Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 38 đến tiết 71

Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 38 đến tiết 71

Mục tiêu:

 1.Kiến thức: Giúp HS giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.

-Hiểu hiện tượng thụ phấn.

-Hiểu được vai trò của con người từ thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.

 2.Kỹ năng: Rèn luyệ kỹ năng quan sát, thực hành

 3.Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ thực vật, vận dụng kiến thức góp phần thụ phấn cho cây trồng.

II.Phương tiện và thiết bị dạy học:

 -GV: Tranh vẽ về hoa tự thụ phấn và thụ phấn nhờ sâu bọ.

 -HS:Ôn lại kiến thức cũ + soạn bài.

 

doc 97 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1030Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 38 đến tiết 71", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:	Ngày soạn:
Tiết: 38	Ngày dạy:
Bài 30: THỤ PHẤN
I.Mục tiêu:
 1.Kiến thức: Giúp HS giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.
-Hiểu hiện tượng thụ phấn.
-Hiểu được vai trò của con người từ thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.
 2.Kỹ năng: Rèn luyệ kỹ năng quan sát, thực hành
 3.Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ thực vật, vận dụng kiến thức góp phần thụ phấn cho cây trồng.
II.Phương tiện và thiết bị dạy học:
 -GV: Tranh vẽ về hoa tự thụ phấn và thụ phấn nhờ sâu bọ.
 -HS:Ôn lại kiến thức cũ + soạn bài.
III.Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung ghi
1.Ổn định lớp (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ (5 phút)
GV nhắc lại kiến thức cũ
3.Bài mới: Giới thiệu bài(2 phút)
?Thế nào là hoa lưỡng tính?
?Thế nào là hoa đơn tính?
Vậy hoa thụ phấn như thế nào? chúng ta cùng tìm hiểu bài 30
Hoạt động 1:Tìm hiểu về hiện tượng thụ phấn
GV: Sự thụ phấn bắt đầu của quá trình sinh sản hữu tính ở cây có hoa, có sự tiếp xúc giữa hạt phấn ( là bộ phận sinh ra tế bào sinh dục đực) và đầu nhụy( thuộc bộ phận chứa tê bào sinh dục cái) thì hoa mới thực hiện chức năng sinh sản, sự tiếp xúc đó gọi là hiện tượng thụ phấn
?Vậy thụ phấn là gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn(10 phút)
Treo hình 30.1
?Thế nào là hoa đơn tính?
?Thế nào là hoa lưỡng tính?
?Tế bào sinh dục đực nằm ở bộ phận nào của hoa?
?Tế bào sinh dục đực, tế bào sinh dục cái thực hiện quá trình thụ phấn khi nào?
?Hoa thực hiện chức năng sinh sản khi nào?
?Hoa tự thụ phấn diễn ra ở nhóm hoa nào?
?Thế nào là hoa tự thụ phấn?
GV: Hoa bìm bìm có nhị và nhụy không chín cùng một lúc do đặc tính của hoa và thuộc hoa giao phấn.
?Sự thụ phấn của hoa giao phấn diễn ra ở nhóm hoa nào?
?Sự thụ phấn của hoa giao phấn khác hoa thụ phấn như thế nào?
?Hoa giao phấn thụ phấn bằng cách nào ?
?Thế nào là hoa giao phấn ?
Hoạt động 3: Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
GV: Yêu cầu học sinh quan sát hình 30.2
GV: cho học sinh thảo luận 3 phút
 -Hoa có đặc điểm gí để hấp dẫn sâu bọ ?
 -Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ muốn lấy phấn thường phải chui vào trong hoa ?
 -Nhị của hoa thường có đặc điểm gì khiến cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác ?
 -Nhụy hoa có đặc điểm gì khiến sâu bọ bkhi đến thì hạt phấn của hoa khác thường bị dính vào đầu nhụy ?
 -Hãy tóm tắt những đặc điểm chủ yếu của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ ?
àLắng nghe.
àThụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
àHoa thiếu nhị hoặc nhụy.
àHoa có đủ nhị và nhụy.
àNằm trong bao phấn chính thì hạt phấn được đưa ra.
àKhi nhị và nhụy chín đồng thời.
àKhi nhị, nhụy chín đồng thời, hạt phấn mang tế bào sinh dục đực gặp nhụy mang tế bào sinh dục cái.
àHoa lưỡng tính.
àHoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là tự thụ phấn.
àHoa đơn tính.
àNhị và nhụy không chín cùng một lúc.
 Thực hiện giữa các loài hoa
àNhờ sâu bọ
àNhững hoa có hạt phấn chuyển đến đẩu nhụy của hoa khác là hoa giao phấn.
 Hoa giao phấn có nhị và nhụy không chín cùng một lúc.
àQuan sát hình 30.2
àThảo luận, lần lượt trả lời
-Màu sắc sặc sỡ.
 Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
I.Hoa thụ phấn và hoa giao phấn:
1.Hoa tự thụ phấn:
 Hoa tự thụ phấn là hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là tự thụ phấn.
 Hoa tự thụ phấn có nhị và nhụy chín đồng thời.
2.Hoa giao phấn
-Những hoa có hạt phấn chuyển đến đẩu nhụy của hoa khác là hoa giao phấn.
-Hoa giao phấn có nhị và nhụy không chín cùng một lúc.
II.Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
Những hoa thụ phấn nhờ sâu bọ thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mạt ngọt, hạt phấn to và có gai, đầu nhụy có chất dính.
 4.Củng cố: 5 phút
 ?Thụ phấn là gì ?
 ?Thế nào là hoa thụ phấn ? Hoa giao phấn khác hoa tự thụ phấn ở điểm nào ?
 ?Hãy kể tên 2 loại hoa thụ phấn nhờ sâu bọ. Tìm những đặc điểm phù hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ của mỗi loại hoa đó ?
 ?Những loài cây có hoa nở về ban đêm như: nhài, quỳnh, dạ hương có đặc điểm gì thu hút sâu bọ ?
 5.Dặn dò: 2 phút
 -Học bài, làm bài tập 1,2,3,4
 -Đọc trước phần còn lại của bài thụ phấn
 -Xem trước hình vẽ
 -Tìm hiểu xem để trái bắp có nhiều hạt nhân dân thường sử dụng biện pháp gì ?
Tuần: 20	Ngày soạn: 
Tiết: 39 	Ngày dạy:
Bài 30: THỤ PHẤN (tt)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giải thích được tác dụng của những đặc điểm có ở hoa thụ phấn nhờ gió, so sánh với hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
-Hiểu được hiện tượng giao phấn là gì.
-Hiểu được vai trò của con người từ thụ phấn cho hoa góp phần nâng cao năng suất và phẩm chất cây trồng.
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát, thực hành, phát hiện kiến thức
3.Thái độ:
Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ thiên nhiên, yêu quí thực vật, vận dụng kiến thức góp phần thụ phấn cho cây.
II.Phương tiện và thiết bị dạy học:
-GV: Dụng cụ thí nghiệm thụ phấn cho hoa, cây ngô có hoa; hoa phi lao.
-HS: Ôn lại kiến thức cũ +soạn bài.
III.Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động GV
Hoạt đông HS
 Nội dung
1.Ổn định lớp (1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ (5 phút)
?Thụ phấn là gì? Thế nào là hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn?Hoa giao phấn khác hoa tự thụ phấn ở điểm nào?
?Nêu đặc điểm của hoa tự thụ phấn nhờ sâu bọ?
3.Bài mới: GTB (2 phút)
