Giáo án Hình học Lớp 6 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thành Nam

Giáo án Hình học Lớp 6 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thành Nam

I Mục tiêu :

 - Học sinh hiểu được ba điểm thẳng hàng, không thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm,

 - Hiểu được trong ba điểm thẳng hàng chỉ có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

 - Rèn luyện vẽ hình và dùng thuật ngữ : nằm cùng phía khác phía.

II Chuẩn bị :

 - Thước thẳng , bảng phụ.

III Hoạt động trên lớp :

 1. Kiểm tra bài cũ : ( 7)

 - Hs1 : Vẽ đường thẳng a, điểm A a , C a, D a

 - Hs 2 : Vẽ đường thẳng b, vẽ H b, k b, I b

 2. Bài mới :

Tg Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung

15

10 - Cho học sinh quan sát hình 8 sgk và hỏi khi nào thì 3 điểm thẳng hàng ?

- Khi nào thì 3 điểm không thẳng hàng ?

- Gọi học sinh cho biết cách vẽ 3 điểm thẳng hàng và vẽ 3 điểm M, N, P thẳng hàng

- Gọi học sinh khác nêu cách vẽ 3 điểm không thẳng hàng và vẽ 3 điểm T, Q, R không thẳng hàng.

- Cho học sinh quan sát hình 9 và đọc cách mô tả vị trí tương đối của 3 điểm thẳng hàng trên hình đó.

- Gọi học sinh vẽ 3 điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm A nằm ngoài 2 điểm B và C.

- Trong 3 điểm thẳng hàng có mấy điểm nằm giữa hai điểm còn lại ? - Hs quan sát hình vẽ và trả lời .

- Khi 3 điểm cùng đường thẳng .

- Khi 3 điểm không cùng đường thẳng .

- Nêu cách vẽ và vẽ hình.

- Nêu cách vẽ và vẽ hình.

- Lên bảng vẽ hình

- Hs nhận xét 1. Ba điểm thẳng hàng :

 A C D

3 điểm A, C, D thẳng hàng

 C

 A

 B

3 điểm A, B, C không thẳng hàng

2. Quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng :

 B

 C

 A

Điểm C nằm giữa 2 điểm A và B.

* Nhận xét : ( sgk )

3. Củng cố : (10) Treo bảng phụ

 Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại trong các hình sau :

 I

 a/ H K

 b/

 O A B

c/ E

 D C

 - Làm bài tập : 8, 9, 10 sgk

4. Dặn dò : (3)

 - Làm các bài tập 12, 13, 14 sgk chuẩn bị bài Đường thẳng đi qua hai điểm.

 

doc 47 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 492Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 6 - Năm học 2008-2009 - Đặng Thành Nam", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH
HÌNH HỌC 6
Tuần
Tiết
Tên bài dạy
Chương I Đoạn thẳng ( 14 tiết )
1
1
Điểm. Đường thẳng
2
2
Ba điểm thẳng hàng
3
3
Đường thẳng đi qua hai điểm
4
4
Thực hành trồng cây thẳng hàng
5
5
Tia
6
6
 Luyện tập
7
7
Đoạn thẳng
8
8
Độ dài đoạn thẳng 
9
9
Khi nào thì AM + MB = AB. 
10
10
Luyện tập
11
11
Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài
12
12
Trung điểm của đoạn thẳng 
13
13
Oân tập chương I
14
14
Kiểm tra 1 tiết 
15
15
Trả bài thi học kỳ I phần hình học
Chương II Góc ( 15 tiết )
16
16
Nửa mặt phẳng
17
17 
Góc
18
18
Số đo góc
19
19
Khi nào thì xOy + yOz = xOz 
20
20
Vẽ góc cho biết số đo
21
21
Tia phân của góc
22
22
Luyện tập
23, 24
23, 24
Thực hành : Đo góc trên mặt đất
25
25
Đường tròn
26
26
Tam giác
27
27
Oân tập chương II ( với sự hổ trợ máy tính CASIO)
28
28
Kiểm tra 1 tiết ( chương II)
29
29
Trả bài thi học kỳ II ( phần hình học )
GV soạn : Đặng Thành Nam
Ngày soạn : 21/8/2008
Ngày dạy :28/8/2008
Tuần 1 
Tiết 1 CHƯƠNG i: ĐOẠN THẲNG 
 §1 ĐIỂM – ĐƯỜNG THẲNG
I Mục tiêu :
 - Học sinh hiểu được điểm là gì ? đường thẳng là gì ?
 - Hiểu được quan hệ điểm thuộc ( không thuộc) đường thẳng.
 - Rèn luyện sử dụng kỉ năng vẽ hình, dặt tên điểm, đường thẳng và sử dụng kí hiệu Ỵ, Ï
II Chuẩn bị :
 - Giáo viên : sgk, thước, phấn màu, bảng phụ.
 - Học sinh : sgk, vở.
III Hoạt động trên lớp :
 1. Bài mới :
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
10’
10’
- Vẽ các điểm A, B, C lên bảng cho học sinh quan sát. Để đặt tên điểm ta dùng chữ in hoa.
- 3 điểm A, M, B là 3 điểm phân biệt .
- Gọi học sinh đọc tên điểm A · C, ta thấy có mấy điểm ?
- Vẽ các đường thẳng a, p lên bảng, gọi học sinh cho biết cách đặt tên và cách vẽ đường thẳng.
- Cho học sinh biết đường thẳng không bị giới hạn về hai phía.
- Gọi học sinh lên bảng vẽ đường thẳng d.
- Vẽ thêm điểm A, điểm B các em có nhận xét gì về quan hệ của điểm A với đường thẳng d, điểm B với đường thẳng d.
- Nêu kí hiệu và các cách đọc khác nhau.
- Treo bảng phụ ?
- Hs quan sát, chú ý cách đặt tên .
- Hs đọc điểm A, C nhận xét.
- Hs lên bảng vẽ hình
- Hs : điểm A nằm trên đường thẳng d, điểm B không nằm trên đường thẳng d
- Hs làm ?
1. Điểm 
 A · · B
 ·
 M
Dùng chữ cái in hoa đặt tên cho điểm
 A · C 2 điểm trùng nhau là 1 điểm
2. Đường thẳng :
 a
 p
3. Điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng :
 · B d
 A ·
A Ỵ d ; BÏ d
3. Củng cố : ( 10’)
 - Cho học sinh làm bài tập 1, 2 sgk 
 Trò chơi : chuẩn bị sẳn đường thẳng, các điểm các chữ cái in hoa, in thường phát cho hai đội. Thể lệ chơi : gắn đường thẳng lên bảng cho hai đội chọn chữ cái thích hợp để đặt tên
 - Hảy thể hiện hai điểm (cùng với tên), thuộc đường thẳng, Ï đường thẳng vừa đặt tên.
4. Dặn dò : (5’)
 Bài tập 3, 4, 5, 6 trang 105, tự vẽ điểm, đường thẳng đặt tên.
GV soạn : Đặng Thành Nam
Ngày soạn :29/8/2008
Ngày dạy :04/9/2008
Tuần 2 
 Tiết 2 §2 BA ĐIỂM THẲNG HÀNG
I Mục tiêu :
 - Học sinh hiểu được ba điểm thẳng hàng, không thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm,
 - Hiểu được trong ba điểm thẳng hàng chỉ có một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.
 - Rèn luyện vẽ hình và dùng thuật ngữ : nằm cùng phía khác phía.
II Chuẩn bị :
 - Thước thẳng , bảng phụ.
III Hoạt động trên lớp :
 1. Kiểm tra bài cũ : ( 7’)
 - Hs1 : Vẽ đường thẳng a, điểm A Ỵ a , C Ỵ a, D Ỵ a
 - Hs 2 : Vẽ đường thẳng b, vẽ H Ỵ b, k Ỵ b, I Ỵ b
 2. Bài mới :
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
10’
- Cho học sinh quan sát hình 8 sgk và hỏi khi nào thì 3 điểm thẳng hàng ?
- Khi nào thì 3 điểm không thẳng hàng ?
- Gọi học sinh cho biết cách vẽ 3 điểm thẳng hàng và vẽ 3 điểm M, N, P thẳng hàng
- Gọi học sinh khác nêu cách vẽ 3 điểm không thẳng hàng và vẽ 3 điểm T, Q, R không thẳng hàng.
- Cho học sinh quan sát hình 9 và đọc cách mô tả vị trí tương đối của 3 điểm thẳng hàng trên hình đó.
- Gọi học sinh vẽ 3 điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm A nằm ngoài 2 điểm B và C.
- Trong 3 điểm thẳng hàng có mấy điểm nằm giữa hai điểm còn lại ?
- Hs quan sát hình vẽ và trả lời .
- Khi 3 điểm cùng Ỵ đường thẳng .
- Khi 3 điểm không cùng Ỵ đường thẳng .
- Nêu cách vẽ và vẽ hình.
- Nêu cách vẽ và vẽ hình.
- Lên bảng vẽ hình
- Hs nhận xét
1. Ba điểm thẳng hàng :
 A C D
 · · ·
3 điểm A, C, D thẳng hàng
 C ·
 A · ·
 B
3 điểm A, B, C không thẳng hàng
2. Quan hệ giữa 3 điểm thẳng hàng :
 · B
 · C
 · A
Điểm C nằm giữa 2 điểm A và B.
* Nhận xét : ( sgk )
3. Củng cố : (10’) Treo bảng phụ 
 Điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại trong các hình sau :
 · I
 a/ H · · K
 b/ · · ·
 O A B
c/ · E
 · ·
 D	 C
 - Làm bài tập : 8, 9, 10 sgk
4. Dặn dò : (3’)
 - Làm các bài tập 12, 13, 14 sgk chuẩn bị bài Đường thẳng đi qua hai điểm.
GV soạn : Đặng Thành Nam
Ngày soạn : 10/9/2008
Ngày dạy 06/9/2008
Tuần 3
Tiết 3 §3 ĐƯỜNG THẲNG ĐI QUA HAI ĐIỂM 
I Mục tiêu :
 - Giúp học sinh nắm được một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt.
 - Rèn luyện cho học sinh vẽ được đường thẳng đi qua hai điểm.
II Chuẩn bị :
 - Bảng phụ và các bài tập.
III Các hoạt động trên lớp 
Kiểm tra bài cũ : 
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
6’
Hs 1 Vẽ ba điểm thẳng hàng và tự đặt tên ba điểm đó cho biết điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ?
Hs2 : Chữa bài tập 12 
- Cho điểm A vẽ đường thẳng đi qua A vẽ được mấy đường thẳng ?
- Hs lên bảng làm bài.
a M N P Q
 · · · ·
 2. Bài mới :
10’
10’
10’
- Treo bảng phụ hướng dẫn học sinh vẽ đường thẳng đi qua hai điểm A và B.
- Có bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm A va B.
- Treo bảng phụ bài 15 cho học sinh làm.
- Gọi học sinh nhắc lại cách đặt tên cho đường thẳng sau đó nêu cách đặt tên khác cho dường thẳng 
- Cho học sinh làm ?
- Treo bảng phụ 2 đường thẳng trùng nhau, 2 đường thẳng cắt nhau, 2 đường thẳng song song và với thiệu cho học sinh .
- Gọi học sinh nhận xét các hình.
- Hs quan sát và lên bảng vẽ hình. 
- Hs đứng tại chổ trả lời.
- Làm việc cá nhân .
- Hs chú ý lắng nghe.
- Hs nhận xét 
1. Vẽ đường thẳng :
 B
 A ·
 ·
* Nhận xét (sgk)
2. Tên đường thẳng :
3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song
 A B C
 · · ·
 A
 ·
x
z
3. Củng cố : ( 8’)
 - Tại sao 2 điểm luôn luôn thẳng hàng ?
 - Cho học sinh làm bài tập 16, 17 sgk
 - Chia lớp thành 4 nhóm trả lời các câu hỏi :
 + Cho 3 điểm và 1 đường thẳng cho trước làm thế nào để biết 3 điểm đó có thẳng hàng không ?
 + Tại sao nói 2 đường thẳng có 2 điểm chung phân biệt thì trùng nhau ?
4. Dặn dò : (1’)
 - Bài tập 19, 20 (sgk)
GV soạn Đặng Thành Nam
Ngày soạn : 13/9/2008
Ngày dạy :17/9/2008
Tuần 4 
Tiết 4 §4 THỰC HÀNH
 ( trồng cây thẳng hàng )
I Mục tiêu :
 - Biết định nghĩa mô tả 3 điểm thẳng hàng, không thẳng hàng.
 - Rèn luyện cho học sinh tính linh động trong việc xác định các điểm thẳng hàng.
II Chuẩn bị :
 Mỗi nhóm 2 em chuẩn bị :
 - Ba cọc tiêu bằng tre hoặc bằng gổ dài 1,5 m có 1 đầu nhọn thân son hai màu khác nhau, xen kẻ nhau.
 - Một dây dọi để kiểm tra xem cọc tiêu có thẳng đứng với mặt đất không .
III Phân công nhiệm vụ :
 - Chôn các cọc hàng rào nằm giữa 2 cột mốc A và B.
 - Đào hố trồng cây thẳng hàng với 2 cây A và B bên lề đường.
IV Hướng dẫn cách làm :
 Bước 1 : cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại 2 điểm A và B.
 Bước 2 : em thứ nhất đứng ở A, em thứ 2 cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở một điểm C.
 Bước 3 : em thứ nhất ra hiệu cho em thứ 2 điều chỉnh vị trí cọc tiêu cho đến khi em thứ nhất thấy cọc tiêu A ( chổ mình đứng ) che lấp 2 cọc tiêu ở B và C. Khi đó 3 điểm A, B, C thẳng hàng.
GV soạn : Đặng Thành Nam
Ngày soạn :24/9/2008
Ngày dạy:19/9/2008
Tuần 5 
Tiết 5 	 §5 TIA
I Mục tiêu :
 - Học sinh nắm chắc khái niệm tia.
 - Biết thế nào là hai tia đối nhau.
 - Rèn luyện cho học sinh biết vẽ tia, phân biệt hai tia chung gốc, phát biểu ngắn gọn các mệnh đề toán.
II Chuẩn bị :
 - Giáo viên : Bảng phụ đã vẽ hình sẳn.
 - Học sinh : xem trước bài đường thẳng.
III Các hoạt động trên lớp :
 1. Kiểm tra :
 2. Bài mới :
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
12’
10’
10’
- Gọi học sinh vẽ đường thẳng xy và O Ỵ xy.
- Điểm O chia đường thẳng thành mấy phần đường thẳng ?
- Dùng phấn màu tô 2 phần Ox và Oy rồi giới thiệu Ox và Oy gọi là tia ® cho hs rút ra khái niệm.
- Nhấn mạnh cho học sinh tia Ax bị giới hạn về 1 phía. Điểm A gọi là gì ?
- Nêu : Ox và Oy là hai tia có chung gốc và tạo thành đường thẳng xy gọi là hai tia đối nhau.
- Lấy điểm B trên đường thẳng xy gọi học sinh nêu khái niệm hai tia đối nhau.
- Cho học sinh làm ?1
- Vẽ hình lên bảng.
- Gọi học sinh nêu các tia có được .
- Nêu hai tia trùng nhau cho học sinh 
- Cho hs làm ?2
- Hs lên bảng vẽ hình.
- 2 phần đường thẳng Ox và Oy.
- Hs rút ra kết luận.
- Hs vẽ tia Ax.
- Hs trả lời.
- Hs làm ?1
- Nêu các tia trên bảng
- Hs làm ?2
1. Tia :
 y
 ·
x
Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là 1 tia gốc O.
 A x
 ·
A : gọi là gốc.
2. Hai tia đối nhau :
 x y
 ·
Ox và Oy là hai tia đối nhau
Nhận xét (sgk)
3. Hai tia trùng nhau :
A B x
 · ·
Tia Ax va tia By là hai tia trùng nhau.
* Chú ý (sgk)
3. Củng cố :(10’)
 - Cho học nêu lại khái niệm tia, vị trí tương đối của tia.
 - Cho học sinh làm bài tập 22, 23.
 - Chia nhóm trả lời câu ho ... Bài 2 : 36 / 87 sgk
* Bài 3 : 37 / 87 sgk
3. Củng cố 
10’
- Cho học sinh làm bài tập : Cho AOB kề bù với BOC . Biết AOB = 2 BOC. Vẽ tia phân giác OM của BOC. Tính AOM
- Học sinh ghi bài và làm bài
4. Dặn dò : (2’)
 - Làm các bài tập 31, 33, 34 SBT.
Ngày thực hành :
Tiết 23, 24 THỰC HÀNH ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT 
I Mục tiêu :
 - Hiểu cấu tạo của giác kế.
 - Biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.
 - Giáo dục ý thức tập thể, kỷ luật và biết thực hiện những quy định về kỹ thuật thực hành.
II Chuẩn bị :
 - Giáo viên : 1 bộ thực hành mẫu : 1 giác kế, 2 cọc tiêu dài 1,5 m có một đầu nhọn, 1 cọc tiêu ngắn 0,3m, 1 búa đóng.
 - Chuẩn bị thực hành : tranh vẽ phóng to, hình 40, 41, 42.
 - Mỗi tổ là 1 nhóm thực hành.
III Tiến hành thực hành :
 1. Tìm hiểu dụng cụ đo góc trên mặt đất, hướng dẫn học sinh đặt giác kế trên mặt đất.
 * Giới thiệu cấu tạo :
 - Gồm 1 đĩa tròn được đặt nằm ngang trên 1 giá đở 3 chân.
 - Mặt tròn được chia độ sẵn từ 00 đến 1800 .
 - Hai đầu thanh được gắn trên h ai tấm thẳng đứng, nỗi tấm có 1 khe hở, hai khe hở và tâm đĩa thẳng hàng.
 2. Chuẩn bị thực hành :
 - Giáo viên yêu cầu các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị thực hành của tổ về dụng cụ, mỗi tổ phân công 1 bạn ghi biên bản .
 3. Học sinh thực hành :
 - Giáo viên cho học sinh tới điểm thực hành phân công vị trí từng tổ và nói rỏ yêu cầu : các tổ chia thành từng nhóm, mỗi nhóm 3 bạn làm nhiệm vụ đóng cọc tại A và B, sử dụng giác kế theo các bước như sách giáo khoa.
 - Quan sát tổ thực hành nhắc nhở, điều chỉnh, hướng dẫn cách đo.
 - Kiểm tra kỉ năng đo góc trên mặt đất của các tổ lấy làm cơ sở cho điểm thực hành của tổ.
Ngày dạy :
Tiết 25 ĐƯỜNG TRÒN
I Mục tiêu :
 - Học sinh nắm được định nghĩa đường tròn, biết phân biệt đường tròn, hình tròn.
 - Học sinh biết cách dùng compa vẽ đường tròn.
 - Nắm vững cung và dây cung.
II Chuẩn bị :
 - Giáo viên : compa, thước
 - Học sinh : thước, compa.
III Các hoạt động trên lớp :
1. Kiểm tra bài cũ :
2. Bài mới :
Tg
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
15’
10’
15’
- Dùng compa vẽ các điểm cách điểm O một khoảng cách R không thay đổi.
- Các điểm này cách điểm O một khoảng cách bao nhiêu ?
- Tập hợp tất cả các điểm cách điểm O một khoảng R không thay đổi gọi là đường tròn tâm O bán kính R. Vậy đường tròn tâm O bán kính R là gì ? em nào có thể nêu được định nghĩa của đường tròn.
- Vẽ đường tròn và các điểm M, N, P lên bảng cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa. Em nào có thể cho biết vị trí của điểm M, N, P đối với đường tròn tâm O bán kính R.
- Vẽ trên đường tròn lấy tất cả các điểm bên trong và bên trên đường tròn, hình này gọi là hình tròn tâm O bán kính R . Vậy hình tròn là gì ?.
- Trên đường tròn O lấy hai điểm A và B, hai điểm này chia đường tròn thành hai phần, mổi phần gọi là một cung tròn (gọi tắt là cung)
- Đoạn thẳng nối hai điểm A và B gọi là dây cung. Dây đi qua tâm gọi là đường kính.
- Vẽ đường tròn lên bảng và lấy hai điểm A và B, cho dây CD đi qua tâm O.
Cho học sinh quan sát hình vẽ. Hảy xác định đâu là cung, dây cung, đường kính
- Giới thiệu cho học sinh công dụng khác của compa.
- Học sinh quan sát hình vẽ trên bảng 
- Một khoảng R
- Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O;R).
- Học sinh xác định vị trí tương đối của các điểm với đường tròn.
- Hs : Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn.
- Hs : Đọan thẳng AB là dây cung, đọan thẳng CD là đường kính .
1 Đường tròn, hình tròn :
- Đường tròn tâm O bán kính R là hình gồm các điểm cách O một khoảng bằng R, kí hiệu (O;R).
- Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong đường tròn.
2.Cung và dây cung :
 Đường kình dài gấp đôi bán kính.
3. Công dụng khác của compa
3. Củng cố :
4’
- Đường tròn là gì ? Hình tròn là gì ? Phân biệt sự khác nhau giữa đường tròn và hình tròn
- Học sinh phát biểu.
4. Dặn dò : (1’)
 - Học bài và làm các bài tập 38, 39 SGK
Ngày dạy :
Tiết 26 TAM GIÁC 
I Mục tiêu :
 - Định nghĩa được tam giác, hiểu đỉnh, cạnh, góc của tam giác là gì ?
 - Biết vẽ tam giác, biết gọi tên và kí hiệu tam giác.
 - Nhận biết điểm nằm trong và nằm bên ngoài tam giác.
II Chuẩn bị :
 - Bảng phụ ghi bài tập, câu hỏi.
III Các hoạt động trên lớp :
 1. Kiểm tra bài cũ :
Tg
Hoạt động của giáo viên
Họat động của học sinh
Nội dung
10’
Hs1 : Thế nào là đường tròn tâm O bán khính R ? Vẽ 1 đường tròn tâm O. Cho 2 điểm A và B trên đường tròn. Em hảy chỉ ra đâu là cung dâu là dây cung ?
- Hs2 : Chữa bài tập 41.
- Hs1 lên bảng làm bài.
- Hs 2 lên bảng sửa bài tập.
* Bài 1 : đương tròn tâm O , 2 điểm A, B trên đường tròn.
* Bài 2 : bài 41.
2. Bài mới :
20’
14’
- Vẽ tam giác ABC lên bảng. Hình này gồm mấy đoạn thẳng ? gồm những đoạn thẳng nào ?
- Hình này gọi làø tam giác ABC. Vậy tam giác ABC là gì ?
- Vẽ 3 điểm A, B, C thẳng hàng khi đó hình này là hình gì ?
 - Yêu cầu học sinh vẽ tam giác vào vở.
- Giới thiệu cách đọc và kí hiệu.
- Hảy đọc tên 3 đỉnh của tam giác ABC ? có cách đọc khác không ?
- Cho học sinh làm bài 43 / 94 và bài 44 / 95 sgk.
- Lấy các điểm nằm trên, nằm trong, nằm ngoài tam giác để giới thiệu học sinh .
- Cho học sinh làm bài tập 46 /95
- Cho học sinh đọc ví dụ, để vẽ tam giác ABC ta làm thế nào ? 
- Vẽ tia Ox đặt đoạn đơn vịe trên tia.
- Vẽ mẫu lên bảng cho học sinh tam giác ABC có BC = 4cm, AB = 3cm, AC = 2cm.
- Yêu cầu học sinh làm bài 47
- Hs : gồm 3 đoạn thẳng AB, AC, BC.
- Hs là là hình gồm 3 đoạn thẳng AB, AC, BC
- Hs : là đoạn thẳng .
- Hs vẽ hình vào vở.
- Hs nêu các định của tam giác
- Hs làm bài tập.
- Hs lên bảng làm bài.
1. Tam giác ABC là gì ? 
 Tam giác ABC là hình gồm ba đoạn thẳng AB, AC, BC khi 3 điểm A, B, C không thẳng hàng.
 A
 B C
2. Vẽ tam giác ( sgk)
3. Dặn dò : ( 1’ )
 - Oân tập lại các bài đầu chương làm các câu hỏi và bài tập trang 96.
Ngày dạy :
Tiết 27 ÔN TẬP CHƯƠNG II
I Mục tiêu :
 - Hệ thống hóa các kiến thức về góc.
 - Sử dụng thành thạo các dụng cụ để đo góc, đường tròn, tam giác.
 - Bước đầu tập suy luận đơn giản.
II Chuẩn bị :
 - Bảng phụ vẽ một số hình hình học.
III Các họat động trên lớp :
 1. Kiểm tra bài cũ :
Tg
Hoạt động của giào viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
10’
Hs 1 : Góc là gì ? Vẽ góc xOy khác góc bẹt. Lấy điểm M nằm trong xOy. Vẽ tia OM. Giải thích tại sao xOM + MOy = xOy.
Hs2 : Tam giác ABC là gì ? vẽ tam giác ABC có BC = 5cm, AB = 3cm, AC = 4cm
- Hs lên bảng làm bài.
Hs2 lêmn bảng vẽ tam giác.
2. Oân tập :
 x
O y
 m
 I n
a
 P b
x O y
 ·
 v
t A u
 c
 b
O a
 z
 y
O x
 A
 B C
14’
- Cho học sinh quan sát bảng phụ và trả lời câu hỏi, hỏi thêm các kiến thức về hình đó
5’
15’
* Bài 2 : Điền vào ô trống các phát biểu sau :
 a/ Bất kỳ đường thẳng nào trên mặt phẳng cũng là  của.
b/ Mỗi góc có một .số đo cũa góc bẹt bằng .
c/ Nếu tia ot nằm giữa hai tia Oa và Oc thì 
d/ Nếu xOt = tOy = xOy thì 
- Giao phiếu học tập cho học sinh theo nhóm.
* Bài 3 : hảy phát hiện câu nào đúng câu nào sai.
a/ Góc là một hình tạo bởi hai tia cắt nhau.
b/ Góc tù là một góc lớn hơn góc vuông.
c/ Nếu Oz là tia phân giác của góc xOy thì xOz = zOy.
d/ Nếu xOz = zOy thì Oz là phân giác của góc xOy.
e/ Góc vuông là góc có số đo bằng 900.
g/ Hai góc kề nhau là hai góc có 1 cạnh chung.
h/ Tam giác DEF là hình gồm 3 đoạn thẳng DE, EF, FD.
k/ Mọi điểm nằm trên đường tròn đều cách tâm một khoảng bằng bán kính.
Luyện tập kỉ năng vẽ hình và tập suy luận:
* Bài 4 :
Vẽ hai góc phụ nhau.
Vẽ hai góc bù nhau.
Vẽ hai góc kề bù.
Vẽ góc 600 , 1350 , góc vuông.
* Bài 5 : Trên một nữa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox, vẽ hai tia Oy và Ox sao cho góc xOy = 300 , góc xOz = 1100.
a/ Trong 3 tia Oz, Ox, Oy tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? tại sao ?
b/ Tính góc yOz.
c/ Vẽ tia Ot là tia phân giác của góc yOz . Tính góc zOt, tOx
3. Dặn dò : ( 1’)
 - Oân lại các bài tập chuẩn bị tuần sau kiểm tra 1 tiết.
Tiết 28 KIỂM TRA 1 TIẾT
- Ngày kiểm tra :
Đề kiểm tra :
* Bài 1 : ( 3đ )
 - Góc là gì ? Vẽ góc xOy = 400.
 - Thế nào là hai góc bù nhau ? Cho ví dụ.
* Bài 2 : ( 2đ )
 - Vẽ tam giác ABC có AB = 3cm , AC = 5cm , BC = 6cm.
* Bài 3 : ( 2đ )
 Các câu sau câu nào đúng, câu nào sai ?
a/ Góc bẹt là góc có hai cạnh là hai tia đối nhau.
b/ Tia phân giác của góc xOy là tia tạo với hai cạnh Ox và Oy hai góc bằng nhau.
c/ Góc 600 và góc 400 là hai góc phụ nhau. 
d/ Nếu tia Ob nằm giữa hai tia Oa và Oc thì aOc + bOc = aOc 
* Bài 4 : ( 3đ )
 Trên cùng một nữa mặt phẳng có bờ chứa tia Ox vẽ tia Ot và tia Oy sao cho xOt = 300 , xOy = 600.
 a/ Hỏi tia nào nằm giữa hai tia còn lại ? Vì sao ?
b/ Tính tOy = ?
c/ Hỏi tia Ot có là tia phân giác của góc xOy hay không ? giải thích
ĐÁP ÁN
* Bài 1 : Trả lời đúng góc là gì ? Vẽ đúng góc xOy = 400 ( 1,5đ)
 	 - Nêu đúng khái niệm 2 góc bù nhau (1đ ) cho ví dụ ( 0,5đ )
* Bài 2 : Nêu được cách vẽ ( 1,5đ )
	 - Vẽ đúng ABC ( 0,5 đ)
* Bài 3 : 
	a / Đúng ( 0,5đ)	b/ Sai ( 0,5đ)
	c/ Sai ( 0,5 đ )	d/ Đúng ( 0,5đ)
* Bài 4 :
 Vẽ đúng hình ( 1đ)	y
 t
 O x
 a/ Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy ( xOt < xOy ) (0,5đ)
b/ Tính tOy = xOy – xOt = 600 – 300 ( 0,5)
c/ Ot là tia phân giác của góc xOy vì tia Ot nằm giữa hai tia Ox và Oy và xOt = yOt = 300

Tài liệu đính kèm:

  • docToan 6 hinh hoc.doc