Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tiêt 9: Phép trừ và phép chia - Năm học 2009-2010

Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tiêt 9: Phép trừ và phép chia - Năm học 2009-2010

A. MỤC TIÊU.

 1. Kiến thức :

HS hiểu đựơc khi nào kết quả của phép trừ là số tự nhiên, kết quả của một phép chia là một số tự nhiên.

 HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết và phép chia có dư.

2.Kỷ năng:

Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ, phép chia để tìm số chưa biết trong phép trừ, phép chia. Rèn tính chĩnh xác trong phát biểu và giải toán.

 3.Thái độ:

 Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn , chính xác.

B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY

 Nêu - giải quyết vấn đề.

C. CHUẨN BỊ:

 GV: Nghiên cứu bài dạy. Hình ảnh thực tế về tập con, giao, hợp của hai tập hợp.

 HS: Nghiên cứu bài mới.Ôn các kiến thức về tập hợp.

D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

 I. Ổn định ( 2’) Vắng: 6C:

 II.Kiểm tra bài cũ: (không)

 III. Bài mới:

 1. Đặt vấn đề. 3’

Trong phép trư và phép chia có một số tính chất cơ bản là cơ sở giúp ta tính nhẩm nhanh. Nó có quan hệ gì với phép cộng và phép chia?.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học Lớp 6 - Tiêt 9: Phép trừ và phép chia - Năm học 2009-2010", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 9. PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA
Ngày soạn: 1/9
Ngày giảng: 6C:4/9/2009
A. MỤC TIÊU.
 1. Kiến thức :
HS hiểu đựơc khi nào kết quả của phép trừ là số tự nhiên, kết quả của một phép chia là một số tự nhiên.
 HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết và phép chia có dư.
2.Kỷ năng:
Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ, phép chia để tìm số chưa biết trong phép trừ, phép chia. Rèn tính chĩnh xác trong phát biểu và giải toán.
 3.Thái độ:
 	Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn , chính xác. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
 	Nêu - giải quyết vấn đề.
C. CHUẨN BỊ:
 	GV: Nghiên cứu bài dạy. Hình ảnh thực tế về tập con, giao, hợp của hai tập hợp.
	HS: Nghiên cứu bài mới.Ôn các kiến thức về tập hợp.
D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I. Ổn định ( 2’)	 Vắng: 6C:
 II.Kiểm tra bài cũ: (không)
 III. Bài mới:
 1. Đặt vấn đề. 3’
Trong phép trư và phép chia có một số tính chất cơ bản là cơ sở giúp ta tính nhẩm nhanh. Nó có quan hệ gì với phép cộng và phép chia?.
 2. Triển khai bài.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
1. Hoạt động 1: 15’
- Có số tự nhiên x nào mà: 2 + x = 50 ?
 6 + x = 50 ?
- GV khái quat và ghi bảng cho hai số tự nhiên a và b.
- GV giới thiệu cách xác định bằng tia số.
- GV giải thích 5 không trừ được 6 vì khi di chuyển bút từ điểm 5 theo chiều ngược chiều mũi tên 6 đơn vị thì bút vượt ra ngoài tia số.
- Cho HS làm ?1.
- Yêu cầu HS trả lời bằng miệng.
2. Hoạt động 2: 15’
- GV: Xét xem số tự nhiên x nào mà:
a) 3x = 12
b) 5x = 12 không ? (không có giá trị nào của x).
- GV khái quát và ghi bảng.
- Cho HS làm ?2.
- HS trả lời miệng ?2.
- GV giới thiệu phép chia hết và phép chia có dư, nêu các thành phần của phép chia.
- Hỏi: Bốn số: số bị chia, số chia, thương, số dư có quan hệ gì ?
- Số chia cần có điều kiên gì ?
- Số dư cần có điều kiện gì ?
- Cho HS làm ?3.
- Cho HS làm bài 44 (a , d).
1. Phép trừ hai số tự nhiên:
 Cho hai số tự nhiên a và b, nếu có số tự nhiên x sao cho b + x = a thì ta có phép trừ a - b = x.
?1.
a) a - a = 0 ; b) a - 0 = a.
c) điều kiện có hiệu a - b là a ³ b.
2. Phép chia hết, phép chia có dư:
Từ 3x = 12
Có x = 4 vì 4 . 3 = 12.
Ta có phép chia 12 : 3 = 4.
* Cho hai số tự nhiên a và b (b ¹ 0) nếu có số tự nhiên x sao cho:
bx = a thì ta có phép chia hết: a : b = x.
?2.
a) 0 : a = 0 (a ¹ 0 )
b) a : a = 1 (a ¹ 0)
c) a : 1 = a.
Có 12 : 3 = 4 12 3 
 0 4
 có số dư = 0.
 14 3
 2 4 
 có số dư ¹ 0.
TQ: SGK.
 a = b . q + r (0 r < b)
r = 0: Phép chia hết.
r ¹ 0: Phép chia có dư.
Số bí chia = số chia ´ thương + số dư.
 (số chia ¹ 0)
 Số dư < số chia.
?3.
a) Thương 35 ; số dư 5.
b) Thương 41 ; số dư 0.
c) Không xảy ra vì số chia = 0.
d) Không xảy ra ví số dư > số chia.
3. Củng cố: 3’	
Nêu cách tìm số bị chia, số bị trừ, nêu điều kiện để thực hiện được phép trừ trong số tự nhiên, nêu điều kiện để a chia hết cho b.
4. Hướng dẫn về nhà: 7’
BTVN: 	Bài 1. . Tìm số bị chia và số chia, biết rằng : Thương bằng 6, số dư bằng 49,tổng của số bị chia , số chia và số dư bằng 595
Bài 2 Một phép chia có thương bằng 4, số dư bằng 25. Tổng của số bị chia, số chia và số dư bằng 210. Tìm số bị chia và số chia
Bài 3 . Tìm thương của một phép chia, biết rằng nếu tăng số bị chia 90 đơn vị, tăng số chia 6 đơn vị thì thương và số dư không đổi
Hoàn thành các bài tập SGK; SBT
	Nghiên cứu trước bài mới.
E. Bổ sung:

Tài liệu đính kèm:

  • docSO HOC 6.9.doc