Thế nào là thụ phấn? Hoa tự thụ phấn khác hoa giao phấn ở điểm nào? Vậy hoa phi lao, hoa ngô thụ phấn nhờ yếu tố nào? chúng ta cùng tìm hiểu nội dung tiếp theo của bài thụ phấn.
*Hoạt động 1:Tìm hiểu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió.(15 phút)
-Cho học sinh tìm hiểu thông tin SGK.
-Sử dụng hình 30.3 và 30.4, yêu cầu HS quan sát kết hợp mẫu vật thật.
?Nêu nhận xét về hoa đực, hoa cái ở cây ngô?
?Vị trí của hoa ngô có tác dụng gì trong cách thụ phấn nhờ gió?
-Quan sát hình 30.3 và 30.4 ta thấy hoa của chúng thường có những đặc điểm sau:
-Hoa thường tập trung ở ngọn cây.
-Bao hoa thường tiêu giảm.
-Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng.
-Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhe
Đầu hoặc vòi nhụy dài có nhiều lông.
?Những đặc điểm đó có lợi gì cho sự thụ phấn nhờ gió?
?Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió?
-GV nhận xét và bổ sung.
Chuyển ý sang phần 2
*Hoạt động 2:Tìm hiểu những ứng dụng thực tế về thụ phấn (15 phút).
-GV: cho học sinh đọc thông tin sgk.
-Yêu cầu HS quan sát hình 30.3 kết hợp dụng cụ thực hành.
-GV hướng dẫn cách thụ phấn cho ngô bí.
?Sự thụ phấn như trên nhờ yếu tố gì?
?Khi nào con người cần thụ phấn cho hoa?
?Hoa có những cách thụ phấn nào?
?Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn?
?Con người tham gia thụ phấn cho hoa nhằm mục đích gì?
-Gv nhận xét và chốt lại
-Liên hệ thực tế.
àHS trả lời nội dung bài học.
àTìm hiểu phần 3.
-Quan sát hình 30.3 và 30.4.
àHoa đực ở trên dể tung hạt phấn.
-Thảo luận nhóm (3 phút)
àGiúp hoa thụ phấn dễ dàng.
àTrả lời
àTìm hiểu sang phần 2
-Đọc thông tin sgk.
-Quan sát hình.
àNhờ người.
àKhi thụ phấn tự nhiên gặp khó khăn.
àThụ phấn nhờ gió, sâu bọ, nhờ người, nhờ nước.
àCon người nuôi Ong, trực tiếp thụ phấn cho hoa.
àTăng cường sản lượng qảu và hạt (sản phẩm tốt và năng lượng cao)
3.Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió
Những cây thụ phấn nhờ gió thường có đặc điểm:
-Hoa thường tập trung ở ngọn cây.
-Bao hoa thường tiêu giảm.
-Chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng.
-Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhe
Đầu hoặc vòi nhụy dài có nhiều lông.
4.Ứng dụng kiến thức về thụ phấn.
-Con người có thể chủ động giúp cho hoa giao phấn làm tăng sản lượng quả và hạt.
-Tạo được những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao.
4.Củng cố:(5 phút)
 ?Hoa thụ phấn nhờ gió có những đặc điểm gì? những đặc điểm đó có lợi gì cho thụ phấn?
 ?Trong những trường hợp nào thì thụ phấn nhờ người là cần thiết? cho ví dụ?
 ?Nuôi ong trong vườn cây ăn quả có lợi gì?
 -Cho HS làm bài tập trang 102 SGK.
5.Dặn dò: (2 phút)
 -Học bài, đọc phần em có biết.
 -Xem và saon bài trước bài ở nhà nài tiếp theo.
Tuần:	Ngày soạn:
Tiết: 40 	Ngày dạy:
 Bài 31: THỤ TINH, KẾT QUẢ VÀ TẠO HẠT	
I.Mục tiêu:
.Kiến thức:
-HS được thụ tinh là gì? phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thu tinh.
-Nhận biết dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính.
-Xác định sự biến đổi các bộ phận của hoa thành quả và hạt sau khi thụ tinh.
2.Kỹ năng: Rèn luyệ kỹ năng quan sát, nhận biết, vận dụng kiến thức để giải thích hiện tượng đời sống.
3.Thái độ:Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ câ xanh, trồng cây xanh.	
