Giáo án môn Tin học Lớp 9 - Tiết 1 đến 29 - Năm học 2009-2010 - Ngô Tiến Anh

Giáo án môn Tin học Lớp 9 - Tiết 1 đến 29 - Năm học 2009-2010 - Ngô Tiến Anh

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

 - Biết được nhu cầu cần có mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.

 - Biết được khái niệm mạng máy tính.

 - Biết được 1 số loại mạng máy tính và các mô hình mạng.

 2. Kĩ năng:

- Phân biệt được qua hình vẽ các mạng như: LAN, WAN, các mạng không dây và có dây, một số thiết bị kết nối, mô hình khách - chủ.

 3. Thái độ:

 - Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet.

II. Chuẩn bị:

- Giáo viên: Giáo án, chuẩn bị phòng máy.

- Học sinh: sách giáo khoa, Vở ghi bài. Đọc bài trước ở nhà.

III. Hoạt động dạy học:

1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Giảng bài mới:

- Ở tiết trước chúng ta đã được làm quen với khái niệm của mạng máy tính. Bây giờ chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài này.

Hoạt động của GV và HS Nội dung

 Hoạt động 1: Phân loại mạng máy tính

GV: Tuỳ theo các tiêu chí đặt ra mà người ta phân chia mạng thành nhiều loại như sau:

a. Mạng có dây và mạng không dây

- Mạng có dây sử dụng môi trường truyền dẫn là các dây dẫn (Cáp đồng trục, cáp quang, )

- Mạng có không dây sử dụng môi trường truyền dấn không dây (sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại.)

b. Mạng cục bộ và mạng diện rộng

- Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi hẹp như 1 văn phòng, 1 toà nhà

- Mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi rộng như nhiều toà nhà, nhiều tỉnh thành hay 1 quốc gia,

HS: lắng nghe và ghi bài

 Hoạt động 2: Vai trò của máy tính trong mạng

GV: Mô hình mạng máy tính phổ biến hiện nay là mô hình khách - chủ (Client - Server). Khi đó thì mỗi máy tính đều có vai trò và chức năng nhất định trong mạng.

HS: lắng nghe GV

GV: giới thiệu cho Hs biết về Máy chủ và Máy trạm là như thế nào.

HS: lắng nghe GV giới thiệu và ghi bài

 Hoạt động 3: Lợi ích của mạng máy tính

GV: Việc kết nối các máy tính thành mạng cần phải có những chi phí nhất định. Nhưng lợi ích mà mạng đem lại là lớn hơn nhiều so với những chi phí phải bỏ ra.

GV: và việc kết nối mạng giúp chúng ta có thể chia sẻ các tài nguyên máy tính có trên mạng.

HS: lắng nghe và ghi bài 3. Phân loại mạng máy tính

a. Mạng có dây và mạng không dây

- Mạng có dây sử dụng môi trường truyền dẫn là các dây dẫn (Cáp đồng trục, cáp quang, )

- Mạng có không dây sử dụng môi trường truyền dấn không dây (sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại.)

b. Mạng cục bộ và mạng diện rộng

- Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi hẹp như 1 văn phòng, 1 toà nhà

- Mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi rộng như nhiều toà nhà, nhiều tỉnh thành hay 1 quốc gia,

4. Vai trò của máy tính trong mạng

a. Máy chủ (Server)

- Máy chủ thường là máy tính có cấu hình mạnh, được cài đặt các chương trình dùng để điều khiển toàn bộ việc quản lý và phân bổ các tài nguyên trên mạng với mục đích dùng chung.

b. Máy trạm (Client, Workstation)

- Các máy tính sử dụng tài nguyên của mạng do máy chủ cung cấp được gọi là máy trạm (hay là máy khách)

5. Lợi ích của mạng máy tính

- Dùng chung dữ liệu

- Dùng chung các thiết bị phần cứng

- Dùng chung các phần mềm

- Trao đổi thông tin.

