I / MỤC TIÊU :
- Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0).
- Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng.
- Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn
giản).
II / ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC :
Mỗi HS có các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10 hoặc 1 ô vuông.
Giáo án môn : TOÁN Lớp : 3 Tuần : 19 Tên bài dạy : CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ Ngày dạy : Thứ hai – 11. 01. 2010 I / MỤC TIÊU : - Nhận biết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác 0). - Bước đầu biết đọc, viết các số có bốn chữ số theo vị trí của nó ở từng hàng. - Bước đầu nhận ra thứ tự của các số trong nhóm các số có bốn chữ số (trường hợp đơn giản). II / ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Mỗi HS có các tấm bìa, mỗi tấm bìa có 100, 10 hoặc 1 ô vuông. III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Giới thiệu số có bốn chữ số Giới thiệu số 1423 : - Y/C - GV hướng dẫn - GV nêu : số gồm 1 nghìn, 4 trăm, 2 chục, 3 đơn vị viết là 1423, đọc là : “Một nghìn bốn trăm hai mươi ba”. - GV hướng dẫn HĐ2: Thực hành Bài 1: GV HD Bài 2: GV HD Bài 3: (a, b) - HS lấy ra 1 tấm bìa như hình vẽ trong SGK rồi quan sát, nhận xét để biết mỗi tấm bìa có 10 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, mỗi tấm bìa có 100 ô vuông. - HS quan sát hình vẽ trong SGK rồi nhận xét để biết : mỗi tấm bìa có 100 ô vuông, nhóm thứ nhất có 10 tấm bìa, vậy nhóm thứ nhất có 1000 ô vuông ; nhóm thứ hai có 4 tấm bìa như thế, vậy nhóm thứ hai có 400 ô vuông ; nhóm thứ ba chỉ có 2 cột, mỗi cột có 10 ô vuông, vậy nhóm thứ ba có 20 ô vuông ; nhóm thứ tư có 3 ô vuông. Như vậy trên hình vẽ có 1000, 400, 20 và 3 ô vuông. 1 - HS quan sát bảng các hàng, từ hàng đơn vị đến hàng chục, hàng trăm, hàng nghìn. 100 10 - HS nhận xét : coi 1 là một đơn vị thì ở hàng đơn vị có 3 đơn vị, ta viết 3 ở hàng đơn vị ; coi là một chục thì ở hàng chục có 2chục, ta viết 2 ở hàng chục ; coi 1000 là một trăm thì ở hàng trăm có 4 trăm, ta viết 4 ở hàng trăm ; coi là nột nghìn thì ở hàng nghìn có 1 nghìn, ta viết 1 ở hàng nghìn. - HS chỉ vào 1423 rồi đọc số đó. - HS quan sát rồi nêu : Số 1423 là số có bốn chữ số, kể từ trái sang phải : chữ số 1 chỉ một nghìn, chữ số 4 chỉ bốn trăm, chữ số 2 chỉ hai chục, chữ số 3 chỉ ba đơn vị. - HS chỉ vào từng chữ số rồi nêu theo thứ tự từ hàng nghìn đến hàng đơn vị và ngược lại hoặc chỉ vào bất kì một trong các chữ số của số 1423. - HS nêu bài mẫu. - HS tự làm bài rồi chữa bài. - HS nêu bài mẫu. - HS làm bài rồi chữ bài. - HS nêu y/c của BT. - HS thi đua nêu rồi viết số còn thiếu vào ô trống rồi đọc lần lượt các số trong dãy số. Giáo án môn : TOÁN Lớp : 3 Tuần : 19 Tên bài dạy : LUYỆN TẬP Ngày dạy : Thứ ba – 12. 01. 2010 I / MỤC TIÊU : - Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp các chữ số đều khác o) - Biết thứ tự của các số có bốn chữ số tropng dãy số. - Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn (từ 1000 đến 9000). II / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1: Củng cố về đọc, viết các số có bốn chữ số Bài 1: Viết theo mẫu - Y/C Bài 2: Tiến hành tương tự bài 1. HĐ2: Củng cố nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong từng dãy số Bài 3: Số ? (a, b) - Y/C HĐ3: Làm quen với các số tròn nghìn Bài 4: - HS tự đọc rồi tự viết số theo mẫu. - HS nhìn vào số mà đọc số. - HS nêu cách làm bài. - HS làm bài trong vở. - 3HS làm bài trên BL. a) 8650 ; 8651 ; 8652 ; 8653 ; 8654 ; 8655; 8656. b) 3120 ; 3121 ; 3122 ; 3123 ; 3124 ; 3125; 3126. - Cả lớp nhận xét, chữa bài. - HS làm bài trong vở. - 1HS viết số trên BL. - Cả lớp nhận xét, chữa bài. - HS chỉ vào từng vạch trên tia số và đọc lần lượt : 0 ; 1000 ; 2000 ; 4000 ; 5000 ; 6000 ; 7000 8000 ; 9000. Giáo án môn : TOÁN Lớp : 3 Tuần : 19 Tên bài dạy : CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (TT) Ngày dạy : Thứ tư – 13. 01. 2010 I / MỤC TIÊU : - Biết đọc, viết các số có bốn chữ số (trường hợp chữ số hàng đơn vị, hàng chục, hàng trăm là 0) và nhận ra chữ số 0 còn dùng để chỉ kjhông có đơn vị nào ở hàng nào đó của số có bốn chữ số. - Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có bốn chữ số trong dãy số. II / ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Bảng phụ kẻ các bảng ở bài học và bài thực hành số 1. III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1 : Giới thiệu số có bốn chữ số, các trường hợp có chữ số 0 - HD HĐ2 : Thực hành Bài 1: Đọc các số Bài 2: Số ? Bài 3: Viết sô thích hợp vào chỗ chấm - HS quan sát, nhận xét bảng trong bài học rồi viết số, đọc số. - HS nêu mẫu. Đọc số theo mẫu. - Đổi vở chữa bài cho nhau. - Nêu cách làm bài : Viết số liền sau vào ô trống tiếp liền số đã biết. - HS tự viết số. Đọc lại từng dãy số. - Cả lớp nhận xét, chữa bài. - HS nêu đặc điểm từng dãy số. - HS tự làm bài vào vở. - 3HS lên bảng viết số. - Cả lớp nhận xét, chữa bài. Giáo án môn : TOÁN Lớp : 3 Tuần : 19 Tên bài dạy : CÁC SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ (TT) Ngày dạy : Thứ năm – 14. 01. 2010 I / MỤC TIÊU : - Biết cấu tạo thập phân của số có bốn chữ số. - Biết viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại. II / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1 : GV HD HS viết số có bốn chữ số thành tổng của các nghìn, trăm, chục, đơn vị - GV viết số 5247 - H: Số 5247 có mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? - HD HĐ2 : Thực hành Bài 1: Viết các số (theo mẫu) - HD Bài 2: Viết các tổng (theo mẫu) (cột 1 câu a, b) Bài 3: Viết số - HS đọc số. + Số 5247 có 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị. - HS viết số 5247 thành tổng của 5 nghìn, 2 trăm, 4 chục, 7 đơn vị : 5247 = 5000 + 200 + 40 + 7 - HS viết tương tự với các số tiếp sau. - HS nêu mẫu. - HS viết số theo mẫu vào vở. - 2HS viết số trên BL. - Cả lớp nhận xét, chữa bài. - HS nêu nhiệm vụ của bài tập : Cho tổng các nghìn, trăm, chục, đơn vị của số có bốn chữ số, hãy viết số đó. - HS tự làm bài vào vở. - 4HS lần lượt lên bảng làm bài. - Cả lớp nhận xét, chữa bài. - HS viết từng số rồi chữa bài. Luyện đọc : Trong tuần HS nhắc lại tên các bài tập đọc đã học tong tuần 19. + Hai Bà Trưng ; + Báo cáo kết quả tháng thi đua “Noi gương chú bộ đội”. GV ghi thăm (mỗi bài một thăm). HS lên bốc thăm đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu của thăm. Luyện toán Luyện tập đọc, viết số có bốn chữ số ; nhận biết thứ tự các số có bốn chữ số trong từng dãy số ; viết số có bốn chữ số thành tổng theo hàng. Chữa bài KT ĐKCKII Đọc số : 3508 ; 7246 ; 9025 ; 5620 ; 8400. 2. Viết số : Năm nghìn ba trăm bốn mươi lăm Hai nghìn không trăm linh năm Bảy nghìn một trăm hai mươi Chín nghìn sáu trăm Viết tiếp số thích hợp vào chỗ chấm : 5007 ; ; 5009 ; ; ; . 2100 ; 2200 ; ; ; ; . 8010 ; 8020 ; ; ; ; . 4. Viết (theo mẫu) : Mẫu : 9125 = 9000 + 100 + 20 + 5 4607 = 5070 = 1105 = 8400 = 3333 = 5. Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu) : a) Chữ số 2 trong số 7825 chỉ 20 chục. b) Chữ số 7 trong số 9705 chỉ c) Chữ số 9 trong số 1879 chỉ d) Chữ số 4 trong số 4852 chỉ Giáo án môn : TOÁN Lớp : 3 Tuần : 19 Tên bài dạy : SỐ 10 000 – LUYỆN TẬP Ngày dạy : Thứ sáu – 15. 01. 2010 I / MỤC TIÊU : - Biết số 10 000 (mười nghìn hoặc một vạn). - Biết về các số tròn nghìn, tròn trăm, tròn chục và thứ tự các số có bốn chữ số. 1000 II / ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : 10 tấm bìa viết số (như trong SGK). III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1 : Giới thiệu số 10 000 - Y/C H: Có tất cả mấy nghìn ? - Y/C H: “Tám nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn ?”. - Y/C H: “Chín nghìn thêm một nghìn là mấy nghìn ?”. - Viết : 10 000 - Giới thiệu : số 10 000 đọc là mười nghìn hoặc một vạn. H: Số mười nghìn hoặc một vạn là số có mấy chữ số ? Là những chữ số nào ? HĐ2: Thực hành Bài 1: Viết các số tròn nghìn từ 1000 đến 10 000. H: Các số tròn nghìn đều có tận cùng bên phải mấy chữ số 0 ? Riêng số mười nghìn có tận cùng bên phải mấy chữ số 0 ? Bài 2: Viết các số tròn trăm từ 9300 đến 9900. HD HS tương tự như với bài 1. Bài 3: Viết các số tròn chục từ 9940 đến 9990. HD HD tương tự như với bài 2. Bài 4: Viết các số từ 9995 đến 10 000. HD HS tương tự như với bài 3. Bài 5: Viết số liền trước, số liền sau của mỗi số đã cho. - GV nêu từng số * Củng cố, dặn dò : HD, HS về nhà làm bài. 1000 - HS lấy 8 tấm bìa có ghi và xếp như SGK. 1000 + 8000. HS đọc : “tám nghìn”. - HS lấy thêm 1 tấm bìa có ghi rồi xếp tiếp vào nhóm 8 tấm bìa. + Tám nghìn thêm một nghìn là chín nghìn. 1000 - HS viết số 9000 ở dưới nhóm các tấm bìa và đọc số : “chín nghìn”. - HS lấy thêm 1 tấm bìa có ghi rồi xếp tiếp vào nhóm 9 tấm bìa. + Chín nghìn thêm một nghìn là mười nghìn. - HS nhìn số 10 000 và đọc số : “mười nghìn”. - HS chỉ vào số 10 000 và đọc số : “mười nghìn” hoặc “một vạn”. + Số mười nghìn hoặc một vạn là số có năm chữ số, gồm một chữ số 1 và bốn chữ số 0. - HS viết vào vở. - 1HS viết trên BL. - Cả lớp nhận xét, chữa bài. - HS đọc các số tròn nghìn. + ba chữ số 0, riêng số mười nghìn có tận cùng bên phải bốn chữ số 0. - HS viết số liền trước và số liền sau. Giáo án môn : TOÁN Lớp : 3 Tuần : 20 Tên bài dạy : ĐIỂM Ở GIỮA. TRUNG ĐIỂM CỦA ĐOẠN THẲNG Ngày dạy : Thứ hai – 18. 01. 2010 I / MỤC TIÊU : Biết điểm ở giữa hai điểm cho trước ; trung điểm của một đoạn thẳng. II / ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC : Vẽ sẵn hình BT3 vào bảng phụ. III / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1 : Giới thiệu điểm ở giữa hai điểm - Vẽ hình trong SGK. H: Ba điểm A, O, B là ba điểm như thế nào với nhau ? - GT: Có ba điểm A, O, B thẳng hàng xếp theo thứ tự từ trái sang phải ta nói O là điểm nằm ở giữa A và B. - Vẽ lên bảng đoạn thẳng MN, y/c HS tìm điểm ở giữa M và N. HĐ 2: Giới thiệu trung điểm của đoạn thẳng - Vẽ lên bảng đoạn thẳng AB có M là trung điểm như phần bài học của SGK. H: Ba điểm A, M, B là ba điểm như thế nào với nhau ? H: M nằm ở vị trí nào so với A và B ? - Y/C H: Em có nhận xét gì về độ dài của đoạn thẳng AM và độ dài của đoạn thẳng MB? * Khi đó ta nói M là trung điểm của đoạn thẳng AB. H: Vì sao M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB ? HĐ 3: Thực hành Bài 1 Bài 2 - HD Bài 3 : (Giảm) * Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Về nhà làm bài tập luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau. + Là ba điểm thẳng hàng với nhau. - HS nhắc lại - 1HS lên bảng, cả lớp làm bài vào nháp. M I N + Là ba điểm thẳng hàng với nhau. + Điểm M nằm ở giữa A và B. - 1HS lên bảng dùng thước thẳng đo độ dài đoạn thẳng AM và đoạn thẳng MB. HS cả lớp đo hình vẽ trong SGK. + Hai đoạn thẳng AM và MB có độ dài bằng nhau. + Vì M là điểm ở giữa A và B ; độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB. - Làm bài theo cặp, 1HS đọc câu hỏi, 1HS vừa chỉ trên hình vẽ vừa trả lời. - 1HS lên bảng vừa chỉ vào hình vẽ vừa trả lời. - Cả lớp cùng GV nhận xét, chữa bài. - Quan sát hình vẽ và KT các câu nhận xét xem câu nào đúng, câu nào ... ngđã học ( độ dài, khối lượng, thời gian, tiền Việt Nam ). - Biết giải các bài toán liên quan đến những đại lượng đã học. II / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1 : Củng cố về các đơn vị đo của các đại lượng đã học Bài 1: HD : 7m3cm = 700cm + 3 cm = 703 cm HĐ 2: Rèn kĩ năng làm tính với các số đo theo các đơn vị đo đại lượng đã học Bài 2: - HD Bài 3: a) b) HD : dựa vào hai đồng hồ ở phần a) để xác định khoảng thời gian bạn Lan đi từ nhà đến trường. HĐ 3: Củng cố về giải toán Bài 4 : Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. - HS đổi (nhẩm) 7m3cm = 703cm, sau đó đối chiếu với các câu trả lời để chọn đáp án đúng. a) HS quan sát tranh, thực hiện phép cộng: 200g + 100g = 300g Kết luận : Quả cam cân nặng 300g. b) Thực hiện phép cộng : 500g + 200g = 700g Kết luận : Quả đu đủ cân nặng 700g. c) Thực hiện phép từ : 700g – 300g = 400g Kết luận : Quả đu đủ nặng hơn quả cam 400g. - HS tự làm bài, đổi vở chữa bài. - Nêu kết quả ; nhận xét - HS đọc đề bài, tự giải bài toán. - 1bạn lên bảng, lớp làm bài vào vở -Sửa bài Bài giải Số tiền Bình có là : 2000 x 2 = 4000 (đồng) Số tiền Bình còn lại là : 4000 – 2700 = 1300 (đồng) Đáp số : 1300 đồng. Thứ tư ngày 12 tháng 5 năm 2010 Toán ( tuần 34) Tiết 3 : Ôn tập về hình học I / MỤC TIÊU Xác định được góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng ; Tính được chu vi tam giác, hình vuông, hình chữ nhật . II / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1 : Củng cố về góc vuông, trung điểm của đoạn thẳng Bài 1: HD YC + Vì sao ? HĐ 2: Củng cố tính chu vi hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông Bài 2: Bài 3: Bài 4 : + Đã cho cái gì ? + Phải tìm cái gì ? - HD Củng cố, dặn dò : - HS quan sát hình vẽ a) Nêu tên các góc vuông : Góc đỉnh A ; cạnh AE, AM Góc đỉnh M ; cạnh MA, MN Góc đỉnh M ; cạnh MN, MB Góc đỉnh C ; cạnh CB, CD Góc đỉnh N ; cạnh ND, NM Góc đỉnh N ; cạnh NM, NE Góc đỉnh E ; cạnh EA, EN b) Trung điểm của đoạn thẳng AB là M. + Vì điểm M chia đoạn thẳng AB thành hai phần bằng nhau. Trung điểm của đoạn thẳng ED là N. c) Xác định được I là trung điểm của đoạn thẳng AE, K là trung điểm của đọan thẳng MN( 1 bạn lên vẽ trung điểm I, K) - Đọc đề bài, nêu cách tính chu vi tam giác. - 1 bạn lên bảng, lớp làm vào vở .Sửa bài Bài giải Chu vi hình tam giác ABC là 35 + 26 + 40 = 101 (cm) Đáp số : 101cm. - Đọc đề bài. Nhắc lại cách tính chu vi HCN -1bạn lên bảng, lớp làm vào vở. Sửa bài Bài giải Chu vi hình chữ nhật là : (125 + 68) x 2 = 386( m) Đáp số : 386m. - Đọc đề bài, phân tích bài toán và giải Bài giải Chu vi hình chữ nhật là : (60 + 40) x 2 = 200 (m) Cạnh hình vuông là : 200 : 4 = 50 (m) Đáp số : 50m. Thứ năm ngày 13 tháng 5 năm 2010 Toán ( tuần 34) Tiết 4 : Ôn tập về hình học ( tt) I / MỤC TIÊU : Biết tính diện tich hình chữ nhật, hình vuông và hình đơn giản tạo tạo bởi hình chữ nhật, hình vuông. II / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1 : Củng cố về biểu tượng diện tích Bài 1: - HD HĐ 2: Củng cố về tính diện tích các hình Bài 2 : HD Bài 3: HD Bài 4*: HD Củng cố, dặn dò : - Nhận xét tiết học. - Về nhà xem lại các BT đã làm. - HS đếm số ô vuông 1cm2 để tính diện tích các hình trong SGK. - Tính chu vi, diện tích mỗi hình rồi so sánh. a) Bài giải Chu vi hình chữ nhật là : (12 + 6) x 2 = 36 (cm) Chu vi hình vuông là : 9 x 4 = 36 (cm) Hình vuông và hình chữ nhật có chu vi bằng nhau. Đáp số : 36cm ; 36cm ; chu vi bằng nhau. b) Diện tích hình chữ nhật là : 12 x 6 = 72 (cm2) Diện tích hình vuông là : 9 x 9 = 81 (cm2) Diện tích hình vuông lớn hơn diện tích hình chữ nhật. Đáp số : 72cm2 ; 81cm2. - Tìm các cách giải như sau : Cách 1 : Diện tích hình ABEG + diện tích hình CKHE 6 x 6 + 3 x 3 = 45 (cm2). Cách 2 : Diện tích hình ABCD + diện tích hình DKHG 6 x 3 + 9 x 3 = 45 (cm2). - *HS giỏi Xếp hình như trong SGK. Luyện toán : Ôn cộng, trừ, nhân, chia trong phạm vi 100 000 ; số đo đại lượng ; tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông Đặt tính rồi tính : 58423 = 39167 ; 26721 – 9836 ; 8267 x 3 ; 47696 : 8 Tìm x : x x 3 = 37863 64321 – x = 31643 x : 3 = 4357 3. Viết số thích hợp vào chỗ chấm : 9m 3dm = . dm 4km 6hm = dam 7m 2dm = cm 8m 2mm = mm Một hình chữ nhật có nữa chu vi là 34m. cạnh ngắn là 9m. Tính diện tích hình chữ nhật. Một sân chơi hình vuông có chu vi là 36m. Tính diện tích sân. Thứ sáu ngày 14 tháng 5 năm 2010 Toán ( tuần 34) Tiết 5 : Ôn tập về giải toán I / MỤC TIÊU : Biết giải bài toán có hai phép tính. II / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1 : Rèn kĩ năng giải bài toán có hai phép tính Bài 1: - HD Bài 2 : Bài 3 : Bài 4*: Củng cố, dặn dò : - Đọc đề bài, phân tích bài toán. - Hai cách tính số dân năm nay. Cách 1 : Bài giải Số dân năm ngoái là : 5236 + 87 = 5323 (người) Số dân năm nay là : 5323 + 75 = 5398 (người) Đáp số : 5398 người. Cách 2 : Bài giải Số dân tăng sau hai năm là : 87 + 75 = 162 (người) Số dân năm nay là : 5236 + 162 = 5398 (người) Đáp số : 5398 người. - Đọc đề , phân tích.Tóm tắt bài toán. - 1 bạn lên bảng, lớp giải vào vở. Chữa bài. Bài giải Số áo đã bán là : 1245 : 3 = 415 (cái áo) Số áo còn lại là : 1245 – 415 = 830 (cái áo) Đáp số : 830 cái áo. - Đọc đề, phân tích.Tóm tắt bài toán. - 1bạn lên bảng, lớp giải vào vở. Chữa bài. Bài giải Số cây đã trồng là : 20500 : 5 = 4100 (cây) Số cây còn phải trồng theo kế hoạch là : 20500 – 4100 = 16400 (cây) Đáp số : 16400 cây. * HS khá giỏi làm. - Đọc y/c của BT. - Nêu cách tính giá trị của biểu thức. - Tự làm bài rồi chữa bài. Giáo án môn : TOÁN Lớp : 3 Tuần : 35 Tên bài dạy : Ôn tập về giải toán (TT) Ngày dạy : Thứ hai – 11. 5. 2009 I / MỤC TIÊU : Giúp HS : Rèn kĩ năng giải bài toán có hai phép tính và bài toán liên quan đến rút về đơn vị II / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1 : Rèn kĩ năng giải bài toán có hai phép tính Bài 1: HĐ 2 : Rèn kĩ năng giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị Bài 2 : Bài 3 : HĐ 3 : Củng cố kĩ năng tính giá trị của biểu thức Bài 4: * Củng cố, dặn dò : - Đọc đề bài, phân tích bài toán. - Tóm tắt bài toán. Tự giải bài toán vào vở. - 1 HS giải trên BL. Nhận xét, chữa bài. Bài giải Độ dài của đoạn dây thứ nhất : 9135 : 7 = 1305 (cm) Độ dài của đoạn dây thứ hai : 9135 – 1305 = 7830 (cm) Đáp số : Đoạn thứ nhất : 1305cm Đoạn thứ hai : 7830cm. - Đọc đề bài, phân tích bài toán. - Tóm tắt bài toán. Tự giải bài toán vào vở. - 1 HS giải trên BL. Nhận xét, chữa bài. Tóm tắt 5 xe chở : 15700 kg 2 xe chở : kg ? Bài giải Mỗi xe tải chở được số ki-lô-gam muối là : 15700 : 5 = 3140 (kg) Đợt đầu đã chuyển được số ki-lô-gam muối là : 3140 x 2 = 6280 (kg) Đáp số : 6280kg muối. - Đọc đề bài, phân tích bài toán. - Tóm tắt bài toán. Tự giải bài toán vào vở. - 1 HS giải trên BL. Nhận xét, chữa bài. Tóm tắt 42 cốc đựng trong 7 hộp 4572 đựng trong hộp ? Bài giải Số cốc đựng trong mỗi hộp là : 42 : 7 = 6 (cốc) Số hộp để đựng hết 4572 cốc là : 4572 : 6 = 762 (hộp) Đáp số : 762 hộp. - Đọc y/c của BT. - Nêu cách tính giá trị của biểu thức. - Tự làm bài rồi chữa bài. Giáo án môn : TOÁN Lớp : 3 Tuần : 35 Tên bài dạy : Luyện tập chung Ngày dạy : Thứ ba – 12. 5. 2009 I / MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố, ôn tập về : Đọc, viết các số có năm chữ số. Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia ; tính giá trị của biểu thức. Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị. Xem đồng hồ (chính xác đến từng phút). II / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1 : Củng cố về đọc, viết các số có đến năm chữ số Bài 1: Viết các số - GV đọc HĐ 2 : Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia Bài 2 : HĐ 3 : Củng cố xem đồng hồ Bài 3: HĐ 4 : Củng cố về tính giá trị của biểu thức Bài 4 : HĐ 5 : Củng cố giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị Bài 5 : * Củng cố, dặn dò : - HS viết từng số vào vở, đổi vở chữa bài. - HS tự đặt tính rồi tính. 1 HS làm trên BL. Nhận xét, chữa bài. - HS xem đồng hồ rồi trả lời câu hỏi. a) Đồng hồ A chỉ 10 giờ 18 phút. b) Đồng hồ B chỉ 2 giờ kém 10 phút hoặc 1 giờ 50 phút. c) Đồng hồ C chỉ 6 giờ 34 phút hoặc 7 giờ kém 26 phút. - Nhắc lại cách tính giá trị của biểu thức. - Tự làm bài vào vở. - 2 HS làm trên BL. Nhận xét, chữa bài. - Đọc đề bài, phân tích bài toán. - Tự tóm tắt và giải bài toán. - 1 HS giải trên BL. Nhận xét, chữa bài. Tóm tắt 5 đôi dép : 92500 đồng 3 đôi dép : đồng ? Bài giải Giá tiền mỗi đôi dép là : 92500 : 5 = 18500 (đồng) Mua 3 đôi dép phải trả số tiền là : 18500 x 3 = 55500 (đồng) Đáp số : 55500 đồng. Giáo án môn : TOÁN Lớp : 3 Tuần : 35 Tên bài dạy : Luyện tập chung Ngày dạy : Thứ tư – 13. 5. 2009 I / MỤC TIÊU : Giúp HS củng cố, ôn tập về : Xác định số liền trước của một số ; số lớn nhất (hoặc bé nhất) trong một nhóm các số. Thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia và giải bài toán bằng hai phép tính. Đọc và nhận định về số liệu của một bảng thống kê. II / CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC : HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS HĐ1 : Củng cố về xác định số liền trước của một số Bài 1: a) GV nêu từng số b) HĐ 2 : Củng cố về cộng, trừ, nhân, chia Bài 2 : HĐ 3 : Củng cố giải bài toán bằng hai phép tính Bài 3: HĐ 4 : Củng cố đọc và nhận định về số liệu của một bảng thống kê Bài 4 : Phần d) Có nhiều cách trả lời khác nhau. * Củng cố, dặn dò : - HS nêu số liền trước của số đó. - HS tự nêu phải khoanh vào chữ nào. - HS tự đặt tính rồi tính và chữa bài. - Đọc đề bài, phân tích bài toán. - Tóm tắt rồi giải và chữa bài. Bài giải Số bút chì đã bán được là : 840 : 8 = 105 (cái) Số bút chì cửa hàng còn lại là : 840 – 105 = 735 (cái) Đáp số : 735 cái. - Đọc kĩ bảng rồi trả lời từng câu hỏi. a) Kể từ trái sang phải, cột 1 nêu tên người mua hàng ; cột 2 nêu giá tiền mỗi búp bê và số lượng búp bê của từng người mua ; cột 3 nêu giá tiền mỗi ô tô và số ô tô của từng người mua ; cột 4 nêu giá tiền mỗi máy bay và số máy bay của từng người mua ; cột 5 nêu tổng số tiền phải trả của từng người mua. b) Nga mua 1 búp bê và 4 ô tô ; Mỹ mua 1 búp bê, 1 ô tô, 1 máy bay ; Đức mua 1 ô tô và 3 máy bay. c) Mỗi bạn đều phải trả 20 000 đồng. d) Em có thể mua 4 ô tô và 2 máy bay để trả 20000 đồng (vì : 2000 x 4 = 8000 (đồng) ; 6000 đồng x 2 = 12000 (đồng) ; 8000 + 12000 = 20000 (đồng)). - HS chọn cách trả lời thích hợp với câu hỏi.
Tài liệu đính kèm: