lưu ý HS hết sức cẩn thận khi nước đã được đun nóng. Sau 10 phút tắt đèn cồn; 
Quan sát nhiệt của nước sau khi tắt đèn cồn.
Dụng cụ: (SGK)
Tiến hành:
HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm H23.1.
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.
HS theo dõi thời gian và nhiệt độ tương ứng của nước và ghi vào bảng.
GV hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.
HS tự vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian vào mẫu báo cáo TN.
Nếu trước khi hết giờ 5 phút HS vẽ chưa xong GV cho HS về nhà hoàn thành.
Yêu cầu HS tháo dụng cụ TN cất dụng cụ TN.
HĐ 5: Củng cố hướng dẫn về nhà.
Hoàn thành báo cáo.
Ôn tập để kiểm tra phần nhiệt học đã học.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 7 /3/2009
Tiết 27: Kiểm tra
I.Mục tiêu:
Thông qua bài kiểm tra đánh giá mức độ nắm kiến thức của HS về các hiện tượng giãn nở vì nhiệt của các chất và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.
+TĐ: Rèn tính cẩn thận.
II Chuẩn bị: Đánh máy đề kiểm tra và phôtô đề.
III. Tổ chức dạy học
GV phát đề kiểm tra.
Đề bài:
Câu 1:Hãy chọn từ thích hợp điền vào chỗ trốngcủa những câu sau đây:
Chất rắn nở vì nhiệt ........ chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt.........chất.......
b.Trong nhiệt giai Xenxiút, nhiệt độ của nước đá đang tan là...........của ...........
..............................................................là 1000C.
c.Nhiệt độ 00C trong nhiệt giai.................... tương ứng với nhiệt độ..............của nhiệt giai Farenhai.
Câu 2. Chất lỏng nóng lên thì đại lượng nào sau đây tăng, đại lượng nào sau đây giảm:
A. Khối lượng.
B. Thể tích. D. Trọng lượng riêng.
C. Trọng lượng. E. Khối lượng riêng.
Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đại lượng tăng, đóng khung chữ cái đứng trước đại lượng giảm.
Câu 3: Nhiệt kế nào sau đây có thể đo được nhiệt độ của hơi nước đang sôi ở 1000C:
A. Nhiệt kế thuỷ ngân.
B. Nhiệt kế y tế.
C. Nhiệt kế rượu.
D. Cả ba nhiệt kế đều không dùng được.
Câu 4. Giải thích tại sao khi đóng các chai nước ngọt người ta lại không đóng đầy chai?
Câu 5. Đài truyền hình dự báo thời tiết ngày mai nhiệt độ ở Hà Nội từ 230C đến 270C, ở Thành phố Hồ Chí Minh là 260C đến 340C. Em hãy chuyển từ nhiệt giai Xenxiút sang nhiệt giai Farenhai.
Rút kinh nghiệm sau tiết dạy
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ma trận đề:
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Tổng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Sự nở vì nhiệt của các chất
1
1
1
1
1
2
1
1
4
 5 
Nhiệt kế-Nhiệt giai
2
2
1
1
1
2
4
 5
Tổng
3
 3
2
 2
1
 2
2
 3
8
 10
Đáp án và biểu chấm
Câu 1: (3 điểm) 
ít hơn;(ít hơn)chất khí hoặc nhiều hơn chất rắn.
00C; hơi nước đang sôi .
Xenxiút; 320F.
Câu 2: (2 điểm) - Đai lượng tăng B.
 - Đại lượng giảm: D; E.
Câu 3: (2 điểm) A.
Câu 4: (1 điểm) Vì cố sự giãn nở vì nhiệt của nước ngọt chứa trong chai.
Câu 5: (2 điểm) Mỗi nhiệt độ đúng được 0,5 điểm.
230C tương ứng với 73,4 0F
270C tương ứng với 80,6 0F
260C tương ứng với 78,8 0F
340C tương ứng với 93,2 0F
Ngày soạn: 15/3/2009
Tiết 28 :
Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
I.Mục tiêu:
+ KT: HS nhận biết và phát biểu được những đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy. 
 Vận dụng kiến thức để giải thích được một số hiện tượng đơn giản.
 +KN:Biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm, cụ thể từ bảng này biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn này rút ra những kết luận cần thiết.
+TĐ: Rèn tính cẩn thận, tỷ mỷ.
II Chuẩn bị:
+ Học sinh: Mỗi HS một thước kẻ, một bút chì, một tờ giáy kẻ ô ly thông dụng khổ vở học sinh để vẽ đường biểu diễn.
+ cả lớp: Bộ dụng cụ thí nghiệm H. 24.1.
III. Tổ chức dạy học:
HĐ 1 : 1. Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề:
HS1: Gọi một HS đọc phần mở đầu bài SGK. 
ĐVĐ: GV ĐVĐ vào bài mới: Việc đúc đồng có liên quan đến hiện tượng vật lý mà các em sẽ học hôm nay.
2. Bài mới:
HĐ2: Giới thiệu thí nghiệm về sự nóng chảy.
GV lắp ráp TN, hướng dẫn HS theo dõi cách tiến hành TN, theo dõi hiện tượng xảy ra.
GV treo bảng 24.1 nêu cách theo dõi ghi kết quả TN.
HĐ 3: Kết quả thí nghiệm:
- GV hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến treo bảng có kẻ sẵn ô vuông .
Đưa bảng 24.1.
- Vẽ các trục toạ độ. Xác định trục thời gian, trục nhiệt độ, Biểu diễn các cặp giá trị.
GV vẽ 3 điểm đầu, sau đó gọi HS lên biểu diễn các điểm tiếp theo.
GV theo dõi hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn , yêu cầu HS trả lời các câu C1 đến C 4 SGK dựa vào đường biểu diễn.
I. sự nóng chảy:
HS theo dõi cách lắp ráp TN và quan sát TN dưới sự hướng dẫn của GV.
-Chú ý theo dõi , ghi kết quả TN. Vận dụng cho việc phân tích kết quả.
1. Phân tích kết quả TN: 
HS lắng nghe cách vẽ đường biểu diễn, sau đó vẽ đường này vào giấy kẻ ô vuông.
V ... ...........................................................................................................................................................................................
Ngày 25/2/2009
Tiết 29:
Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc(Tiếp)
I.Mục tiêu:
- HS biết được đông đặc là quá trình ngược lại của nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này.
+ KT: Nhận biết được đông đặc là quá trình ngược lại của nóng chảy và những đặc điểm của quá trình này.
 Vận dụng được kiến thức để giải thích được một số hiện tượng đơn giản. +KN: Biết khai thác bảng ghi kết quả thí nghiệm,cụ thể là từ bảng này,biết vẽ đường biểu diễn và từ đường biểu diễn rút ra kết luận.
+TĐ: Rèn tính cẩn thận,tỷ mỉ.
II Chuẩn bị:
Cho mỗi HS: một thước kẻ,một bút chì,một tờ giấy kể ô vuông vở học sinh để vẽ đường biểu diễn.
Cả lớp: Một bảng phụ có kẻ ô vuông.
	Hình phóng to bảng 25.1.
III. Tổ chức dạy học:
HĐ 1 : 1. Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề:
HS1: 1. Nêu đặc điểm cơ bản của sự nóng chảy.
	 2. Nếu không đun băng phiến nữa(để nguội) thì có hiện tượng gì xảy ra.
ĐVĐ: Dựa vào câu trả lời của học sinh để giáo viên nêu vấn đề.
2. Bài mới:
HĐ2:	 Giới thiệu TN về sự đông đặc.
 Hãy dự đoán hiện tượng gì xảy ra đối với băng phiến khi thôi không đung nóng nữa và để nguội dần.
 - Giáo viên nêu cách làm thí nghiệm.
Treo bảng 25.1 nêu cách theo dõi thí nghiệm và trạng thái của băng phiến.
HĐ 3: Phân tích và vẽ đường biểu diễn.
Giáo viên hướng dẫn HS vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ của băng phiến trên bảng dựa vào bảng 25.1
Giáo viên thu một số bài của học sinh vẽ nhanh.
+ Nêu nhận xét về đường biểu diễn.
Cho học sinh thảo luận sửa chữa những sai sót cho điểm những HS làm tốt.
