Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Bài 1 đến bài 10

Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Bài 1 đến bài 10

. Mục tiêu:

 1.Kiến thức:

 -Nêu lên được những đặc điểm của cơ thể sống

 -Phân biệt vật sống và vật không sống

 2. Kĩ năng:

 Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét

 3. Thái độ:

 Giáo dục lòng yêu thiên nhiên yêu thích môn học

II.Phương pháp:

 -Trực quan

 -Nêu và giải quyết vấn đề

 -Hợp tác nhóm

 

doc 18 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1121Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học lớp 6 - Bài 1 đến bài 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 1:	Ngày dạy:
 Tiết 1 : 	Ngày dạy:
MỞ ĐẦU SINH HỌC
Bài 1:ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 -Nêu lên được những đặc điểm của cơ thể sống
 -Phân biệt vật sống và vật không sống
 2. Kĩ năng:
 Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét
 3. Thái độ:
 Giáo dục lòng yêu thiên nhiên yêu thích môn học
II.Phương pháp:
 -Trực quan 
 -Nêu và giải quyết vấn đề
 -Hợp tác nhóm
III.Phương tiện:
 -Giáo viên:phiếu học tập ,tranh vẽ
 -Học sinh:đọc và soạn trước bài ở nhà
IV.Tiến trình bài giảng:
 1.Ổn định: 1phút
 -Giáo viên:kiểm tra sỉ số
 -Học sinh: báo cao sỉ số
 2.Vào bài: 1phút
 -Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật cây cối,con vật khác nhau.Đó là thế giới vật chất quanh ta chúng bao gồm các vật sống và vật không sống.Vậy vật sống có những đặc điểm cơ bản nào bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó
3.Tiến trình hoạt động:
TG
Nội dung tiết dạy
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
24p
1.Vật sống và vật không sống
-Vật sống:lấy thức ăn ,nước uống,lớn lên ,sinh sản
-Vật không sống:không lấy thức ăn,không lớn lên
Hoạt động 1:nhận dạng vật sống và vật không sống (24 phút)
-Cho học sinh nêu một số ví dụ về một số loài vật,đồ vật cây cối xung quanh chúng ta
-Các nhóm thảo luận:4 phút
* Con gà ,cây đậu cần những điều kiện gì đểsống
*Hòn đá có cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu không?
*Sau một thời gian chăm sóc đối tượng nào tăng kích thước đối tượng nào không?
-Điểm khác nhau cơ bản giữa vật sống và vật không sống là gì?
-Tìm một vài ví dụ về vật sống và vật không sống
Mục tiêu:nhận dạng vật sống và vật không sống qua biểu hiện bên ngoài
-Học sinh tìm ví dụ:cây đậu ,con gà, hòn đá,cái bàn,con thỏ,cây viết..
-Các nhóm thảo luận và báo cáo
*Con gàvàcây đậu cần nước ;không khí,thức ăn để sống
*Hòn đá không cần những điều kiện giống như con gà và cây đậu
*Sau một thời gian chăm sóc con gà và cây đậu tăng kích thước còn hòn đá thì không
-Vật sống lấy thức ăn, nước uống, lớn lên ,sinh sản còn vật không sống thì ngược lại
-Học sinh tự tìm ví dụ về vật sống và vật không sống
12p
2.Đặc điểm của cơ thể sống
-Có sự trao đổi chất với môi trường thì mới tồn tại được
-Lớn lên và sinh sản
Hoạt động 2: đặc điểm của cơ thể sống(12 phút)
-Giáo viên hướng dẫn học sinh làm bảng phụ trang 6,các nhóm thảo luận 3phút
