1.Kiến thức:
Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng.
Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng.
2.Kỹ năng
- Rèn luyện cho học sinh kỉ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp
*Kns: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để nhận dạng vật sống và không sống . Kĩ năng phản hồi, lắng nghe, tự tin.
*Hướng nghiệp
Thế giới sinh vật là đối tượng nghiên cứu , sản xuấtcủa nhiều ngành: tế bào học, sinh vật học, nông nghiệp, y học, môi trường sinh thái,. . . . . . và ảnh hưởng của thực vật đối với đời sống con người.
3.Thái độ
- Bước đầu giáo dục cho học sinh biết yêu thương và bảo vệ thực vật
NS: ND: Tuần 1, Tiết 1 Bài 1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG I.Mục tiêu cần đạt: 1.Kiến thức: Phân biệt được vật sống và vật không sống qua nhận biết dấu hiệu từ một số đối tượng. Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống: trao đổi chất, lớn lên, vận động, sinh sản, cảm ứng. 2.Kỹ năng - Rèn luyện cho học sinh kỉ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp *Kns: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để nhận dạng vật sống và không sống . Kĩ năng phản hồi, lắng nghe, tự tin. *Hướng nghiệp Thế giới sinh vật là đối tượng nghiên cứu , sản xuấtcủa nhiều ngành: tế bào học, sinh vật học, nông nghiệp, y học, môi trường sinh thái,. . . . . . và ảnh hưởng của thực vật đối với đời sống con người. 3.Thái độ - Bước đầu giáo dục cho học sinh biết yêu thương và bảo vệ thực vật II.Chuẩn bị của GV và HS: GV: Vật mẫu ( cây đậu, con gà, hòn đá.) Bảng phụ mục 2 SGK HS: Tìm hiểu trước bài III.Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hằng ngày chúng ta tiếp xúc với các loại đồ vật: Cây cối, các con vật khác nhau. Đó là giới vật xung quanh chúng ta, chúng boa gồm vật sống và vật không sống. Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1: GV yêu cầu hs quan sát môi trường xung quanh và cho biết: ? Hãy nêu tên 1 số cây cối, con vật đồ vật mà em biết. GV chọn ra mỗi loại 1 đồ vật cho hs thảo luận (Cây đậu, con gà, hòn đá) GV chia nhóm, mỗi nhóm cử nhóm trưởng, thư kí, giao nhiệm vụ cho từng nhóm, nhóm trưởng điều hành. ? Cây đậu, con gà cần điều kiện sống gì. ?Hòn đá có cần điều kiện giống 2 loại trên không. ? Qua thảo luận em rút ra đặc điểm giống nhau và khác nhau giữa vật sống và vật không sống. Các nhóm thảo luận - Đại diện nhóm trả lời GV nhận xét, kết luận Kns: tìm kiếm xử lí thông tin, phản hồi, lắng nghe HN: nghề nghiên cứu sinh vật học, di truyền, HĐ 2: GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thông tin mục 2, các nhóm hoàn thành lệnh sau mục 2 rồi điền vào phiếu học tập HS đại diện các nhóm báo cáo kêt quả, bổ sung, gv nhận xét, kết luận. ? Qua kết quả bảng phụ trên hãy cho biết cơ thể sống có đặc điểm gì chung. HS trả lời, GV kết luận Kns: Phản hồi, lắng nghe, tự tin phát biểu ý kiến 1, Nhận dạng vật sống và vật không sống. * Vật sống thì lớn lên và sinh sản * Vật không sống thì không lớn lên 2.Đặc điểm của cơ thể sống. (Bảng phụ kẻ sẵn ở giấy rôky) - Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng: + Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy chất cần thiết và loại bỏ chất thải) để tồn tại. + Lớn lên và sinh sản IV.Củng cố- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: 1, Chọn câu đúng trong các câu dưới đây tương ứng với cơ thể sống: A, Đất B, Cây cảnh C, Cát D, Nam châm Đáp án B 2, Cơ thể sống có đặc điểm gì? Học bài và làm bài tập 2 SGK Xem trước bài mới Tuần 1,Tiết 2 Bài 2 NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC NS: ND: I.Mục tiêu cần đạt: Kiến thức: Nêu được các nhiệm vụ của Sinh học nói chung và của Thực vật học nói riêng Kỹ năng - Rèn luyện cho học sinh kỉ năng quan sát, phân tích, tổng hợp. Hướng nghiệp Thế giới sinh vật là đối tượng nghiên cứu , sản xuất của nhiều ngành: tế bào học, sinh vật học, nông nghiệp, y học, môi trường sinh thái,. . . . . . và ảnh hưởng của thực vật đối với đời sống con người. Thái độ - Giáo dục cho học sinh tích cực trong học tập. II.Chuẩn bị của GV và HS: GV: Tranh vẽ quang cảnh tự nhiên, tranh vẽ đại nhiện 4 nhóm thực vật HS: Tìm hiểu trước bài, chuẩn bị phiếu học tập III.Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Giữa vật sống và vật không sống có gì khác nhau? 3. Bài mới: Sinh học là khoa học chuyên nghiên cứu về thế giới sinh vật trong tự nhiên. Có nhiều loại sinh vật khác nhau: ĐV, TV, vi khuẩn và nấm. Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1: -HS thực hiện lệnh mục a SGK, các nhóm thảo kuận, rồi hoàn thành phiếu học tập -GV gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung. -GV nhận xét, kết luận Qua bảng phụ trên em có nhận xét gì về sự đa dạng của giới sinh vật và vảitò của chúng? HS trả lời, gv kết luận Gv yêu cầu hs xem lại bảng phụ, xếp loại riêng những ví dụ thuộc TV, ĐV và cho biết ? Các loại sinh vật thuộc bảng trên chia thành mấy nhóm ? Đó là những nhóm nào ? HS các nhóm thảo luận dựa vào bảng, nội dung thông tin và quan sát hình 2.1SGK, đại diện báo cáo kết quả, GV kết luận HN: nghề nghiên cứu sinh vật học, tế bào, nông nghiệp,. HĐ 2: GV giới thiệu nhiệm vụ chủ yếu của sinh học, các phần mà hoc sinh được học ở THCS. HS đọc thông tin mục 2 SGK, tìm hiểu và cho biết: Nhiệm vụ sinh học là gì ? nhiệm vụ thực vật học là gì ? HS trả lời, bổ sung, gv nhận xét GV: GDMT: Do thực vật có vai trò quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống con người nên chúng ta phải có ý thức sử dụng hợp lí, bảo vệ, phát triển và cải tạo chúng 1. Sinh vật trong tự nhiên. a. Sự đa dạng của thế giới sinh vật: (Bảng phụ ) -Sinh vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, chúng sống ở nhiều môi trường khác nhau, có mối quan hệ mật thiết với nhau và với con người. b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên. Thực vật Động vật * Sinh vật gồm 4 nhóm: Nấm Vkhuẩn. 2, Nhiệm vụ của sinh học. - Nhiệm vụ sinh học: là nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, hoạt động sống,các điều kiện sống của sinh vật, cũng như các mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau và với môi trường. Từ đó biết cách sử dụng hợp lí chúng để phục vụ đời sống của con người - Nhiệm vụ thực vật học: ( SGK ) IV.Củng cố- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: - Kể tên các nhóm sinh vật trong tự nhiên? - Nhiệm vụ của sinh học là gì ? - Học bài, làm bài tập 3 SGK - Xem trước bài mới: chuẩn bị phiếu học tập mục 2 SGK Tuần 2,Tiết 3 Bài 3 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT NS: ND: I.Mục tiêu cần đạt: Kiến thức: Nêu được các đặc điểm của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng Trình bày được vai trò của thực vật và sự đa dạng phong phú của chúng. Kỹ năng - Rèn luyện cho học sinh kỉ năng quan sát, phân tích, tỏng hợp và hoạt động nhóm. Hướng nghiệp Thế giới sinh vật là đối tượng nghiên cứu , sản xuấtcủa nhiều ngành: tế bào học, sinh vật học, nông nghiệp, y học, môi trường sinh thái,. . . . . . và ảnh hưởng của thực vật đối với đời sống con người. Thái độ - Bước đầu giáo dục cho học sinh biết yêu thương thiên nhiên, bằng cách bảo vệ chúng. II.Chuẩn bị của GV và HS: GV: - Tranh hoặc ảnh một số khu rừng, một vườn cây, sa mạc - Đèn chiếu, phim trong(nếu có), bảng phụ HS: Sưu tầm các loại tranh ảnh, báo chí, bìa lịch.về thực vật sống ở các môi trường khác nhau. III.Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Nhiệm vụ của sinh học là gì? Kể tên 3 loại sinh vật có ích,3 loại sinh vật có hại mà em biết ? 3. Bài mới: Thực vật rất đa dạng và phong phú, giữa chúng có đặc điểm gì chung ? Để phân biệt được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này? Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ 1: - GV cho HS quan sát H 3.1-4SGK, GV treo tranh lên bảng cho học sinh quan sát yêu cầu: - Các nhóm thảo luận hoàn thiện lệnh mục 1 SGK - GV yêu cầu các nhóm trình bày kết quả, nhóm khác bổ sung - GV nhận xét, kết luận GV: GDMT: Giáo dục HS ý thức bảo vệ sự đa dạng, phong phú của thực vật. HN: nghề nghiên cứu sinh vật học , mội trường tìm hiểu thêm ảnh hưởng của thực vật đối với đời sống con người HĐ 2: - HS thực hiện lệnh mục 2 SGK, các nhóm hoàn thành phiêu học tập. - GV treo bảng phụ gọi một vài học sinh điền kết quả vào, HS các nhóm khác nhận xét, bổ sung, gv kết luận - HS nghiên cứu các hiện tượng ở mục 2 SGK cho biết: ? Em có nhận xét gì về các hiện tượng trên. - HS trả lời, bổ sung, gv nhận xét. - GV yêu cầu học sinh tìm hiểu thồng tin mục 2 SGK cho biết: ? Từ kết quả bảng trên và nhận xét 2 hiện tượng trên, em rút ra thực vật có đặc điểm gì chung. - HS trả lời, bổ sung - GV nhận xét, kết luận * GV cho học sinh đọc phần ghi nhơ SGK: 1, Sự đa dạng và phong phú của thực vật: - Thực vật trong tự nhiên rất phong phú và đa dạng, chúng sống khắp nơi trên trái đất - Thực vật trên trái đất có khoảng 250.000- 300.000 loài, ở Việt Nam có khoảng 12.000 loài, có nhiều dạng khác nhau, thích nghi với từng môi trường sống 2, Đặc điểm chung của thực vật. (Bảng phụ) -Tuy thực vật đa dạng nhưng chúng có một số đặc điểm chung: + Tự tổng hợp được chất hữu cơ + Phần lớn không có khả năng di chuyễn + Phản ứng chậm với các kích thích từ môi trường ngoài. IV.Củng cố- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Hãy khoanh tròn những câu trả lời đúng trong những câu sau: Làm bài tập trong sgk Đọc mục em có biết. Xem trước bài mới, HS chuẩn bị phiếu học tập. Tuần 2, Tiết 4 Bài 4 NS: ND: CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA I.Mục tiêu cần đạt: Kiến thức: Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa Phân biệt được đặc điểm của thực vật có hoa và thực vật không có hoa Kỹ năng Rèn luyện kỉ năng quan sát, nhận biết, so sánh và hoạt động nhóm. Phân biệt được cây một năm và cây lâu năm. Nêu các ví dụ cây có hoa và cây không có hoa Kns: Kĩ năng giải quyết vấn đề, tìm kiếm và xử lí thông tin, tự tin trong trình bày. Hướng nghiệp Thế giới sinh vật là đối tượng nghiên cứu , sản xuấtcủa nhiều ngành: tế bào học, sinh vật học, nông nghiệp, y học, môi trường sinh thái,. . . . . . và ảnh hưởng của thực vật đối với đời sống con người. Thái độ - Giáo dục cho học sinh có ý thức bảo vệ thực vật. II.Chuẩn bị của GV và HS: GV:- Tranh phóng to hình 4.1-2 SGK, bìa, băng keo - Mẫu vật thật một số cây (cây còn non, cây đã có hoa và cây không có hoa) HS: - chuẩn bị một số cây: cải, lúa, rêu - Thu thập một số tranh ảnh về các cây có hoa và không có hoa III.Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm chung của thực vật là gì ? Kể tên một số môi trường sống của thực vật ? 3. Bài mới: Thực vật có một số đặc điểm chung, nhưng nếu quan sát kỉ các em nhận ra sự khác nhau giữa chúng. Vậy chúng khác nhau như thế nào? Để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu vấn đề này. Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ1: - GV yêu cầu HS quan sát hình 4.1 và đối chiếu với bảng bên cạnh. GV dùng sơ đồ câm yêu cầu HS xác định các cơ quan của cây, nêu chức năng chủ yếu của các cơ quan đó. - HS quan sát vật mẫu, tranh ảnh, các nhóm tiến hành thảo luận. ? Xác định cơ quan sinh sản và cơ quan sinh dưỡng của cây rồi tách thành 2 nhóm. - HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung, GV nhận xét, kết luận. - GV yêu cầu HS quan sát hình 4.2 SGK, các nhóm thảo luận hoàn thiện bảng 4.2 - GV treo bảng phụ, HS các nhóm lên bảng điền kết quả vào, các nhóm nhận xét và bổ sung ... ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển. - Ghép cây gồm 4 bước (Hình 27.3 SGK) IV.Củng cố- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Hãy khoanh tròn các chữ cái ở đầu các câu đúng nhất trong các câu sau: 1, Thế nào là hình thức sinh sản sinh dưỡng do người ? a, Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng xảy ra trong tự nhiên mà con người quan sát được b, Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người tạo ra. c, Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra nhằm nhân giống cây trồng. d, Là các hình thức sinh sản sinh dưỡng: Giâm, chiết, ghép cây, nhân giống vô tính. 2, Vì sao người ta thường chiết cành khi nhân giống cây hồng xiêm ? a, Vì hồng xiêm khó ra rễ con nên phải dùng phương pháp chiết cành để làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. b, Vì cành chiết có cùng độ tuổi với cây mẹ nên ra hoa, kết quả sớm hơn trồng bằng hạt c, Vì tạo được nhiều cây con mới mà vẫn giữ nguyên được phẩm chất của cây mẹ d, Cả a, b và c Xem bài tập thực hành sau bài, xem trước bài mới. Tuần 17,Tiết 34 BÀI TẬP NS: ND: TẬP GIÂM CÀNH, CHIẾT CÀNH I.Mục tiêu cần đạt: Kiến thức: Trình bày được những ứng dụng trong thực tế của hình thức sinh sản do con người tiến hành. Phân biệt hình thức giâm, chiết, ghép, nhân giống trong ống nghiệm Kỹ năng Rèn luyện cho HS kỉ năng thực hành Biết cách giâm, chiết cành Hướng nghiệp Nghề nhân giống cây trồng : chiết cành, giâm, ghép cành,. . .Phương pháp nuôi cấy mô là thành tựu trong nông nghiệp. Làm quen với thao tác kĩ thuật trong chiết, ghép, giâm cành,của nghề làm vườn, trồng cây dược liệu, hoa, cây cảnh biến dạng,. . . Thái độ - HS biết vận dụng kiến thức vào thực tế II.Chuẩn bị của GV và HS: GV: Mẫu vật: cành sắn, dâu, mì HS: Tìm hiểu trước bài III.Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Giâm cành là gì ? Kể tên những loại cây được áp dụng bằng giâm cành ở địa phương em ? 3. Bài mới: Giâm cành, ghép cây, chiết cành và nhân giống vô tính trong ống nghiệm là cách sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra, nhằm mục đích nhân giống cây trồng. Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ 1: - GV yêu cầu HS quan sát vật mẫu và hình 27.1 SGK. - Các nhóm thảo luận và thực hành cách giâm cành HĐ 2: - GV yêu cầu HS quan sát hình 27.2 SGK - Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh mục 2 SGK. - Các nhóm thảo luận và thực hành cách chiết cành - GV hướng dẫn, kết luận HĐ 3: GV giới thiệu hình thức nhân giống trong ống nghiệm HN: nghề nhân giống cây trồng trong các trại, lâm trường, vườn ươm,hay trong hộ gia đình 1, Giâm cành. - Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành bén rễ phát triển thành cây mới. * Lưu ý: Cành đem giâm phải có khả năng bén rễ, đâm chồi (không non, không già) 2, Chiết cành. - Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay ở trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. 3, Nhân giống vô tính trong ống nghiệm. - Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô của thực vật. IV.Củng cố- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: GV nhắc lại cách giâm , chiết cành Về nhà thực hành áp dụng Xem trước bài mới. Chương VI: HOA VÀ SINH SẢN HỮU TÍNH NS: ND: Tuần 18,Tiết 35 Bài 28 CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA I.Mục tiêu cần đạt: Kiến thức: Biết được bộ phận hoa, vai trò của hoa đối với cây Phân biệt được cấu tạo của hoa và nêu các chức năng của mỗi bộ phận đó Phân biệt được sinh sản hữu tính có tính đực và cái khác với sinh sản sinh dưỡng. Hoa là cơ quan mang yếu tố đực và cái tham gia vào sinh sản hữu tính. Kỹ năng - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp và hoạt động nhóm. Hướng nghiệp Biết một số cây trồng trong nông nghiệp qua các loại hoa. Ứng dụng thụ phấn để lai tạo giống. Nghề trồng hoa, cây cảnh, cắm hoa trang trí. Thái độ - HS giải thích được vì sao nhị và nhụy là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. II.Chuẩn bị của GV và HS: GV: Tranh hình 28.1-3 SGK, mô hình về cấu tạo của hoa, hoa thật và kính lúp HS: Mỗi nhóm sưu tầm vài bông hoa, tìm hiểu trước bài III.Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoa là cơ quan sinh sản của cây. Vậy hoa có cấu tạo và chức năng như thế nào ? Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ 1: GV yêu cầu HS quan sát vật mẫu, hình 28.1, đồng thời tìn hiểu thông tin mục 2 SGK. Các nhóm thảo luận trả lời câu hỏi phần lệnh mục 1 và 2 SGK Hãy tìm ra những bộ phận của hoa, gọi tên những bộ phận đó. ? Quan sát từng bộ phận hãy ghi lại các đặc điểm của chúng. ? Tràng hoa có đặc điểm và chức năng gì. ? Nhị hoa có đặc điểm và chức năng gì. ? Nhụy hoa có đặc điểm và chức năng gì. ? HĐ 2 Bộ phận nào của hoa có chức năng sinh sản chủ yêu của hoa. ? GV gọi HS đại diện các nhóm trả lời, bổ sung. GV nhận xét, kết luận. HN: nghề trồng hoa, nhân giống hoa, trang trí,.. 1, Các bộ phận của hoa và chức năng của từng bộ phận. * Mỗi bông hoa thường có 6 bộ phận: cuống, đế, đài, tràng, nhị và nhụy - Cuống: Có hình trụ, màu xanh lục có chức năng nâng đở hoa. - Đế: Là phần cuống phình to tạo giá cho đài và tràng. - Đài hoa: Có màu xanh, số lượng nhiều bao bọc ngoài tràng hoa. - Tràng hoa: Số lượng nhiều, màu sắc khác nhau để thu hút ong bướm, bảo vệ nhị và nhụy. - Nhị hoa: Có chỉ nhị dài, nhiều hạt phấn mang tế bào sinh dục đực, nằm trong bao phấn dính đầu chỉ nhị. - Nhụy hoa: Có đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy, bầu nhụy chứa noãn mang tế bào sinh dục cái. * Nhị và nhụy là hai bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa IV.Củng cố- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Hãy khoanh tròn các chữ cái đứng đầu câu đúng nhất trong các câu sau: 1, Hoa bao gồm những bộ phận nào ? a, Đế hoa, cuống hoa, đài, trang, nhị và nhụy b, Đài, tràng, nhị và nhụy c, Đế, tràng, nhị và nhụy d, Nhị và nhụy 2, Ví sao nhị và nhụy là bộ phận quan trọng nhất của hoa ? a, Vì nhị có hạt phấn mang tế bào sinh dục đực b, Vì nhụy có noãn mang tế bào sinh dục cái c, Cả a và b Học bài, trả lời các câu hỏi và làm bài tập cuối bài Xem trước bài mới: Các loại hoa. Tuần 18,Tiết 36 Bài 29 NS: ND: CÁC LOẠI HOA I.Mục tiêu cần đạt: Kiến thức: Phân biệt được các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa đơn độc và hoa mọc thành chùm Kỹ năng - Rèn luyện cho HS kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và hoạt động nhóm. Kns: kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng tự tin đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi và kĩ năng lắng nghe tích cực. Hướng nghiệp Biết một số cây trồng trong nông nghiệp qua các loại hoa. Ứng dụng thụ phấn để lai tạo giống. Nghề trồng hoa, cây cảnh, cắm hoa trang trí. Thái độ - Giáo dục cho HS biết yêu quý và bảo vệ thực vật. II.Chuẩn bị của GV và HS: GV: - Vật mẫu về các loài hoa, tranh hình 29.1-2 SGK. HS: - Tìm hiểu trước bài. III.Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu đặc điểm và chức năng các bộ phận của hoa. 3. Bài mới: Hoa của các loài rất khác nhau, để phân biệt người ta căn cứ vào hai bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. Vậy hoa có những loại nào, để biết được hôm nay chúng ta tìm hiểu bài này. Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ 1: GV yêu cầu HS quan sát vật mâũ và hình 29.1 SGK. Các nhóm thảo luận hoàn thiện bảng phụ sau mục 1 SGK. HS đại diện các nhóm trả lời, một vài HS lên bảng hoàn thành bảng phụ, các nhóm khác nhận xét bổ sung. GV nhận xét, tổng hợp ý kiến của HS. Các nhóm dựa vào bảng phụ thảo luận hoàn thành bài tập cuối mục 1 SGK. HS trả lời, bổ sung GV nhận xét, kết luận. HĐ 2: GV yêu cầu HS tìm hiểu thông tin và quan sát hình 29.2 SGK hãy cho biết: Hoa được chia làm mấy nhóm, cho ví dụ. ? Hoa mọc đơn độc và hoa mọc thành cụm khác nhau như thế nào. ? HS trả lời, bổ sung GV nhận xét, kết luận. GV: GDMT: Giáo dục HS ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường như công viên, chậu cảnh, cây kiểng,. . .có ý thức làm cho nơi ở, nơi học tập thêm đẹp từ hoa và cây xanh. Kns: kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin, kĩ năng tự tin đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi và kĩ năng lắng nghe tích cực. HN: nghề trồng hoa, nhân giống hoa, trang trí,.. 1.Các loại hoa. (Bảng phụ) * Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành 2 loại: - Hoa lưỡng tính là hoa có đủ nhị và nhụy VD: Hoa bưởi, ổi, cam - Hoa đơn tính là hoa chỉ có một trong 2 bộ phận nhị hoặc nhụy. + Hoa chứa nhị là hoa đực + Hoa chứa nhụy là hoa cái VD: Hoa bầu bí, ngô, liểu 2. Các nhóm hoa. * Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành 2 nhóm: - Hoa mọc đơn độc: Hoa hồng, hoa sen - Hoa mọc thành cụm: Cúc, cả, huệ. IV.Củng cố- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Hãy khoanh tròn những chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng trong các câu sau ? 1, Thế nào là hoa đơn tính ? a, Hoa có đài, tràng, nhị b, Hoa có đài, tràng, nhụy c, Hoa thiếu nhị hoặc nhụy d, Hoa có đài tràng, nhị và nhụy 2, Thế nào là hoa lưỡng tính ? a, Hoa có đủ nhị và nhụy b, Hoa có đài, tràng, nhị c, Hoa có đài, tràng, nhụy d, Cả a và b Học bài củ, trả lời các câu hỏi cuối bài. Xem lại những bài đẫ học tiết sau ôn tập. Tuần 19,Tiết 37 ÔN TẬP HỌC KÌ MỘT NS: ND: I.Mục tiêu cần đạt: Kiến thức: - HS hệ thống hoá lại những kiến thức đã học trong hoch kì I. Kỹ năng - Rèn luyện cho HS kỉ năng phân tích, so sánh, tổng hợp và hoath động nhóm. Thái độ - Giáo dục cho HS tinh thần tự ôn. II.Chuẩn bị của GV và HS: GV: Hệ thống câu hỏi HS: Xem lại bài. III.Tổ chức hoạt động dạy và học: 1. ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Yêu cầu HS nhắc lại những chương đẫ học. Hôm nay chúng ta hệ thống lại những vấn đề này. Hoạt động của GV và HS Nội dung HĐ 1: GV yêu cầu HS trả lời những câu hỏi sau mỗi bài, câu hỏi nào chưa hiểu thì đánh dấu lại, sau đó GV giảI đáp, giúp học sinh hoàn thiện kiến thức. HĐ 2: GV nêu một số dạng bài tập, yêu cầu học sinh làm. Chọn đáp án đúng trong những câu sau. ? Chọn đáp án đúng nhất trong những câu sau. ? I, Hệ thống hoá những kiến thức đã học. II, Một số dạng câu hỏi và bài tập kiểm tra. 1, Dạng câu hỏi chọn câu trả lời đúng. Có nhiều đáp án đúng 2, Dạng câu hỏi chọn câu trả lời đúng nhất. Chỉ có một câu đún nhất. 3, Dạng bài chọn từ điền vào chõ trống. - Cụm từ cho sẵn - Cụm từ phải tìm 4, Dạng bài sắp xếp trật tự. 5, Dạng bài ghép nội dung cột A phù hợp với cột B. IV.Củng cố- Hướng dẫn HS tự học ở nhà: GV đánh giá tình hình học tập của học sinh Học thuộc bài chuẩn bị tiết sau kiểm tra học kì I. Tuần 19,Tiết 38 KIỂM TRA HỌC KÌ I
Tài liệu đính kèm: