Giáo án môn Văn Lớp 6 - Tuần 17 - Nguyễn Hồng Thanh - Năm học 2005-2006

Giáo án môn Văn Lớp 6 - Tuần 17 - Nguyễn Hồng Thanh - Năm học 2005-2006

Ngày soạn: Tháng 12 năm 2005

Ngày dạy: Tháng 12 năm 2005

I/ Mục tiêu cần đạt:

- Giúp học sinh hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một bậc lương y chân chính, chẳng những giỏi về nghề nghiệp mà quan trọng hơn có lòng nhân đức, thương xót và đặt sinh mạng của đám con đỏ ( người dân thường ) lúc ốm đau trên tất cả. Mặt khác cũng hiểu thêm cách viết truyện gồm với cách viết kí viết sử ở thời trung đại

II/ Chuẩn bị :

 1/ Giáo viên: Nghiên cứu bài soạn đồ dùng dạy học

 2/ Học sinh : Học bài cũ soạn bài.

III/ Tiến trình lên lớp

 1/ Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số

 2/ Kiểm tra:

? Nêu ý nghĩa việc dạy con trong hai sự việc sau

 3/ Bài mới:

 

doc 13 trang Người đăng thanhmai123 Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Văn Lớp 6 - Tuần 17 - Nguyễn Hồng Thanh - Năm học 2005-2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
	(Tiết 65) Thầy thuốc giỏi cốt nhất ở tấm lòng 
Ngày soạn: Tháng 12 năm 2005
Ngày dạy: Tháng 12 năm 2005
I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hiểu và cảm phục phẩm chất vô cùng cao đẹp của một bậc lương y chân chính, chẳng những giỏi về nghề nghiệp mà quan trọng hơn có lòng nhân đức, thương xót và đặt sinh mạng của đám con đỏ ( người dân thường ) lúc ốm đau trên tất cả. Mặt khác cũng hiểu thêm cách viết truyện gồm với cách viết kí viết sử ở thời trung đại
II/ Chuẩn bị :
	1/ Giáo viên: Nghiên cứu bài soạn đồ dùng dạy học 
	2/ Học sinh : Học bài cũ soạn bài.
III/ Tiến trình lên lớp
	1/ ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số
	2/ Kiểm tra:
? Nêu ý nghĩa việc dạy con trong hai sự việc sau
	3/ Bài mới: 
Nội dung
Hoạt động
? Học sinh đọc phần chú thích dấu *
? Em nêu hiểu biết của mình về tác giả 
Gv: hướng dẫn học sinh cách đọc ?
Gv: đọc từ đầu Trọng vọng
? Nội dung đoạn vừa đọc là gì 
Học sinh : giới thiệu về bậc lương y về nguồn gốc, công đức 
? Học sinh đọc tiếplòng ta mong mỏi? Cho biết nội dung chính
Học sinh tình huống thử thách đối với lương y
? Học sinh đọc đoạn còn lại
Y đức của lương y truyền cho con cháu 
? Em hãy kể câu truyện 
Học sinh đọc chú thích 
?Theo em chủ đề của truyện là gì
( Nêu cao gương sáng của bậc lương y chân chính )
? Phần mở đàu truyện giới thiệu nhân vật nào 
? Cụ tổ bên ngoại cảu Trừng được như thế nào 
? Em hiểu nghề y gia truyền là gì
? Theo em “ Gia truyền “ là từ thuần việt hay từ mượn
( mươn – hán )có nhận xét gì về nguồn gốc ,chức vị của bậc lương y 
 ( Tốt đẹp)
? Được phụng sự chữa bệnh cho nhà vua là một việc làm như thế nào 
( hết sức cao quý )
? Trong cuộc sống hàng ngày ngài thường làm gì
? Qua những việc làm trên em có nhận xét gì phẩm chất công đức của ngài
? Tay nghề chuyên môn như thế nào 
Đây là công đức cảu bậc lương y đã toàn tâm toàn ý toàn lực để cứu người mà không nề hà gì không suy nghĩ gì, bản thân không phải người thầy thuốc nào cũng làm như vậy
? Vì thế mà mà người đương thời có thái độ ra sao đối với ông
 ( Trọng vọng )
? Em hiểu thế nào là trọng vọng
? Tìm từ gần nghĩa với từ ( trọng vọng)
Quý trọng , tôn trọng, coi trọng
Gv: Những điều làm ta hồi hộp cảm động nhất là việc ông đã có hành động sử lý với tình huống thử thách 
? Em cho biết một lần lương y gặp tình huống như thế nào 
? Máu chảy xối có nghĩa là chảy như thế nào 
 ( Nhanh nhiều liên tục )
? Em có cảm nhận gì tình trạng bệnh của người đàn bà này 
( Nguy kịch , ngàn cân treo sợi tóc )
? Nghe vậy thái y lệnh có hành động nào 
? Hành động đó giúp em hiểu thái y lệnh có thái độ như thế nào với người bệnh 
? Ra đến cửa gắp thì gặp truyện gì 
? Quý nhân nghĩa là gì
? Đứng trước tình thếđó ngài đã có lời đáp như thế nào với quan chung sứ 
? Qua câu nói đó em they thái y có thái độ gì với nhà vua
 Đã là lệnh của nhà vua thì không ai được chống lại thế mà ngài lại nói như vây ? Điều đó giúp em hiểu gì về phẩm cách của bậc lương y 
? Được nghe lời đáp ấy quan thượng sứ có thái độ ra sao ? Em hãy đọc lại tức giận ?
? Em có nhận xét gì về câu nói của quan trung sứ ?
có phải bình thường hay mang tính chất gì?
(giở trò đe doa tính mang của thái y lênh )
? Em thấy tình huống thử thách này như thế nào 
( Tình huống thử thách gay go đối với y đức và bản lĩnh của thái y lệnh )
? Trong tình huống này thái độ tức giận cùng với lời nói của quan đã đặt vị thái y lệnh trước một khó khăn như thế nào 
Mâu thuẫn quyết liệt cần lựa chọn giải pháp đúng đắn nhất giữa việc cứu người dân thường lâm bệnh nguy cấp không cứu ngay thì chết với phận làm tôi chọn việc nào làm trước
Giữa tính mệnh của người dân thường lâm bệnh nguy cấp với tính mệnh của chính mìnhtrước quyền uy của nhà vua sẽ chọn bên nào?
Gv: Đây là cách xây dung mâu thuẫn truyện để nhân vật bộc lộ tính cách 
? ở vào tình huống gay cân đó thái y lệnh có lời đáp như thế nào 
? Em hãy tìm các cụm Đt trong lời đáp đó ( 8 cụm Đt )
? Tiểu thần là cách nói như thế nào 
( nhún nhường là người bề tôi là bậc nhỏ thấp )
? Là từ thuần việt hay mượn
( mượn hán )
? Em hãy tìm một số từ gép có yếu tố tiểu: “ nhỏ”
Tiểu nhân, tích tiểu .
? Điều gì để thể hiện qua lời đáp đó 
Lời đáp đó bộc lộ nhân cách bản lĩnhcủa ông quyền uy không thẳng nổi y đức, quyền uy thua y đức 
Tính mệnh của mình đực đặt dưới tính mện của người dân thường lâm bệnh nguy cấp .
? Ngoài bản lĩnh và y đức em có nhận xét gì về phép ứng xử của ông qua câu nói đó 
ứng xử rất chí tuệ bởi nó vẫn giữ được phận làm tôi mặc dù không theo đúng lệnh của vua.
Gv: Nói như thế nếu vua là người có lương tâm lương chi chắc chắn không trị tội được thái y lệnh
? Theo em đó là hành động xử lí tình huống của lương y như thế nào ( đúng đắn)
? Em có nhân xét gì về lời đối thoại của quan trung sứ và thái y lệnh ( sắc sảo lời ít ý nghĩa )
? Theo dõi tiếp bằng văn bản em thấy thái độ của vua Trần Anh Vương diễn biến ra sao trước cách xử sự của thái y lệnh 
- Vua lúc đầu tức giận nhưng sau khi nghe thái y lệnh tường trình không những hết tức giận mà còn ca ngợi .
? Vua Trần Anh Vương là người như thế nào ?
( là một vị minh quân đời Trần sáng suốt nhân đức bết trọng dụng, ưu ái người có tài đức)
Gv: ở thời đại nhà Trần nước ta đã sản sinh ra được những con người cao đẹp như thế.
? Thái y lệnh đã sử sự lại như thế nào ? Kết quả ra sao?
Thái y Phạm Bân chỉ lấy sự chân thành để giãibầy điều hay lẽ thiệt. Tư đó thuyếtphục nhà vua.Đó là thắng lợi của y đức của bản lĩnh, của lòng nhân ái và chí tuệ
? Qua sự phân tích tình huống thử thách của lương y em thấy khối lượng lời văn giành cho việc kể lại hành động của thái y Phạm Bân vàu nhà vua như thế nào ?
Dài nhất kể tỉ mỉ cụ thể tình huống gay cấn có ý nghĩa làm nổi bật chủ đề của truyện 
? Gọi học sinh đọc đoạn cuối
? Đoạn cuối nhấn mạnh khắc sâu điều gì
Y đức sáng ngời của một bậc lương y đã truyền cho con cháu giữ vững nghiệp nhà người đời khen ngợi
? Đoạn cuối nhấn mạnh khắc sâu điều gì
 Y đức sáng ngời của bậc lương y đã truyền cho con cháu giữ vững nghiệp nhà người đời khen ngợi )
? Em hiểu gì về luật nhân quả
Quan niệm truyền thống của dân tộc “ ở hiền gặp lành”
đã tạo nên sự thăng hoa cho y đức bản lĩnh 
? Để thể hiện tư tưởng chủ đề văn bản đã sử dụng biện pháp như thế nào 
- Đoạn đầu viết ngắn chủ yếu kể về nhân đức của bậc lương y làm nền cho câu truyện loé sáng ở đoạn tiếp theo
Gv: Đoạn giữa dài suy ra tình huống gay cấn 
Đoạn cuối nhấn mạnh khắc sâu chủ đề
? Thông qua cách xây dung nghệ thuật truyện đó văn bản giửi tới chúng ta nội dung gì?
? Qua câu tuyện có thể rút ra cho những người làm nghề y hôm nay và mai sau bài học gì
- Không chỉ có tài chữa bệnh mà quan trọng hơn là có lòng yêu thương quyết tâm cứu sống người bện
I/ vài nét về tác giả tác phẩm
- Hồ nguyên trừng 
( 1374 – 1446)
Con Hồ Quý Ly
II/ Phân tích 
1/ Giới thiệu bậc lương y
- Có nghề y gia truiyền
 - Là Thái Y lệnh
Mua thuốc tốt, tích trữ thóc gạo dung nhà cứu người
- Cấp cơm cháo, chữa trị 
 Bệnh dầm dề máu mủ không né tránh
 Say mê hết lòng tận tâm nghề nghiệp cứu người chuyên môn giỏi công đức lớn 
2/ Tình huống thử thách của lương y.
- Người đàn bà máu chảy như xối 
- Đi ngay tận tình với người bệnh
- Quý nhân bị sốt vương triệu đến khám
- Bênh đó không gấp .cứu họ ttrước lát sau mới đến
Can đảm dũng khí 
Phận làm tôi sao được như vậy? ông đinh cứu tính mạng người ta mà không cứu tính mạng mình chăng ? 
- Tôi có mắc tội .người kia không được cứu sẽ chết tiểu thần trông cậy vào chúa thương tội tôi xin chịu
Nhân đức thương xót cứu sống người bệnh tới mức không sợ quyền uy, không sợ mang vạ vào thân y đức chiến thắng uy quyền 
IV/ Tổng kết 
1/ Nghệ thuật kết cấu nghệ thuật đắc sắc kể hướng vào việc nêu y đức của nghề thầy thuốc 