-Yêu cầu học sinh dựa vào bảng phụ vừa hoàn thành để rút ra kết luận đặc điểm của cơ thể sống
Mục tiêu:biết được đặc điểm của cơ thể sống là trao đổi chất để lớn lên
-Các nhóm theo dõi giáo viên hướng dẫn để hoàn thành bảng,sau đó cử đại diện các nhóm báo cáo
-Học sinh dựa vào bảng để tìm ra đặc điểm của cơ thể sống
4.Cũng cố:5 phút
 *Trong các dấu hiệu sau đây,dấu hiệu nào là chung cho mọi cơ thể sống
 a.Lớn lên 
 b.Sinh sản
 c.Di chuyển
 d.Lấy các chất cần thiết
 e.loại bỏ các chất thải
 Từ đó cho biết đặc điểm chung của cơ thể sống?
5.Dặn dò: 2 phút
 *Làm bài tập 1,2 trang 6
 *Xembài 2 “Nhiệm vụ của sinh học”
 *Sưu tầm một số tranh ảnh về sinh vật trong tự nhiên
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tuần 1 	Ngày dạy: 
Tiết 2 	Ngày dạy:
BÀI 2 :NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 -Nêu được một số ví dụ để thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với những mặt lợi hại của chúng
 -Biết được bốn nhóm sinh vật chính:vi khuẩn ,nấm, thực vật, động vật.
 -Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học
 2.Kĩ năng:
 Quan sát so sánh
 3. Thái độ:
 Yêu thiên nhiên và môn học
II.Phương pháp:
 -Trực quan 
 -Nêu và giải quyết vấn đề
 -Hợp tác nhóm
III.Phương tiện: 
 *Giáo viên:-Aûnh cảnh tự nhiên về sự đa dạng của sinh vật
 -Phiếu học tập
 -Tranh vẽ hình 2.1sgk
 *Học sinh:-Xem trước bài mới
 -Aûnh cảnh tự nhiên 
IV.Tiến trình bài giảng:
1.ổn định:1 phút
*Giáo viên:kiểm tra sĩ số
*Học sinh:Báo cáo sĩ số
 Kiểm tra bài cũ: 4 phút
 Nêu đặc điểm cơ bản của cơ thể sống?Cho 3 ví dụ về vạt sống và vật không sống
 2.Vào bài: 1phút
 Sinh học là khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật trong tự nhiên.Có nhiều loại sinh vật khác nhau:động vật,thực vật,vi khuẩn,nấmVậy sinh học có nhiệm vụ gì? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên
 3.Tiến trình hoạt động :
TG
Nội dung 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
23p
1.Sinh vật trong tự nhiên
-Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú vàđa dạng bao gồm 4 nhóm chính:vi khuẩn,nấm,thực vật, động vật
Hoạt động 1:Sự đa dạng của các sinh vật trong tự nhiên(23 phút)
-Yêu cầu học sinh làm bài tập bảng sgk trang 7 theo nhóm trong 4 phút
-Dựa vào bảng trên em có nhận xét gì về giới sinh vật trong tự nhiên?ví dụ:nơi sống ,kích thước vàvai trò của chúng đối với con người
-Dựa vào bảng trên cho biết có thể chia thế giới sinh vật thành mấy nhóm?
-Riêng còn có loại không phải thực vật cũng không phải động vật chúng thường có kích thước nhỏ, 
thậm chí rất nhỏ,vậy chúng là gì.Yêu cầu học sinh đọc thông tin sgk và hình2.1 để trả lời câu hỏi
-Vậy sinh vật trong tự nhiên được chia làm mấy nhóm lớn?
Mục tiêu:Giới sinh vật đa dạng,sống nhiều nơi và có liên quan đến đời sống con người
-Hoàn thành bảng sau đó cử đại diện các nhóm báo cáo,nhận xét, bổ sung
-Giới sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phú
