Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 33, tiết 34

Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 33, tiết 34

Mục tiêu:

1.1/ Kiến thức:

Kiểm tra sự nắm bắt kiến thức và sự hiểu biết của học sinh về :Lá

- Đặc điểm bên ngoài của lá- Quang hợp - Phần lớn nước vào cây đi đâu?

 -Qua kiểm tra, phân luồng học sinh, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp.

1.2/ Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức

- Kĩ năng làm bài theo phương pháp trắc nghiệm.

1.3/ Thái độ: Nghiêm túc trong kiểm tra.

2/ Trọng tâm:

- Chương IV

3/ Chuẩn bị:

3.1/ Giáo viên:- Hệ thống câu hỏi, đáp án.

3.2/ Học sinh:- Ôn lại tất cả các bài đã học.

 

doc 6 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1034Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 33, tiết 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 33 Tuần 17
Ngày dạy: 	KIỂM TRA HỌC KÌ I
1/ Mục tiêu:
1.1/ Kiến thức:
Kiểm tra sự nắm bắt kiến thức và sự hiểu biết của học sinh về :Lá
- Đặc điểm bên ngoài của lá- Quang hợp - Phần lớn nước vào cây đi đâu?
 -Qua kiểm tra, phân luồng học sinh, tìm biện pháp giảng dạy thích hợp.
1.2/ Kĩ năng:
Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức
Kĩ năng làm bài theo phương pháp trắc nghiệm.
1.3/ Thái độ: Nghiêm túc trong kiểm tra.
2/ Trọng tâm: 
- Chương IV
3/ Chuẩn bị:
3.1/ Giáo viên:- Hệ thống câu hỏi, đáp án.
3.2/ Học sinh:- Ôn lại tất cả các bài đã học.
4/ Tiến trình:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- Kiểm tra sỉ số HS: 	
4.2/ Kiểm tra miệng:
- Không kiểm tra, GV chép đề kiểm tra.
4.3/ Bài mới:
Ma trận:
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng 
Điểm từng câu tương ứng cho các cấp độ nhận thức
Chương IV: Lá
- Đặc điểm bên ngoài của lá
- Quang hợp
I. ( câu 1- câu 3)
II. (câu 1)
0,5 điểm/ 1 câu
3 điểm / 1 câu
Quang hợp
I. ( câu 4- câu 6)
0,5 điểm/ 1 câu
Phần lớn nước vào cây đi đâu?
II. (câu 2)
1 điểm/ 1 câu
Quang hợp
II. (câu 3)
3 điểm/ 1 câu
Tổng 
4 câu
4,5 điểm 
4 câu
4,5 điểm 
1 câu
1 điểm
9 câu
10, 0 điểm
ĐỀ THI SINH HỌC K 6 HKI
ĐÁP ÁN
Nội dung – Đáp án 
Biểu điểm
Nội dung:
A/ TRẮC NGHIỆM: (2đ)
I/ Khoanh tròn ý trả lời đúng trong các câu sau: (3đ)
Câu 1/ Trong các nhóm lá sau, nhóm nào gồm toàn lá có gân song song?
a/ Lá hành, lá nhản, lá bưởi b/ Lá rau muống, lá cải c/ Lá lúa, lá mồng tơi, lá bí đỏ. 
d/ Lá :tre, lúa, cỏ 
Câu 2/ Trong quá trình hô hấp cây nhả ra khí:
a/ Oxi. b/ Cacbonic. c/ Cả oxi và cacbonic. d/ Oxi hoặc cacbonic.
Câu 3/. Chất mà lá cây chế tạo được khi có ánh sáng:
a/ Khí oxi. b/ Khí CO2 c/ Tinh bột. d/ Khí oxi và tinh bột. 
Câu 4/ Trong các nhóm lá sau nhóm nào toàn là lá đơn :
a. b. Lá ổi, lá dâu, lá mít. b.Lá dâm bụt, lá phượng, lá dâu. 
 c. Lá trúc đào, lá hoa hồng, lá lốt. d. Lá hoa hồng, lá phượng, lá khế.
II.Ghép nội dung cột A phù hợp cột B (1đ). 
Các kiểu xếp lá trên cây (A)
Đặc điểm
1. Mọc cách
2. Mọc vòng 
3.Mọc đối
a. Lá mọc thành vòng xung quanh thân hay cành .
b. Từng đôi lá mọc đối xứng nhau.
c. Lá xếp so le với nhau.
d. L á cĩ một cuống.
B/ TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1/ (3đ) Quang hợp là gì? Hãy viết phương trình quang hợp ?
Câu 2/ Tại sao khi nuôi cá trong bể kính, người ta thường thả thêm vào bể các loại rong? (1đ)
Câu 3/ (3đ)
Tại sao khi đánh (bứng) cây đi trồng ở nơi khác người ta phải chọn ngày râm mát và tỉa bớt lá hoặc cắt ngắn ngọn ?
ĐÁP ÁN
A/ TRẮC NGHIỆM: (3đ)
I/ Khoanh tròn ý trả lời đúng trong các câu sau: 
- Mỗi câu 0, 5 đ
Câu: 1/ d; 2/ b; 3/ c; 4/ a.
II.Ghép nội dung cột A phù hợp cột B (1đ). 
1/ c 
 2/a 
3/b
B/ TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1/ (3đ) - Là quá trình lá cây nhờ có chất diệp lục, sữ dụng nước, khí CO2, và năng lượng ánh sáng mặt trời chế tạo ra tinh bột và nhả khí oxi. 
- Sơ đồ tóm tắt:
H2O + CO2 -> tinh bột + O2 
Câu 2/ (1đ) Vì trong quá trình chế tạo tinh bột, cây rong đã nhả khí oxi
 hoà tan trong nước của bể, tạo điều kiện cho cá thở tốt hơn.
Câu 3/ (3đ) 
- Nhằm mục đích làm giảm sự thoát hơi nước qua lá khi cây chưa bén rễ.
 - Khi bứng cây, bộ rễ bị tổn thương nên lúc mới trồng rễ chưa thể hút nước để bù vào lượng nước đã mất qua lá. 
 - Lúc đó nếu để nhiều lá, cây bị mất quá nhiều nước có thể héo rồi chết. 
A/ TRẮC NGHIỆM: (3đ)
I/ Khoanh tròn ý trả lời đúng trong các câu: (2đ)
- Mỗi câu 0, 5 đ
Câu: 1/ d; 2/ b; 3/ a; 4/ a.
II.Ghép nội dung cột A phù hợp cột B (1đ). 
(0,25đ)
(0,5đ)
(0,25đ)
B/ TỰ LUẬN: (7đ)
Câu 1/ (3đ) 
(1,5đ)
(1,5đ)
Câu 2/ (1đ)
(0,5đ)
(0,5đ)
Câu 3/ (3đ) 
(1đ) 
(1đ) 
(1đ)
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Thu bài.
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
- Ôn lại bài 4 / SGK/ 13
- Nghiên cứu bài 28, trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoa gồm những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận?
+ Bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu? Vì sao?
5/ Rút kinh nghiệm:
Chương VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH
Mục tiêu:HS:
* Kiến thức:
HS phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận.
Phân biệt được 2 loại hoa: đơn tính và lưỡng tính.
Phát biểu được khái niệm thụ phấn.
Phân biệt được thụ phân và thụ tinh, tìm được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
Trình bày được quá trình thụ tinh kết hạt và tạo quả.
Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tách bộ phận của thực vật.
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
 * Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa.
Có ý thức vận dụng kiến thức vào thực tế
Bài 28 Tiết: 34
Tuần: 18
Ngày dạy:	 
Bài 28: CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA
1/ Mục tiêu:
1.1/ Kiến thức:
Phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận.
Phân biệt được sinh sản hữu tính có tính đực và cái khác với sinh sản sinh dưỡng.
Giải thích được vì sao nhị và nhuỵ là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
1.2/ Kĩ năng:
Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tách bộ phận của thực vật.
Kĩ năng hoạt động nhóm.
1.3/ Thái độ:
Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa.
2/ Trọng tâm:
Các đặc điểm cấu toạ và chức năng các bộ phận chính của hoa.
Tìm được bộ phận có chức năng sinh sản chủ yếu hoa và giải thích. 
3/ Chuẩn bị:
1.3/ Giáo viên:
Mô hình cấu tạo hoa, tranh vẽ hình 28.1-28.3. Kính lúp.
Phiếu học tập.
1.3/ Học sinh:
Nghiên cứu bài 28, trả lời các câu hỏi sau:
+ Hoa gồm những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận?
+ Bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu? Vì sao?
4/ Tiến trình:
4.1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
- Kiểm tra sỉ số HS: 	
4.2/ Kiểm tra miệng:
- GV:Kể tên một vài cây có hoa? Cho biết đặc điểm nhận biết cây có hoa?(10đ) 
- HS: Cây: bưởi, mít , mai, dâm bụt (5đ) 
- HS: Cơ quan sinh sản là: Hoa, Quả, Hạt. (5đ)
4.3/ Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
HĐ1: Vào bài: - Hoa là cơ quan sinh sản củ cây. Vậy hoa có cấu tạo phù hợp với chức năng sinh sản như thế nào?
HĐ2: Các bộ phận của hoa.
* Mục tiêu: Phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận.
* Phương pháp: Thực hành, Trực quan. Hợp tác trong nhóm nhỏ, Vấn đáp.
- GV yêu cầu HS quan sát hoa thật, xác định các bộ phận của hoa về vị trí, đặc điểm, chức năng.
- HS quan sát hoa, xác định các bộ phận.
- GV: yêu cầu HS làm việc theo nhóm: tách hoa ra quan sát các đặc điểm về: số lượng, màu sắc, nhị, nhuỵDùng kính lúp quan sát bao phấn đã giầm nhẹ và trả lời các câu hỏi:
+ Nhị hoa gồm những phần nào? Hạt phấn nằm ở đâu?
+ Dùnng dao lam cắt ngang nhuỵ hoa, dùng kính lúp quan sát, trả lời câu hỏi: nhuỵ gồm những phần nào? Noãn nằm ở đâu?
- HS tiến hành thảo luận theo yêu cầu của GV, trả lời câu hỏi
- GV yêu cầu đại diện 1 nhóm trình bày 1 câu hỏi, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung, rồi rút ra kết luận.
- GV yêu cầu 1 HS lên mô tả trên mô hình các bộ phận chính của hoa.
- HS mô tả, HS khác nhận xét.
- GV: Phân biệt được sinh sản hữu tính có tính đực và cái khác với sinh sản sinh dưỡng. Hoa là cơ quan mang yếu tố đực và cái tham gia vào sinh sản hữu tính. 
HĐ3: Chức năng các bộ phận của hoa.
* Mục tiêu: HS xác định được chức năng của từng bộ phận của hoa: đài, tràng, nhị, nhuỵ.
* Phương pháp: Vấn đáp.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin và hỏi: những bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yếu? Vì sao?
- HS nghiên cứu thông tin, trả lời được: nhị và nhuỵ vì chúng mang hạt phấn và noãn.
- GV: Những bộ phận nào bao bọc nhị và nhuỵ? Chúng có chức năng gì?
- HS: Đài và tràng, chúng có chức năng bảo vệ nhị và nhuỵ.
- GV: Khắc sâu hoa là cơ quan mang yếu tố đực cái tham gia sinh sản hữu tính.
1/ Các bộ phận của hoa.
Hoa là cơ quan sinh sản của cây.
 - Hoa gồm các bộ phận:
 + Bộ phận bảo vệ: (bao hoa) đài, tràng.
 Bộ phận sinh sản: Nhị và nhuỵ
- Nhị hoa gồm chỉ nhị và bao phấn (chứa hạt phấn).
- Nhuỵ gồm: đầu nhuỵ, vòi nhuỵ và bầu nhuỵ (chứa noãn).
2/ Chức năng các bộ phận của hoa.
- Đài, tràng: bảo vệ bộ phận bên trong, thu hút sâu bọ đến lấy mật hoặc phấn hoa.
- Nhị, nhuỵ: sinh sản và duy trì nòi giống.
4.4/ Câu hỏi, bài tập củng cố:
- GV: Hoa gồm những bộ phận nào? Chức năng của từng bộ phận?
- HS: - Hoa gồm các bộ phận: đài, tràng, nhị và nhuỵ.
- Nhị hoa gồm chỉ nhị và bao phấn (chứa hạt phấn).
- Nhuỵ gồm: đầu nhuỵ, vòi nhuỵ và bầu nhuỵ (chứa noãn).
- Đài, tràng: bảo vệ bộ phận bên trong.
- Nhị, nhuỵ: sinh sản và duy trì nòi giống. 
4.5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
- Học bài 28 - Làm bài tập trang 95.
- Nghiên cứu bài 29 hoàn thành bảng sau:
TT
Tên cây
Bộ phận sinh sản chủ yếu
Thuộc nhóm hoa nào
Nhị
Nhuỵ
1
2
3
4
5
6
7
8
5/ Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • dockiem tra hkI CAU TAO VA CHUC NANG CUA HOA.doc