 

doc 58 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 456Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học Lớp 9 - Tiết 1 đến 29 - Năm học 2009-2010 - Ngô Tiến Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 1	Ngày Soạn: 22/08/2009
Tiết: 1	Ngày Dạy: 24/08/2009
CHƯƠNG I: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Bài 1: Từ máy tính đến mạng máy tính
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Biết được nhu cầu cần có mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
	- Biết được khái niệm mạng máy tính.
	- Biết được 1 số loại mạng máy tính và các mô hình mạng.
	2. Kĩ năng:
- Phân biệt được qua hình vẽ các mạng như: LAN, WAN, các mạng không dây và có dây, một số thiết bị kết nối, mô hình khách - chủ.
	3. Thái độ:
	- Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, chuẩn bị phòng máy.
Học sinh: sách giáo khoa, Vở ghi bài. Đọc bài trước ở nhà.
III. Hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp
Kiểm tra bài cũ:
Giảng bài mới: 
Như vậy là chúng ta đã được học và biết cách sử dụng máy tính để soạn thảo văn bản, để làm bảng tính và con biết lập trình để giải các bài toán đơn giản ở các lớp dưới. Năm nay chúng ta sẻ cũng nhau đi tìm hiểu thế nào là mạng máy tính và mạng Internet. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Vì sao cần có mạng máy tính?
GV: Khi máy tính ra đời và ngày cáng làm được nhiều việc hơn thì nhu cầu trao đổi và xử lý thông tin cung tăng dần và việc kết nối mangh là một tất yếu.
GV: Hướng dẫn HS đọc SGK và tìm hiểu khái niệm mạng máy tính.
GV: Nêu các thành phần của một mạng máy tính?
HS: Nhìn sách trả lời
 + Các máy tính
 + Thiết bị kết nối
 + Chương trình cho phép thực hiện việc giao tiếp giữa các máy.
 + Sao chép dữ liệu giữa các máy
 + Nhiều máy dùng chung thiết bị, tài nguyên, 
GV: Nhận xét và cho Hs ghi bài
Hoạt động 2: Khái niệm mạng máy tính
GV: Người sử dụng mạng máy tính có khả năng sử dụng các tài nguyên chung như chương trình, các thiết bị kĩ thuật, các thông tin...
Các dạng của mạng máy tính:
Mạng máy tính được nối liên tiếp nhau trên một đường thẳng gọi là mạng đường thẳng.
Mạng máy tính được nối liên tiếp nhau trên một đường tròn gọi là mạng vòng.
Mạng máy tính được nối với nhau chung quang một máy tính nào đó được gọi là mạng hình sao.
HS: Lắng nghe GV giảng bài và ghi bài
GV: Vậy để có thể lắp đặt được 1 mạng máy tính thì em cần có những gì?
HS: Để thực hiện kết nối các máy tính cần sử dụng các thiết bị đặc chủng như: Cáp mạng, Giắc cắm, Card mạng, Hub, Bộ khuyếch đại và chuyển tiếp (Repeater), Bộ chuyển mạch (Switch)...
GV: Nhận xét và cho Hs ghi bài
1. Vì sao cần có mạng máy tính?
- Trong quá trình sử dụng máy tính, người dùng thường nảy sinh nhu cầu cần trao đổi dữ liệu hoặc các phần mềm.
- Tuy nhiên với cách này không tiện khi 2 máy ở cách xa nhau.
- Khó thực hiện khi thông tin cần trao đổi có dung lượng lớn.
2. Khái niệm mạng máy tính
a. Mạng máy tính là gì?
- Mạng máy tính được hiểu đơn giản là tập hợp các máy tính được kết nối với nhau theo 1 phương thức nào đó thông qua các phương tiện truyền dẫn tạo thành 1 hệ thống cho phép người dùng chia sẻ tài nguyên như dữ liệu, phần mềm
b. Các thành phần của mạng
- Các thiết bị đầu cuối như máy tính, máy in ...
kết nối với nhau tạo thành mạng.
- Môi trường truyền dẫn cho phép các tín hiệu truyền được qua nó.
- Các thiết bị kết nối mạng như vỉ mạng, hub, bộ chuyển mạch (switch), modem,
- Giao thức truyền thông (Protocol) là tập hợp các quy tắc quy định cách trao đổi thông tin giữa các thiết bị gửi và nhận dữ liệu trên mạng.
