I. Mục tiêu :
1. Kiến thức .
- Học sinh hiểu được thế nào là BCNN của 2 hay nhiều số.
- Học sinh biết được sự giống và khác nhau giữa 2 quy tắc tìm UCLN và BCNN của 2 hay nhiều số.
2. Kỹ năng:Học sinh biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố.
3. Thái độ
- Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực , tự giác.
- Giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn học.
II.Chuẩn bị của Gv và Hs:
1. Chuẩn bị của Gv: Giáo án, SGK, bảng phụ ?1 và bài tập chép, quy tắc.
2. Chuẩn bị của Hs: Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập.
III. Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra bài cũ: (5')
Đề bài
Hs1:
Tìm B(4) = ?; B(6) = ?;
BC(4;6) = ?
Hs2: Điền vào chỗ trống: (Bảng phụ)
Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số . .
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố .
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ .của nó.
Tích đó là ƯCLN phải tìm
Gv: nhận xét và cho điểm. Đáp án
Hs1:Ta có:
B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; }
B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; }
=> BC(4;6) = {0; 12; 24; }
Hs2: Điền vào chỗ trống: (Bảng phụ)
Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau:
Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố.
Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung
Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó.
tích đó là ƯCLN phải tìm
Ngày soạn: 2 /11/2009 Ngày giảng - 6A:6/11/2009 - 6B:5/11/2009 Tiết 34: Bội chung nhỏ nhất I. Mục tiêu : 1. Kiến thức . - Học sinh hiểu được thế nào là BCNN của 2 hay nhiều số. - Học sinh biết được sự giống và khác nhau giữa 2 quy tắc tìm UCLN và BCNN của 2 hay nhiều số. 2. Kỹ năng:Học sinh biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố. 3. Thái độ - Học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tích cực , tự giác. - Giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn học. II.Chuẩn bị của Gv và Hs: 1. Chuẩn bị của Gv: Giáo án, SGK, bảng phụ ?1 và bài tập chép, quy tắc. 2. Chuẩn bị của Hs: Vở ghi, SGK, đồ dùng học tập. III. Tiến trình bài dạy: 1. Kiểm tra bài cũ: (5') Đề bài Hs1: Tìm B(4) = ?; B(6) = ?; BC(4;6) = ? Hs2: Điền vào chỗ trống: (Bảng phụ) Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau: Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số ... Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố .. Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ ..của nó. Tích đó là ƯCLN phải tìm Gv: nhận xét và cho điểm. Đáp án Hs1:Ta có: B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24;} B(6) = {0; 6; 12; 18; 24;} => BC(4;6) = {0; 12; 24;} Hs2: Điền vào chỗ trống: (Bảng phụ) Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số lớn hơn 1, ta thực hiện ba bước sau: Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố. Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung Bước 3: Lập tích các thừa số đã chọn, mỗi thừa số lấy với số mũ nhỏ nhất của nó. tích đó là ƯCLN phải tìm ĐVĐ: Trong tập hợp các số là BC(4;6) số nào nhỏ nhất khác 0? (số 12) Ta nói số đó là BCNN(4;6). Vậy muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số ta làm ntn và nó có gì khác với cách tìm ƯCLN chúng ta đi nghiên cứu trong bài hôm nay: 2. Dạy nội dung bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Bội chung nhỏ nhất(15’) Gv lấy lại bài tập phần Ktbc GV: Trong các BC(4,6): Số nào nhỏ nhất khác 0 ? HS: số 12 nhỏ nhất khác 0 thuộc BC(4; 6). ?Vậy BCNN của 2 hay nhiều số là gì? ? Tìm các B(12)? Hs: B(12) = {0; 12; 24; 36;} -?Vậy em có nhận gì về các BC(4;6) và Bội của BCNN (4;6)? ?Tìm: BCNN(5;1) (=5) BCNN(8;1) (=8) BCNN(4;6) (=12) BCNN(4;6;1) (=BCNN(4;6)=12) HS: nhắc lại nội dung định nghĩa và nhận xét? Hoạt động 2:Tìm BCNN bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố(15’) Gv: hướng dẫn hs trình bày vd H: Theo dõi Gv trình bày - Muốn tìm BCNN của 2 hay nhiều số ta làm ntn? HS: nhắc lại quy tắc tìm BCNN của 2 hay nhiều số? ?Sự giống và khác nhau giữa quy tắc tìm ƯCLN và quy tắc tìm BCNN? HS: vận dụng làm ?SGK. ? Qua BT ? em có nhận xét gì về: -BCNN của các số nguyên tố cùng nhau? -Trong các số đã cho nếu có số lớn nhất là bội của các số còn lại thì BCNN của chúng sẽ ntn? GV: đưa ra chú ý từ các kết quả trên. 1. Bội chung nhỏ nhất Ví dụ 1: Tìm tập hợp các bội chung của 4 và 6 Ta có: B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32; 36;} B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36;} Vậy: BC(4;6) = {0; 12; 24; 36;} Số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của 4 và 6 là 12. Ta nói: Số12 là bội chung nhỏ nhất (BCNN) của 4 và 6, ký hiệu: BCNN(4;6) = 12. *Định nghĩa: (SGK -57) * Nhận xét: Tất cả các BC(4,6) = {0; 12; 24;} đều là bội của BCNN(4,6). *Chú ý: Với a N => a B(1) => BCNN(1, a) = a; BCNN(1, a, b) = BCNN(a, b) Ví dụ: BCNN(5;1) =5 BCNN(4; 6;1) = BCNN(4; 6)=12 2. Tìm BCNN bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố a. Ví dụ: Tìm BCNN(8; 18; 30) 8 = 23; 18 = 2.32; 30 = 2.3.5 BCNN(8; 18; 30) = 23.32.5 = 360 b. Quy tắc:(SGK-58) ? BCNN(8;12) = 24 BCNN(5;7;8) = 5.7.8 = 280 BCNN(12;16;48) = 48 c. Chú ý: (SGK- Tr.58) 3Củng cố , luyện tập:(7’) ? Muốn tìm BCNN ta làm ntn? H: trả lời GV treo bảng phụ: Bài tập: Khoanh tròn vào đáp án đúng: a) BCNN(1; 3; 8) bằng: A. 1; B. 24; C. 48 b) BCNN(6; 12; 24) bằng: A. 1728; B.6; C. 24 c) BCNN(5; 11) bằng: A. 110; B.55; C. 1 d) BCNN(8; 9) bằng: A. 72; B.6; C. 1 Bài tập: a) Đáp án B b) Đáp án C c) Đáp án B d) Đáp án A GV: gọi 3 học sinh lên bảng giải 149a,b,c. dưới lớp chia thành 3 nhóm cùng tính và so sánh kết quả? Bài tập 149(SGK- Tr.59) Tìm BCNN của : a. 60 và 280 BCNN(60,280) = 23.3.5.7 = 840 b. 84 và 108 BCNN(84,108) = 22.32.7 = 252 c. 13 và 15 BCNN(13,15) = 13.15 = 195 4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà:( 3’) - Về học bài, làm bài 150,152,153,154(59- SGK). - Hướng dẫn Bài 151(59- SGK) Tìm BCNN của a.10,12,15 -> BCNN(10,12,15) = 60 b. BCNN(8,9,11) = 8.9.11 = 792; c. BCNN(24,40,168) = 840 - Chuẩn bị tiết sau: Luyện tập. =================
Tài liệu đính kèm: