Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tuần 27 đến tuần 31

Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tuần 27 đến tuần 31

I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải:

• Hiểu được quá trình phát triển của giới thực vật từ thấp đến cao, gắn liểnvới sự chuyển từ đời sống ở nước lên cạn

• Nêu được 3 giai đoạn phát triển của giới thực vật

• Nêu rõ được mối quan hệ giữa điều kiện sống với các giai đoạn phát triển

II/Đồ dùng dạy học:

GV: Sơ đồ phát triển của thực vật

 

doc 18 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1050Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tuần 27 đến tuần 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: / /20
Tuần 27
Tiết 54
 Ngày dạy: / /20
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIỚI THỰC VẬT
 I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: 
Hiểu được quá trình phát triển của giới thực vật từ thấp đến cao, gắn liểnvới sự chuyển từ đời sống ở nước lên cạn
Nêu được 3 giai đoạn phát triển của giới thực vật
Nêu rõ được mối quan hệ giữa điều kiện sống với các giai đoạn phát triển 
II/Đồ dùng dạy học:
GV: Sơ đồ phát triển của thực vật	 
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: Thế nào là phân loại thực vật? Kể những ngành thực vật đã học học.
 -Bài mới: 
+Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình xuất hiện và phát triển của giới thực vật 
Mục tiêu: Xác định được tổ tiên chung của giới thực vật và mối quan hệ về nguồn gốc giữa các nhóm thực vật. Hiểu được điều kiện môi trường có liên quan đến sự xuất hiện các nhóm thực vật mới thích nghi hơn.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV yêu cầu HS quan sát hình 44.1
Các nhóm đọc kỹ các câu từ a à g . Sắp xếp lại trật tự các câu cho đúng (a ,d , b ,g ,c ,e )
-GV yêu cầu hs thảo luận 3 vấn đề sau:
F Tổ tiên chung của các thực vật là gì ?
F Giới thực vật ( Từ tảo đến hạt kín ) tiến hoá như thế nào ?
F Có nhận xét gì về sự xuất hiện các nhóm thực vật mới với điều kiện môi trường thay đổi?
Các nhóm đọc kỹ các câu từ a à g . Sắp xếp lại trật tự các câu cho đúng (a ,d , b ,g ,c ,e )
Đại diện nhóm thông báo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung
Đại diện nhóm thông báo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét bổ sung và rút ra kết luận
*Tiểu kết Giới thực vật từ khi xuất hiện đã không ngừng phát triển theo hướng từ đơn giản đến phức tạp và ngày càng thích nghi với điếu kiện sống.
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu Các giai đoạn phát triển của giới thực vật
Mục tiêu : Thấy được 3 giai đoạn phát triển của giới thực vật liên quan đến điều kiện sống 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-Yêu cầu hs quan sát hình 44.1; Hỏi:
Ba giai đoạn phát triển của giới thực vật là gì ?
-GV phân tích 3 giai đoạn phát triển của giới thực vật liên quan đến điều kiện sống
Giai đoạn 1: Đại dương chủ yếuàTảo cấu tạo đơn giản thích nghi với môi trường nước.
Giai đoạn 2 : Lục địa mới xuất hiện à TV lên cạn có rễ, thân, lá thích nghi với môi trường cạn
Giai đoạn 3 : Khí hậu khô hơn, mặt trời chiếu sáng liên tục à TV hạt kín tiến hoá hơn hẳn (noãn được bảo vệ trong bầu, Các đặc điểm cấu tạo , sinh sản hoàn thiện dần và thích nghi với điều kiện sống thay đổi
HS đọc phần kết luận sgk
-HS nêu tên 3 giai đoạn phát triển của thực vật
→ gọi hs khác bổ sung
Yêu cầu:
+Giai đoạn 1: Xuất hiện thực vật ở nước
+Giai đoạn 2:Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện
+Giai đoạn 3: Sự xuất hiện và chiếm ưu thế của thực vật hạt kín.
*Tiểu kết: Quá trình phát triển của giới thực vật có 3 giai đoạn chính :
Xuất hiện thực vật ở nước
Các thực vật ở cạn lần lượt xuất hiện
Xuất hiện và chiếm ưu thế của thực vật hạt kín
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
Thực vật hạt kín xuất hiện trong điều kiện nào? Đặc điểm gì giúp chúng thích nghi được với điều kiện đó?
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, SGK.
Tìm mẫu vật : cải dại, các loại cải trồng, Chuối dại , chuối nhà 
 Ngày soạn: / /20
Tuần 28
Tiết 55
 Ngày dạy: / / 
NGUỒN GỐC CÂY TRỒNG
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: 
Xác định được các dạng cây trồng ngày nay là kết quả của quá trình chọn lọc từ những cây dại do bàn tay con người
Phân biệt sự khác nhau giữa cây dại và cây trồng
Nêu được những biện pháp cải tạo cây trồng 
II/Đồ dùng dạy học:
GV : Cải dại, cải trồng, chuối dại , chuối nhà
HS : Các mẫu vật đã dặn ở tiết học trước
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: 
 -Bài mới: 
+Hoạt động 1: Tìm hiểu Cây trồng bắt nguồn từ đâu ?
+Mục tiêu: Hiểu được cây trồng bắt nguồn từ cây dại.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Cây như thế nào được gọi là cây trồng?
Hãy kể một vài cây trồng và công dụng của nó?
Con người trồng cây nhằm mục đích gì ?
Cây trồng có nguồn gốc từ đâu ?
HS vận dụng kiến thức thực tế để trả lời → trả lời. 
HS đọc thông tin sgk tr.144 → giải thích nguồn gốc cây trồng.
-Vài hs khác nhận xét bổ sung.
*Tiểu kết: Cây trồng bắt nguồn từ cây dại, cây trồng phục vụ cho nhu cầu cuộc sống của con người
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu Cây trồng khác cây dại như thế nào ?
Mục tiêu : HS thấy được sự khác nhau cơ bản giữa cây trồng và cây dại về phẩm chất 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV yêu cầu hs thảo luận theo nội dung :
Cho biết sự khác nhau giữa các bộ phận tương ứng : rễ , thân, lá, hoa của cải dại và cải trồng ? 
Vì sao cây trồng khác cây hoang dại ? HS làm bài tập trang 144
F Cây trồng khác cây hoang dại như thế nào ?
Để có thành tựu như trên con người đã dùng biện pháp nào ?
HS quan sát hình 45.1 sgk , đọc thông tin
( rể , thân , lá , hoa của cây trồng to hơn cây hoang dại do con người tác động )
ð Do nhu câu sử dụng các bộ phận khác nhau mà con người đã tác động , cải tạo các bộ phận đó và như thế đã làm cho cây trồng khác cây hoang dại 
*Tiểu kết: Cây trồng có nhiều loại , phong phú 
 Bộ phận được con người sử dụng có phẩm chất tốt .
Hoạt động 3: Tìm hiểu công việc cải tạo cây trồng.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
HS đọc thông tin o sgk, trả lời câu hỏi:
F Muốn cải tạo cây trồng cần làm gì ?
GV tổng kết những ý HS phát biểu dựa vào 2 vấn đề chính :
Cải tạo giống
Chăm sóc cây trồng
HS tự nghiên cứu thông tin → tìm hiểu các biện pháp cải tạo cây trồng → ghi vào giấy nháp.
Các nhóm phát biểu
 Các hs khác nhận xét, bổ sung
→ hs tự điều chỉnh kiến thức, rút ra kết luận.
Tiểu kết: Biện pháp cải tạo cây trồng : 
Cải biến tính di truyền : lai chiết, ghép, chọn giống, cải tạo giống , nhân giống 
Chăm sóc : tưới nước , bón phân, phòng trừ sâu bệnh 
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
Cây trồng khác cây dại như thế nào? Tại sao có sự khác nhau đó? Cho vài ví dụ cụ thể.
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Chuẩn bị trước bài 46: Thực vật góp phần điều hòa khí hậu: Kẻ sẵn bảng o tr.147 sgk.
 Ngày soạn: / / 
Tuần 28
Tiết 56
 Ngày dạy: / /20
 CHƯƠNG IX : VAI TRÒ CỦA THỰC VẬT
THỰC VẬT GÓP PHẦN ĐIỀU HOÀ KHÍ HẬU
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: 
Giải thích được vì sao thực vật nhất là thực vật rừng có vai trò quan trọng trong việc giử cân bằng lượng khí CO2 và O2 trong không khí do đó góp phần điều hoà khí hậu, giảm ô nhiễm môi trường
Giải thích được nguyên nhân sâu xa của những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên(xoái mòn, hạn hán, lũ lụt )từ đó nêu lên được vai trò của thực vật trong việc giử đất , b3o vệ nguồn nước ngầm
Xác định ý thức trách nhiệm bảo vệ thực vật 
II/Đồ dùng dạy học:
GV : Hình 46.1 , 46.2 sgk
HS : Sưu tầm một số tranh ảnh về nạn ô nhiễm môi trường	 
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: Hãy kể tên một số cây ăn quả đã được cải tạo và cho sản phẩm tốt?
 -Bài mới: 
+Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của thực vật trong việc ổn định lượng khí CO2 và O2 trong không khí 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Giải thích sơ đồ
Việc điều hoà lượng khí CO2 và O2 thực hiện như thế nào?
Cho biết vai trò của việc điều hoà lượng khí CO2 và O2 trong không khí Nếu như không có thực vật thì điều gì sẽ xảy ra ?
Nhờ đâu hàm lượng khí CO2 và O2 trong không khí được ổn định ?
HS quan sát tranh vẽ 46.1 sgk thảo luận nhóm theo nội dung :
-(Nhờ quá trình quang hợp của cây xanh)
-(Điều hoà khí hậu, tăng lượng mưa, giảm ô nhiễm môi trường)
-(Chỉ có hô hấp của động vật và các sinh vật khác → CO2 á, lượng khí O2 â, → sinh vật sẽ không tồn tại được )
*Tiểu kết Nhờ quá trình quang hợp mà cây xanh đã góp phần làm ổn định lượng khí CO2 và O2 trong không khí
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu Thực vật giúp điều hoà khí hậu 
Mục tiêu Hiểu được vai trò của thực vật với việc điều hòa khí hậu
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Tại sao trong rừng râm mát còn ở bãi trống nóng và nắng gắt.
Tại sao bãi trống khô, gió mạnh còn trong rừng ẩm , gió yếu ?
Nguyên nhân gây ra mưa ?
Lượng mưa giữa 2 nơi A và B khác nhau như thế nào ? Nguyên nhân nào khiến khí hậu giữa hai nơi A và B khác nhau ? 
Từ những vấn đề trên ta rút ra được điều gì?
(trong rừng tán lá rậm , ánh sáng khó lọt xuống dưới → râm mát , còn bải trống không có những đặc điểm này)
(trong rừng cây thoát hơi nước và cản gió → rừng ẩm và gió yếu.Còn bãi trống thì ngược lại)
HS đọc thông tin sgk, thảo luận theo nội dung
(Nơi có rừng thì lượng mưa cao hơn)
(Sự có mặt của thực vật đã ảnh hưởng đến khí hậu)
*Tiểu kết: Thực vật giúp điều hoà khí hậu và tăng lượng mưa của khu vực 
Hoạt động 3: Thực vật làm giảm ô nhiễm môi trường
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV cho HS quan sát một số tranh ảnh về hiện tượng ô nhiễm môi trường
Hiện tượng ô nhiễm môi trường là do đâu ?
Có thể dùng biện pháp sinh học nào để làm giảm bớt ô nhiễm môi trường ?
HS quan sát tranh về nạn ô nhiễm môi trường
Hs đưa ra các mẫu tin, tranh, ảnh chụp về nạn ô nhiễm môi trường.
→ Thấy được nạn ô nhiễm môi trường không khí là do hoạt động của con người gây ra.
Tiểu kết: Trồng nhiều cây xanh vì :
Lá cây ngăn bụi , cản gió
Một số cây tiết ra chất diệt vi khuẩn : bạch đàn, thông → Giảm ô nhiễm môi trường
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
Nhờ đâu TV có khả năng điều hoà lượng khí cacbonic, oxi trong không khí ?Điều này có ý nghĩa gì ?
Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hoà khí hậu ?
Chọn từ thích hợp điền và ô trống :Tăng,điều hoà, quang hợp , giảm
Thực vật nhờ có quá trình hút vào khí cacbonic và thải ra khí oxi, đã có vai trò quan trọng trong việc khí hậu, làm lượng mưa và nhiệt độ, làm giảm ô nhiễm môi trường
Tại sao người ta lại nói : “ rừng cây như một lá phổi xanh “ của con người ?
Do cây quang hợp :cung cấp O2 và lấy đi khí CO2
Do lá cây có khả năng ngăn bụi , giúp không khí trong sạch và cản gió 
Do rừng cây giúp điều hoà không khí và khí hậu giúp cuộc sống dễ chịu hơn
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Sưu tầm một số tranh ảnh về hiện tượng lũ lụt
 Ngày soạn: / /20
Tuần 29
Tiết 57
 Ngày dạy: / /20
THỰC VẬT BẢO VỆ ĐẤT VÀ NGUỒN NƯỚC
I.MỤC TIÊU :
Giải thích nguyên nhân gây ra những hiện tượng xảy ra trong tự nhiên (xói mòn, lũ lụt , hạn hán ) Từ dó thấy được tầm quang trọng của thực vật trong việc giữ đất bảo vệ nguồn nước 
Rèn luyện kỹ năng quan sát 
Xác định trách nhiệm bảo vệ thực vật bằng hành động cụ thể phù hợp l ... i độ bản thân trong việc bài trừ những cây có hại và tệ nạn xã hội 
-Yêu cầu hs đọc thông tin ¨ SGK 
-Hs tự đọc thông tin ¨ quan sát H48.3 , 48.4 ànhận biết cây có hại 
-Hs có thể kể 3 cây có hại như SGK hoặc có thể thêm một số cây khác và nêu tác hại 
-Hs thảo luận đưa ra những hành động cụ thể về việc bài trừ những cây có hại và tệ nạn xã hội àKết luận 
*Tiểu kết:II/Những cây có hại cho sức khoẻ con người 
*Kết luận 
-Chống sử dụng chất ma tuý 
-Chống hút thuốc lá 
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
Tại sao nói nếu không có thực vật thì không có loài người?
Ở địa phương em có những cây hạt kín nào có giá trị kinh tế cao?
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Hs sưu tầm hình ảnh về tình hình phá rừng hoặc phong trào trồng cây gây rừng 
 Ngày soạn: / /20
Tuần 30
Tiết 60
 Ngày dạy: / /20
BẢO VỆ SỰ ĐA DẠNG CỦA THỰC VẬT
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: 
Giúp hs Phát biểu được sự đa dạng của thực vật là gì ?
Hiểu được thế nào là thực vật quí hiếm và kể tên được một vài loài thực vật quý hiếm 
Hiểu được hậu quả của việc tàn phá rừng khai thác bừa bãi tài nguyên đối với tính đa dạng của thực vật 
Nêu được các biên 5 pháp chính để bảo vệ sự đa dạng của thực vật 
Rèn kỹ năng phân tích .khái quát, hoạt động nhóm 
Thái độ trách nhiệm ,bảo vệ thực vật ở địa phương 
II/Đồ dùng dạy học:
GV : Tranh vẽ 1 số thực vật quý hiếm 
Một số tranh ảnh về tình hình khai thác ,phá rừng 
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: Tại sao nói không có thực vật thì không có loài người 
 Ở địa phương em có cây hạt kín nào có giá trị kinh tế
 Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào ?
 -Bài mới: 
+Hoạt động 1: Tìm hiểu đa dạng của thực vật là gì ? 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-Cho hs kể tên những thực vật mà em biết chúng thuộc những ngành nào? Sống ở đâu ?
àKết luận 
-Gv tổng kết àdẫn hs tới khái niệm đa dạng của thực vật là gì 
-Hs thảo luận nhóm 
+Một hs trình bày tên thực vật àhs khác bổ sung 
+Một hs nhận biết chúng thuộc những ngành nào và những cây đó sống ở môi trường nào 
*Tiểu kết Tính đa dạng được biểu hiện :
+Số lượng các loài và số lượng cá thể trong mỗi loài 
+Sự đa dạng của môi trường sống 
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam 
 Mục tiêu Tìm hiểu Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 a/Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật 
-Vì sao nói Việt Nam có tính đa dạng cao về thực vật 
-Gv bổ sung àtổng kết lại về tính đa dạng cao của thực vật ở Việt nam 
b/Sự suy giảm tính đa dạng của thực vật ở VN 
-Gv nêu vấn đề :ở VN trung bình mỗi năm bị tàn phá từ 100000à200000 ha rừng nhiệt đới 
-Gv cho hs làm bài tập (đánh dấu x vào ¨ đúng 
1.Chặt phá rừng cây làm rẫy ¨
2.Chặt phá rừng để buôn gỗ ¨
3.Khoanh nuôi rừng ¨
4.Cháy rừng ¨
5.Lũ lụt ¨
6.Chặt cây làm nhà 
(Đáp án )1,2,4,6 )
-Căn cứ vào bài tập hãy thảo luận nêu nguyên nhân của sự suy giảm tính đa dạng của thực vật và hậu quả 
hs đọc thông tin ¨ mục 2a àthảo luận 
-Hs đọc thông tin mục 2a+ ¨ mục 1 à yêu cầu nêu được 
 +Đa dạng số lượng loài 
 +Đa dạng môi trường sống 
-Đại diện nhóm phát biểu (có bổ sung )àkết luận 
-Hs làm bài tập 
1-2 hs báo cáo kết quả àcác hs khác bổ sung 
-Hs thảo luận nhóm àPhát biểu àbổ sung àKết luận 
*Tiểu kết: Tình hình đa dạng của thực vật ở Việt Nam 
a.Việt nam có tính đa dạng cao về thực vật 
Việt nam có tính đa dạng về thực vật .trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế và khoa học 
Nguyên nhân :nhiều loại cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi ,cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ nhu cầu đời sống 
b.-Hậu quả :nhiều loại cây bị giảm đáng kể về số lượng ,nhiều loài có nguy cơ tiệt chủng 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
3/Các biện pháp bảo vệ 
-Gv :vì sao phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật?
-Yêu cầu hs liên hệ bản thân có thể làm gì trong việc bảo vệ thực vật ở địa phương 
-Cho hs đọc các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật àyêu cầu cho hs nhắc lại 5 biện pháp (SGK)
-Yêu cầu nêu được 
+do nhiều loại cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi 
- hs đọc các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật à hs nhắc lại 5 biện pháp (SGK)
-hs đọc 5 biện pháp SGK àghi nhớ 
Tiểu kết: Ngăn chặn phá rừng ,bảo vệ môi trường sống thực vật 
+Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quí hiếm để bảo vệ số lượng cá thể của loài 
+Xây dựng các vườn thực vật ,vườn quốc gia ,các khu bảo tồn để bảo vệ thực vật quí hiếm 
+cấm buôn bán và xuất khẩu các loại quí hiếm đặc biệt 
+Tuyên truyền giáo dục rộng rãi để cùng tham gia bảo vệ rừng 
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
HS trả lời câu hỏi 1,2 sgk
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, SGK.
