Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 5: luyện tập

Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 5: luyện tập

Kiến thức :Học sinh biết tìm số phần tử của một tập hợp ( lưu ý với các phần tử của tập hợp được viết dưới dạng dãy số có quy luật).

Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết tập hợp, tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng, chính xác các kí hiệu .

Thái độ : tích cực, tự giác trong học tập. Biết vận dụng kiến thức đã học vào một số bài toán thực tế.

 

doc 32 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1116Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 5: luyện tập", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN :
Ngày soạn : Ngày dạy : 
Tiết 5 LUYÖN TËP
A. MỤC TIÊU: 
Kiến thức :Học sinh biết tìm số phần tử của một tập hợp ( lưu ý với các phần tử của tập hợp được viết dưới dạng dãy số có quy luật).
Kĩ năng : Rèn kĩ năng viết tập hợp, tập hợp con của một tập hợp cho trước, sử dụng đúng, chính xác các kí hiệu .
Thái độ : tích cực, tự giác trong học tập. Biết vận dụng kiến thức đã học vào một số bài toán thực tế.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
Giáo viên :Bài giảng, SGK, bảng phụ, phấn màu.
Học sinh : SGK, vở ghi, làm bài tập ở nhà.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. KIỂM TRA BÀI CŨ:
-GV nêu các yêu cầu kiểm tra gọi hai HS lên bảng :
HS1: Mỗi tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử ? Tập hợp rỗng là tập hợp như thế nào? Làm bài tập 29-SBT/ 7.
HS2: Khi nào tập hợp A được gọi là tập hợp con của tập hợp B?
Làm bài tập 32 SBT/ 7.
GV nhận xét, cho điểm Học sinh.
II. TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
Công thức tổng quát SGK.
-GV gọi HS lên bảng : Tính số phần tử của tập hợp sau: B = .
- GV nhận xét:..
-GV: Tính số phần tử của tập hợp 
 C =
+ Em có nhận xét gì về các phần tử của tập hợp C?
-GV: Để tính số phần tử của tập hợp C ta lam như sau: (98 – 10 ) : 2 + 1 = 45.
-GV: Yêu cầu HS làm bài tập 23 SGK/ 14 – Hình thức thảo luận nhóm : chia thành 4 nhóm: + Nhóm 1 ; 3 làm câu a
 + Nhóm 2 ; 4 làm câu b
Gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
-GV: + Nêu công thức tổng quát tính số phần tử của tập hợp các số chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b (a < b) ?
 + Các số lẻ từ các số lẻ m đến n (m <n)?
Dạng 2: Viết tập hợp, viết một số tập hợp con của tập hợp cho trước.
Bài 22 SGK trang 14: Gọi 2 HS lên bảng,cả lớp làm vào vở.
-Bài 24 SGK/ 14: 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- -GV nhận xét.
I. THỰC HIỆN KIỂM TRA BÀI CŨ:
2 HS lên bảng:
HS 1: Trả lời phần chú ý SGK.
Bài 29 trang 7 SBT:
A = Tập hợp A có một phần tử.
B = Tập hợp B có một phần tử.
C = N. Tập hợp C có vô số phần tử.
D = Tập hợp D không có phần tử nào.
HS2: Tập hợp A gọi là tập hợp con của tập hợp B nếu mọi phần tử của tập hợp A đều thuộc tập hợp B.
Bài 32 trang 7 SBT:
A = 
B = 
A B.
HS dưới lớp nhận xét, bổ sung cho bạn
II. LUYỆN TẬP
-HS nghe và làm bài tập vào vở:
A = 
Số phần tử của tập hợp A là 20 - 8 + 1 = 13 phần tử.
Công thức tổng quát: Tập hợp các số tự nhiên từ a đến b có b - a + 1 phần tử.
-HS: B = có 99 – 10 + 1 = 90 phần tử.
-HS: Các phần tử của tập hợp C đều là các số chẵn liên tiếp từ 10 đến 98.
C= có (98 – 10): 2 +1 = 45 phần tử 
-Bài tập 23 SGK:
Tập hợp D = có (99- 21) : 2+1 = 40 phần tử
Tập hợp E = có (96-32):2+1= 33 phần tử.
-HS: + Tập hợp các số tự nhiên chẵn từ số chẵn a đến số chẵn b có : (b-a):2+1 phần tử.
+ Tập hợp các số tự nhiên lẻ từ số lẻ m đến số lẻ n có: (n-m):2+1 phần tử.
Bài 22 SGK trang 14
a) C = 
b) D = 
c) A = 
d) B = 
-HS nhận xét.
- Bài 24 SGK/ 14:
A = 
B = 
N* = 
A N ; B N ; N* N
III. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 + Học kĩ lại phần lí thuyết 
 + Làm các bài tập 34 đến 37, 40 đến 42 sách bài tập.
--------------000--------------
TUẦN :
Ngày soạn : Ngày dạy : 
Tiết 6 PHÐP CéNG Vµ PHÐP NH¢N
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh nắm vững các kiến thức giao hoán, kết hợp ủa phép cộng, phép nhân số tự nhiên; tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng, biết phát biểu và viết dạng tổng quát của các tính chất đó.
Kĩ năng : Học sinh biết vận dụng các tính chất trên vào các bài toán tính nhẩm, tính nhanh,biết cách vận dụng hợp lý các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.
Thái độ : Tích cực, tự giác trong học tập.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 Giáo viên : SGK, giáo án, bảng phụ “Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên” ,phấn màu.
 Học sinh : SGK, vở ghi, đọc bài trước ở nhà.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Giới thiệu vào bài:
Ở Tiểu học các em đã học phép cộng và phép nhân các số tự nhiên.
Tổng của hai số tự nhiên bất kì cho ta một số tự nhiên duy nhất.
Tích của hai số tự nhiên bất kì cũng cho ta một số tự nhiên duy nhất
Phép cộng và phép nhân có một số tính chất cơ bản là cơ sở giúp ta tính nhẩm, tính nhanh. Đó là nội dung bài học hôm nay.
II. Tổng và tích hai số tự nhiên:
-GV: yêu cầu học sinh đọc phần 1 trong SGK
-GV giới thiệu phần phép tính công và nhân như SGK.
-GV: Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số ta có thể không cần viết dấu nhân giữa các thừa số. Ví dụ: a.b= ab; 4.x.y= 4xy.
-GV đưa bảng phụ ?1 SGK. Gọi HS đứng tại chỗ trả lời.
 -GV gọi 1 HS trả lời ?2 GV dựa vào kết quả của bài tập 1 để lấy ví dụ cho HS).
-GV : áp dụng tính chất b để làm bài tập sau: Tìm x biết: ( x - 34) . 15 = 0
+ Nhận xét kết quả của tích và thừa số của tích?
+ Vậy thừa số còn lại phải thế nào?
-GV: Tìm x dựa trên cơ sở nào?
3. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên:
-GV: ở Tiểu học các em đã học tính chất của phép cộng và phép nhân các số tự nhiên.
Gọi HS đứng tại chỗ trả lời: Phép cộng các số tự nhiên có tính chất gì ? Phát biểu các tính chất đó?
-GV: Tính nhanh: 46 + 17 + 54
-GV: Phép nhân số tự nhiên có tính chất gì? Phát biểu?
-GV: áp dụng tính nhanh: 4 . 37 . 25
-GV: Tính chất nào liên quan đến cả phép cộng và phép nhân?
-GV: áp dụng tính nhanh : 87. 36 + 87. 64
Sau đó GV treo bảng phụ đã chuẩn bị sẵn , để HS theo dõi, ghi nhớ.
- HS nghe GV giới thiệu.
1.Tổng và tích hai số tự nhiên
- 1HS đọc phần 1 SGK.
-HS nghe và ghi bài.
+ Phép cộng: 
 a + b = c
(số hạng) + (số hạng) =( tổng)
+ Phép nhân:
 a . b = c
(thừa số) . ( thừa số) = (tích)
?1 HS điền vào ô trống trong bảng.
a
12
21
1
0
b
5
0
48
15
a + b
17
21
49
15
a . b
60
0
48
0
?2 a) Tích của một số với số 0 thì bằng 0
 b) Nếu tích của hai thừa số mà bằng 0 thì có ít nhất một thừa số bằng 0.
-HS: + Kết quả của tích bằng 0. Có một thừa số khác 0.
+ Thừa số còn lại phải bằng 0
 ( x- 34) . 15 = 0
 x – 34 = 0
 x = 34
-HS : Số bị trừ = số trừ + hiệu.
2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên:
-HS: Phép cộng:
+ Tính chất giao hoán: Nếu ta đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
a + b = b + a
+ Tính chất kết hợp: Muốn cộng một tổng hai số hạng với số thứ ba, ta có thể lấy số hạng thứ nhất cộng với tổng của số hạng thứ hai và số hạng thứ ba.
( a + b) + c = a + ( b + c)
+ Cộng với số 0: Tổng của một số với số 0 thì bằng chính nó.
a + 0 = 0 + a
-HS lên bảng làm:
46 + 17 + 54 = ( 46 + 54) + 17
= 100 + 17 = 117
-HS: Phép nhân:
+ Tính chất giao hoán: Khi đổi chỗ các thừa số trong một tích thì tích không thay đổi.
a . b = b. a
+ Tính chất kết hợp: Muốn nhân tích hai số với số thứ ba ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
( a . b) . c = a. ( b . c)
+ Nhân với số 1: Tích của một số với số 1 thì bằng chính nó.
a . 1 = 1 .a
-HS lên bảng làm:
4 . 37 . 25 = ( 4. 25 ) .37 = 100 . 37 = 3700
-HS : 
+ Tính chất phân phối giữa phép nhân và phép cộng: Muốn nhân một số với một tổng ta có thể nhân số đó với từng số hạng của tổng rồi cộng kết quả lại với nhau.
a.( b + c) = a . b + a. c
-HS lên bảng làm:
87. 36 + 87. 64 = 87. ( 36 + 64)
 = 87 . 100 = 8700
 3. CỦNG CỐ:
-GV: Phép cộng và phép nhân có tính chất gì giống nhau?
HS: Phép cộng và phép nhân đều có tính chất giao hoán và kết hợp.
-GV: Yêu cầu HS làm bài tập 27 SGK.
( Chia lớp thành hai nhóm, mỗi dãy là một nhóm: Dãy phía trong làm câu a, c ; dãy phía ngoài làm câu b, d) Sau đó gọi đại diện của các nhóm lên trình bày.
Bài giải của các nhóm 
-Nhóm 1: a) 86 + 357 + 14 = ( 86 + 14) + 357 
 = 100 + 357 = 457
 c) 25. 5. 4. 27. 2 = ( 25. 4) . (5. 2) . 27
 = 100 . 10 . 27 = 27000
-Nhóm 2: b) 72 + 69 + 128 = ( 72 + 128) + 69
 = 200 + 69 = 269
 d) 28. 64 + 28. 36 = 28. ( 64 + 36) 
 = 28 . 100 = 2800
GV: Nhận xét bài làm của các nhóm 
4. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: + Học kĩ bài, nắm bắt, ghi nhớ các kiến thức quan trọng 
 + Làm bài tập 26, 28, 29 ,30 SGK/ 16, 17.
+ Làm các bài tập 44 đến 46 SBT/ 8. Mỗi em chuẩn bị một máy tính bỏ túi.
------------------000------------------
TUẦN :
Ngày soạn : Ngày dạy : 
Tiết 7 LUYÖN TËP 
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức : Củng cố cho HS các tính chất của phép cộng các số tự nhiên.
Kĩ năng : - Rèn luyện kĩ năng vận dụng các tính chất trên vào các bài tập tính nhẩm, tính nhanh.
 - Biết vận dụng một cách hợp lí các tính chất của phép cộng vào giải toán.
 - Biết sử dụng thành thạo máy tính bỏ túi để làm phép cộng.
Thái độ : HS có tinh thần học tập nghiêm túc, hợp tác tốt trong hoạt động nhóm
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
Giáo viên : Giáo án SGK , bảng phụ. MTBT
 Học sinh: SGK, vở ghi, làm bài tập ở nhà, máy tính bỏ túi.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS cho bài học
1.KIỂM TRA BÀI CŨ
GV gọi HS lên bảng kiểm tra
: Phát biểu và viết dạng TQ tính chất giao hoán của phép cộng. Làm BT 20 trang 16 SGK
GV gợi ý cách khác để HS tính tổng
II.TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
 Dạng 1: Tính nhanh:
GV yêu cầu HS làm Bài tập 31 SGK: Tính nhanh:
-GV: Chia lớp thành ba nhóm: Mỗi nhóm làm một câu. Sau đó gọi đại diện các nhóm lên trình bày.
Bài tập 32 SGK: Cho HS tự đọc hướng dẫn sau đó vận dụng để tính. Gọi 2 HS lên bảng làm.
-GV: ta đã vận dụng những tính chất nào để tính nhanh?
Dạng 2: Tìm quy luật dãy số:
Bài tập 33 SGK: Gọi HS đọc đầu bài
-GV: Hãy nêu quy luật của dãy số?
-GV: Hãy viết tiếp 4, 6. 8 số nữa vào dãy 
số đó?
Dạng 3: Sử sụng máy tính bỏ túi
Bài tập 34 SGK: 
GV giới thiệu mTBT và các chức năng, phím bấm của nó để HS hiểu, nắm cách sử dụng
Yêu cầu HS tự đọc và làm bài tập 34. Sau đó đứng tại chỗ đọc kết quả.
-GV: Nhắc lại các tính chất của phép cộng các số tự nhiên? Các tính chất này có ứng dụng gì trong tính toán?
HS lên bảng kiểm tra 
HS : Phát biểu và viết a + b = b +a
BT 20 trang 16 SGK : 
10+11+12+1+2+3 = 4+5+6+7+8+9 = 39
Cách 2 : (10+3)+(11+2)+(12+1)
 = 13 + 13 + 13
 = 13.3 = 39
II.TỔ CHỨC LUYỆN TẬP
Dạng 1: Tính nhanh
Bài tập 31 SGK:
-Nhóm 1: 
a) 135 + 360 + 65 + 40
 = (135 + 65) + ( 360 + 40)
 = 200 + 400 = 600
-Nhóm 2:
b) 463 + 318 + 137 + 22 
 = (463 + 137) + (318 + 22)
 = 600 + 400 = 1000
-Nhóm 3: 
c) 20 + 21 + 22 +  + 29 + 30
 = ( 20 + 30) + ( 21 + 29) + (22 + 28) + (23 + 27) + ( 24 + 26) + 25
 = 50 + 50 + 50 + 50 + 50 + 25
 = 50 . 5 + 25 = 275
HS dưới lớp nhận xét, bổ sung bài làm của các nhóm .
Bài tập 32 SGK
-2 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
a) 996 + 45 = 996 + 41 + 4 = (996 + 4)+41 = 1000 + 41 = 1041
b) 37 + 198 = 2 + 35 + 198 =( 2 + 198) + 35 = 200 + 35 = 235
-HS: Ta đã vận dụng tính chất ...  17]
= 2448 : 102 = 24
Bài 4: Tìm x biết:
HS hoạt động nhóm:
a) (x - 47) - 115 = 0
 x - 47 = 115
x = 115 + 47
x = 162.
b) (x-36) : 18 = 12
x- 36 = 12. 18
x -36 = 216
x = 216 + 36
x = 252
c) 2x = 16
2x = 24
x = 4
d) x50 = x
 III CỦNG CỐ:
-GV yêu cầu HS nêu lại:
+ Các cách để viết một tập hợp.
+ Thứ tự thực hiện phép tính trong một biểu thức.
+Cách tìm một thành phần trong các phép tính cộng, trừ, nhân, chia.
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
+ Ôn tập các phần đã học, các dạng bài tập đã làm để tiết sau kiểm tra một tiết.
-------------000-------------
TUẦN :
Ngày soạn : Ngày dạy : 
Tiết 17 KIÓM TRA I TIÕT 
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức : Kiểm tra khả năng lĩnh hội các kién thức đã học của học sinh 
Kỹ năng : Rèn khả năng tư duy, kĩ năng tính toán chính xác hợp lí cho học sinh.
Thái độ: Cẩn thận, chính xác, trung thực.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 Giáo viên : Đề bài trên giấy A4 – mối HS 1 đề 
Học sinh : Ôn lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học 
III. NỘI DUNG KIỂM TRA:
 ĐÊ BÀI 
Bài 1 (2điểm): a) Định nghĩa lũy thừa bậc n của a
b) Viết dạng tổng quát chia hai lũy thừa cùng cơ số . Áp dụng tính a12 : a4 (a ≠0)
Bài 2 (2 điểm) Điền dấu “X” vào ô thích hợp
Câu
Đúng
Sai
a) 128 : 124 = 123
 b) 53 = 15
 c) 33.34 = 312
Bài 3 (3 điểm): Thực hiện các phép tính ( tính nhanh nếu có thể):
4.52 – 3. 22 
28 . 76 + 13. 28 + 9.28
1024 : (17 . 23 +15 .23)
Bài 4 (3điểm) :Tìm số tự nhiên x biết:
a) (9x + 2).3 = 60 b) 71 +(26 – 3x) : 5 = 17 c) 24 = 32 d) (x – 6)2 = 9
HƯỚNG DẪN CHẤM
Bài 1 : ý a : 0,5 điểm
 ý b: 1,5 điểm
Bài 2 : Câu a : 0,5 điểm câu b : 1,5 điểm câu c : 0,5 điểm
Bài 3 : Mỗi câu đúng : 1,0 điểm
Bài 4 Mỗi câu đúng cho 0,75 điểm
-------------000-------------
TUẦN :
Ngày soạn : Ngày dạy : 
Tiết 19 TÝNH CHÊT CHIA HÕT CñA MéT TæNG 
A. MỤC TIÊU:
Kiến thức: HS nắm được các tính chất chia hết của tổng, hiệu.
Kĩ năng : HS biết nhận ra một tổng của hai hay nhiều số, một hiệu của hai số có hay không chia hết cho một số mà không cần tính giá trị của tổng, hiệu đó. Biết sử dụng các kí hiệu , %
Thái độ : Rèn luyện cho HS tính chính xác khi vận dụng các tính chất chia hết nói trên.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
Giáo viên : SGK, giáo án, bảng phụ
Học sinh : SGK, vở ghi.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC: 
Hoạt động của Giáo viên 
Hoạt động của Học sinh
I. BÀI MỚI
1. Nhắc lại về quan hệ chia hết
- Ở bài 6 ta đã biết số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b (b ¹ 0) nếu có số tự nhiên k sao cho a = b.k
- Nêu ví dụ: 8 chia hết cho 2
	8 = 2.4
- GV giới thiệu kí hiệu ∶ và ‏٪
2. Tính chất 1
18 ∶ 6 ; 12 ∶ 6
Xét tổng 18 + 12 có chia hết cho 6
49 ∶ 7 và 14 ∶ 7 Þ (49 + 14) ∶ 7
Từ đó đưa đến tính chất 1
Kí hiệu Þ đọc là suy ra
(?) Ta thấy (18 + 12) ∶ 6 Vậy (18 - 12 = 6 ∶ 6)
(?) 18 ∶ 6 ; 12 ∶ 6 và 6 ∶ 6
Vậy 18 + 12 + 6 có chia hết cho 6 không?
 (18 + 12 + 6 = 36 ∶ 6)
Từ đó đưa đến tổng quát
3.Tính chất 2
Tính chất 2. Gọi HS làm 	
(?) a) 21 ‏٪ 4 ; 16 ∶ 4 Xét 21 + 16 có chia hết cho 4 không?
 b) 36 ‏٪ 5 ; 30 ∶ 5 Xét 36 + 30 có chia hết cho 5 không?
Từ đó đưa đến tổng quát
a ‏٪ m và b ∶ m Þ (a + b) ‏٪ m
- GV nêu chú ý trong SGK qua các ví dụ
 80 + 16 ∶ 8 ; 80 - 16 ∶ 8 ; 80 + 12 ‏٪8 ;
 80 – 12 ‏٪ 8
	32 + 40 + 24 ∶ 8 ; 32 + 40 +12 ‏٪ 8
 a = 4 ; b = 5 ; 4 ‏٪ 3 ; 5 ‏٪ 3
	 mà 4 + 5 = 9 ∶ 3
1. Nhắc lại về quan hệ chia hết
Số tự nhiên a chia cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên k sao cho
	a = b.k
Kí hiệu: a ∶ b (a chia hết b)
 a ‏٪ b (a không chia hết cho b)
2. Tính chất 1
Nếu a ∶ m và b ∶m thì (a + b) ∶ m
a ∶ m và b ∶ m Þ (a + b) ∶ m
* Chú ý: 
 a) Tính chất 1 cũng đúng đối với một hiệu
	a ∶ m và b ∶ m Þ (a - b) ∶ m (a ¹ b)
 b) Tính chất 1 cũng đúng đối với một tổng nhiều số hạng
 a ∶ m ; b ∶ m ; c ∶ m Þ (a + b + c) ∶ m
Vậy: Nếu tất cả các số hạng của một tổng đều chia hết cho cùng một số thì tổng chia hết cho số đó
a ∶ m ; b ∶ m và c ∶ m Þ (a + b + c) ∶ m
3.Tính chất 2
a ‏٪ m và b ∶ m => (a + b) ‏٪ m
* Chú ý:
a) a ‏٪ m và b ∶ m => (a - b) ‏٪ m
 b) a ‏٪ m ; b ∶ m và c ∶ m Þ (a + b + c) ‏٪ m
Vậy: Nếu chỉ có một số hạng của tổng không chia hết cho một số, còn các số hạng đều chia hết cho một số đó thì tổng không chia hết cho số đó
 a ‏٪ m ; b ∶ m và c ∶ m Þ (a + b + c) ‏٪ m
II CỦNG CỐ :
 Yêu cầu HS làm các bài tập BT 83, 84, 85
 83 a) (48+56) ∶ 8 ; b) (80 + 17 ) ‏٪ 8 
 84 a) (54 - 36) ∶ 6 ; b) (60 – 14) ‏٪ 6
 85 a) (35 + 49 + 210) ∶ 7 ; b) (42+50+140 ) ‏٪ 7 ; c) (560+18+3)∶7 
III. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
 - Học kĩ bài, làm các bài tập 86, 87, 89
 - Chuẩn bị kĩ bài mới , 
-------------000-------------
TUẦN :
Ngày soạn : Ngày dạy : 
Tiết 20 Daáu hieäu chia heát cho 2, cho 5
A.MỤC TIÊU
Kiến thức : HS nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 và hiểu được cơ sở lí luận của các dấu hiệu đó.
Kĩ năng :HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 để nhanh chóng nhận ra một số, một tổng, một hiệu có hay không chia hết cho 2, cho 5
Thái độ : HS được GD, rèn luyện tính nghiêm túc, kiên trì , tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.
B.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Giáo viên: SGK, giáo án 
Học sinh : SGK, vở ghi.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. KIỂM TRA BÀI CŨ
 Phát biểu tính chất 1, tính chất 2 về tính chất chia hết của một tổng?
GV gọi hS nhận xét 
GV nhận xét và cho điểm 
II. BÀI MỚI
 1. Nhận xét mở đầu
- Cho HS tìm ví dụ một vài số có chữ số tận cùng là 0
	90 = 9.10 = 9.2.5 chia hết cho 2, cho 5
	610 = 61.10 = 61.2.5 chia hết cho 2, cho 5
(?) Các em có nhận xét gì về các số có chữ số tận cùng là 0 khi ta chia chúng cho 2, cho 5
 2. Dấu hiệu chia hết cho 2
- Ví dụ: xét số n = 43*
Thay dấu * bởi chữ số nào thì n chia hết cho 2?
Thay dấu * bởi chữ số nào thì n không chia hết cho 2?
- Từ đó đưa đến kết luận 1, kết luận 2
- Qua 2 kết luận đưa đến dấu hiệu chia hết cho 2
 Số nào chia hết cho 2?
- HS: 328 ; 1234
Vì sao?
 3. Dấu hiệu chia hết cho 5:
 - GS nêu ví dụ 	Xét số n = 43*
(?) Thay dấu * bởi chữ số nào thì n chia hết cho 5? Từ đó đi đến kết luận 1
(?) Thay dấu * bởi chữ số nào thì n không chia hết cho 5?
- Từ đó đi đến kết luận 2
- Gọi HS phát biểu dấu hiệu chia hết cho 5
 Để được số 37* chia hết cho 5 thì * là số 0 hoặc 5
I. THỰC HIỆN KIỂM TRA BÀI CŨ
- HS lên bảng trả lời
II. BÀI MỚI
1. Nhận xét mở đầu
HS tìm các ví dụ theo yêu cầu của GV
Ghi vở các ví dụ
HS trả lời Các số có chữ số tận cùng là 0 đều chia hết cho 2 và chia hết cho 5
2. Dấu hiệu chia hết cho 2
Ví dụ : xét số n = 43*
HS trả lời
Kết luận 1:Số có chữ số tận cùng chữ số chẵn thì chia hết cho 2
Kết luận 2:Số có chữ số tận cùng chữ số lẻ thì không chia hết cho 2
* Các số có chữ số tận cùng là chữ số chẵn thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2
3. Dấu hiệu chia hết cho 5:
- Kết luận 1:
	Số có chữ số tận cùng là 0 hoặ 5 thì chia hết cho 5
- Kết luận 2:
	Số có chữ số tận cùng khác 0 và 5 thì không chia hết cho 5
* Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5
III CỦNG CỐ
 Làm các bài tập 91, 92 SGK
 Bài tập 91 : Số chia hết cho 2 là: 652; 850; 154 Các số chia hết cho 5 là: 850; 785
 Bài tập 92- a) Số chia hết cho 2 mà không chia hết cho 5 là 234
 b) Số chia hết cho 5 mà không chia hết cho 2 là 785
 c) Số chia hết cho cả 2 và 5 là 850
 d) Số không chia hết cho cả 2 và 5 là 6321
IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ 
 - Học kĩ bài, chắc các nội dung cơ bản của bài. Làm các BTVN 94, 95
 - Chuẩn bị: Luyện tập
-------------000-------------
TUẦN :
Ngày soạn : Ngày dạy : 
Tiết 21 LUYÖN TËP
A.MỤC TIÊU
Kiến thức: Củng cố cho HS để các em nắm vững dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
Kĩ năng : HS biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5 để nhanh chóng nhận ra một số, một tổng, một hiệu có hay không chia hết cho 2, cho 5
Thái độ : Giáo dục tính cẩn thận, chính xác.
B.CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS
Giáo viên: SGK, SGV, giáo án
Học sinh :: SGK, vở ghi.
C. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
I. KIỂM TRA BÀI CŨ
 Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5. 
Làm bài tập 95 trang 38
 - GV gọi HS nhận xét.
 - GV ghi điểm cho HS.
II. LUYỆN TẬP
GV treo bảng phụ có sẵn BT 96 SGK yêu cầu Thảo luân theo nhóm :
So sánh điểm khác với bài 95? Liệu còn trường hợp nào không?
GV chốt lại vấn đề:
Dù thay dấu * ở vị trí nào cũng phải quan tâm đến chữ số tận cùng xem có chia hết cho 2, cho 5 không?
Bài tập 97 SGK
GV: Làm thế nào để ghép thành các số tự nhiên có ba chữ số chia hết cho 2?
Chia hết cho 5?
GV: Nâng cao kiến thức cho HS ở bài 97 bằng bài tập sau (treo bảng phụ)
Dùng ba chữ số: 4, 3, 5 hãy ghép thành các số tự nhiên có 3 chữ số :
Lớn nhất và chia hết cho 2.
Nhỏ nhất và chia hết cho 5.
Đánh dấu vào ô trống thích hợp
GV Phát phiếu học tập cho các nhóm (có bổ sung thêm một số câu so với SGK)
GV: Thu 1 nhóm đưa lên treo lên bảng để cả lớp theo dõi. Khen chê kịp thời để khẳng định HS thuộc các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.
GV yêu cầu HS sửa các lỗi sai thành đúng
Hoạt động 2.4: bài tập 99 SGK
GV dẫn dắt HS tìm số tự nhiên đó nếu quá thời gian chưa có em nào làm ra.
GV chốt lạ các dạng bài tập trong tiết học. Dù ở dang bài tập nào cũng phải nắm chắc dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.
I. THỰC HIỆN KIỂM TRA BÀI CŨ
- HS lên bảng phát biểu và làm bài tập.
HS dưới lớp nhận xét.
II. LUYỆN TẬP
HS chia nhóm hoạt động 
Sau đó 2 nhóm trình bày.
HS: * ở bài 95 là chữ số cuối cùng
* ở bài 96 là chữ số đầu tiên .
Giải BT 96
Không có chữ số nào
*=1; 2; 3...; 9
Bài tập 97 SGK
HS đọc đề bài. Cả lớp cùng làm.
a) Chữ số tận cùng là 0 hoặc 4.
Đó là các số 450, 540, 504
b) Chữ số tận cùng là 0 hoặc 5
Đó là các số 450, 540, 405
HS giải 
534
345.
Đánh dấu vào ô trống thích hợp
HS nhận phiếu học tập cử đại diện trình bày.
Câu
Đúng
Sai
Đ.án
a. Mốt số có chữ số tận cùng là 4 thi chia hết cho 2.
a. Đúng
b. Số chia hết cho 2 thì có tận cùng bằng 4
b. Sai
c. Số chia hết cho 2 và chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng bằng 0.
c. Đúng
d. Số chia hết cho 5 thì có tận cùng bằng 5.
d. Sai
e. Số có chữ số tận cùng là 3 thì không chia hết cho 2.
e. Đúng
g. Số không chia hết cho 5 thì có chữ số tận cùng là 1
g. Sai
HS đọc đề bài, suy nghĩ cách làm
Gọi số tự nhiên có 2 chữ số các chữ số giống nhau là 
Số đó 
Chữ số tận cùng có thể là 0, 2, 4, 6, 8.
Nhưng chia 5 dư 3. Vậy số đó là 88.
 III.HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ:
 - Học kĩ bài, ghi nhớc các mội dung cơ bản của bài học 
 - Làm các bài tập: 124, 130, 131, 132, 128. Sách bài tập 
 - Đọc trước i bài “Dấu hiệu chia hết cho 3 và 9”.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TOAN 6 TU TIET 5.doc