Giáo án môn Toán - Tiết 1 đến tiết 27

Giáo án môn Toán - Tiết 1 đến tiết 27

I. Mục tiêu bài dạy:

-H/S biết xác định được giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất(ĐCNN) của dụng cụ đo.

-Rèn luyện được các kỹ năng sau đây:

 + Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.

+ Đo độ dài trong một số tình huống thông thường.

+ Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.

- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.

II. Phương pháp:

- Giải quyết vấn đề kết hợp thuyết trình.

- Thực nghiệm.

III Chuẩn bị của GV và HS:

 

doc 61 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1147Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Toán - Tiết 1 đến tiết 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1
Bài 1: đo độ dài đoạn thẳng
 Ngày dạy: ..........././
 Lớp dạy: ...................
I. Mục tiêu bài dạy:
-H/S biết xác định được giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất(ĐCNN) của dụng cụ đo.
-Rèn luyện được các kỹ năng sau đây:
 + Biết ước lượng gần đúng một số độ dài cần đo.
+ Đo độ dài trong một số tình huống thông thường.
+ Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
- Rèn luyện tính cẩn thận, ý thức hợp tác làm việc trong nhóm.
II. Phương pháp: 
Giải quyết vấn đề kết hợp thuyết trình.
- Thực nghiệm.
III Chuẩn bị của GV và HS: 
+Mỗi nhóm học sinh: 
 - Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.
 - Một thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5 em
 - Chép sẵn ra giấy bảng 1.1 “ Kết quả đo độ dài”
+ Giáo viên: Thước thẳng , thước dây
IV. Tiến trình dạy học:
1)Giới thiệu bài học:
- Giới thiệu nôi dung chương trình bộ môn vật lý 6, và các yêu cầu của bộ môn.
2) Bài mới:
 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
Hoạt động1: Tổ chức tình huống học tập
GV: Cho HS quan sát tranh vẽ và trả lời câu hỏi đặt ra ở đầu bài, đồng thời định hướng nội dung học tập của bài học.
GV chốt lại : “ Cách đo của người em có thể không đúng”
?: Để khỏi tranh cãi hai chị em cần thống nhất với nhau điều gì ?
-HS quan sát tranh vẽ trong SGK và suy nghĩ trả lời
- HS chú ý theo dõi
Hoạt động2: Ôn lại và ước lượng đo độ dài của một số đơn vị đo độ dài
? Em hãy nêu một số đơn vị đo độ dài ở lớp dưới mà em đã được học ?
- Yêu cầu HS làm câu hỏi C1, C2, C3 ( SGK)
C2 : Yêu cầu HS từng bàn quyết định đánh đấu độ dài ước lượng 1m trên mép bàn hạo và dùng thước kiểm tra xem ước lượng của nhóm so với độ dài thật khác nhau bao nhiêu.
C3 : Yêu cầu mỗi HS từng bàn ước lượng độ dài ngang tay của bản thân và tự kiểm tra xem ước lượng của mình so với độ dài kiểm tra khác nhau bao nhiêu.
- Giới thiệu thêm một số đơn vị độ dài của Anh, và dơn vị độ dài ‘năm ánh sáng’
1 inch(1 inh) = 2,54 (cm)
1 Ft (foot) = 30,48 (em)
-HS nêu các đơn vị độ dài đã được học ở lớp dưới
-Thực hiện câu hỏi C1(SGK)
- HS từng bàn làm theo yêu cầu của GV
(Tập ước lượng độ dàicủa 1m theo nhóm bàn)
-HS tập ước lượng cá nhân độ dài của một nang tay mình
- HS chú ý theo dõi
Hoạt động3: Tìm hiểu dụng cụ đo độ dài:
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân quan sát hình 1.1(SGK) và trả lời câu hỏi C4.
-Treo tranh vẽ to thước có độ dài 20cm và có ĐCNN 2mm. Yêu cầu từ 1 đến hai học sinh xác định GHĐ và ĐCNN của thước. Từ đó giói thiệu cách xác định GHĐ và ĐCNN của một thước đo.
- Cho học sinh thực hành tìn GHĐ và ĐCNN của thước: Yêu cầu HS làm câu hỏi C4, C5, C6 (SGK).
-Làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi vàthực hành xác định GHĐ và ĐCNN của một số thước đo độ dài.
- Trình bày bài làm của mình theo sự điều khiển của giáo viên
Hoạt động 4: Đo độ dài:
- Dùng bảng kết quả đo độ dài đã vẽ to để hướng đẫn HS đo độ dài và ghi kết quả đo vào bảng 1.1
- Hướng dẫn HS cụ thể cách tính giá trị trung bình : (l1+l2+l3)/3 
- HS thực hành đo và ghi kết quả vào bảng
(Phân công công việc cho từng người trong nhóm để đo và ghi kết quả vào bảng)
3) Củng cố: 
GV hệ thống nội dung bài học.
Yêu cầu HS làm bài tập 1-2.2 ,1-2.3 SBT
V.Hướng dẫn học ở nhà:
- Đọc trước và chuẩn bị mục I bài 2 SGK “Đo độ dài”.
- Làm bài tập 1-2.4 đến 1-2.6 trong SBT.
Tiết 2
Bài 2: đo độ dài đoạn thẳng (Tiếp)
 Ngày dạy: ............././
 Lớp dạy: ......................
I. Mục tiêu bài dạy:
-Củng cố các mục tiêu ở tiết 1, cụ thể :
Biết đo độ dài trong một số tình huống thông thường, theo qui tắc đo, bao gồm:
+ ước lượng chiều dài cần đo.
+ Chọn thước đo thích hợp
+ Xác định được giới hạn đo (GHĐ), độ chia nhỏ nhất(ĐCNN) của thước đo.
+ Đặt thước đo đúng.
+ Đặt mắt nhìn và đọc kết quả đo đúng.
+ Biết tính giá trị trung bình các kết quả đo.
II. Phương pháp: 
- Giải quyết vấn đề kết hợp thuyết trình.
- Thực nghiệm.
III Chuẩn bị của GV và HS: 
+Mỗi nhóm học sinh: - Một thước kẻ có ĐCNN đến mm.
 - Một thước dây hoặc thước mét có ĐCNN đến 0,5 em
+ Giáo viên: 
 - Thước thẳng , thước dây. 
 - Hình vẽ to H2.1, H2.2, H2.3
IV. Tiến trình dạy học:
1)Kiểm tra:
- Thế nào là GHĐ và ĐCNN của thước ?
- Làm bài tập 2.5 SBT.
2) Bài mới:
Hoạt động1: Thảo luận về cách đo độ dài
GV: Yêu cầu HS nhớ lại bài thực hành đo độ dài ở tiết trước, thảo luận theo nhóm để trả lời các câu hỏi từ C1 đến C5 (SGK)
?C1: Em hãy cho biết độ dài ước lượng và kết quả đo thực tế khác nhau bao nhiêu?
C2: Em đã chọn cụ đo nào tại sao?
C3: Em đặt thước đo như thế nào ?
C4: Em đặt mắt nhìn như thế nào để đọc kết quả đo?
C5: Nếu đầu cuối của vật không ngang bằng với vật chia thì đọc kết quả đo như thế nào ?
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện câu hỏi C6, gọi 1 HS lên bảng thực hiện sau đó cho cả lớp nhận xét đánh giá bài của bạn trên bảng.
-HS chú ý theo dõi
- HS suy nghĩ trả lời
(Bài thực hành đo độ dài bàn học và độ dài cuốn vật lý lớp 6 ở tiết 1)
- HS suy nghĩ trả lời
(Đặt thước đo sao cho một đầu của vật trùng với vạch số không của thước)
(đặt mắt nhìn theo hướng vuông góc với cạnh thước ở đầu kia của vật)
(Đọc và ghi kết qủa đo theo vạch chia gần nhất)
C6: (1) độ dài
 (2) GHĐ
 (3) ĐCNN 
 (4) dọc theo
 (5) ngang bằng với
 (6) vuông góc
 (7) gần nhất
Hoạt động 2: Vận dụng.
- Yêu cầu HS làm câu hỏi C7, C8, C9 ( SGK)
C7, C8: (Cho học quan sát tranh vẽ sau đó gọi một vài HS đứng tại chỗ trả lời) 
C9 : ( cho HS quan sát tranh vẽ to treo trên bảng, sau đó gọi 1 HS lên bảng điền kết quả- cho HS dưới lớp nhận xét đnh giá)
-HS quan sát tranh vẽ và suy nghĩ trả lời...
C7: Hình c.
C8; Hình c.
- HS làm theo yêu của GV...
3) Củng cố: 
GV hệ thống nội dung bài học.
Cho học sinh đọc phần ghi nhớ SGK và " có thể em chưa biết"
4) Hướng đẫn học ở nhà:
 - Yêu cầu HS làm bài tập 2.7 đến 2.11 SBT,câu C10.
 - HS khá giỏi làm bài tập 2.12, 2.13
Tiết 3
Bài 3: đo thể tích chất lỏng
 Ngày dạy: ............././
 Lớp dạy: ......................
I. Mục tiêu bài dạy: Qua bài này HS cần:
- Kể tên được một số dụng cụ thường dùng để đo thể tích chất lỏng.
- Biết xác định thể tích chất lỏng bằng dụng cụ đo thích hợp.
II. Phương pháp: 
- Giải quyết vấn đề kết hợp thuyết trình.
- Thực nghiệm.
III Chuẩn bị của GV và HS: 
- 1 xô đựng nước.
- Bình 1( đựng đầy nước chưa biết dung tích)
- Bình 2( đựng một ít nước)
- 1 Bình chia độ.
- 1 vài ca đong.
IV. Tiến trình dạy học:
1)Kiểm tra:
-Nêu các bước đo chiều dài của một vật?
2) Bài mới:
 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
Hoạt động1: Tổ chức tình huống học tập
GV : Dùng hai bình có hình dạng khác nhau và có dung tích gần bằng nhau để đặt vấn đề và giới thiệu bài học.
? Làm thế nào để biết trong bình nước còn chứa bao nhiêu nước?
Bài học hôm nay giúp ta trả lời câu hỏi vừa nêu.
-HS chú ý theo dõi
- HS suy nghĩ trả lời
Hoạt động 2: Ôn lại đơn vị đo thể tích. 
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện câu hỏi C1 ( SGK)
- Cho 1 học sinh lên bảng thực hiện sau đó gọi một vài HS đứng tại chỗ nhận xét.
- Kết luận.
-HS suy nghĩ thực hiện...
C1: 
1m2 = 1000dm2 = 1000000em2
1m2 = 1000l = 1000000ml = 1000000cc
Hoạt động3: Tìm hiểu về các dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc sách mục II.1(SGK) và trả lời các câu hỏi C2, C3, C4, C5.
- Hướng dẫn HS thảo luận và thống nhất các câu trả lời C4, C5, C6 (SGK).
1. Tìm hiểu dụng cụ đo thể tích chất lỏng.
-Làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi và thảo luận thống nhất các câu trả lời.
C2: Ca đong to có GHĐ là 1lít và ĐCNN là 0,5 lít.
Ca đong nhỏ có GHĐ và ĐCNN là 0,5 lít.
Can nhựa có GHĐ là 5lít và ĐCNN là 1 lít.
C3: Chai, can, ca...
C4:
GHĐ
ĐCNN
Bình a
Bình b
Bình c
100 ml
250 ml
300 ml
2 ml
50 ml
50 ml
C5: Các loại ca nhựa , chai, lốc ghi sẵn dung tích; can, bơm tiêm...
Hoạt động 4: Tìm hiểu cách đo thể tích.
-Yêu cầu HS làm việc cá nhân đọc sách mục II.2(SGK) và trả lời các câu hỏi C6, C7, C8.
- Hướng dẫn HS thảo luận và thống nhất các câu trả lời .
2. Tìm hiểu cách đo thể tích chất lỏng.
- Điền từ vào chỗ trống tham gia thảo luận trả lời các câu hỏi theo sự hướng dẫn của GV.
C6: b) Đặt thẳng đứng.
C7: b) Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở giữa bình.
C8: a) 70 cm2
 b) 50 cm2
 a) 40 cm2
Hoạt động 5: Thực hành đo thể tích chất lỏng chứa trong bình.
- Dùng bình 1 và bình 2 để minh hoạ lại hai câu hỏi đã đặt ra ở đầu bài đồng thời nêu mục đích , nội dung thực hành.
- Dùng tranh vẽ to bảng 3.1" Kết quả đo thể tích chất lỏng để hướng dẫn HS thực hành theo từng nhóm.
3. Thực hành.
- Nhận dụng cụ thực hành.
- Tham gia trình bày cách làm của từng nhóm theo đề nghị của GV.
+ Đổ nước vào bình trước, rồi đổ ra ca đong hoặc bình chia độ.
+ Lấy ca đong hoặc bình chia độ đong nước rồi đổ vào bình chứa.
Hoạt động 6: Tổng kết bài học- Củng cố.
? Nêu cách đo thể tích chất lỏng ?
Cách đo thể tích chất lỏng:
+ ước lượng thể tích cần đo.
+ Chọn bình chia độ có GHĐ và DDCNN thích hợp.
+ Đặt bình chia độ thẳng đứng.
+ Đặt mắt nhìn ngang với mực chất lỏng ở trong bình.
+ Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất.
4) Hướng đẫn học ở nhà:
 - Yêu cầu HS làm bài tập 3.1 đến 3.7 SBT.
 - Đọc trước bài 3"Đo thể tích vật rắn không thấm nước".
 - Chẩn bị cho tiết sau vài hòn sỏi, đinh ốc, rây buộc.
Tiết 4
Bài 4: đo thể tích vật rắn
 Không thấm nước
 Ngày dạy: ............././
 	I. Mục tiêu bài dạy: Qua bài này HS cần:
- Biết sử dụng một số dụng cụ đo ( bình chia độ, bình tràn) để xác định thể tích vật rắn có hình dạng bất kỳ không thấm nước.
- Tuân thủ các quy tắc đo và trung thực với các số liệu mà mình đo được, hợp tác trong mọi công việc của nhóm.
II. Phương pháp: 
- Giải quyết vấn đề kết hợp thuyết trình.
- Thực nghiệm.
III Chuẩn bị của GV và mỗi nhóm HS: 
- 1 xô đựng nước.
- Bình tràn, 1 bình chứa, dây buộc.
- 1 Bình chia độ.
- 1 vài ca đong có ghi sẵn dung tích.
IV. Tiến trình dạy học:
1)Kiểm tra:
-Nêu các bước đo thể tích chất lỏng?
2) Bài mới:
 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 
Hoạt động1: Tổ chức tình huống học tập
GV : Dùng cái đinh ốc và hòn đấ có thể tích gần bằng nhau để đặt vấn đề và giới thiệu bài học:
? Làm thế nào để biết chính xác thể tích cái đinh ốc và hòn đá?
Bài học hôm nay giúp ta trả lời câu hỏi vừa nêu.
-HS chú ý theo dõi
- HS suy nghĩ trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu cách đo thể tích của những vật không thâm nước. 
- Giới thiệu vật cần đo thể tích(hòn đá) trong 2 trường hợp hòn đá bỏ lọt bình và không bỏ lọt bình.
? Quan sát hình vẽ 4.2 và 4.3 SGK , mô tả cách đo thể tích của hòn đá trong 2 trường hợp ?
 - Chia lớp thành 2 nhóm : nhóm1 (thực hiện câu C1, nhó ...  bình cầu; nước màu làm thí nghiệm.
IV. Tiến trình dạy học:
1) Giới thiệu bài học:
Ta đã biết sự nở vì nhiệt của chất lỏng.
- Vậy chất khí khi nóng lên thì có nở ra không? Đó là nội dung bài học hôm nay: “Sự nở vì nhiệt của chất khí”
2) Bài mới:
Hoạt động1: Làm thí nghiệm.
 - Giới thiệu và tiến hành thí nghiệm:
 Cắm 1 ống thủy tinh nhỏ xuyên qua nút cao su của một bình cầu. Nhúng một đầu ống vào cốc nước màu. Dùng ngón tay bịt chặt đầu còn lại rồi rút ống ra khỏi cốc sao cho còn một giọt nước màu trong ống. Lắp chặt nút cao su có gắn ống thủy tinh với giọt nước màu vào bình cầu để nhốt một lượng khí trong bình. Xát hai bàn tay vào nhau cho nóng lên; rồi áp chặt vào bình cầu. 
- Quan sát thí nghiệm H20.1; H20.2 SGK
- Quan sát hiện tượng xảy ra
Hoạt động2: Trả lời câu hỏi.
C1: Có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước màu trong ống thủy tinh?
C2: Nếu sau đó ta thôi không áp tay vào bình cầu nữa thì có hiện tượng gì xảy ra với giọt nước trong ống thủy tinh?
Giọt nước dâng lên cao.
Giọt nước hạ xuống thấp
Hoạt động3: Rút ra kết luận.
C6: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
SGK trang 63
(1) Tăng;
(2) lạnh đi
(3) ít nhất
 (4) nhiều nhất
Hoạt động4: Vận dụng.
C7 : Tại sao quả bóng bàn đang bị bép ; khi nhúng vào nước nóng lại có thể phồng lên?
C6 : Tai sao không khí nóng lại nhẹ hơn không khí lạnh.
Chất khí trong quả bóng khi nóng lên sẽ nở ra.
V - tăng ; m – không đổi ; => D giảm => không khí nóng nhẹ hơn
Hoạt động5: Tổng kết bài học:
- Chất khí nở ra khi nóng lên; co lại khi lạnh đi.
- Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng; chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
V. Công việc về nhà:
Chất khí nở vì nhiệt như thế nào? Cho ví dụ?
Đọc trước và chuẩn bị bài 21 SGK “Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt”.
Tiết 24
Bài 21: một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
 Ngày dạy: ........././
 Lớp dạy: ..................
I. Mục tiêu bài dạy:
- H/S hiểu được sự co giãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lớn.
- H/S hiểu được băng kép khi bị đốt nóng hoặc làm lạnh đều cong lại.
- Có ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lý.
II. Phương pháp:
Giải quyết vấn đề kết hợp thuyết trình.
Thực nghiệm.
III. Đồ dùng giảng dạy:
Tranh vẽ về thí nghiệm H21.1 SGK.
Các mẫu vật: Thanh thép ; chốt ngang; giá; ốc vặn.
IV. Tiến trình dạy học:
1) Giới thiệu bài học:
Ta đã biết sự nở vì nhiệt của chất lỏng; chất rắn và chất khí.
- Vậy ứng dụng của chúng như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay: “Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt”
2) Bài mới:
Hoạt động1: Làm thí nghiệm.
 Bố trí thí nghiệm như hình 21.1a. Lắp chốt ngang; rồi vặn ốc xiết chặt thanh thép lại. Dùng bông tẩm cồn đốt nóng thanh thép.
 - Yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra.
- Quan sát thí nghiệm H21.1 SGK
Hoạt động2: Trả lời câu hỏi.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi...
C1: Có hiện tượng gì xảy ra với thanh thép khi nó nóng lên?
C2: Hiện tượng gì xảy ra với chốt ngang?
Thanh thép dãn nở ; nó dài ra.
Chốt ngang bị gãy ; chứng tỏ thanh thép gây ra lực rất lớn.
Hoạt động3: Rút ra kết luận.
- Yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện câu C4 và yêu câu 1 HS lên bảng thực hiện.
C4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
SGK trang 66.
- Tổ chức hợp lý hoá kết quả.
C4: Điền từ thích hợp vào chỗ trống:
(1) Nở ra
(2) lực
(3) vì nhiệt
 (4) lực
Hoạt động 4: Vận dụng.
C5 : Tại sao người ta phải làm đường ray như H21.2?
Vì khi nóng lên thanh thép sẽ dài ra và có thể làm cong đường ray
Hoạt động 5: Làm thí nghiệm.
 Làm TN và yêu cầu HS quan sát hiện tượng xảy ra khi:
 Hai thanh kim loại có bản chất khác nhau ; thí dụ đồng và thép được tán chặt với nhau. Hơ nóng băng kép trên ngọn đèn cồn.
- Quan sát thí nghiệm H21.4 SGK
Hoạt động 6: Trả lời câu hỏi.
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi:
C7: Đồng và thép nở vì nhiệt như nhau hay khác nhau?
C8: Khi hơ nóng ; băng kép luôn cong về phía thanh nào ? Tại sao?
Khác nhau.
Về phía thanh thép ; vì đồng nở nhiều hơn
Hoạt động 7: Vận dụng.
C10 : Tại sao bàn là điện ở H 21.5 lại tự động tắt khi đã đủ nóng?
Băng kép cong đi đẩy ngắt mạch
Hoạt động 8: Tổng kết bài học.
 - Nhắc lại nội dung bài học: 
- Sự co dãn vì nhiệt khi bị ngăn cản có thể gây ra những lực rất lơn.
- Băng kép khi bị đốt nóng hay làm lạnh đều cong đi.
- Người ta ứng dụng tính chất này của băng kép vào việc đóng mở tự động mạch điện.
- HS chú ý theo dõi......
V. Hướng dẫn học ỏ nhà:
Băng kép có tính chất gì? ứng dụng? Cho ví dụ?
Đọc trước và chuẩn bị bài 22 SGK “Nhiệt kế – Nhiệt giai”.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 25
Bài 22: nhiệt kế – nhiệt giai
 Ngày dạy: .........././
 Lớp dạy: .................
I. Mục tiêu bài dạy:
- H/S hiểu được để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế.
- H/S hiểu được nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
- Có ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lý.
II.Phương pháp:
- Nêu vấn đề + Thực nghiệm.
III.Đồ dùng giảng dạy:
Tranh vẽ về nhiệt kế.
Các mẫu vật: Nhiệt kế thủy ngân; nhiệt kế rượu.
IV.Nội dung bài dạy:
1) Giới thiệu bài học:
Ta đã biết sự nở vì nhiệt của chất lỏng; chất rắn và chất khí.
- Vậy ứng dụng của chúng như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay: “Nhiệt kế – Nhiệt giai”
2) Bài mới:
Hoạt động1: Nhiệt kế:
C1: SGK trang 68?
C2: Cho biết thí nghiệm ở H 22.3 – H 22.4 dùng để làm gì?
a) Ngón tay trái thấy lạnh.
 Ngón tay phải thấy nóng
b) Ngón tay trái thấy nóng
 Ngón tay phải thấy lạnh
Dùng để xác định thang chia độ cho nhiệt kế
Hoạt động2: Nhiệt giai:
- Giới thiệu nhiệt giai Xenxiut và nhiệt giai Farenhai( Hoặc cho học sinh nghiên cứu trong SGK).
Năm 1742 Xenxiut người Thụy Điển đã đề nghị chia khoảng cách giữa nhiệt độ của nước đá đang tan và nhiệt độ của hơi nước đang sôi thành 100 phần bằng nhau. Thang chia độ này gọi là thang nhiệt độ Xenxiut. Ký hiệu là oC.
Trước đó vào năm 1714 Nhà vật lý người Đức Farenhai đã đề nghị : nước đá đang tan là 32oF ; còn hơi nứoc đang sôi là 212oF
- HS nghiên cứu tìm hiểu nhiệt giai Xenxiut và nhiệt giai Farenhai...
Hoạt động3: Vận dụng:
- Yêu cầu HS thực hiện C5.
C5 :30oC; 37oC ứng với bao nhiêu oF?
30oC = 32oF+(30x 1,8oF) = 86 oF
37oC = 32oF+(37x 1,8oF) = 98,6 oF
Hoạt động4: Tổng kết bài học:
 - Tổng kết nội dung bài học. 
- Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế.
- Nhiệt kế thường dùng dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: nhiệt kế rượu; nhiệt kế thủy ngân; nhiệt kế y tế.
V. Hướng dẫn học ở nhà:
Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ gì? Cho ví dụ?
Đọc trước và chuẩn bị bài 23 SGK “Thực hành đo nhiệt độ”.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Tiết 26
Bài 23: thực hành đo nhiệt độ
 Ngày dạy: .............././
 Lớp dạy: .......................
I.Mục tiêu bài dạy:
- H/S hiểu được để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế.
- H/S hiểu được nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
- H/S biết cách dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ.
- Có ý thức tìm hiểu các hiện tượng vật lý.
II.Phương pháp:
Giải quyết vấn đề kết hợp thuyết trình.
III.Đồ dùng giảng dạy:
Tranh vẽ về nhiệt kế.
Các mẫu vật: Nhiệt kế thủy ngân; nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế.
IV.Tiến trình dạy học:
1) Kiểm tra bài cũ:
Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ gì? Cho ví dụ?
2) Giới thiệu bài học:
Ta đã biết muốn đo nhiệt độ ta phải dùng nhiệt kế.
- Vậy cách sử dụng nhiệt kế như thế nào? Đó là nội dung bài học hôm nay: “Thực hành đo nhiệt độ”
3) Bài mới:
Hoạt động1: Dùng nhiệt kế y tế đo nhiệt độ cơ thể:
 ?: Nhiệt kế y tế là loại nhiệt kế gì?
C1: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế?
C2: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế?
C3: Phạm vi đo của nhiệt kế?
C4: Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế?
C5: Khi dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể phải thực hiện những bước nào? cần chú ý gì?
- Nhiệt kế y tế là loại nhiệt kế thuỷ ngân
- Phạm vi từ 35 đến 42 độ C
- H/S chia nhóm để thực hiện đo nhiệt độ cơ thể
Hoạt động2: Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước:
C6: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế?
C7: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế?
C8: Phạm vi đo của nhiệt kế?
C9: Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế?
- Nhiệt kế được sử dụng là nhiệt kế dầu; cốc nước; đèn cồn; giá đỡ
 - H/S chia nhóm thực hành và ghi nhiệt độ theo bảng 23.2 SGK Tr 73
Hoạt động3: Làm báo cáo:
- Hướng dẫn nhóm HS ghi kết quả theo mẫu báo cáo Tr74 SGK.
C10: Từng nhóm ghi kết quả theo mẫu báo cáo Tr74 SGK.
Hoạt động4: Tổng kết bài học:
- Để đo nhiệt độ người ta dùng nhiệt kế.
- Nhiệt kế thường dùng dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: nhiệt kế rượu; nhiệt kế thủy ngân; nhiệt kế y tế.
V. Hướng dẫn học ở nhà:
Để đo nhiệt độ người ta dùng dụng cụ gì? Cho ví dụ?
Chuẩn bị bài “Kiểm tra 45'”.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------
Ngày tháng Năm 2007
Tiết 27
Bài : kiểm tra 45'
I. Mục tiêu bài:
- H/S vận dụng các kiến thức đã học ở chương II "Nhiệt học" để làm bài kiểm tra.
- H/S rèn luyện kỹ năng giải bài tập.
- Giáo viên có thể đánh giá được kết quả và khả năng học tập của mỗi học sinh.
- Có phương án điều chỉnh phương pháp giảng dạy và kiểm tra hàng ngày với từng học sinh.
II. Nội dung bài kiểm tra 45':
	- Trang tiếp theo
III. Đánh giá kết quả sau kiểm tra:
Kiểm tra 45’ môn vật lý 6
Điểm:
Họ và tên: .........................................................
Lớp:...............
Đánh dấu X vào mục nào em cho là đúng
Câu1: Chất rắn; chất lỏng; chất khí: (1,5 điểm)
‏ڤ	a) Nở ra khi gặp lạnh.
‏ڤ	b) Nở ra khi nóng lên; co lại khi lạnh đi.
‏ڤ	c) Co lại khi gặp nóng.
‏ڤ	d) Tất cả các mục trên đều đúng.
Câu 2: Chất rắn và chất lỏng khác nhau: (1,5 điểm)
‏ڤ	a) Dãn nở vì nhiệt giống nhau.
‏ڤ	b) Không dãn nở vì nhiệt.
‏ڤ	c) Dãn nở vì nhiệt khác nhau.
‏ڤ	d) Tất cả các mục trên đều đúng.
Câu 3 : Chất khí khác nhau : (1,5 điểm)
‏ڤ	a) Dãn nở vì nhiệt giống nhau.
‏ڤ	b) Dãn nở vì nhiệt khác nhau.
‏ڤ	c) Không dãn nở vì nhiệt.
‏ڤ	d) Tất cả các mục trên đều đúng.
Câu 4 : Nhiệt kế y tế có : (1,5 điểm)
‏ڤ	a) Giới hạn đo từ 35oC đến 42oC.
‏ڤ	b) Độ chia nhỏ nhất là 0,1oC.
‏ڤ	c) Dùng để đo nhiệt độ cơ thể.
‏ڤ	e) Tất cả các mục trên đều đúng.
Câu 5 : (4 điểm) 
a) Tính xem 0oC = .......... oF
b) Tính xem 30oC = .......... oF
c) Tính xem 47oC = .......... oF
d) Tính xem 100oC = .......... oF

Tài liệu đính kèm:

  • docCac Ham Trong Tinh Toan.doc