- Ghi chép sự thật tình huống gay cấn, dàn dựng sắp xếp dẫn dắt câu truyện khéo loé
2/ Nội dung ca ngợi phẩm chất cao quy của vị thái y lệnh họ Phạm 
4/ Củng cố: 
Gv: treo tranh
? Bức tranh tương ứng với sự việc nhân vật nào trong truyện ? dựa vào bức tranh em hãy kể lại câu truyện này ?
Theo em văn bản này có phải là truyện trung đại Việt Nam không ? vì sao
Có cách viết gần với kí, sử thường mang tính giáo huấn 
Bố cục chặt chẽ hợp lí dẫn dắt truyện gây được hứng thú cho người đọc một chi tiết có vấn đề một tình huống gay cấn để làm nổi bật phẩm chất đạo đức bản lĩnh của vị thái y lệnh
5/ Hướng dẫn 
Nắm được nội dung nghệ thuật truyện
Làm bài tập ở phần bài tập
Ôn tập các văn bản đã học giờ sau kiểm tra học kì I
IV/ Rút kinh nghiệm :
Tiết 66: Ôn tập tiếng việt
Ngày soạn: 20 Tháng 12 năm 2005
 Ngày dạy: Tháng 12 năm 2005
 I/ Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh hệ thống hoá lại kiến thức cơ bản tiếng việt đã học sách giáo khoa tập I
Củng cố khắc sâu kiến thức đã học vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn 
II/ Chuẩn bị :
 	1/ Giáo viên: Nghiên cứu bài soạn, bảng phụ sơ đồ
	2/ Học sinh : Ôn tập, học 
III/ Tiến trình lên lớp
 	1/ ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2/ Kiểm tra: ( xen kẽ trong giờ ông tập )
	3/ Bài mới: 
? Từ tiếng việt là gì, cho ví dụ
? Hãy kể tên các kiểu cấu tạo từ TV ? cho ví dụ
Gv: Treo sươ đồ về các kiểu cấu tạo từ, học sinh qua sát 
? Như thế nào là nghĩa của từ ? cho ví dụ 
Học sinh lấy ví dụ gọi học sinh nhận xét , gv kết luận
Gv: đưa ra một số từ yêu cầu học sinh giải nghĩa từ : Học tập, học hỏi, học lỏm, học hành, đi, đội 
? Có mấy các giải nghĩa của từ ? 
? Như thế nào là từ nhiều nghĩa,cho ví dụ 
? Thông qua các câu, từ thường dùng vào mấy nghĩa chỉ có mọi nghĩa nhất định, tuy nhiên 1 số trường hợp từ có thể được hiểu đồng thời theo cả nghĩa gốc lẫn nghĩa chuyển
Gv: Vẽ sơ đồ nghĩa của từ
? Thế nào là từ thuần việt cho ví dụ ?
? Khi dùng từ cẩn tránh những lỗi nào của từ
Hãy nêu các cho ví dụ trong bài làm của mình, của bạn, trong thực tế 
Học sinh, Gv: nhận xét
? Em hãy kể tên các từ loại đã học
? Hãy nêu đặc điểm của ví dụ 
? D tiếng việt được chia làm mấy nhóm ? ( hai nhóm ) cho ví dụ ?
? Nêu đặc điểm của ĐT
? Có mấy loại động từ chính trong tiếng việt
? Tính từ có đặc điểm gì ? cho ví dụ ?
? Có mấy loại TT, 2 loại TT ? cho ví dụ ?
? Số từ khác với lượng từ ở chỗ nào? cho ví dụ ?
? Thế nào là chỉ từ ? cho ví dụ ?
? Em đã học mấy cụm từ 
? Cụm là gì ? cho ví dụ ?
? Vẽ sơ đồ hình cấu tạo cụm DT
? Cụm ĐT là gì?
? Mô tả cụm ĐT ? cho ví dụ ?
? Cụm TT là gì ? cho ví dụ ?
? Vẽ mô hình cụm TT
? Em gãy so sánh 3 cụm từ với nhau để rát ra điểm giống khác nhau
Gv: treo sơ đồ về từ loại và cụm từ để học sinh quan sát 
? Gọi học sinh làm bài tập 6 – 7 /SGK /17
Bài 5/ SGK /23
? Em hãy phát hiện và chữa lỗi về dùng từ trong cá câu sau ( SGK/ 68) và làm các bài tập trang 75
