Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tuần 23 đến tuần 27

Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tuần 23 đến tuần 27

Mục tiêu: Sau bài này, HS phải:

 Kiến thức: Nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo thể hiện tảo là thực vật bâc thấp

 Tập nhận biết một số tảo thường gặp.

 Hiểu rõ những lợi ích thực tế của tảo

 Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát

 Thái độ : Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật.

II/Đồ dùng dạy học:

 Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu tảo xoắn để trong cố thuỷ tinh. Tranh tảo xoắn, rong mơ và một số tảo khác

 Chuẩn bị của học sinh : Tranh mẫu tảo

 

doc 16 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1285Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Tuần 23 đến tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 23
Tiết 46
 Ngày soạn: 15/02/09
CÁC NHÓM THỰC VẬT
TẢO 
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: 
Kiến thức: Nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo thể hiện tảo là thực vật bâc thấp
Tập nhận biết một số tảo thường gặp.
Hiểu rõ những lợi ích thực tế của tảo
Kỹ năng: Rèn kỹ năng quan sát
Thái độ : Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật.
II/Đồ dùng dạy học:
Chuẩn bị của giáo viên: Mẫu tảo xoắn để trong cố thuỷ tinh. Tranh tảo xoắn, rong mơ và một số tảo khác 
Chuẩn bị của học sinh : Tranh mẫu tảo 
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: Các cây sống trong môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào ?
-Bài mới: 1.Mở bài: Trên mặt nước ao, hồ thường có váng màu lục hoặc màu vàng, váng đó do những cơ thể thực vật rất nhỏ bé là tảo tạo nên. Tảo còn gồm những cơ thể lớn hơn, sống ơ nước ngọt hoặc nước mặn. Vậy chúng có cấu tạo như thế nào, để nghiên cứu chúng, ta đi nghiên cứu bài hôm nay. 
+Hoạt động 1: Cấu tạo của tảo 
Mục tiêu : Thấy được tảo xoắn có cấu tạo đơn giàn là một sợi gồm nhiều tế bào 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-GV yêu cầu HS quan sát một sợi tảo xoắn trên tranh phóng to
Quan sát tranh → nhận xét về cấu tạo tảo xoắn mỗi sợi tảo xoắn có cấu tạo như thế nào ?
→ Quan sát tranh rong mơ.
- Rong mơ có cấu tạo như thế nào ?
- So sánh cấu tạo ngoài của rong mơ với cây bành ? → Tìm điểm giống nhau và khác nhau ?
- Nêu đặc điểm của rong mơ ?
Quan sát rong mơ (tảo nước mặn) → giới thiệu môi trường sống 
- Vì sao trong rong mơ có màu nâu ? → giới thiệu cách sinh sản.
→ Rút ra kết luận 
Các nhóm quan sát mẫu tảo xoắn bằng mắt, nhận dạng tảo xoắn ngoài tự nhiên.
+ Tổ chức cơ thể 
+ Cấu tạo tế bào 
+ Màu sắc của tảo 
- Tên gọi của tảo do chất nguyên sinh co dải xoắn chứa chất diệp lục
- Cách sinh sản của tảo xoắn → sinh sản sinh dưỡng và tiếp hợp 
*Tiểu kết: Cơ thể tảo xoắn là một sợi gồm nhiều tế bào hình chữ nhật.
+Hoạt động 2: Một vài tảo khác thường gặp 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Sử dụng tranh giới thiệu một số tảo thường gặp khác
-GV yêu cầu HS đọc thông tin sgk tr.124 → rút ra nhận xét hình dạng của tảo? Qua hoạt động 1 và 2 có nhận xét gì về tảo nói chung?
-HS quan sát tảo đơn bào, tảo đa bào.
-HS nhận xét sự đa dạng của tảo về hình dạng, cấu tạo, màu sắc.
→ Nêu được: Tảo là thực vật bậc thấp, có một hay nhiều tế bào.
*Tiểu kết:Dù đơn bào hay đa bào cơ thể tảo chưa có thân rễ lá thật sự, bên trong chưa phân hóa thành các loại mô điển hình. Chúng hợp thành nhóm thực vật bậc thấp.
Hoạt động 3: Vai trò của tảo.
Mục tiêu : Nắm được vai trò chung của tảo trong nước.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-GV yêu cầu HS đọc thông tin trong sgk.
? Tảo sống ở nước có lợi gì?
?Với đời sống con người tảo có lợi gì?
?Khi nào tảo có thể gây hại.
HS trao đổi theo đôi bạn học tập, trao đổi thống nhất đáp an.
→ Nêu được vai trò của tảo trong tự nhiên và trong đời sống con người.
*Tiểu kết: Vai trò của tảo: Góp phần cung cấp ôxi và thức ăn cho các động vật ở nước. Một số tảo cũng được dùng làm thức ăn cho người và gia súc, làm thuốc Bên cạnh đó một số trường hợp tảo cũng gây hại.
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
	Đánh dấu √ vào o cho ý trả lời đúng trong câu sau:
	Tảo là thực vật bậc thấp vì:
	o Cơ thể có cấu tạo đơn bào
	o Sống ở nước 
	o Chưa có thân rễ lá thực sự.
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3, 5 tr. 125 ở SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Chuẩn bị trước bài Rêu – Cây rêu. Chuẩn bị một số vật mẫu rêu tường.
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
Tuần 23
Tiết 47
 Ngày soạn: 18/02/09
RÊU - CÂY RÊU 
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: 
HS nêu rõ được đặc điểm cấu tạo của rêu , phân biệt rêu với tảo và cây có hoa .
Hiểu được rêu sinh sản bằng gì và túi bào tử cũng là cơ quan sinh sản của rêu .
Thấy đuợc vaio trò của rêu trong tự nhiên .
II/Đồ dùng dạy học:
 GV : Mẫu vật : cây rêu; Tranh : Cây rêu và cây rêu mang túi bào tử; Dụng cụ : kính lúp
HS : Cây rêu
III/Tiến trình dạy học:
+Hoạt động 1: Tìm hiểu rêu sống ở đâu ? 
Mục tiêu: HS phát biểu nơi sống của rêu, đặc điểm bên ngoài → Rêu sống nơi ẩm ướt 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
à Giới thiệu 1 số loài rêu
F Nhận xét môi trường sống của một số loài rêu ?
F Rêu mọc đơn độc hay từng đám ?
GV : so sánh môi trường sống giữa rêu và tảo ?
HS nêu nơi sống của rêu.
HS nêu được Rêu thường sống thành đám, những nơi ẩm ướt.
→ Rêu sống trên cạn; tảo sống trong nước.
*Tiểu kết: Rêu sống trên cạn, những nơi ẩm ướt như: Chân tường, trên đất hay trên thân các cây gỗ to
 +Hoạt động 2: Quan sát cây rêu
Mục tiêu: Phân biệt được các bộ phận của cây rêu và đặc điểm chính của mỗi bộ phận.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
 -GV : giới hướng dẫn HS cách tách một hoặc hai cây rêu ra để quan sát dưới kính lúp
- Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo cơ quan dinh dưỡng 
- quan sát đặc điểm cấu tạo của rễ , thân , lá và đọc sgk/126 để hoàn thành phiếu học tập :
Loại cây
Thân
Lá
Rễ
Tảo
Rêu
Cây có hoa
GV diễn giảng đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của rêu trên tranh 
F Cơ quan sinh dưỡng của rêu gồm những bộ phận nào ?
Tại sao rễ của cây rêu chỉ được xem là rễ giả ?
Vậy rễ thật có cấu tạo như thế nào ?
Qua kết quả trên ta thấy cây rêu và cây có hoa giống và khác nhau ở những điểm nào ?
Do những đặc điểm nào về cấu tạo mà rêu chỉ mọc được ở những nơi ẩm ướt và không vươn cao được ?
So với tảo rêu có điểm gì tiến hoá hơn mà được xếp vào nhóm thực vật bậc cao ?
HS : quan sát cây rêu dưới kính lúp kết hợp đối chiếu hình 38.1 sgk để nhận biết các bộ phận của cây rêu 
HS lên ghi chú tranh câm .
HS xác định : các bộ phận làm nhiệm vụ dinh dưỡng , các bộ phận làm nhiệm vụ sinh sản
HS : thảo luận nhóm theo nội dung phiếu học tập.
Đại diện nhóm thông báo kết quả thảo luận 
Các nhóm khác nhận xét , bổ sung
(Giống : đã phân hoá thành rễ , thân và lá 
Khác : Rêu : thân , lá , rễ chưa có mạch dẫn 
 Đậu : thân , lá , rễ có mạch dẫn)
HS tự rút ra những đặc điểm chính trong cấu tạo cây rêu.
*Tiểu kết: Thân ngắn không phân cành
	Lá nhỏ, mỏng
	Rễ giả có khả năng hút nước
	Chưa có mạch dẫn.
Hoạt động 3 : Túi bào tử và sự phát triển của cây rêu
+Mục tiêu: Biết được rêu sinh sản bằng bào tử và túi bào tử là cơ quan sinh sản nằm ở ngọn rêu
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV yêu cầu HS quan sát tranh cây rêu có túi bào tử àphân biệt các phần của túi bào tử (Túi bài tử có 2 phần mũ ở trên và cuống ở dưới ,trong túi có bào tử )
GV yêu cầu HS quan sát tiếp H. 38.2 và đọc ¾ 
Thảo luận theo nội dung :
Cơ quan sinh sản của rêu là bộ phận nào ?
Rêu sinh sản bằng gì ?
Trình bày sự phát triển của rêu ?
Quá trình hình thành bào tử diển ra như thế nào 
HS quan sát tiếp H. 38.2 và đọc ¾ 
Thảo luận theo yêu cầu của GV.
Đại diện nhóm thông báo kết quả thảo luận , các nhóm khác nhận xét bổ sung .
*Tiểu kết: Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây.
	Rêu sinh sản bằng bào tử. Bào tử chín rơi xuống đất → gặp đất ẩm → nảy mầm thành cây rêu con.
Hoạt động 4: Vai trò của rêu
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-GV yêu cầu HS đọc đoạn o mục 4 → trả lời câu hỏi: Rêu có lợi ích gì?
-GV giảng giải thêm : Hình thành đất, Tạo than
HS đọc thông tin → tự rút ra vai trò của rêu.
Tiểu kết: Vai trò của rêu (sgk)
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
	HS làm bài tập điền từ SGV
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi 1, 2 tr.127 ở SGK.
Chuẩn bị trước bài Quyết – Cây dương xỉ. Chuẩn bị một số cây dương xỉ già.
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
Tuần 24
Tiết 48
 Ngày soạn: 23/02/09
 QUYẾT - DƯƠNG XỈ
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: 
Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của dương xỉ
Biết cách nhận dạng 1 cây thuộc dương xỉ
Nói rõ được nguồn gốc hình thành các mỏ than đá
Rèn luyện kỹ năng quan sát , thực hành
Giáo dục tình yêu thiên nhiên
II/Đồ dùng dạy học:
 GV : Tranh : hình 39.2 phóng to; Mẫu vật :Cây dương xỉ
HS : Cây dương xỉ
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: Trình bày cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây rêu?
 -Bài mới: 
+Hoạt động 1: Tìm hiểu về đặc điểm cây dương xỉ 
Mục tiêu: HS quan sát và tìm hiểu đặc điểm cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ có gì khác với cây rêu. 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1. Quan sát cơ quan sinh dưỡng cây dương xỉ
GV yêu cầu HS quan sát cây dương xỉ 
FCây dương xỉ được cấu tạo bởi những bộ phận nào ?
đặc điểm các bộ phận đó ? ( chú ý HS không nhầm lẫn cuống lá già là thân )
So sánh các đặc điểm với cơ quan sinh dưỡng của rêu
2. Quan sát túi bào tử và sự phát triển của cây dương xỉ 
GV yêu cầu HS lật mặt dưới của lá già để tìm túi bào tử 
GV cho HS làm bài tập : điền vào chổ trống những từ thích hợp sau :
F Từ những vấn đề trên ta rút ra được điều gì ?
Các nhóm quan sát cây dương xỉ đối chiếu tranh vẽ xác định các bộ phận của cây
Quan sát đặc điểm của rễ , thân , lá ( chú ý đặc điểm của lá non)
HS quan sát kỉ hình 39.2 và đọc kỹ chú thích 
Tiến hành thảo luận theo nội dung :
-Vòng cơ có tác dụng gì ?
-Cơ quan sinh sản và sự phát triển của bào tử ? 
-So sánh với rêu
HS làm bài tập : điền vào chổ trống những từ thích hợp sau :
Mặt dưới của dương xỉ có những đốm chứa túi bào tử vách túi bào tử có một vòng cơ, màng tế bào dày lên rất rõ, vòng cơ có tác dụng đẩy bào tử bay ra khi túi bào tử chín. Bào tử rơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành ..nguyên tản rồi từ đó mọc ra cây dương xỉ con 
Dương xỉ sinh sản bằng bào tử  như rêu, nhưng khác rêu ở chổ có nguyên tản do bào tử phát triển thành .
*Tiểu kết: 1.Cơ quan sinh dưỡng :
Lá già : có cuống dài , lá non cuộn tròn
Thân ngầm hình trụ
Lá thật
Có mạch dẫn
2.Túi bào tử và sự phát triển của dương xỉ :
Dương xỉ sinh sản bằng bào tử , cơ quan sinh sản là túi bào tử .
 +Hoạt động 2:Quan sát 1 vài loài dương xỉ thường gặp. Tìm hiểu quyết cổ đại và fsự hình thành than đá.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
1/ Quan sát cây rau bợ , cây lông cu li
ð Rút ra :
Nhận xét đặc điểm chung
Nêu đặc điểm nhận biết 1 cây thuộc dương xỉ ( căn cứ vào lá non)
2/ Quyết cổ đại và sự hình thành than đá.
-GV yêu cầu HS đọc thông tin
Than đá hình thành như thế nào ?
HS phát biểu nhận xét về : Sự đa dạng về hình thái; 
+Đặc điểm chung
+Tập nhận biết một cây thuộc dương xỉ (Căn cứ lá non)
HS nghiên cứu thông tin và nêu lên nguồn gốc của than đá từ dương xỉ cổ
HS đọc kết luận chung
*Tiểu kết:
II. Một vài loài dương xỉ thường gặp
Rau bợ
Lông c ... ý thức bảo vệ thực vật
II/Đồ dùng dạy học:
	 GV : Cành thông có nón
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: 
 -Bài mới: 
+Hoạt động 1: Quan sát cơ quan sinh dưỡng của cây thông
Mục tiêu: Nêu được đặc điểm bên ngoài của thân cành lá.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV giới thiệu về cây thông 
GV thông báo : rễ to , khoẻ , mọc sâu
Đại diện nhóm thông báo kết quả thảo luận , các nhóm khác nhận xét , bổ sung
à Cơ quan sinh dưỡng của thông gồm những bộ phận nào ? đặc điểm của những bộ phận đó ?
GV thông báo Rễ to, khỏe, mọc sâu.
Yêu cầu hs rút ra kết luận.
HS làm việc theo nhóm 
-QS cành thông , lá thông à ghi đặc điểm ra giấy nháp (Đặc điểm thân, cành , màu sắc )
-QS cách mọc của lá ( chú ý vảy nhỏ ở gốc lá )
*Tiểu kết: 
Thân , cành màu nâu , xù xì , có mạch dẫn
Lá : nhỏ hình kim mọc từ 2 – 3 chiếc trên một cành con rất ngắn
Rễ : dài , ăn sâu , lan rộng
 +Hoạt động 2:Quan sát cơ quan sinh sản 
Mục tiêu: Nắm được đặc điểm cấu tạo của nón.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV giới thiệu một số tranh: 
Cành thông mang nón Nón thông đã chín 
Quan sát một nón cái đã phát triển 
F Tại sao gọi thông là hạt trần ?
Hoạt động 3: Giá trị của cây hạt trần 
F Các cây thuộc ngành hạt trần có giá trị thực tiển như thế nào ?
HS quan sát tranh tìm hiểu về cấu tạo của nón đực và nón cái 
Xác định vị trí của nón đực và nón cái 
F Nón đực có cấu tạo như thế nào ?
F Nón cái có cấu tạo như thế nào 
F So sánh cấu tạo của hoa và nón 
F có thể coi nón như hoa được không ?
F Hạt thông có đặc điểm gì ?
F So sánh một non đã phát triển với một quả của cây có hoa 
(Nón chưa có bầu nhụy chứa noãn nên không thể xem là hoa )
HS quan sát một nón thông và tìm hạt 
(Hạt nằm trên lá noãn hở (hạt trần), chưa có quả thật sự )
HS đọc thông tin 
*Tiểu kết: 1/Cơ quan sinh sản của thông là nón.
+Nón đực : nhỏ, màu vàng, mọc thành cụm . Cấu tạo gồm :
Trục nón
Vảy (nhị) mang túi phấn
Túi phấn chứa các hạt phấn
 	+Nón cái : Lớn hơn nón đực , mọc riêng lẻ . Cấu tạo :
Trục nón
Vảy ( lá noãn)
Noãn
2/ Giá trị thực tiễn của cây hạt trần:
	Các cây hạt trần ở nước ta đều có giá trị thực tiễn.
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi 1, 2 tr. 134 ở SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Chuẩn bị trước bài Hạt kín- Đặc điểm của thực vật hạt kín. Chuẩn bị một số 
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
Tuần 26
Tiết 52
 Ngày soạn: 09/03/09
HẠT KÍN – ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY THỰC VẬT HẠT KÍN 
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: 
Phát hiện được những tính chất đạc trưng của cây hạt kín là có hoa , quả , hạt
Phân biệt sự khác nhau giữa hạt kín và hạt trần 
Nêu được sự đa dạng của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của hạt kín
II/Đồ dùng dạy học:
GV : Cành bưởi , lá đơn , lá kép , quả cam, rể hành , hoa huệ , hoa hồng
HS : Mẫu vật đã chuẩn bị ở tiết trước
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: 
 -Bài mới: 
+Hoạt động 1: Quan sát cây có hoa 
Mục tiêu: Biết cách quan sát một cây có hoa.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-GV yêu cầu HS quan sát cây có hoa về :
 Cơ quan sinh dưỡng :
Thân : dạng thân (gỗ, cỏ)kích thước (to, nhỏ, trung bình)
Lá:cách mọc,kiểu lá,kiểu gân lá
Rễ:xác định kiểu rễ
Cơ quan sinh sản :
Hoa:Cách mọc (đơn, cụm)
Đài: màu sắc của đài
Tràng : màu sắc, cánh hoa rời hay dính
Nhị : số nhị
Nhụy: cắt ngang bầu nhụy qs noãn 
GV kẻ bảng lên bảng và gọi HS lên điền 
GV bổ sung và hoàn chỉnh bảng
GV bổ sung và giúp HS rút ra kết luận
HS quan sát cây mà nhóm đã chuẩn bị từ cơ quan sinh sản theo trình tự sgk (với những bộ phận nhỏ dùng kính lúp)
HS làm bài tập sgk/135
→ HS ghi các đặc điểm quan sát được vào bảng trống ở vở bài tập.
Các nhóm khác nhận xét , bổ sung
*Tiểu kết: Cơ quan sinh dưỡng phát triển và đa dạng , trong thân có mạch dẫn phát triển , 
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm của các cây hạt kín.
Mục tiêu: Nêu được sự đa dạng của thực vật hạt kín.
 Phát hiện được đặc điểm chung của thực vật hạt kín 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Căn cứ vào bảng mục I → Nhận xét sự khác nhau của rễ ,thân, lá, hoa , quả?
-GV cung cấp: Cây hạt kín có mạch dẫn phát triển.
-Nêu đặc điểm chung của thực vật hạt kín?
GV hướng dẫn hs rut ra đặc điểm chung.
?So sánh với cây hạt trần → thấy được sự tiến hóa của thực vật hạt kín.
HS tiến hành hoạt động độc lập : Nhận xét sự đa dạng của rễ, thân ,lá, hoa, quả của các cây thực vật hạt kín.
HS thảo luận nhóm → rút ra đặc điểm chung của cây hạt kín.
*Tiểu kết: Thực vật hạt kín có cơ quan sinh dưỡng đa dạng,
	 Có hoa, quả chứa hạt bên trong.
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
	Đánh dấu √ vào cây trả lời đúng trong các câu sau đây:
	1.Trong nhóm cây sau đây, nhóm nào toàn cây hạt kín:
	 a.oCây mít, cây rêu, cây ớt
	b. o Cây thông, cây lúa, cây đào Đáp án: c
	c oCây ổi, cây cải, cây dừa
 	2.Tính chất đặc trưng nhất của các cây hạt kín là:
	a. o Có rễ, thân, lá
	b. o Có sự sinh sản bằng hạt Đáp án: c
	c. o Có hoa, quả, hạt, hạt nằm trong quả
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi 1, 2 tr. ở SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Chuẩn bị trước bài Lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm. Chuẩn bị một số : cây lúa ,hành ,hoa huệ ,cây bưởi con có rễ ,lá hoa dâm bụt 
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:
Tuần 26
Tiết 53
 Ngày soạn: 12/03/09
LỚP HAI LÁ MẦM VÀ LỚP MỘT LÁ MẦM 
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: 
Phân biệt một số đặc điểm hình thái của cây tuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm
Căn cứ vào đặc điểm có thể nhận dạng nhanh một cây thuộc lớp hai lá mầm hay một là mầm.
Rèn luyện kỹ năng quan sát , thực hành
Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh
II/Đồ dùng dạy học:
 GV : Mẫu : Cây lúa, hành, huệ, cỏ, cây bưởi con, lá râm bụt
 Tranh : rễ cọc, rễ chùm, các kiểu gân lá
HS : chuẩn bị mẫu vật đã dặn trước 
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm chung của cây thực vật hạt kín?
 -Bài mới: 
+Hoạt động 1: Phân biệt cây hai là mầm và cây một lá mầm
Mục tiêu: Nắm được các đặc điểm phân biệt cây một lá mầm và cây hai lá mầm
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV cho HS nhắc lại kiến thức củ về kiểu rễ, kiểu gân lá , kết hợp với quan sát tranh để phân biệt lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm
F Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt cây hai lá mầm với cây một lá mầm.
GV kẻ bảng
GV gọi hS lên bảng ghi
-GV yêu cầu HS:
Qs tranh hình 42.1 giới thiệu cây 1 lá mầm và cây hai lá mầm điển hình
HS họat động theo nhóm: qs và ghi nhận các đặc điểm quan sát được vào bảng 
Đặc điểm
Cây hai lá mầm
Cây một lá mầm
Kiểu rễ
Kiểu gân lá
Số cánh hoa
Đại diện nhóm thông báo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét , bổ sung
lá mầm và cây một lá mầm?
Các nhóm khác nhận xét , bổ sung
*Tiểu kết: 
Đặc điểm
Lớp 1 lá mầm
Lớp hai lá mầm
Rễ
Lá
Thân
Hoa
Hạt
Chùm
Gân //, hình cung
Cỏ , cột
6 cánh hoặc 3 cánh
Phôi có 1 lá mầm
Cọc
Gân hình mạng
Gỗ, cỏ , leo
5 cánh hoặc 4 cánh
Phôi có 2 lá mầm
+Hoạt động 2: Quan sát một vài cây khác
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
-GV yêu cầu HS
 Quan sát một số cây hạt kín mang theo, điền các đặc điểm thích hợp vào bảng sau:
Tên cây
Rễ
Thân
Kiểu gân lá
Thuộc lớp
Một lá mầm
Hai lá mầm
Bưởi
chanh
mít
.
Qs các cây của nhóm mang đi và phân loại chúng thành hai lớp , và điền đặc điểm vào bảng
-GV chốt lại kiến thức, ghi bảng.
Mỗi nhóm ghi thêm 10 tên cây và điền vào bảng các đặc điểm 
-Báo cáo kết quả thảo luận của các nhóm. 
 Lớp nhận xét bổ sung. 
HS đọc kết luận chung
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
Đặc điểm chủ yếu để phân biệt giữa lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm là gì ?
Có thể nhận biết cây thuộc lớp hai lá mầm và lớp một lá mầm nhờ những dấu hiệu bên ngoài nào ?
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi 1, 2, 3 tr. 139 ở SGK.
Đọc mục :Em có biết?
Chuẩn bị trước bài 43: khái niệm sơ lược về phân loại thực vật. 
Tuần 27
Tiết 54
 Ngày soạn: 15/03/09
 KHÁI NIỆM SƠ LƯỢC VỀ PHÂN LOẠI THỰC VẬT
I/Mục tiêu: Sau bài này, HS phải: 
Biết được phân loại thực vật là gì ?
Nêu được tên các bậc phân loại ở thực vật và những đặc điểm chủ yếu của các ngành
Biết vận dụng phân loại 2 lớp của ngành hạt kín
II/Đồ dùng dạy học:
GV : Sơ đồ phân chia các ngành TV
III/Tiến trình dạy học:
 -Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm chủ yếu để phân biệt lớp một lá mầm và lớp hai lá mầm là gì?
 -Bài mới: 
+Hoạt động 1: Tìm hiểu phân loại thực vật là gì ?
Mục tiêu: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV cho HS nhắc lại các nhóm thực vật đã học 
F Tại sao người ta xếp cây thông , trắc bách diệp vào một nhóm?
F Tạo sao tảo, rêu được xếp vào 2 nhóm khác nhau?
Phân loại thực vật là gì ? 
Vài hs trả lời 
Các hs khác nhận xét bổ sung
Cho HS đọc thông tin khái niệm về phân loại thực vật.
*Tiểu kết: Việc tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại gọi là phân loại thực vật.
 +Hoạt động 2: Tìm hiểu các bậc phân loại 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
GV giới thiệu các bậc phân loại từ cao đến thấp
Ngành là bậc phân loại cao nhất
Loài là bậc phân loại cơ sở . Các cây cùng loài có nhiều đặc điểm giống nhau về hình dạng ,cấu tạo
VD: họ cam có nhiều loài :bưởi , cam, chanh, quất
GV chốt kiến thức cho HS
HS lắng nghe và ghi nhớ kiến thức.
*Tiểu kết: Là tìm hiểu sự giống nhau và khác nhau giữa các dạng thực vật để phân chia chúng thành các bậc phân loại.
 +Hoạt động 3: Tìm hiểu sự phân chia các ngành thực vật
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
Cho HS nhắc lại các ngành thực vật đã học và đặc điểm nổi bậc của các ngành thực vật đó 
GV cho HS là bài tập điền vào chỗ trống 
GV treo sơ đồ câm để HS gắn các đặc điểm của mỗi ngành 
Các nhóm khác nhận xét ,bổ sung
ðMỗi ngành thực vật có nhiều đặc điểm nhưng khi phân loại chỉ dựa vào những đặc điểm quan trọng nhất để phân biệt các ngành
HS nhắc lại các ngành thực vật đã học
GV yêu cầu HS phân chia các ngành hạt kín ra thành 2 lớp ( dựa vào đặc điểm chủ yếu là số lá mầm của phôi)
GV giúp HS hoàn thiện đáp án 
HS đọc kết luận sgk
Tiểu kết: Ngành → Lớp → Bộ → Họ → chi → loài
 IV/Kiểm tra, đánh giá :
 *Vài HS đọc phần kết luận ở SGK
Thế nào là phân loại thực vật
Kể tên những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành đó
V/Dặn dò: 
Học bài theo nội dung bài ghi và SGK.
Trả lời các câu hỏi 1, 2 tr. 141 ở SGK.
Chuẩn bị trước bài 44: Sự phảttiển của giới thực vật. Chuẩn bị trước H. 44.1: Sơ đồ phát triển của giới thực vật.
VI/Rút kinh nghiệm sau khi dạy:

Tài liệu đính kèm:

  • doct45- 53 si6.doc