Đọc mục :Em có biết?
 Ngày soạn: / / 20
Tuần 31
Tiết 61
 	Ngày dạy: / /20
Chương X : VI KHUẨN – NẤM – ĐỊA Y
	VI KHUẨN
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: 
Kiến thức: Phân biệt được các dạng vi khuẩn trong tự nhiên 
Nắm được những đặc điểm chính của vi khuẩn về kích thước , cấu tạo, dinh dưỡng, phân bố 
Kỹ năng: rèn kỳ năng phân tích, quan sát 
Thái độ : Giáo dục lòng yêu thích môn học . 
II/Đồ dùng dạy học:
 GV: Tranh một số thực vật quý hiếm 
 HS : Sưu tầm tin, ảnh hình về tình hình phá rừng, khai thác gỗ, phong trào trồng cây gây rừng . . . 	 
III/Tiến trình dạy học:
+Hoạt động 1: Tìm hiểu một số đặc điểm của vi khuẩn 
Mục tiêu : Biết sơ lược về hình dạng, kích thước và cấu tạo của vi khuẩn 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
+ Hình dạng 
-Cho học sinh quan sát tranh các dạng vi khuẩn ® vi khuẩn có những hình dạng nào ? 
- GV lưu ý : cho học sinh dạng vi khuẩn sống thành tập đoàn nhưng mỗi vi khuẩn vẫn là một đơn vị sống độc lập . 
+ Kích thước 
- GV cung cấp thông tin : Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ ( một vài phần nghìn mm) phải quan sát dưới kính hiển vi có độ phóng đại lớn 
+ Cấu tạo 
- Nêu cấu tạo tế bào vi khuẩn ? 
*Tổng kết: cung cấp thêm thông tin cho học sinh một số vi khuẩn có roi nên có thể di chuyển được 
+ Học sinh quan sát tranh trả lời 
-Vi khuẩn có nhiều hình dạng khác nhau : Hình cầu, hình que, hình dấu phẩy, hình xoắn 
→ Học sinh nhận xét các bạn trả lời ® bổ sung 
- học sinh nghiên cứu thông tin trả lời 
+ Cấu tạo tế bào vi khuẩn 
+ Vách tế bào 
+ Chất tế bào 
+ Chưa có nhân hoàn chỉnh 
* So sánh với tế bào thực vật 
+ Vi khuẩn khác tế bào thực vật không có diệp lục và chưa có nhân hoàn chỉnh 
*Tiểu kết Vi khuẩn có kích thước rất nhỏ, có nhiều hình dạng và cấu tạo đơn giản ( chưa có nhân hoàn chỉnh ) 
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu Cách dinh dưỡng 
*Mục tiêu Hiểu được cách dinh dưỡng chủ yếu của vi khuẩn là dị dưỡng (hoại sinh & ký sinh )
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Giáo viên nêu vấn đề : Vi khuẩn không có diệp lục vậy nó sống bằng cách nào ?
Giải thích : Cách dinh dưỡng của vi khuẩn chủ yếu là dị dưỡng, một số ít có khả năng tự dưỡng 
Yêu cầu học sinh phân biệt hai cách dị dưỡng là hoại sinh và ký sinh 
Thảo luận nhóm 
 Đại diện các nhóm trả lời ® nhóm khác bổ sung 
*Tiểu kết: Vi khuẩn dinh dưỡng bằng cách dị dưỡng ( hoại sinh hoặc ký sinh ) trừ một số có khả năng tự dưỡng . 
Hoạt động 3: Phân bố và số lượng 
Mục Tiêu : Biết được trong tự nhiên chỗ nào cũng có vi khuẩn và có số lượng lớn
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 Yêu cầu học sinh đọc đoạn thông tin ð sách giáo khoa ® trả lời câu hỏi 
Nhận xét sự phân bố của vi khuẩn ? 
Giáo viên bổ sung ® tổng kết lại 
Giải thích : Vi khuẩn sinh sản bằng cách phân đôi → nếu gặp điều kiện thuận lợi chúng phát triển rất nhanh 
Mở rộng thêm : 
Khi điều kiện bất lợi ( khó khăn về thức ăn và nhiệt độ ) ® vi khuẩn kết bào xác 
Giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân 
+học sinh đọc đoạn thông tin ð sách giáo khoa ® trả lời câu hỏi 
1 – 2em phát biểu ® các em khác bổ sung 
trong tự nhiên nơi nào cũng có vi khuẩn : trong đất, trong nước, trong không khí và trong cơ thể sinh vật 
*Tiểu kết: Vi khuẩn phân bố rộng rãi trong thiên nhiên và thường với số lượng lớn . 
Hoạt động 4: Vai trò của vi khuẩn
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
a. Vấn đề 1: Tìm hiểu vai trò của vi khuẩn.
- Yêu cầu HS quan sát kỹ hình 50.2 + đọc chú thích => làm bài tập điền từ.
- GV chốt lại các khâu quá trình biến đổi xác động vật, lá cây rụng -> vi khuẩn biến đổi thành muối khoáng -> cung cấp lại cho cây.
- GV cho HS giải thích hiện tượng thực tế.
- VD: Vì sao dưa, cà ngâm vào nước muối sau vài ngày hoá chua ?
=> GV chốt lại vai trò có ích của vi khuẩn.
b. Vấn đề 2: Tìm hiểu tác hại của vi khuẩn.
- GV yêu cầu HS thảo luận các câu hỏi:
+ Hãy kể tên một vài bệnh do vi khuẩn gây ra ?
+ Các loại thức ăn để lâu ngày dễ bị ôi thiu vì sao ? Muốn thức ăn không bị ôi thiu phải làm thế nào ?
- GV bổ sung chỉnh lí, chỉnh lí các bệnh do vi khuẩn gây ra.
GV phân tích cho HS có những vi khuẩn có cả hai tác dụng có ích và có hại.
GV chốt lại tác hại của vi khuẩn.
HS quan sát kỹ hình 50.2 + đọc chú thích => làm bài tập điền từ.
- Cho 1 HS đọc thông tintrong SGK tr.162.
=> Thảo luận: Vi khuẩn có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống con người ?
HS giải thích hiện tượng thực tế.
HS thảo luận các câu hỏi
Ví dụ: 
Bệnh tả: Do phẩy khuẩn tả.
Bệnh lao: Do trực khuẩn lao.
Ví dụ: Vi khuẩn phân huỷ chất hữu cơ.
- Có hại: làm hỏng thực phẩm
- Có lợi: phân huỷ xác động thực vật.
*Tiểu kết- Vi khuẩn có vai trò trong trong tự nhiên và trong đời sống con người: Phân huỷ chất hữu cơ thành chất vô cơ, góp phần hình thành than đá, dầu lửa, nhiều vi khuẩn ứng dụng trong công nghiệp, nông nghiệp và chế biến thực phẩm.
- Các vi khuẩn gây bệnh cho người, nhiều vi khuẩn hoại sinh làm hỏng thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường.
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, SGK.
Đọc mục :Em có biết?
 Ngày soạn: / /20
Tuần 31
Tiết 62
 Ngày dạy: / / 
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: 
II/Đồ dùng dạy học:
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: 
 -Bài mới: 
+Hoạt động 1: Tìm hiểu 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
*Tiểu kết 
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu 
Mục tiêu 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
*Tiểu kết: 
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi và làm bài tập 1, 2, 3, SGK.
Đọc mục :Em có biết?

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO ÁN SINH 6 54-62.doc