Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 6 - Tiết 12 - Bài 12 : Biến dạng của rễ

Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 6 - Tiết 12 - Bài 12 : Biến dạng của rễ

I. Mục tiêu bài học:

 - Hs phân biệt được 4 loại rễ biến dạng: rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút

 - Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hp với chức năng của chúng.

 - Có khả năng vậng dụng , nhận dạng 1 số loại rễ biến dạng đơn giản thường gặp.

 - Giải thích được vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi ra hoa

 - Biết quan sát so sánh, phân tích mẫu, thảo luận.

 - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ tranh 1 số loại rễ biến dạng

- Mỗi nhóm chuẩn bi: khoai mì, cà rốt, trầu.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 914Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án lớp 6 môn học Sinh học - Tuần 6 - Tiết 12 - Bài 12 : Biến dạng của rễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 6
 Tiết 12	 Bài 12 : BIẾN DẠNG CỦA RỄ
I. Mục tiêu bài học:
 - Hs phân biệt được 4 loại rễ biến dạng: rễ củ, rễ móc, rễ thở, giác mút
 - Hiểu được đặc điểm của từng loại rễ biến dạng phù hp với chức năng của chúng.
 - Có khả năng vậng dụng , nhận dạng 1 số loại rễ biến dạng đơn giản thường gặp.
 - Giải thích được vì sao phải thu hoạch các cây có rễ củ trước khi ra hoa
 - Biết quan sát so sánh, phân tích mẫu, thảo luận.
 - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ tranh 1 số loại rễ biến dạng
- Mỗi nhóm chuẩn bi: khoai mì, cà rốt, trầu.
III. Hoạt động dạy học: 
 1. Ổ n định
 2. Kiểm tra bài cũ: ( 5 phút)
 	- Bộ phận nào của rễ có chức năng chủ yếu hấp thụ nước và muối khoáng hòa tan?
 	- Vì sao bộ rễ cây thường ăn sâu, lan rộng, số lượng rễ con nhiều.
3. Mở bài: ( 1 phút) Trong thực tế rễ không chỉ có chức năng hút nước, muối khoáng hòa tan mà 
có 1 số cây rễ còn có chức năng khác nhau nên hình dạng cấu tạo của chúng biến đổi làm rễ biến 
dạng. Vậy có những loại rễ biến dạng nào ? chúng có chức năng gì?
 4. Bài mới
 * HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI CỦA RỄ BIẾN DẠNG ( 15 PHÚT)
- Mục tiêu: thấy được các hình thái của rễ biến dạng
HĐGV
HĐHS
- Gv yêu cầu hs đọc thông tin và hoạt động theo nhóm. Đặt mẫu lên bàn quan sát phân chia rễ thành nhóm.
- Riêng đối với rễ thở, hs sử dụng tranh ảnh trong sgk, gv cung cấp môi trường sống của cây bần mắm, bụt mọc là nơi ngập mặn.
- Gv yêu cầu hs tự sữa chữa, nhận xét bổ sung.
- Đọc sách và xếp mẫu vật trên bàn cùng quan sát.
- Dựa vào hình thái, màu sắc và cách mọc để phân chia rễ vào từng nhóm nhỏ, chức năng của chúng.
- Hs chia: rễ dưới mặt đất, rễ mọc trên thân cây hay bám vào tường, rễ mọc ngược lên mặt đất.
* HOẠT ĐỘNG 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA RỄ BIẾN DẠNG(18 PHÚT)
-Mục tiêu: thấy được các dạng chức năng của rễ biến dạng
HĐGV
HĐHS
- Gv yêu cầu hs hoạt động cá nhân
- Gv treo bảng để hs tự sữa yêu cầu hs hoàn thành bài tập trang 41
- Gv cần củng cố lại bài bằng 1 số câu hỏi;
 + Có mấy loại rễ biến dạng?
 + Chức năng của rễ biến dạng đối với cây là gì?
 - Gv yêu cầu hs rút ra kết luận chung.
- Hs hoàn thành bảng trên và đặc điểm các loại rễ biến dạng vào cở bài tập.
- Hs so sánh với phần nội dung ở mục 1 để sữa chữa những chổ chưa đúng về các loại rễ , tên cây.
- Hs trả lời cá nhân
+ Có 4 loại
- Các hs khác hs bổ sung nhận xét.
 * TIỂU KẾT: CÁC LOẠI RỄ BIẾN DẠNG
TÊN RỄ
TÊN CÂY
ĐẶC ĐIỂM CỦA RỄ BIẾN DẠNG
CHỨC NĂNG ĐỐI VỚI CÂY
1. Rễ củ
- Cải củ, cà rốt
- Rễ phình to
- Chứa chất dự trữ cho cây khi ra hoa tạo quả.
2. Rễ móc
- Trầu không, hồ tiêu, vạn thiên thanh
- Rễ phụ mọc từ thân và cành trên mặt đất móc vào trụ bám.
- Giúp cây leo lên.
3. Rễ thở
- Bụt mọc , mắm , bần
- Sống trong điều kiện thiếu không khí, rễ mọc ngược lên mặt đất.
- Lấy không khí cung cấp cho các phần rễ phía dưới.
4. Giác mút
- Tơ hồng, tầm gởi
- Rễ biến đổi thành giác mút đâm vào thân hoặc cành của cây khác.
- Lấy thức ăn từ cây chủ.
5/ Kiểm tra đánh giá: 4 phút
 Hãy khoanh tròn câu trả lời đúng:
 	 (A) Rễ cây hồ tiêu, vạn thiên thanh, trầu không là rễ móc.
 B. Rễ cải củ, su hào, khoai tây là rễ cu.û
(C) Rễ cây mắm , bần, bt mọc là rễ thở.
(D) Dây tơ hồng , tầm gởi là rễ giác mút.
- Có mấy loại rễ biến dạng?
- Chức năng của từng loại rễ?
6. Dặn dò: ( 2 phút) 
 - Học bài, làm bài tập cuối bài.
 - Đem 1 số cây râm bụt , bí đỏ, tơ hồng.
 - Soạn bài chú ý cấu tạo của thân.
	 - Thân gồm những bộ phận nào?
	- Có thể chia thân thành mấy loại?
	- Sự khác nhau giữ chồi hoa và chồi lá?
 ----------oOo----------

Tài liệu đính kèm:

  • doctiet 12.doc