+ Treo bảng phụ hình vẽ đúng đã biểu diễn sẵn.
Dựa vào đường biểu diễn hãy trả lời câu hỏi C1 C3.
HS thảo luận đưa ra câu trả lời đúng.
HĐ 4:
Giáo viên hướng dẫn HS trả lời câu C4.
Giáo viên giới thiệu bảng t0 của một số chất.
II. Sự đông đặc:
1. Dự đoán:
HS nêu dự đoán.
2. Phân tích kết quả thí nghiệm.
Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của băng theo bảng 25.1
- HS vẽ đường biểu diễn ra giấy ô vuông.
+ Xác định trục thời gian (ngang) . 
+ Xác định trục nhiệt độ (đứng).
+ Xác định điểm.
+ Nối các điểm.
HS nêu nhận xét.
3. Rút ra kết luận.
HS hoàn thành câu C4 ghi vào vở.
Sự chuyển từ thể lỏng 	Rắn gọi là sự đông đặc.
Phần lớn các chất đông đặc ở nhiệt độ nhất định.
+ Trong thời gian đông đặc của vật không thay đổi.
Cho HS so sánh đặc điểm của sự nóng chảy và đông đặc.
HS thuộc phần ghi nhớ (SGK). 
Lỏng
Rắn
 Nóng chảy (ở t0 XĐ)
 Đông đặc (ở t0XĐ)
GDBV MT: Phần lớn các chất nóng chảy ở một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau: - Do sự nóng lên của Trái đất mà băng ở hai địa cực tan ra làm mực nước biển dâng cao(Tốc độ dâng mực nước biển hiện nay là 5cm/10 năm). Mực nước biển dâng cao có nguy cơ nhấn chìm nhiều khu vực đồng bằng ven biển trong đó có đồng bằng sông Hồng và và đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam.
- Để giảm thiểu tác hại của việc mực nước biển dâng cao9, các nước trên thế giới
( Đặc biệt là các nước phát triển) cần có kế hoạch cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính( Là nguyên nhân gây ra tình trạng Trái đất nóng lên).
HĐ 5: Củng cố hướng dẫn về nhà.
Giáo viên hướng dẫn HS trả lời C5 C7 (SGK).
Hiện tượng gì sảy ra trong quá trình đốt nến (Pha - ra- Phin) giáo viên cho HS dự đoán sau đó làm TN.
HĐ6: Hướng dẫn về nhà:
Học thuộc phần ghi nhớ.Làm bài tập 24,25.1 - 24,25.8 (SBT).
Ngày 30/3/2009
Tiết 30: 
Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
I.Mục tiêu:
+ KT: Hiện tượng bay hơi.
Sự phụ thuộc tốc độ bay hơi phụ thuộc t0.
+ Biết tìm hiểu tác động của một yếu tố lên một hiện tượng khi có nhiếu yếu tố tác động lên cùng một lúc.
+ Tìm được TĐ về sự bay hơi và sự phụ thuộc tốc độ bay hơi vào t0 gió và S mặt thoáng.
 +KN: Vạch được kế hoạch và thực hiện được TN kiểm chứng tác động của t0 , gió và mặt thoáng lên tác động bay hơi.
+ Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, tổng hợp.
+TĐ: Rèn tính cẩn thận, có ý thức vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
II Chuẩn bị: 
Cả lớp: Hình vẽ phóng to H.26 
Nhóm: Một giá đỡ TN.Kẹp vạn năng, hai đĩa nhôm giống nhau, một bình chia độ (ĐCNN 0,1ml - 0,2ml) đèn cồn.
III. Tổ chức dạy học:-
HĐ 1 : 1. Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề: 
HS1: Chữa bài tập 24,25 (1.2). Nêu đặc điểm của sự nóng chảy và sự đông đặc
ĐVĐ: Giáo viên dùng khăn ướt lau bảng, một phút sau bảng khô.
- Đặt vấn đề - bài mới
2. Bài mới:
HĐ2: I. Sự bay hơi
Mỗi HS lấy một VD về sự bay hơi ghi vào vở của mình .
+Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc gì?
