I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức: Học sinh hiểu các tính chất cơ bản của phép nhân: Giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng.
- Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên.
2. Về kỹ năng:Bước đầu có ý thức và biết vận dụng các tính chất trong tính toán và biến đổi biểu thức.
3. Về thái độ
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực , tự giác.
- Giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn học
II. Chuẩn bị của Gv và Hs:
1. Chuẩn bị của Gv: Giáo án, SGK, bảng phụ, máy tính.
2. Chuẩn bị của hs: Vở ghi, máy tính, đọc trước bài, ôn lại các tính chất trong
III. Tiến trình bài dạy
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
Đề bài
GV: gọi 1 HS lên bảng nhắc lại:
- Phép nhân số tự nhiên có mấy tính chất đó là những tính chất nào?
Gv: ghi vào góc bảng Đáp án
Gồm có 4 tính chất:
- T/c Giao hoán a.b = b.a
- T/c Kết hợp: (a.b).c = a. (b.c)
- T/c Nhân với 1: a. 1 = 1.a = a
- T/c Phân phối giữa phép nhân đối với phép cộng: a (b + c) = a.b + a.c
Ngày soạn:11/01/2010 Ngày dạy:14/01/2010 Dạy lớp: 6A Ngày dạy:15/01/2010 Dạy lớp: 6B Tiết 63 : tính chất của phép nhân I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Học sinh hiểu các tính chất cơ bản của phép nhân: Giao hoán, kết hợp, nhân với 1, phân phối của phép nhân đối với phép cộng. - Biết tìm dấu của tích nhiều số nguyên. 2. Về kỹ năng:Bước đầu có ý thức và biết vận dụng các tính chất trong tính toán và biến đổi biểu thức. 3. Về thái độ - Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực , tự giác. - Giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn học II. Chuẩn bị của Gv và Hs: 1. Chuẩn bị của Gv: Giáo án, SGK, bảng phụ, máy tính. 2. Chuẩn bị của hs: Vở ghi, máy tính, đọc trước bài, ôn lại các tính chất trong III. Tiến trình bài dạy 1. Kiểm tra bài cũ: (5') Đề bài GV: gọi 1 HS lên bảng nhắc lại: - Phép nhân số tự nhiên có mấy tính chất đó là những tính chất nào? Gv: ghi vào góc bảng Đáp án Gồm có 4 tính chất: - T/c Giao hoán a.b = b.a - T/c Kết hợp: (a.b).c = a. (b.c) - T/c Nhân với 1: a. 1 = 1.a = a - T/c Phân phối giữa phép nhân đối với phép cộng: a (b + c) = a.b + a.c ĐVĐ: Các tính chất của phép nhân trong N mà các bạn vừa nêu có còn đúng trong Z không? cô trò ta cùng đi nghiên cứu bài ngày hôm nay 2.Dạy nội dung bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động1: Tính chất giao hoán(5’) Tính và so sánh: a) 2. (-3) và (-3) .2 b) (-7).(-4) và (-4).(-7) rồi rút ra nhận xét? H: Rút ra nhận xét: Nếu ta đổi chỗ một thừa số thì tích không thay đổi ?Vậy: Phép nhân số nguyên có tính chất giao hoán không? ? Hãy nêu công thức tổng quát? Hoạt động2: Tính chất kết hợp(10’) GV: Tính và so sánh kết quả: [9.(-5)].2 và 9.[(-5).2] HS: lên bảng thực hiện ? Em có nhận xét gì ? Hãy nêu công thức tổng quát? GV: đưa ra chú ý SGK. H: 2 học sinh nhắc lại nội dung chú ý SGK-94)? GV: cho HS trả lời miệng ?1 và ? 2 - Qua câu hỏi 1, 2 => Rút ra nhận xét? Hoạt động3: Nhân với 1 (5’) GV: Tích của số nguyên a với số 1 kết quả ta được số nào? H: Ta được tích là số nguyên a ? Nêu tổng quát? GV: cho HS làm ? 3 và ? 4 HS:- lên bảng làm nhanh ? 3 - Thảo luận theo nhóm ? 4 - Đại diện các nhóm trình bày kết quả và nhận xét. Hoạt động4 Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng(7’) ? Muốn nhân một số với một tổng ta làm như nào? H: Ta nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng kết quả với nhau GV: Nêu TQ. ? Nếu a(b – c ) Thì sao? H: a[b+(-c) ] = ab + a(-c) = ab - ac GV: cho HS làm ? 5 ? Tính bằng 2 cách và so sánh?Rút ra nhận xét gì về cách sử dụng tính chất phân phối? GV: gọi 2 HS lên bảng làm, các HS khác làm vào giấy nháp và so sáng kết quả. 1. Tính chất giao hoán Ví dụ: Tính và so sánh: a) 2. (-3) và (-3).2 Ta có: 2.(-3) = -6; (-3).2 = -6 => 2. (-3) = (-3) .2 (= -6) b) (-7).(-4) và (-4).(-7) Ta có: (-7).(-4) = 28; (-4).(-7) = 28 => (-7).(-4) = (-4).(-7) (= 28) * TQ: a.b = b.a , với a, b 2. Tính chất kết hợp Ví dụ: Tính và so sánh kết quả: [9.(-5)].2 và 9.[(-5).2] Ta có: [9.(-5)].2 = - 45.2= -90 9.[(-5).2] = 9.(-10) = -90 => [9.(-5)].2 = 9.[(-5).2] (=-90) *NXét:Muốn nhân một tích hai thừa số với số thứ 3 ta có thể lấy thừa số thứ nhất với tích thừa số thứ hai và số thứ 3 * TQ: a.(b.c) = (a.b).c , với a, b, c *Chú ý: (SGK-94) VD: (SGK - 94) ? 1 ? 2 *Nhận xét: (SGK-94) 3. Nhân với 1: a.1 = 1. a = a , với a ? 3 a.(-1) = (-1).a = -a ? 4 4. Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng a(b + c) = a.b + a.c, với * Chú ý: (SGK- 95) a(b - c) = a.b - a.c ? 5Tính và so sánh: a)C1: (-8).(5+ 3) = (- 8) . 8 = (-64) C2: (-8).(5+ 3) = (-8.5) + (-8.3) = (- 40 ) + (-24) = (- 64) Vậy: (-8).(5+ 3) = (-8.5) + (-8.3) ( = - 64) b) C1: (-3+3).(-5) = 0.(-5) = 0 C2: (-3+3).(-5) =(-3).(-5) + 3.(-5) = 15 + (-15) = 0 Vậy: (-3+3).(-5) =(-3).(-5) + 3.(-5) 3. Củng cố, luyện tập(10’) -Nhắc lại các tính chất. GV: Gọi 2 học sinh giải bài 90, 91 (Tr95-SGK.) HS1: làm bài 90 - Qua bài này có còn cách tính nào không? - Cách nào nhanh hơn? Em sử dụng tính chất nào? HS2: làm bài 91 Thay thừa số nào = 1 tổng? Qua bài này cho ta kết luận gì? 2 học sinh giải 94(95)a,b ? Bài 90 (Tr95SGK) Thực hiện phép tính: a) 15.(-2) . (-5).(-6) = (- 30) .(-30) = -900 b) 4.7.(-11).(-2) = 28 . 22 = 526 Bài 91(Tr95- SGK) Thay 1 thừa số = tổng rồi tính : a) (-57) . 11 = (- 57). (10+ 1) = (- 570) + (-57)= - 627 b) 75 .(-21) = 75 {(-20) + (-1) } =(-1500) + (-75) = - 1575 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà(3') Về học bài, làm 92, 94, 95, 96 (Tr95-SGK.) Học thuộc các tính chất. HD Bài 94(Tr95- SGK) Viết tích sau dưới dạng lũy thừa: a) (-5)(-5)(-5) (-5)(-5) = (-5)5 b) (-2) (-2) (-2) (-3) (-3) (-3) = (-2)3. (-3)3 Gợi ý bài 95 (SGK - 95) (-1)3 = (-1) (-1) (-1) = -1 (a)3 = a => a =? =============================
Tài liệu đính kèm: