Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 49: Quy tắc dấu ngoặc

Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 49: Quy tắc dấu ngoặc

 1.Kiến thức :- HS hiểu và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc(bỏ dấu ngoặc và

 cho số hạng vào trong dấu ngoặc)

 2. Kĩ năng :- Vận dụng quy tắc dấu ngoặc để thực hiện trong tính toán.

 3. Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán và lập luận .

II. Chuẩn bị:

1.Giáo viên : bảng phụ ( Quy tắc)

 2.Học sinh : phiếu học tập

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1144Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học lớp 6 - Tiết 49: Quy tắc dấu ngoặc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng: 12/08 Tiết 49: 
Lớp: 6B,C. quy tắc dấu ngoặc
I. Mục tiêu: 
	 1.Kiến thức :- HS hiểu và vận dụng được quy tắc dấu ngoặc(bỏ dấu ngoặc và
 cho số hạng vào trong dấu ngoặc)
 2. Kĩ năng :- Vận dụng quy tắc dấu ngoặc để thực hiện trong tính toán.
 3. Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán và lập luận .
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên : bảng phụ ( Quy tắc)
	2.Học sinh : phiếu học tập 
III. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức: (1') 6B- Vắng : 6C- Vắng:	
2.Kiểm tra bài cũ ( Kết hợp trong giờ)
 3.Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1:( 29') Tìm kiếm kiến thức mới
GV: Đặt vấn đề .Hãy tính giá trị biểu thức: 
 5 + ( 42 – 1 + 17 ) – ( 42 + 17) 
+ Nêu cách làm ? 
 GV: Ta nhận thấy trong cả 2 dấu ngoặc đều có 42 + 17, vậy có cách nào bỏ được các ngoặc này đi thì việc tính toán sẽ thuận lợi hơn. Xây dựng quy tắc dấu ngoặc. 
 HS : Làm ?1/ SGK
HS : Hoạt động cá nhân
GV : Gọi HS trả lời ý a
HS: Trả lời ý b
GV: Hãy so sánh số đối của 1 tổng
 2 số và tổng các số đối 
GV: Qua VD rút ra nhận xét:
HS: Rút ra nhận xét
GV : Cho HS làm ?2/ SGK
HS : Làm ý a và nhận xét khi bỏ dấu ngoặc có dấu " + " đằng trước thì các số hạng trong ngoặc như thế nào?
Tương tự 1 HS lên làm ý b và nhận xét ?
GV: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu “-”
 đằng trước ta phải làm thế nào? 
HS: Dấu ở tất cả trong ngoặc phải đổi dấu
GV : Chốt lại kiến thức bằng quy
 tắc bỏ dấu ngoặc/ SGK ( Bảng
 phụ)
HS phát biểu QT bỏ dấu ngoặc SGK
HS: Làm ví dụ SGK
GV : Nêu 2 cách bỏ ngoặc: 
- Bỏ ngoặc ( ) trước.
- Bỏ ngoặc [ ] trước. ( như SGK ) 
GV: Yêu cầu HS làm VD bằng cách khác SGK ( Về nhà làm)
(+ ý a yêu cầu bỏ ngoặc vuông trước
+ ý b yêu cầu bỏ ngoặc đơn trước)
GV: Cho HS làm ?3/ SGK , theo cá
 nhân, đại diện lên bảng trình bày
 HS: nhận xét kết quả
GV: Chốt lại và chính xác kết quả
Hoạt động 2: (10’) Bài tập:
Bài 59 - T85 :
GV yêu cầu 2 HS lên bảng chữa cả lớp cùng làm rồi nhận xét.
GV chính xác kết quả.
Bài 58 SGK T85
GV yêu cầu HS lên bảng trình bày.
HS dưới lớp nhận xét
GV chốt lại cách làm
1/ Quy tắc dấu ngoặc:
?1
a) Tìm số đối của 2 ; (-5) ; [ 2 + (-5)]
Số đối của 2 là - 2
Số đối của (- 5) là 5
Số đối của tổng [ 2 + (-5)] là - [ 2 + (-5)] =- (-3) = 3
b) tổng các số đối 2 ; -5 là: - 2 + (+5) = 3
Số đối của tổng [ 2 + (-5)] cũng là 3 
* Nhận xét: Số đối của 1 tổng bằng tổng các số của các số hạng. 
 Ví dụ : - ( - 3 + 5 + 4 ) = - 6
 3 + ( - 5) + (- 4) = - 6
Vậy - ( - 3 + 5 + 4 ) = 3 + (- 5) + (- 4)
?2
 a) Tính và so sánh
 7 + ( 5 - 13) = 7 + (- 8) = -1
7 + 5 - 13 = 12 - 13 = - 1 
Vậy: 7 + ( 5 - 13) = 7 + 5 - 13
* Nhận xét: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "+" đằng trước thì dấu các số hạng trong ngoặc giữ nguyên.
b) 12 - ( 4 - 6) = 12 - 4 + 6 = 14
12 - 4 + 6 = 14
Vậy : 12 - ( 4 - 6) = 12 - 4 + 6
* Nhận xét: Khi bỏ dấu ngoặc có dấu "-" đằng trước thì phaỉ đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc .
* Quy tắc: ( SGK – 84 )
VD: Tính nhanh: 
a/ 324 + [112 – ( 112 + 324 )]
 = 324 + [ 112 – 112 – 324 ]
 = 324 – 324 = 0
b/ (- 257 ) – [( - 257 + 156 ) – 56]
= (- 257) – (- 257 + 156 – 56 )
= - 257 + 257 – 156 + 56
?3
= - 100
a) (768 - 39) - 768 = 768 - 39 – 768
 = ( 768 -768) - 39 
	= 0 - 39 = - 39
b)( – 1579) - ( 12 – 1579) =
 = ( - 1579) – 12 + 1579 
 = - 12
2.Bài tập:
Bài 59 - T85 : Tính nhanh
a) ( 2736 - 75) - 2736 = 2736 - 75 - 2736 = - 75
b) ( - 2002) - ( 57 - 2002) = - 2002 - 57 + 2002 
= - 57
Bài 58 SGK T85
	a, x + 22 + (- 14) + 52
	 = x + 22 - 14 + 52
	 = x + 60
 4. Củng cố (3’) - Phát biểu quy tắc dấu ngoặc?
	5. Hướng dẫn học ở nhà: ( 2')
	- Học lý thuyết theo SGK + Vở ghi- Bài tập về nhà : 90, 91, 93 ; - T 65SBT
	- Đọc trước phần tổng đại số.
Ngày giảng: 12/08 Tiết 50: 
Lớp: 6B,C. quy tắc dấu ngoặc (Tiếp)
I. Mục tiêu: 
	1.Kiến thức
	- HS biết khái niệm tổng đại số, viết gọn và các phép biến đổi trong
 tổng đại số.
	 2. Kĩ năng :- Vận dụng quy tắc dấu ngoặc và tổng đại số để thực hiện trong tính toán.
 3. Thái độ : - Cẩn thận , chính xác trong tính toán và lập luận .
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên : 
	2.Học sinh : phiếu học tập 
III. Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức: (1') 6B- Vắng : 6C- Vắng:	
2.Kiểm tra bài cũ :(15’)
Đề kiểm tra 15 phút : 
Phần I : Trắc nghiệm khách quan :
* Khoanh tròn vào chữ cái mà em cho là đúng .
Câu1: Trên tập hợp các số nguyên Z , cách tính đúng là : 
A. 20+(-26) =46	 B. 20+(-26) = 6
 C.20+(-26) = - 6	 D.20+(-26) = - 46
 Câu2: Tìm tổng tất cả các số nguyên x thoả mãn : -2<x 2 là :
A.0	 B.2	 C.-2	 D.4
 Câu3 : cho biết 6+ x= 12. Kết quả đúng khi tìm số nguyên x là :
A.-6	 B.6	 C.2	 D.18
 Phần II: Tự luận 
 Câu 4 : Hãy nêu qui tắc dấu ngoặc, áp dụng làm bài tập sau:
*Tính nhanh tổng sau: 
a) ( - 1075) – ( 29 – 1075)
b) ( 13 – 135 + 49) – (13 + 49)
* Tính GTBT: x + b + c biết: x = - 3, b = - 4, c = 2
 Đáp án, biểu điểm: câu 1:7đ
 Đáp án – Biểu điểm :
Phần I: 3đ
Câu1: C. Câu2: B. Câu3: B. 
Phần II: 7đ
Qui tắc: SGK/84.
 Bài tập: a) – 29
 b) – 135.
Tính GTBT: ( 3đ) kết quả -5
3.Bài mới :
 Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
Hoạt động 1:( 15') Tổng đại số
GV: Giới thiệu như SGK
GV : Đưa VD , HS thực hiện phép tính ( Viết gọn tổng đại số)
GV : Giới thiệu các phép biến đổi trong tổng đại số.
GV: Nêu chú ý SGK/ 85
Hoạt động 2:(10’) Bài tập:
Bài 58/85SGK. ýb + Bài 57
GV: yêu cầu 3HS lên bảng chữa
HS :cả lớp làm vào vở rồi nhận xét.
GV: chính xác kết quả
Bài tập 60/ SGK/85.
GV:yêu cầu HS hoạt động nhóm trong thời gian 6’. Nhóm1,2 làm ý a.
 Nhóm 3,4 làm ý b
HS: các nhóm làm và treo kết quả trên bảng nhóm rồi nhận xét chéo các nhóm.
GV: Chính xác kết quả.
2. Tổng đại số: 
 - Tổng đại số là 1 dãy các phép tính cộng, trừ các số nguyên. 
- Khi viết tổng đại số: bỏ dấu của phép cộng và dấu ngoặc. 
Ví dụ : 5 + (- 3) - (- 6) – (+7)
 = 5 + (- 3) + (+ 6) + (- 7)
 = 5 – 3 + 6 - 7
 = 11 – 10 = 1.
* Các phép biến đổi trong tổng đại số: 
 SGK - T 84
* Chú ý : SGK - T85
3.Bài tập:
Bài 58/85SGK
b, (- 90) – (p + 10) + 100
 = (- 90) – p – 10 + 100
 = - p + ( - 90- 10 + 100) 
 = - p
Bài 57/SGK/85:
a) (-17 + 17 ) + 5 + 8 = 12
c) (-4) + (-440) + (-6) + 440
 = [(-4) + (-6)] + [(-440) + 440] = -10
Bài tập 60/ SGK/85.
a) ( 27 + 65) + ( 346 – 27 – 65)
= 27 + 65 + 346 – 27 – 65
= 346
b) (42 – 69 + 17) – ( 42 + 17)
= 42 - 69 + 17 – 42 – 17
= - 69.
4. Củng cố: (2’)
- Nhắc lại quy tắc dấu ngoặc, tổng đại số.
5. Hướng dẫn học ở nhà:(2’)
 -Ôn lại các quy tắc cộng trừ hai số nguyên, các tính chất của phép cộng số nguyên.
- Xem lại các bài tập đã làm tại lớp.
- Bài tập về nhà: 58 - 60 /SGK, 89 - 92/ SBT.

Tài liệu đính kèm:

  • docso 6 tiet 49,50.doc