Giáo viên dùng hình H.26.2a để hướng dẫn HS mô tả hiện tượng phơi quần áo.
Trả lời câu C1 C2 C3.
Tốc độ bay hơi phụ thuộc gì?
áp dụng yêu cầu HS trả lời C4.
HĐ3: 
 Tốc độ bay hơi phụ thuộc 3 yếu tố để kiểm tra từng yêu tố một ta làm thế náo?
 Muốn kiểm tra sự thay đổi cua nhiệt độ vào tác động bay hơi ta làm thế nào? - Phương án thí nghiệm
Hai đĩa giống nhau, dung kẹp vạn năng kẹp đĩa nhôm đặt khớp với đèn cồn.
Yêu cầu HS thảo luận trả lời C5.
1.Nhớ lại những điều đã học ở lớp 4 về sự bay hơi.
VD :
2. Sự bay hơi nhanh hay chậm phụ thuộc vào những yếu tố nào?
a.Quan sát hiện tượng
Trả lời câu hỏi
C1 C3
b. Rút ra kết luận
Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ,gió,S mặt thoáng chất lỏng .
- C4
c. Thí nghiệm kiểm tra:
Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C4 C5
• HS thảo luận nhóm để ra phương án TN.Thì phải giữ các yếu tố khác không đổi
• Dụng cụ TN - tiến hành, quan sát hiện tượng.
Nhận xét: 
+ HS thảo luận trả lời C5.
HĐ 4: Vạch kế hoạch TN kiểm tra tác động của gió vào tốc độ bay hơi.
Yêu cầu HS vạch kế hoach kiểm tra tốc độ của gió, S mặt thoáng vào sự bay hơi.
Nêu rõ các bước thực hành thí nghiệm .
Yêu cầu HS về nhà làm TN 
Ghi kế hoạch đúng vào vở về nhà tiến hành làm thí nghiệm.
HĐ 5: Vận dụng:
HS: Nêu kết luận tốc độ bay hơi phụ thuộc yếu tố nào?
-GDBV môi trường: 
Trong không khí luôn có hơi nước. Độ ẩm của không khí phụ thuộc vào khối lượng nước có trong 1m3 không khí
Hướng dẫn HS thảo luận câu C9 C10 chữa bài tập 26.1
HĐ6 : Củng cố hướng dẫn về nhà.
Gọi HS đọc phần ghi nhớ .
Về nhà : Làm thí nghiệm kiểm tra tác động của gió và mặt thoáng vào tốc độ bay hơi . Ghi kết quả thí nghiệm vào vở. Rút ra kết luận chung .
Làm bài tập 26,27.
Ngày 2/4/2009
Tiết 31: 
Bài 27:Sự bay hơi và sự ngưng tụ (Tiếp theo)
I.Mục tiêu:
+ KT: + HS biết nhận thức được ngưng tụ là quá trình ngược của sự bay hơi. Tìm được TD thực tế về hiện tượng ngưng tụ.
 + Biết được cách tiến hành TN để kiểm tra dự đoán về ngưng tụ xảy ra nhanh hơn khi giảm to. 
 +KN: Thực hiện TN: Sử dụng nhiệt kế, sử dụng đúng thuật ngữ: Dự đoán TN, kiểm tra dự toán, đối chứng, chuyển từ thểsang thể.
Quan sát so sánh
+TĐ: Rèn tính sáng tạo, nghiêm túc nghiên cứu hiện tượng vật lý.
II Chuẩn bị: 
- Mỗi nhóm: 2 cốc thuỷ tinh giống nhau, nước có pha màu, nước đá đập nhỏ, nhiệt kế, khăn lau.
- Cả lớp: 1 cốc thuỷ tinh, 1 cái đĩa đậy trên cốc, 1 phích nước nóng.
III. Tổ chức dạy học:
HĐ 1 : 1. Kiểm tra việc làm TN của bài học trước
HĐ 2 : Tổ chức tình huống học tập - Trình bày dự toán về sự ngưng tụ
2. Bài mới:
II. Sự ngưng tụ
Giáo viên làm TN: Đổ nước nóng vào cốc cho HS quan sát thấy hơi nước bốc lên. Dùng đĩa khô( HS quan sát sờ) trước khi đậy lên cốc nước, 1 lúc sau nhấc lên cho HS quan sát mặt đĩa.
 Hiện tượng này gọi là sự ngưng tụ
Để chất lỏng bay hơi nhanh ta làm thế nào? Ngược lại để ngưng tụ nhanh ta làm thế nào?
- Thành phần của không khí ?
Giáo viên nêu mục đích TN phát dụng cụ cho các nhóm. HS tiến hành TN( SGK) quan sát hiện tượng, kết luận. 
Giáo viên cho HS trả lời các câu hỏi 
C1 C5 kết luận.
HS quan sát TN.
Nhận xét kết quả TN
 Sự bay hơiHơi
Lỏng
 Sự ngưng tụ
1. Tìm cách quan sát sự ngưng tụ:
a) Dự đoán:
- Để ngưng tụ nhanh ta giảm nhiệt độ.
b) Thí nghiệm kiểm tra:
. Dụng cụ 
- Tiến hành:
Các nhóm nhận dụng cụ tiến hành làm TN quan sát hiện tượng, kết luận.
c) Kết luận:
Khi giảm nhiệt độ của hơi, sự ngưng tụ xảy ra nhanh hơn
HĐ 3: Ghi nhớ, vận dụng:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ (SGK), HS khác nhắc lại.
- Vận dụng: Giáo viên cho HS thảo luận trên lớp C6, C7, C8, làm bài tập 26-27.3; 26-27.4 và trả lời
HĐ 4: Củng cố hướng dẫn về nhà.
- Vạch kế hoạch làm TN kiểm tra dự đoán đặc điểm của sự ngưng tụ làm bài tập 26-27.5; 26-27 còn lại.
- Chép bảng 28-1 vào trang vở ghi, 1 tờ giấy kẻ ô ly
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày 25/2/2009
Tiết 32: Sự sôi
I.Mục tiêu:
+ KT: Mô tả được sự sôi và kể được các đặc điểm của sự sôi.
 +KN: Biết tiến hành TN, theo dõi Tn và khai thác các số liệu thu thập dược từ TN về sự sôi.
+TĐ: Rèn tính cẩn thận, tỷ mỉ, kiên trì , trung thực.
II Chuẩn bị:
- Mỗi nhóm HS : 1 giá đỡ TN, 1 kiềng KL, 1 đèn cồn, 1 nhiệt kế thuỷ ngân, 1 kẹp vạn năng, 1 bình cầu bằng có nút cao su để cắm nhiệt kế, 1 đồng hồ.
- Mỗi HS: + Chép bảng 28.1 SGK vào 1 trang vở ghi
 + Một tờ giấy kẻ ô khổ vở HS
III. Tổ chức dạy học: 
HĐ 1 : 1. Kiểm tra bài cũ- Đặt vấn đề:
Hơi
Lỏng
KTBC: 1, Yêu cầu HS điền vào sơ đồ:
Tốc độ bay hơi phụ thuộc yếu tố nào?
Cho VD?
 2, Yêu cầu HS trả lời bài tập 26 + 27 (2-5).
ĐVĐ: Gọi HS đọc mẫu đối thoại đầu bài.
HĐ2: Làm TN về sự sôi.
 - Giáo viên nêu mục đích TN.
+ Cho HS quan sát bố trí H28 .1 (SGK).
+ HS nhận dụng cụ TN bố trí TN.
+ HS quan sát hiện tượng xảy ra trong quá trình đun nước nhằm trả lời 5 câu hỏi phần II.
+ HS theo dõi nhiệt độ quan sát hiện tượng.
+ Khi nước sôi 3 phút thì ngừng đun.
1. Thí nghiệm về sự sôi:
1. Tiến hành TN.
- HS làm TN theo nhóm: HS đọc theo dõi thời gian,t0 đo nhiệt kế khi .
+ Khi nước đạt t = 400c bắt đầu ghi các giá trị nhiệt độ.
+ Ghi số liệu vào bảng 28.1.
+ Hiện tượng xảy ra trong lòng nước trên mặt thoáng.
+Nhận xét các hiện tượng xảy ra.
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Ly 6 co tich hop rat hay.doc