-Học sinh xếp các sinh vật có cùng đặc điểm giống nhau vào một nhóm:động vật,thực vật
-Học sinh đọc thông tin sgk và quan sát tranh vẽ 2.1 trảlời đó là nấm và vi khuẩn
-Sinh vật trong tự nhiên được chia làm 4 nhóm lớn:nấm ,vi khuẩn, thực vật ,động vật.
12p
2 . Nhiệm vụ của sinh học
Nghiên cứu hình thái ,cấu tạo và đời sống cũng như của sinh vật nói chung và của thực vật nói riêng để sử dụng hợp lí,phát triển và bảo vệ chúng phục vụ đời sống con người
Hoạt động 2:Nhiệm vụ của sinh học(12 phút)
-Yêu cầu 1 học sinh đọc thông tin sgk trang 8 và trả lời câu hỏi nêu nhiệm vụ của sinh học?
-Nêu nhiệm vụ của thực vật học?
Mục tiêu:hiểu được nhiệm vụ của bộ môn sinh học nói chung và thực vật học nói riêng có liên quan đến đời sống con người
-Học sinh đọc thông tin sgk và trả lời câu hỏi nhiệm vụ của sinh học
-Học sinh dựa vào thông tin sgk để trả lời
4 Cũng cố :4p
 -Sinh vật trong tự nhiên được chia làm mấy nhóm? Kể tên
-Cho biết nhiệm vụ của sinh học?
-Làm bài tập 3 trang 9sgk
5. Dặn dò:1p
-Học bài cũ
-Làm bài tập sgk
-Sưu tầm tranh ảnh về thực vật trong tự nhiên
-Xem lại kiến thức về quang hợp đã học ở lớp 5
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
Tuần : 2	Ngày dạy: 
Tiết : 3 Ngày dạy:
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT
Bài 3: ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT
I. Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
-Nêu được đặ điểm chung của thực vật
-Tìm hiểu sự đa dạng phong phú của thực vật
2.Kỹ năng:
 Rèn luyện kỹ năng quan sát,kỹ năng hoạt động cánhân,hoạt động nhóm
3.Thái độ:
 Giáo dục lòng yêu thiên nhiên bảo vệ thực vật
II.Phương pháp:
 -Trực quan
 -Nêu và giải quyết vấn đề
 -Thảo luận nhóm
III.Phương tiện:
 -Giáo viên: tranh ảnh khu vườn cây,sa mạc ,ao hồ
 -Học sinh:Sưu tầm tranh ảnh các loài thực vật trên trái đất ,xem lại kiến thức về quang hợp 
IV.Tiến trình bài giảng:
1.ổn định:1 phút
-Giáo viên:kiểm tra sĩ số
-Học sinh :báo cáo sĩ số
Kiểm tra bài cũ: 5phút
 - Sinh vật trong tự nhiên được chia làm mấy nhóm,kể tên
 - Nêu nhiệm vụ của sinh học
2.Vào bài: 1phút
 Thực vật trong tự nhiên rất đa dạng và phong phi mặc dù vậy chúng cũng có một số đặc điểm chung vậy đó là những đặc điểm nào bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên 
3. Tiến trình hoạt động:
TG
Nội dung tiết dạy
Hoạt động của thầy
 Hoạt động của trò
20p
1 . Sự đa dạng và phong phú của thực vật
-Thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất chúng có rất nhiều dạng khác nhau
-Cơ thể thực vật có cấu tạo thích nghi cao với môi trường sống
Hoạt động 1:Sự đa dạng và phong phú của thực vật (20 phút)
-Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ SGK trang 10 
-Các nhóm thảo luận câu hỏi SGK trong 5 phút
-Giáo viên chốt lại các vấn đề vừa nêu ra:
Thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất
Ở sa mạc thì ít thực vật
Ở đồng bằng và rừng thì thực vật phong phi
Thực vật sống ở nước thân xốp bộ rễ ngắn
-Cho học sinh đọc thông tin SGK để biết số lượng loài thực vật trên trái đất và ở Việt Nam .Qua đó giáo dục học sinh bảo vệ và chăm sóc cây xanh ở xung quanh
Mục tiêu:thấy được sự đa dạng và phong phú của thực vật
-Học sinh quan sát tranh vẽ trang 10SGK
-Thảo luận các câu hỏi SGK sau đó các nhóm báo cáo các nhóm khác nhận xét bổ sung về sự đa dạng và phong phú của thực vật:thực vật sống ở mọi nơi trên trái đất chúng có nhiều dạng khác nhau thích nghi với môi trường sống
-Đọc và nhận xét sự đa dạng và phong phú qua các số liệu trong phần thông tin
11p
2 . Đặc điểm chung của thực vật
-có khả năng tự tổng hợp chất hữu cơ 
-phần lớn không có khả năng di chuyển
-phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của thực vật(11phút)
-Yêu cầu học sinh làm bài tập SGK trang1 SGK trong 4 phút 
-Giáo viên đưa ra một số hiện tượng yêu cầu học sinh nhận xét về sự hoạt động của sinh vật từ đó nhận xét phản ứng của sinh vật với môi trường
-Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào bảng phụ ... Giáo viên :kiểm tra sĩ số
-Học sinh :báo cáo sĩ số
 Kiểm tra bài cũ:5p
Trong cấu tạo của tế bào biểu bì vảy hành và tế bào thịt quả cà chua có điểm gì giống nhau? nhận xét hình dạng của tế bào biểu bì vảy hành và tế bào thịt quả cà chua
2. Vào bài:1p
Như vậy có phải tất cả các cơ quan của thực vật đều có cấu tạo giống như tế bào biểu bì vảy hành không, bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi trên
3.Tiến trình hoạt động:
Tg
Nội dung tiết dạy
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
10p
 1 . Hình dạng và kích thước của tế bào
-Các cơ quan của thực vật đều được cấu tạo bằng tế bào
-Hình dạng và kích thước của tế bào thực vật khác nhau
Hoạt động 1:hình dạng và kích thước của tế bào
-Treo hình 7.1,7.2,7.3 sgk cho học sinh nghiên cứu và trả lời câu hỏi:
*Tìm điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo rễ, thân, lá?Gợi ý có nhiều ô nhỏ, mỗi ô nhỏ đó là 1 tế bào
*Nhận xét hình dạng của tế bào thực vật
các nhóm thảo luận trong 3phút
-Nhận xét hình dạng của các tế bào trong cùng 1 cơ quan?
-Chohọc sinh đọc thông tin sgk và nhận xét về kích thước
Mục tiêu:Nắm được cơ thể thực vật được cấu tạo bằng tế bào,tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau
-Học sinh quan sát hình 7.1,7.2,7.3 thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
*Điểm giống nhau cơ bản trong cấu tạo của rễ ,thân lá,là được cấu tạo từ nhiều tế bào
*Tế bào thực vật có nhiều hình dạng khác nhau
-Trong cùng 1 cơ quan tế bào có hình dạng giống nhau giống nhau
12p
2 . Cấu tạo tế bào
Tế bào được cấu tạo gồm:vách tế bào,màng sinh chất,chất tế bào,nhân và một số thành phần khác như : không bào ,lục lạp .
Hoạt động 2:Cấu tạo tế bào
-Cho học sinh đọc thông tin sgk
-Treo tranh câm cấu tạo tế bào thực vật
-Yêu cầu 1 học sinh chỉ trên tranh vẽ các bộ phận cấu tạo nên tế bào thực vật
- Cho 1vài học sinh gắn các thông tin ghi sẵn trên hình
-Nhận xét màu sắc của lục lạp? và giải thích tại sao lá cây lạicó màu xanh
-Giáo viên nhấn mạnh mặc dù tế bào có hình dạng vàkích thước khác nhau nhưng trong cấu tạo giống nhau :vách tế bào ,màng sinh chất,chất tế bào,nhân
Mục tiêu:mặc dù tế bào có hình dạng và kích thước khác nhau nhưng chúng đều được cấu tạo gồm vách tế bào ,màng sinh chất,chất tế bào ,nhân .
-Học sinh đọc thông tin sgk
-Quan sát tranh vẽ kết hợp thông tin sgk
-Học sinh chỉ trên tranh vẽ các bộ phận cấu tạo tế bào thực vật và nêu chức năng của từng phần
-Học sinhgắn các thông tin ghi sẵn lên tranh vẽ cho thích hợp
-Lục lạp có màu xanh, vậylá cây có màu xanh là do có chứa nhiều lục lạp
-Học sinh theo dõi giáo viên chốt lại
8p
3 . Mô 
 Môlànhóm tế bào có hình dạng và cấu tạo giống nhau cùng thực hiện một chức năng riêng
ví dụ:mô biểu bì ,mô cơ..
Hoạt động 3: Tìm hiểu Mô
-Giáo viên treo hình 7.5 cho học sinh quan sát và nhận xét hình dạng và cấu tạo của các tế bào trong cùng 1mô và các tế bào giữa các mô khác nhau
-Định nghĩa mô là gì?
-Các tế bào của cùng 1 mô giống nhau vậy chức năng của chúng như thế nào?ngược lại các mô khác nhau thì chức năng của chúng như thế nào?
Mục tiêu:xác định cấu tạo và chức năng của mô
-Học sinh quan sát tranh vẽ và nhận xét các tế bào trng cùng 1 mô thì giống nhau,các mô khác nhau thì tế bào khác nhau
-Mô là nhóm tế bào có hình dạng và cấu tạo giống nhau
-Các tế bào của cùng 1 mô thì chức năng giống nhau ,các tế bào của các mô khác nhau thì chức năng khác nhau
4.Cũng cố:6p
Hãy chọn từ thích hợp trong các từ:vách tế bào, tế bào, lục lạp,không bào diền vào chỗ trống câu sau:
 Các cơ quan của thực vật như rễ thân lá quả đều có cấu tạo bởi các ..........(1)........Hình dạng,kích tước của các tế bào khác nhau,nhưng chúng đều có các thành phần chínhlà........(2)............,màng sinh chất, chất tế bào,nhân.Ngoàira,tế bào còn có............(3)......... chứa dịch bào.Trong chất tế bào thực vật còn có............(4)..........có vai trò trong quang hợp
5.Dặn dò:1p
-Học bài cũ
-Đọc mục em có biết
-Xem lại trao đổi chất ở cây xanh
 RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần :5	Ngày dạy:
Tiết :9 Ngày dạy:
Bài 8: SỰ LỚN LÊN VÀ PHÂN CHIA TẾ BÀO
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức:
 -Biết được tế bào lớn lên và phân chia như thế nào
 -Hiểu được ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào.Ở thực vật chỉ có những tế bào mô phân sinh mới có khả năng phân chia
 2.Kỹ năng:
 Rèn luyện kỹ năng quan sát vẽ hình tìm tòi kiến thức
 3.Thái độ:
 Yêu thiên nhiên chăm sóc và bảo vệ cây trồng
II. Phương pháp:
 -Nêu và giải quyết vấn đề
 -Thảo luận nhóm
III.Phương tiện :
 -Giáo viên: tranh phóng to hình 8.1,8.2 SGK
 -Học sinh:xem lại khái niệm trao đổi chất ở cây
IV.Tiến trình bài giảng:
 1.Ổn định: 1phút
 -Giáo viên: kiểm tra sĩ số
 -Học sinh báo cáo sĩ số
 Kiểm tra bài cũ: 5phút
 Nêu các thành phần cấu tạo tế bào thực vật.Mô là gì? cho ví dụ
 2. Vào bài: 1phút
 Tế bào thực vật cũng là 1 cơ thể sống điển hình cũng lớn lên cũng sinh sản. vậy sự lớn lên và sinh sản của tế bào có ý nghĩa gì đối với thực vật,bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi đó
 3.Tiến trình hoạt động:
TG
Nội dung tiết dạy
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
14p
1 . Sự lớn lên của tế bào
Tế bào non kích thước nhỏ nhờ quá trình trao đổi chất tế bào lớn dần lên đến 1 kích thước nhất định tế bào trưởng thành
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự lớn lên của tế bào(14 phút)
-Cho học sinh đọc thông tin sách giáo khoa
-Treo hình 8.1 sự lớn lên của tế bào thực vật cho học sinh quan sát thảo luận nhóm 3 phút trả lời câu hỏi:
+Tế bào lớn lên như thế nào?
+Nhờ đâu tế bào lớn lên được
-Giáo viên chốt lại vấn đề vừa nêu ra
-Tế bào trưởng thành không lớn lên được nữa mà có khả năng sinh sản,vậy chúng sinh sản như thế nào sau đây chúng ta cùng tìm hiểu tiếp sau đây
Mục tiêu :Thấy được tế bào lớn lên nhờ quá trình trao đổi chất
-Học sinh đọc thông tin sgk
-Học sinh quan sát tranh vẽ thảo luận nhóm trả lời câu hỏi,báo cáo các nhóm khác nhận xét bổ sung
+Tế bào tăng kích thước(vách tế bào và màng sinh chất lớn lên,chất tế bào nhiều lên,không bào to ra)
+Nhờ quá trình trao đổi chất tế bào lớn dần lên
18p
2 . Sự phân chia của tế bào
-Tế bào khi trưởng thành sẽ phân chia thành 2 tế bào con gọi là sự phân bào
-Qúa trình phân bào: đầu tiên hình thành 2 nhân,sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con
-Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia
-Tế bào lớn lên và phân chia giúp cây sinh trưởng và phát triển
Hoạt động 2:Tìm hiểu sự phân chia của tế bào(18 phút)
-Cho học sinh đọc thông tin sgk trang 28
-Treo hình vẽ sơ đồ sự phân chia tế bào
-Giáo viên viết sơ đồ trình bài mối quan hệ giữa sự lớn lên và phân chia của tế bào
Tế bào non lớn lên tế bào
trưởng thành phân chia 2 tế
bào non mới
-Cho các nhóm thảo luận 4 phút:
+Tế bào phân chia như thế nào?
+Các tế bào ở bộ phận nào có khả năng được phân chia?
+Các cơ quan của thực vật như rễ ,thân ,lá... lớn lên bằng cách nào?
-Ý nghĩa của sự lớn lên và phân chia tế bào?
Mục tiêu: Thấy được tế bào lớn lên nhờ trao đổi chất
-Học sinh đọc thông tin sgk
-Học sinh quan sát tranh vẽsơ đồ sự phân chia phân chia tế bào
-Học sinh theo dõi giáo viên trình bài
-Các nhóm thảo luận 4 phút sau đó đại diện các nhóm báo cáo nhận xét bổ
+Hình thành 2 nhân,chất tế bào phân chia,vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con mới
+Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia
+Nhờ sự phân chia và lớn lên của tế bào
-Giúp cây sinh trưởng và phát triển
4.Cũng cố:4 phút
 Đánh dấu chéo vào câu trả lời đúng trong các câu sau:
 1.Các tế bào nào có khả năng phân chia:
 a.Mô che trở b.Mô nâng đỡ
 c.Mô phân sinh d.Mô mềm
 2.Tế bào nào có khả năng phân chia
 a.Tế bào non
 b.Tế bào già
 c.Tế bào trưởng thành
5.Dặn dò:2 phút
 -Học bài
 -Làm bài tập SGK
 -Chuẩn bị một số cây có rễ rữa sạch như:cây nhãn,cây me,cây lúa,cây chanh,cây cỏ...
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY:
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docc1.doc.doc