II.Chuẩn bị:
-GV: Hình 31.1.
-HS: Ôn lại kiến thức cũ.
III.Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
1.Ồn định lớp(1 phút)
2.Kiểm tra bài cũ (5 phút)
-Trình bày các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ gió?
-Nêu những ứng dụng kiến thức về thụ phấn?
GV nhận xét và cho điểm
3.Bài mới: Giới thiệu bài (2 phút)
Tiếp theo sự thụ phấn là hiện tượng thụ tinh để dẫn đến kết hạt. Vậy sự thụ tinh, kết hạt và tạo quả diễn ra như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động 1:Tìm hiểu về sự nảy mầm cuả hạt phấn (10 phút)
-Treo tranh 31.1.
?Nêu hiện tượng nảy mầm của hạt phấn?
?Khi nào hạt phấn mới nảy mầm?
-GV: kết luận.
-Hạt phấn hút chất nhầy trương lên nảy mầm thành ống phấn.
-Ống phấn xuyên qua đấu nhụy và vói nhụy vào trong bầu.
Hoạt động 2:Tìm hiểu về hiện tượng thụ tinh(10 phút)
-Gv: Gọi học sinh đọc thông tin sgk.
?Sau khi thụ phấn ở hoa xảy ra có hiện tượng gì?
?Sự thụ tinh xảy ra tại phần nào của hoa?
?Quan sát hình và cho biết khi nào sự thụ tinh mới xảy ra?
?Tế bào sinh dục đực kết hợp với tế bào sinh dục cái tạo thành tế bào mới gọi là gì?
GV: hiện tượng xảy ra như trên gọi là hiện tượng thụ tinh.
?Thụ tinh là gì?
?Vì sao nói sự thụ tinh là dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính?
-Nhận xét và bổ sung.
-Chuyển ý sang phần 3.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về sự kết hạt và tạo quả(10 phút)
-Gv: Gọi học sinh đọc thông tin sgk.
-Cho học sinh làm việc nhóm với nội dung sau:
?Hạt do bộ phận nào của hoa tạo thành?
?Noãn sau khi thụ tinh sẽ hình thành những bộ phận nào của hạt?
?Quả do bộ phận nào của hoa tạo thành?
-GV: kết luận.
Hợp tửàphôi
Noãnàhạt chứa phôi.
Bầu àQuả chứa hạt.
-Từ quả chỉ một bộ phận của cây do phần bầu của hoa phát triển thành. Những quả đó gọi là quả thật như quả táo, quả cà chua, quả dâu
Phần ăn được của quả ở cây như quả lê do bầu phát triển thành. Nhưng phần ăn không được của quả không do bầu nhụy phát triển thành gọi là “ quả giả’’ phần ăn được do tế bào phát triển thành (sang bài 32)
àTrả lời nội dung bài học.
àTìm hiểu phầ ... m thực vật (A)
Đặc điểm (B)
Trả lời
1.Các ngành tảo.
2.Ngành rêu.
3.Ngành dương xỉ.
4.Ngành Hạt Trần
5.Ngành Hạt kín
a.thân không phân nhánh, rễ giả, lá nhỏ chưa có gân giữa, sống ở cạn, thường là nơi ẩm ướt có bào tử.
b.Đã có rễ, thân lá, có nón, hạt hở ( hạt nằm trên lá noãn) sống ở cạn là yếu.
c.Có rễ, thân, lá, chưa có mạch dẫn.
d.Có thân, rễ, lá thật, đa dạng, sống ở cạn là chủ yếu. có hoa quả.Hạt nằm trong quả.
e.Đã có thân, rễ, lá. Sống ở cạn là chủ yếu. bào tử nảy mầm thành nguyên tản.
f.Chưa có rễ, thân, lá, sống ở cạn là chủ yếu.
1+
2+
3 +
4+.
5+.
Câu 3: hiện tượng thụ phấn là gì ?
a.hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
b.Hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó.
c.hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa khác.
d.Hạt phấn nằm xuyên qua đầu nhụy.
Câu 4: các vi khuẩn sống trong đất có vai trò nông nghiệp vì:
a.Có khả năng phân hủy chất hữu cơ thành các muối khoáng cung cấp cho cây.
b.Một số cộng sinh với rễ cây họ đậu tạo thành các nốt sần có khả năng cố định đạm.
c. Cả a, b đúng.
d.làm cho đất tơi xốp, màu mỡ.
àcâu b
àCâu c.
Hoạt động 2: dặn dò
-Xem lại nội dung bài tập.
-Chuẩn bị tiết sau thực hành củng cố
Tuần 	Ngày soạn:
Tiết: 69	Ngày dạy:
THỰC HÀNH CỦNG CỐ
I.Mục tiêu:
-Củng cố lại kiến thức ở chương VII.
-Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá, nhận biết kiến thức.
-Thái độ: Giáo dục học sinh có thái độ tích cực trong học tập.
II.Chuẩn bị:
 -GV: Soạn câu hỏi bài tập.
 -HS: Ôn lại kiến thức cũ.
III.Tiến trình tiết dạy.
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định lớp 
2.Kiểm tra bài cũ 
3.Bài mới: Giới thiệu bài
*Hoạt động 1:Ôn lại các bài tập chương VII.
?Dựa vào đặc điểm nào để phân biệt quả khô và quả thịt ? hãy kể tên ba loại quả khô và ba loại quả thịt có ở địa phương em ?
?Hãy kể tên ba loại quả mọng và ba loại quả hạch có ở địa phương em ?
?Vì sao người ta phải thu hoạch đỗ xanh và đỗ đen trước khi quả chín khô ?
?Vì sao người ta chỉ giữ lại làm giống các hạt to, chắc, mẩy không bị sứt sẹo và không bị sâu, bệnh ?
?Kể tên những quả và hạt có thể tự phát tán mà em biết ?
?Những điều kiện bên ngoài và bên trong nào cần cho hạt nảy mầm ?
?Cây có hoa có những loại cơ quan nào ?chúng có chức năng gì ?
?Các cây sống môi trường nước thường có những đặc điểm hình thái như thế nào ?
?Các cây sống trong môi trường đặc biệt (sa mạc, đầm lầy) có những đặc điểm gì ?cho ví dụ ?
?Nêu một vài ví dụ về sự thích nghi của các cây ở cạn với môi trường ?
-Nhận xét.
Hoạt động 2: Dặn dò:
-về nhà các em làm trước các câu hỏi bài tập ở chương sgk
-Tiết sau tiếp tục thực hành.
àDựa vào đặc điểm:
+ Quả khô: khi chín thì vỏ khô, khô, cứng mỏng.
Ví dụ: Quả đậu, quả nổ
+ Quả thịt: khi chín thì mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt.
Ví dụ: quả cà chua, quả chuối, quả đu đủ.
àQuả hạch: quả táo, quả mơ, quả xoài.
àQuả mọng: quả hồng, quả nho, quả chanh.
àVì các loại quả này khi chín thì tự bốc vỏ, hạt rơi ra ngoài. Vì vậy người ta phải thu hoạch trước.
àHạt to, mẩy, chắc: sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và có bộ phận phôi khỏe.
àhạt không sứt sẹo: các bộ phận như vỏ, phôi và chất dinh dưỡng dự trữ còn nguyên vẹn mới đảm bảo cho hạt nảy mầm thành cây con phát triển bình thường chất dự trữ cung cấp cho phôi phát triển thành cây con, hạt mới nảy mầm được.
àHạt không bị sâu bệnh sẽ tránh được những yếu tố gây hại cho cây con khi mới hình thành
àQuả cải, quả chi chi, chim ăn hạt thông
àchất lượng của hạt.
-Đủ nước, không khí, độ ẩm và nhiệt độ thích hợp
àHoa, quả, hạt, thân, rễ, lá.
àChức năng: Lá chế tạo chất hữu cơ để nuôi cây.
Hoa, quả, hạt là cơ quan sinh sản.
Rễ thân, lá là cơ quan dinh dưỡng 
àThân phình to, phiến lá to. 
àCây có rễ dài: ví dụ cỏ có rễ dài.
Cây xương rồng :Thân mọng nước.
Cây đước: với rễ chống 
àCác cây sống trên cạn luôn phụ thuộc vào các yếu tố: nguồn nước, sự thay đổi khí hậu ( nhiệt đô, ánh sáng, gió, mưa..) loại đất khác nhau. 
Tuần: 	 Ngày soạn:
Tiết: 70	 Ngày dạy:
THỰC HÀNH CỦNG CỐ (tt)
I.Mục tiêu:
 -Củng cố lại kiến thức ở chương VIII.
 -Rèn luyện kỹ năng phân tích,đánh giá, tổng hợp kiến thức.
 -Thái độ: giáo dục học sinh có thái độ tích cực trong học tập, lòng yêu thích bộ môn.
II.Chuẩn bị:
 -GV: soạn câu hỏi bài tập.
 -HS: Ôn lại kiến thức cũ.
III.Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định lớp 
2.Kiểm tra bài cũ.
3.Bài mới: Giới thiệu bài.
*Hoạt động 1: Ôn lại kiến cơ bản ở chương
?Nêu đặc điểm của tảo xoắn và rong mơ ? giữa chúng có những điểm gì khác nhau và điểm gì giống nhau ?
?Sau khi tìm hiểu một vài tảo, em có nhận xét gì về tảo nói chung ?( phân bố, cấu tạo )
?cấu tạo của cây rêu đơn giản như thế nào ?
?So sánh với cây có hoa, rêu có gì khác ?
?Nêu vai trò của rêu ?
?Sưu tầm các loại dương xỉ gặp ở địa phương. Nhận xét về đặc điểm chung của chúng ? làm thế nào để nhận biết một cây thuộc Dương xỉ ?
?Cơ quan sinh sản của thông là gì ?
?Cho biết cơ quan sinh sản của thông là gì?
?Nêu giá của cây hạt trần ?
?Đặc điểm chung của thực vật Hạt Kín ?
?Kể tên những ngành thực vật đã học và nêu đặc điểm chính của mỗi ngành ?
?Thực vật ở cạn xuất hiện trong điều kiện nào ? cơ thể chúng có gì khác so với thực vật ở nước ?
?Tại sao lại có cây trồng ? nguồn gốc của nó từ đâu ?
*Hoạt động2: Dặn dò:
-Về nhà ôn lại kiến thức ở chương IX để tiết sau thực hành.
àLàm việc theo nhóm.
àTảo xoắn: cơ thể có một tế bào có cấu tạo đơn giản và có nhân
 Rong mơ: cơ thể đa bào, cấu tạo đơn giản, chưa có rễ, thân, lá thật sự, có thể màu ngoài màu lục rong mơ còn có màu phụ là màu nâu.
Điểm khác nhau: tảo sống ở nước ngọt, cơ thể đơn bào; rong mơ sống ở biển, cơ thể đa bào.
àTảo phân bố ở nước mặn, nước ngọt
Cấu tạo:đơn giản, có màu khác nhau và luôn có chất diệp lục, hầu hết sống ở nước
àRêu là những thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo vẫn đơn giản.
Thân ngắn, không phân cành, chưa có hao.
Lá nhỏ, mỏng.
Rễ giả có khả năng hút nước, chưa có mạch dẫn.
àCây có hoa: có rễ , thân, lá thật sự.
Thân phân nhánh, có mạch dẫn.
Cây rêu: rễ giả, chưa có hoa, không có mạch dẫn
àRêu sống được chỗ đất nghèo chất dinh dưỡng chỉ cần đủ độ ẩm. Rêu góp phần tạo thành chất mùn
-Rêu mọc ở đầm lầy khi chết tạo thành lớp than bùn dùng làm phân bón.
-Rêu là thực vật sống trên cạn đầu tiên.
àCây rau bợ, cây lông culi.
àLá non cuộn tròn ở đầu.
-Lá già có cuống dài.
-Sinh sản bằng bào tử.
Nhờ các đặc điểm trên người ta nhận biết chúng thuộc Dương xỉ.
àCó rễ, thân, lá thật. 
 Có mạch dẫn.
 Thân gỗ, thân phân nhánh tạo thành tán cây.
à(nón): nón đực và nón cái. 
àcho gỗ tốt và thơm, trồng làm cảnh vì có dáng đẹp 
àHạt kín là nhóm thực vật có hoa. Chúng có một số đặc điểm chung như sau:
Cơ quan sinh dưỡng phát triển đa dạng ( rễ cọc, rễ chùm, thân gỗ, thân cỏ, lá đơn, lá kép..) trong thân có mạch dẫ phát triển.
Có hoa, quả. Hạt nằm trong quả ( trước đó là noãn nằm trong bầu) là một ưu thế của cây Hạt kín, vì nó được bảo vệ tốt hơn. Hoa và quả có rất nhiều dạng khác nhau.
àNgành tảo, ngành rêu, ngành Dương Xỉ, ngành Hạt trần, ngành Hạt Kín. 
àGiới thực vật xuất hiện dần dần từ những dạng đơn giản nhất đến những dạng phức tạp nhất, thể hiện sự phát triển, trong quá trình này, ta thấy rõ thực vật và điều kiện sống bên ngoài liên quan mật thiết với nhau: khi điều kiện sống thay đổi thì những thực vật nào không thích nghi được sẽ bị đào thải và thay thế bởi những dạng thích nghi hoàn hảo hơn và do đó tiến hóa hơn
àTừ xưa con người chưa biết trồng cây chỉ thu nhặt quả, hạt, củ của cây cối mọc dại, về sau do nhu cầu cuộc sống người ta phải giữ lại giống của những cây này để làm giống gieo trồng cho mùa sau nên mới có cây trồng 
àcây trồng bắt nguồn từ cây dại. 
Tuần: 	Ngày soạn:
Tiết: 71	Ngày dạy:
THỰC HÀNH CỦNG CỐ (tt)
I.Mục tiêu:
 -Củng cố lại kiến thức đã học ở chương IX.
 -Rèn luyện kỹ năng phân tích, tổng hợp, phát hiện kiến thức 
 -Giáo dục học sinh có thức học tập tích cực, lòng yêu thích bộ môn.
II.Chuẩn bị:
 -GV: soạn câu hỏi bài tập.
 -HS: Ôn lại kiến thức cũ
III.Tiến trình tiết dạy
Hoạt động GV
Hoạt động HS
1.Ổn định lớp
2.Kiểm tra bài cũ
3.Bài mới: giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Ôn lại kiến thức cơ bản ở chương IX
?Nhờ đâu thực vật có khả năng điều hòa lượng khí oxi và cacbonic trong không khí ? điều này có ý nghĩa gì ?
?Thực vật có vai trò gì đối với việc điều hòa khí hậu ?
?Tại sao người ta lại nói rừng cây như một lá phổi xanh của con người ?
?Vì sao phải tích cực trồng cây gây rừng ?
?Thực vật có vai trò gì đối với nguồn nước?
?vai trò của rừng trong việc hạn chế lũ lụt, hạn hán như thế nào ?
?Thực vật có vai trò gì đối với động vật ?
?Kể tên một số loài động vật ăn thực vật ?
?Con người sử dụng thực vật để phục vụ đời sống hằng ngày của mình như thế nào ? cho một vài ví dụ ?
?Hút thuốc lá và thuốc phiện có hại như thế nào ?
?Nguyên nhân gì khiến cho đa dạng thực vật ở việt nam bị giảm sút ?
?cần phải làm gì để bảo vệ đa dạng thực vật ở Việt Nam ?
Hoạt động 2: Dặn dò:
-Về nhà học bài, xem lại kiến thức đã học để chuẩn bị ôn tập thi học kì 2.
àNhờ quá trình quang hợp của thực vật đã hút khí cacbonic và nhã khí oxi.
Ý nghĩa: làm trong sạch không khí.
àNhờ tác dụng cản bớt ánh sáng và tốc độ gió, thực vật có vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu tăng lượng mưa của khu vực.
àVì ngăn bụi diệt vi khuẩn, giảm ô nhiễm môi trường.
àVì trồng nhiều cây xanh góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, làm trong sạch môi trường không khí, điều hòa khí hậu
àBảo vệ nguồn nước ngầm.
àỞ những nơi không có rừng, sau khi mưa lớn đất bị xói mòn theo nước mưa trôi xuống làm lấp lòng sông suối; nước không thoát kịp, tràn lên các vùng thấp, gây ngập lụt; mặt khác tại nơi đó đất không giữ được nước gây ra hạn hán.
àThực vật cung cấp oxi và thức ăn cho động vật.
Thực vật cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật.
àGà, trâu, bò, hươu,..
àxây dựng nhà cửa, làm đồ đạc trong gia đình, cung cấp lương thực, thực phẩm
Ví dụ: lúa, khoai, ngô, sắn..
Ví dụ: cây sao, bạch đàn, thông, ..dùng làm gỗ.
àHút thuốc lá gây ung thư phổi.
àThuốc phiện: gây nghiện, có hại đến sức khỏe gây hậu quả xấu cho bản thân, gia đình và xã hội.
àNguyên nhân: nhiều loài cây có giá trị kinh tế bị khai thác bừa bãi, cùng với sự tàn phá tràn lan các khu rừng để phục vụ cho nhu cầu đời sống.
àCần thực hiện các biện pháp sau:
-Ngăn chặn phá rừng để bảo vệ môi trường sống của thực vật.
-Hạn chế khai thác bừa bãi các loài thực vật quí hiếm .
-Xây dựng các vườn thực vật, vườn quốc gia.
-Cấm buôn bán, xuất khẩu các loài quí hiếm.
-Tuyên truyền giáo dục rộng rãi trong nhân dân để cùng tham gia bảo vệ rừng.

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN(2).doc