IV. Cũng cố:
Em hãy cho biết khái niệm mạng máy tính là gì?
Em hãy cho bíêt các thành phần chính của mạng là gì?
V. Dặn dò:
Về nhà học bài cũ và xem trước phần còn lại của bài 1.
VI. Rút kinh nghiệm: 
	Tuần: 1	Ngày Soạn: 22/08/2009
Tiết: 2	Ngày Dạy: 24/08/2009
CHƯƠNG I: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Bài 1: Từ máy tính đến mạng máy tính (tt)
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Biết được nhu cầu cần có mạng máy tính trong lĩnh vực truyền thông.
	- Biết được khái niệm mạng máy tính.
	- Biết được 1 số loại mạng máy tính và các mô hình mạng.
	2. Kĩ năng:
- Phân biệt được qua hình vẽ các mạng như: LAN, WAN, các mạng không dây và có dây, một số thiết bị kết nối, mô hình khách - chủ.
	3. Thái độ:
	- Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, chuẩn bị phòng máy.
Học sinh: sách giáo khoa, Vở ghi bài. Đọc bài trước ở nhà.
III. Hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp
Kiểm tra bài cũ:
Giảng bài mới:
- Ở tiết trước chúng ta đã được làm quen với khái niệm của mạng máy tính. Bây giờ chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu tiếp phần còn lại của bài này. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Phân loại mạng máy tính
GV: Tuỳ theo các tiêu chí đặt ra mà người ta phân chia mạng thành nhiều loại như sau:
a. Mạng có dây và mạng không dây
- Mạng có dây sử dụng môi trường truyền dẫn là các dây dẫn (Cáp đồng trục, cáp quang, )
- Mạng có không dây sử dụng môi trường truyền dấn không dây (sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại...)
b. Mạng cục bộ và mạng diện rộng
- Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi hẹp như 1 văn phòng, 1 toà nhà
- Mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi rộng như nhiều toà nhà, nhiều tỉnh thành hay 1 quốc gia, 
HS: lắng nghe và ghi bài
Hoạt động 2: Vai trò của máy tính trong mạng
GV: Mô hình mạng máy tính phổ biến hiện nay là mô hình khách - chủ (Client - Server). Khi đó thì mỗi máy tính đều có vai trò và chức năng nhất định trong mạng.
HS: lắng nghe GV 
GV: giới thiệu cho Hs biết về Máy chủ và Máy trạm là như thế nào.
HS: lắng nghe GV giới thiệu và ghi bài
Hoạt động 3: Lợi ích của mạng máy tính
GV: Việc kết nối các máy tính thành mạng cần phải có những chi phí nhất định. Nhưng lợi ích mà mạng đem lại là lớn hơn nhiều so với những chi phí phải bỏ ra.
GV: và việc kết nối mạng giúp chúng ta có thể chia sẻ các tài nguyên máy tính có trên mạng.
HS: lắng nghe và ghi bài
3. Phân loại mạng máy tính
a. Mạng có dây và mạng không dây
- Mạng có dây sử dụng môi trường truyền dẫn là các dây dẫn (Cáp đồng trục, cáp quang, )
- Mạng có không dây sử dụng môi trường truyền dấn không dây (sóng điện từ, bức xạ hồng ngoại...)
b. Mạng cục bộ và mạng diện rộng
- Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi hẹp như 1 văn phòng, 1 toà nhà
- Mạng diện rộng (WAN – Wide Area Network) chỉ hệ thống máy tính được kết nối trong phạm vi rộng như nhiều toà nhà, nhiều tỉnh thành hay 1 quốc gia, 
4. Vai trò của máy tính trong mạng
a. Máy chủ (Server)
- Máy chủ thường là máy tính có cấu hình mạnh, được cài đặt các chương trình dùng để điều khiển toàn bộ việc quản lý và phân bổ các tài nguyên trên mạng với mục đích dùng chung.
b. Máy trạm (Client, Workstation)
- Các máy tính sử dụng tài nguyên của mạng do máy chủ cung cấp được gọi là máy trạm (hay là máy khách)
5. Lợi ích của mạng máy tính
- Dùng chung dữ liệu
- Dùng chung các thiết bị phần cứng
- Dùng chung các phần mềm
- Trao đổi thông tin.
IV. Cũng cố:
Em hãy cho biết mạng máy tính được phân thành mấy loại?
Em hãy cho bíêt vai trò của máy tính trong mạng là gì?
V. Dặn dò:
Về nhà học bài cũ và xem trước bài 2.
VI. Rút kinh nghiệm: 
Tuần: 2	Ngày Soạn: 29/08/2009
Tiết: 3	Ngày Dạy: 31/08/2009
CHƯƠNG I: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Biết được mạng Internet là gì?
	- Biết được một số dịch vụ có trên Internet.
	2. Kĩ năng:
- Sử dụng được các dịch vụ có trên Internet.
	3. Thái độ:
	- Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, chuẩn bị phòng máy.
Học sinh: sách giáo khoa, Vở ghi bài. Đọc bài trước ở nhà.
III. Hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Thế nào là mạng máy tính? Hãy nêu các lợi ích của nó
Câu 2: Thế nào là mạng LAN và thế nào là mạng WAN?
Giảng bài mới:
- Ở tiết trước chúng ta đã được làm quen với khái niệm của mạng máy tính. Bây giờ chúng ta tiếp tục đi tìm hiểu tiếp bài tiếp theo thế nào là “Mạng thông tin toàn cầu Internet”. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Internet là gì?
GV: Yêu cầu Hs đọc nội dung mục 1.
Hs: Thực hiện yêu cầu
GV: Em hãy cho biết khi các máy tính có kết nối Internet thì có những lợi ích gì?
Hs: Internet là mạng kết nối hàng triệu máy tính và mạng máy tính trên khắp thế giới. Cung cấp cho người dùng khả năng khai thác nhiều dịch vụ thông tin khác nhau như: nghe, đọc ...
GV: Thế mạng máy tính này do ai quản lý?
Hs: Mạng Internet là của chung không ai là chủ thực sự của nó.
GV: Khi các máy tính này kết nối vào mạng Interet thì như thế nào?
Hs: Các máy tính đơn lẻ hoặc mạng máy tính tham gia vào mạng Internet một cách tự nguyện và bình đẳng.
Gv: Nhận xét và bổ sung những ý còn thiếu.
Hs: Lắng nghe bài giảng và ghi bài
Hoạt động 2: Một số dịch vụ trên Internet
GV: Giới thiệu cho Hs biết thế nào là World Wide Web.
Dịch vụ này tổ chức thông tin (gồm văn bản, hình ảnh, ) dưới các trang nội dung, được gọi là các trang Web.
Hs: Lắng nghe GV giảng bài và ghi bài
GV: Giới thiệu cho Hs biết thế nào là máy tìm kiếm thông tin. Thế nào là danh mục thông tin?
Hs: Lắng nghe và ghi bài
1. Internet là gì?
- Internet là mạng kết nối hàng triệu máy tính và mạng máy tính trên khắp thế giới. Cung cấp cho người dùng khả năng khai thác nhiều dịch vụ thông tin khác nhau như: nghe, đọc ...
- Mạng Internet là của chung, không ai là chủ thực sự của nó.
- Các máy tính đơn lẻ hoặc mạng máy tính tham gia vào mạng Internet một cách tự nguyện và bình đẳng.
2. Một số dịch vụ trên Internet
a. Tổ chức và khai thác thông tin trên Web
- Dịch vụ được sử dụng phổ biến nhất của Internet là tổ chức và khai thác thông tin trên World Wide Web (WWW, còn gọi là Web).
b. Tìm kiếm thông tin trên Internet
- Máy tìm kiếm là công cụ được cung cấp trên Internet giúp tìm kiếm thông tin trên đó dựa trên cơ sở các từ khoá liên quan đến vấn đề tìm kiếm.
- Danh mục thông tin (Directory) là trang Web chứa danh sách các trang Web khác có nội dung được phân theo các chủ đề.
IV. Cũng cố:
Em hãy cho biết mạng Internet là gì?
Em hãy cho bíêt một vài dịch vụ trên Internet là gì?
V. Dặn dò:
Về nhà học bài cũ và xem trước Phần còn lại của bài 2.
VI. Rút kinh nghiệm: 
Tuần: 2	Ngày Soạn: 29/08/2009
Tiết: 4	Ngày Dạy: 31/08/2009
CHƯƠNG I: MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET
Bài 2: Mạng thông tin toàn cầu Internet (tt).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
	- Biết được cách lắp đặt mạng Internet.
	- Biết được một số ứng dụng có trên Internet.
	2. Kĩ năng:
- Sử dụng được các ứng dụng có trên Internet.
	3. Thá ... y học:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp
Kiểm tra bài cũ:
Giảng bài mới: Ở các bài trước chúng ta đã được làm quen với các trang web. Nhưng chúng ta đôi lúc cũng gặp phải những trục trặc nhỏ, có thể đó là do virus đã tấn công máy tính của chúng ta. Vậy hôm nay chúng ta sẻ đi tìm hiểu virus là gì và tác hại của virus.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Virus máy tính và cách phòng tránh.
a. Virus máy tính là gì?
Gv: Giới thiệu sơ cấu tạo và cách hoạt động của virus máy tính.
Hs: Lắng nghe Gv giảng bài và ghi bài.
b. Tác hại của virus máy tính.
Gv: Mời Hs đọc các tác hại của virus gây ra cho máy tính.
Hs: Thực hiện yêu cầu.
Gv: Sau khi nghe bạn đọc rồi ai có thể cho Gv biết được các tác hại cơ bản nhất mà virus gây ra cho máy tính?
Gv: Hd cho Hs biết khi 1 virus lây nhiễm vào máy tính thì nó sẻ phá hoại máy tính đó và làm cầu nối để virus tấn công các máy tính khác.
Hs: Dựa vào sách trả lời câu hỏi trên.
Gv: Nhận xét và cho Hs ghi bài
c. Các con đường lây lan của virus.
Gv: Mời HS đọc các con đường chính mà virus có thể lây lan qua máy tính.
Hs: Thực hiện yêu cầu.
Gv: Hd cho Hs biết các con đường mà virus có thể lây lan qua đó.
Gv: Vậy virus muốn lây từ máy tính này đến máy tính khác thì phải đi qua những con đường nào?
Hs: Dựa vào sách tra lời câu hỏi
Gv: Nhận xét và cho HS ghi bài.
d. Phòng tránh virus.
Gv: Mời Hs đọc nội dung
Hs: Thực hiện yêu cầu
Gv: Hd cho Hs biết các cách để phòng chống virus không thể lây lan từ máy tính này sang máy tính khác được.
Hs: Lắng nghe và ghi bài.
3. Virus máy tính và cách phòng tránh.
a. Virus máy tính là gì?
- Virus máy tính là 1 chương trình hay 1 đoạn chương trình có khả năng tự nhân bản khi được kích hoạt.
b. Tác hại của virus máy tính.
- Tiêu tốn tài nguyên của hệ thống
- Phá hủy dữ liệu.
- Phá hủy hệ thống.
- Đánh cắp dữ liệu.
- Mã hóa dữ liệu để tống tiền.
- Gây khó chụi khác
c. Các con đường lây lan của virus.
- Qua việc sao chép tệp đã bị nhiễm virus.
- Qua các phần mềm bẻ khóa, và sao chép lậu.
- Qua các thiết bị nhớ di động.
- Qua mạng nội bộ, Internet, và qua Email.
- Qua các “lỗ hổng” phần mềm.
d. Phòng tránh virus.
- Luôn cảnh giác và ngăn chặn virus trên chính đường lây lan của chúng.
1. Hạn chế việc sao chép không cần thiết.
2. Không mở các tệp kèm trong Email nếu nghi ngờ về nội dung.
3. Không truy cập các trang Web đen.
4. Cập nhật các bản sửa lỗi cho các phần mềm.
5. Sao lưu dữ liệu định kỳ.
6. Quét virus định kỳ bằng phần mềm diệt virus.
IV. Cũng cố:
- Em hãy cho biết virus máy tính là gì?
- Em hãy cho biết các con đường lây lan chính của virus?
V. Dặn dò:
- Về nhà học bài cũ và xem trước bài thực hành số 5.
VI. Rút kinh nghiệm: 
Tuần: 15	Ngày Soạn: 28/11/2009
Tiết: 25 + 26	Ngày Dạy: 30/11/2009
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC
Bài thực hành 5: Sao lưu dự phòng và quét virus.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết thực hiện thao tác sao lưu các tệp/thư mục bằng cách sao chép thông thường.
	2. Kĩ năng:
	- Nắm vững kiến thức cơ bản về virus.
- Thực hiện quét virus bằng phần mềm diệt virus.
	3. Thái độ:
	- Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, chuẩn bị phòng máy.
Học sinh: sách giáo khoa, Vở ghi bài. Đọc bài trước ở nhà.
III. Hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Em hãy nêu những tác hại của virus máy tính?
Câu 2: Em hãy nêu các con đường lây lan chính và cách phòng tránh.
Giảng bài mới: Ở các bài trước chúng ta đã được làm quen với virus. Hôm nay chúng ta sẻ đi tìm hiểu kỹ các cách để phòng tránh virus và cách quét virus.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Làm bài tập 1.
Gv: Mời Hs đọc nội dung bài tập 1.
Hs: Thực hiện yêu cầu trên.
Gv: Giải thích cho Hs hiểu lợi ích của việc sao lưu dữ liệu.
Gv: Thao tác trên máy cho Hs quan sát. Vừa làm vừa hướng dẫn từng bước cụ thể.
Hs: Chú ý lắng nghe và quan sát Gv thao tác. Sau đó tự thực hiện lại trên máy.
Gv: Kiểm tra và giúp đỡ các máy nào gặp khó khăn khi thao tác.
Gv: Chấm điểm các máy đã làm xong.
Hoạt động 2: Làm bài tập 2.
Gv: Mời Hs đọc nội dung bài tập 2:
Hs: Thực hiện yêu cầu trên.
Gv: Giới thiệu chương trình quét virus BKAV, và hd cho Hs biết cách cài đặt và cách sử dụng.
Hs: Chú ý lắng nghe Gv hướng dẫn.
Gv: Hd các thao tác khi muốn quét virus cho máy tính.
Hs: Chú ý quan sát và làm trên máy của mình.
Gv: Kiểm tra và giúp đỡ cho các máy gặp khó khăn.
Gv: Hd cho Hs biết cách đọc nhật ký sau khi đã quét xong virus cho máy tính.
Hs: Chú ý quan sát sự hd của Gv
Gv: Tiến hành chấm điểm vài máy.
Làm bài tập 1
Hs tiến hành làm trên máy theo sự hướng dẫn của Gv
Làm bài tập 2: Quét virus.
- Khởi động chương trình quét virus BKAV.
- Chọn tất cả ổ cứng và USB để quét virus.
* Lưu ý: không chọn Xóa tất cả Macro
- Quan sát quá trình quét virus và xem nhật ký.
- Nhấn nút Thoát để thoát khỏi chương trình.
IV. Cũng cố:
- Em hãy cho biết cách dùng phần mềm BKAV để quét virus máy tính?
- Tại sao việc sao chép dữ liệu định kỳ lại quan trọng?
V. Dặn dò:
- Về nhà học bài cũ và xem trước bài 7.
VI. Rút kinh nghiệm: 
Tuần: 14	Ngày Soạn: 21/11/2009
Tiết: 27	Ngày Dạy: 23/11/2009
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC
Bài 7: Tin học và xã hội.
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết áp dụng Tin học vào đời sống xã hội.
	2. Kĩ năng:
	- Biết được vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại.
	3. Thái độ:
	- Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, chuẩn bị phòng máy.
Học sinh: sách giáo khoa, Vở ghi bài. Đọc bài trước ở nhà.
III. Hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp
Kiểm tra bài cũ:
Câu 1: Em hãy nêu cách sử dụng phần mềm quét virus BKAV?
Giảng bài mới: Ở các bài trước chúng ta đã được làm quen với virus. Hôm nay chúng ta sẻ đi tìm hiểu thêm vai trò của tin học trong đời sống xã hội.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại.
a. Lợi ích của ứng dụng tin học.
Gv: Mời Hs đọc nội dung mục 1a.
Hs: Thực hiện yêu cầu trên.
Gv: Em hãy nhắc lại kiến thức củ là máy tính giúp ích cho chúng ta được những việc gì?
Hs: Trả lời
Gv: Ngày nay khi mà máy tính đã có mặt ở khắp mọi nơi trên thế giới thì việc ứng dụng máy tính vào kinh doanh cũng như nghiên cứu khoa học là rất phổ biến.
Hs: Chú ý lắng nghe Gv giảng bài
Gv: Cho Hs ghi bài
b. Tác động của tin học đối với xã hội.
Gv: Nêu các tác động của tin học đối với xã hội. Lấy dẫn chứng minh họa cho Hs thấy.
Hs: Chú ý lắng nghe Gv giảng bài
Gv: Giải thích tại sao khi tin học và máy tính phát triển thì nó làm thay đổi con người và góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành khoa học khác.
Hs: Lắng nghe và ghi bài
Hoạt động 2:Kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa
a. Tin học và kinh tế tri thức
Gv: Mời Hs đọc nội dung mục 2a
Hs: thực hiện yêu cầu trên.
Gv: Giái thích cho Hs hiểu tri thức là gì? Và vai trò của tri thức trong xã hội hiện nay.
Gv: Nêu ra kết luận về Tin học và kinh tế tri thức
Hs: Lắng nghe Gv giảng bài và ghi bài
1. Vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại.
a. Lợi ích của ứng dụng tin học.
- Ứng dụng trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
- Giúp tăng hiệu quả sản xuất cung cấp dịch vụ quản lý.
b. Tác động của tin học đối với xã hội.
- Làm thay đổi nhận thức và cách tổ chức.
- Làm thay đổi phong cách sống.
- Góp phần thúc đẩy sự phát triển các ngành khoa học khác.
- Góp phần phát triển kinh tế xã hội.
2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa.
a. Tin học và kinh tế tri thức
- Tin học và máy tính là cơ sở của sự ra đời và phát triển của nền kinh tế tri thức.
IV. Cũng cố:
- Em hãy cho biết lợi ích của ứng dụng tin học?
- Em hãy cho biết các tác động của tin học đối với xã hội?
V. Dặn dò:
- Về nhà học bài cũ và xem tiếp phần còn lại của bài
VI. Rút kinh nghiệm: 
Tuần: 14	Ngày Soạn: 21/11/2009
Tiết: 28	Ngày Dạy: 23/11/2009
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC
Bài 7: Tin học và xã hội (tt).
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Biết áp dụng Tin học vào đời sống xã hội.
	2. Kĩ năng:
	- Biết được vai trò của tin học và máy tính trong xã hội hiện đại.
	3. Thái độ:
	- Học tập vui chơi lành mạnh và có ích trên mạng Internet.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên: Giáo án, chuẩn bị phòng máy.
Học sinh: sách giáo khoa, Vở ghi bài. Đọc bài trước ở nhà.
III. Hoạt động dạy học:
Ổn định tổ chức: Kiểm tra sỉ số lớp
Kiểm tra bài cũ:
Giảng bài mới: Ở các bài trước chúng ta đã được làm quen với virus. Hôm nay chúng ta sẻ đi tìm hiểu thêm vai trò của tin học trong đời sống xã hội.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: Kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa.
a. Tin học và kinh tế tri thức
b. Xã hội tin học hóa
Gv: Mời Hs đọc nội dung mục 2b
Hs: Thực hiện yêu cầu trên.
Gv: Giải thích cho Hs hiểu để phát triển nền kinh tế tri thức thì phải xã hội tin học hóa. Lúc đó mọi người đều được tiếp cận với công nghệ mới.
Hs: Lắng nghe Gv giảng bài và ghi bài.
Hoạt động 2: Con người trong xã hội tin học hóa
Gv: Mời Hs đọc nội dung mục 3
Hs: Thực hiện yêu cầu trên.
Gv: Nêu những trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ tài nguyên trên mạng và phải biết chịu trách nhiệm với các thông tin đưa lên mạng trước pháp luật.
Hs: Lắng nghe Gv giảng bài và ghi bài.
2. Kinh tế tri thức và xã hội tin học hóa.
a. Tin học và kinh tế tri thức
b. Xã hội tin học hóa
- Là xã hội mà các hoạt động chính của nó được điều hành với sự hổ trợ của các hệ thống tin học.
3. Con người trong xã hội tin học hóa.
- Có ý thức bảo vệ thông tin và các nguồn tài nguyên mang thông tin.
- Có trách nhiệm với mỗi thông tin đưa lên mạng.
- Có đạo đức và văn hóa trên môi trường Internet.
IV. Cũng cố:
- Em hãy cho biết xã hội tin học hóa là gì?
- Em hãy cho biết vai trò của con người trong xã hội tin học hóa?
V. Dặn dò:
- Về nhà học bài cũ và xem trước bài 8.
VI. Rút kinh nghiệm: 
Tuần: 15	Ngày Soạn: 28/11/2009
Tiết: 29	Ngày Dạy: 30/11/2009
CHƯƠNG II: MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA TIN HỌC
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức 
 	- Nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh trong chương I.
 	- Giúp học sinh củng cố lại kiến thức có hệ thống
2. Kỹ năng
- Thực hiện tốt các câu trả lời
3. Thái độ
- Rèn luyện tính tự giác và nghiêm túc trong trong giờ kiểm tra.
II. Chuẩn bị
 GV: Chuẩn bị đề bài kiểm tra cho học sinh
 HS: Chuẩn bị giấy, bút, thước kẻ, nội dung kiến thức.
III. Các hoạt động dạy học
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra: Phát đề kiểm tra (Xem đề và đáp án đính kèm)

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 9 tu lam.doc