I/ Nội dung 
 1/ Cấu toạ từ TV
Sơ đồ: Cấu tạo từ 
Từ đơn Từ phức
Từ láy Từ gép 
 2/ Nghĩa của từ là nội dung ( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ)mà từ biểu thị 2 cách giải nghĩa
 - Trình bày khái niện mà từ biểu thị 
 - Đưa ra những từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa cần giải thích 
3/Từ nhiều nghĩa 
- Từ có thể 1 nghĩa hoặc nhiều nghĩa 
4/ Phân loại từ theo nguồn gốc 
5/ Lỗi dùng từ 
Lặp từ
Lẫn lộn các từ gần âm 
Dùng từ không đúng nghĩa 
6/ Từ loại và cụm từ 
Từ loại
DT, ĐT,TT
Số từ lượng từ 
Cụm từ 
Cụm DT
Cụm ĐT
Cụm TT
II/ Luyện tập 
 1/ Bài tập nhận diện 
2 / Bài tập vận dụng 
 4/ Củng cố 
	Gv: Hệ thống bài 
5/ Hướng dẫn 
	Ôn tất cả những đơn vị kiến thức cơ bản để thi hết học kì I
IV/ Rút kinh nghiệm :
Tiết 67 – 68
	Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I
Ngày soạn: 21 Tháng 12 năm 2005
 Ngày dạy: Tháng 12 năm 2005
 I/ Mục tiêu cần đạt:
Nhằn đánh giá học sinh ở các phương diện sau 
Sự vận dung linh hoạt theo hướng tích cực các kiến thức và kĩ năng và của 3 phân mô văn học, tiếng việt, tập làm văn của môn ngữ văn trong bài kiểm tra 
Năng lực vận dung phương pháp tự sự ( kể truyện) nói riêng và các kĩ năng tập làm văn nói chung để tạo lập 1 bài viết
II/ Chuẩn bị :
 	1/ Giáo viên: Nghiên cứu ra đề, đáp án
	2/ Học sinh : Học bài chuẩn bị mọi điều kiện cho giờ kiểm tra 
III/ Tiến trình lên lớp: 
	1/ ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số 
	2/ Kiểm tra viết 
	3/ Bài mới: 
I/ Phần trắc nghiệm 
	Văn bản : Thầy bói xem voi ( SGk / 341)
Hãy đọc kĩ văn bản trên và trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong 4 câu trả lời
	1/ Văn bản trên thuộc thể loại truyện dân gian nào 
A/ Truyền thuyết 	B/ Cổ tích 	C Truyện cười 	D Ngụ ngôn 
	2/ Vì sao người kể lại chọn nhân vật chính của truyện là 5 ông thầy bói ?
A/ Vì thầy bói mù và thường nói mò nói dựa, lại baot thủ, cố chấp 
B/ Vì thầy bói làm nghề mê tín dị đoan
C/ Vì cả5 thầy bói đều có mặt từ đàu đến cuối truyện
D/ Vì 5 thầy hợp thành ngũ tử, một bộ, một nhóm thường gắn bó chặt chẽ với nhau trong truyện dân gian
	3/ Truyện ngụ ngôn đó đã rút ra bài học gì ?
A/ Không nên tin vào lời thầy bói, vì họ hoàn toàn đón mò đón dựa
B/ Bổ sung và làm sáng tỏ thêm ý nghĩa câu tục ngữ “ Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy khôngbằng một sờ”
C/ Cần tự tin không nên bảo thủ
D/ Trước khi nhận xét , đánh giá về một sự vật, hiện tượng cần có sự xem xét, tìm hiểu kĩ lưỡng, toán diện
	4/ Truyện được kể theo ngôi thứ mấy và thứ tự kể như thế nào ?
A/ Ngôi thứ nhất – trình tự thời gian
B/ Ngôi thứ hai - trình tự sự việc 
C/ Ngôi thứ ba – trình tự thời gian và sự việc 
D/ Ngôi thứ ba số nhiều – trình tự sự việc
	5/ Các từ sum sum, Chần chẫn, sừng sững, bè bè, tun tủnthuộc từ loại nào giữ chức vụ ngữ pháp gì trong câu trong đoạn văn
A/ Danh từ – chủ ngữ 	B / Động từ 	- Vị ngữ 
C/ Tính từ – Vị ngữ 	D/ Chỉ định từ bổ ngữ
	6/ Sách giáo khoa ngữ văn mục chú thích giải thích ý nghĩa các từ 
Sun sun: Co lại, chun lại thành các nếp 
Bè bè : To ngang quá mức bình thường, làm mất cân đối trông khó coi
Tun tủn : rất ngắn 
Chần chẫn :Là tròn lẳn 
Sừng sững : To lớn đồ sộ
Thêo các nào ?
A/ Định nghĩa nộidung sự vật hiện tượng biểu hiện trong từ
B/ Miêu tả đặc điểm sự vật và hiện tượng biểu hiện trong từ
C/ Bằng từ gần nghĩa đồng nghĩa 
D/ Bằng từ trái nghĩa, ngược nghĩa 
	7/ Thành ngữ nào gần nghĩa nhất với thành ngữ “ Thầy bói xem voi”
A/ Biết một chẳng biết hai 
B/ Thấy cây chẳng thấy rừng 
C/ Lờ rờ như xẩm sờ gậy
D/ Vào rừng chẳng thấy lối ra 
Thấy cây núc nác ngỡ là vàng tâm
	8/ Tổ hợp từ nào là cụm tính từ 
A/ rất sừng sững 	B/ Bè bè lắm 	C/ Sun sun như con đỉa	D/ Ngắn tun tủn
	9/ Viết các từ sau như thế nào mới đúng nguyên tắc chính tả tiếng việt hiện hành 
A/ Trần trẫn, Xun xun	C/ sun sun, chần chẫn, Sờ tai
B/ Xừng xững, xờ tai 	D/ Chần trẫn, sừng xững, sun xun
	10/ Trong văn bản trên có bao nhiêu từ láy, từ mượn 
A/ 5 từ láy, 2 từ mượn
B/ 6 từ láy, 1 từ mượn
C/ 7 từ láy, 1 từ mượn
D/ 8 từ láy, 0 từ mượn
II/ Tự luận: 
	Em hãy đóng vai nhân vật của truyện là năm ông thầy bói kể lại nội dung cốt truyện và rút ra bài học cho bản thân 
Đáp án và biểu điểm
I/ Trắc nghiệm ( 5 đỉêm ) mỗi câu đúng 05 điểm
1 / D	2/ A 	3/D	4/C	5/C	6/B	7/B	8/D	9/C	10/C
II/ Tự luận ( kể 3,5 điểm )
yêu cầu nội dung: kể được các sự việc nhân vật và hành động chính trong truyện “ Thầy bói xem voi”
Ngôi thứ nhất số nhiều + Ngôi thứ ba “ chúng tôi, người, mọi người”
Cuộc họp mặt và xem voi của 5 thầy bói 
Cuộc tranh luận của 5 thầy bói 
Cuộc ẩu đả của 5 thầy bói 
Yêu cầu về hình thức do đóng vai 5 ông thầy bói nên phải thay đổi ngôi kể cho hợp lý vàlời văn trong bài viết bố cục đủ 3 phần, văn phong sáng sủa, không dùng từ sai, câu đúng ngữ pháp, chữ viết rõ dàng sáng sủa
Rút ra bài học ( 1,5 điểm ) 
Muốn hiểu đúng và đầy đủ bất cứ một sự vật sự việc gì, chúng ta cũng cần phải xem xét, nhận xét, đánh giá một các thận trọng, toàn diện bằng mọi giác quan tổng hợp ý kiến của nhiều người cần tránh “ Thấy cây mà chẳng thấy rừng” một mặt cần mạnh dạn tự tin bảo vệ ý kiến của mình mặt khác cũng cần lắng nghe tham khảo những ý kiến khác mình, sai lầm về phương pháp tất yếu sẽ dẫn đến kết quả sai lầm
Cái thú vị và khéo léo của người đặt truyện trọn đến những 5 ông thầy bói “ Vốn giỏi đoán mò – Thầy bói nói mò - Thầy bói nói dựa” cùng xem một con voi rất to lớn nên dù có sem bằng tay cũng khó có thể với đo hết mọi chiều của nó nếu họ cùng xem con thỏ chẳng hạn thi kết quả sãe khác.
Gv: Coi nghiêm túc học sinh trật tự làm bài
4/ Củng cố:
	Gv: Nhận xét giờ làm bài 
5/ Hướng dẫn 
Xem lại phần lý thuyết 
Kiểm tra lại chí nhớ những kiến thức đã học
Soạn bài “ Thi kể chuyện”
IV/ Rút kinh nghiệm :
	Khánh Hội, Ngày  tháng 12 năm 205
	Xác nhận BGH

Tài liệu đính kèm:

  • docVAN 6doc.doc