Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 1 đến tiết 32

Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 1 đến tiết 32

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

- Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống.

- Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.

- Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.

2. Kỹ năng: quan sát, so sánh, phân tích, nhận biết, thảo luận nhóm, rút ra KL.

3. Thái độ: yêu thích môn học

II/Phương tiện dạy học:

- GV: phiếu học tập

- HS: ng/c bài mới

III/ Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ: không

 

doc 72 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1110Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 1 đến tiết 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 – Tiết 1 
ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG
Lớp, vắng
Ngày dạy
I/ Mục tiêu cần đạt:
Kiến thức:
Nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống.
Nêu được những đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.
Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để xếp loại chúng và rút ra nhận xét.
Kỹ năng: quan sát, so sánh, phân tích, nhận biết, thảo luận nhóm, rút ra KL.
Thái độ: yêu thích môn học
II/Phương tiện dạy học: 
GV: phiếu học tập
HS: ng/c bài mới
III/ Tiến trình bài giảng:
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ: không
Bài mới: 
Hoạt động của GV- HS
Nội dung ghi
HĐ1. Nhận dạng vật sống và vật không sống
- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về cây cối, con vật, đồ vật xung quanh, chọn đại diện để quan sát
- HS: cây đậu, con gà con, hòn đá
- GV: yêu cầu HS thảo luận nhóm mục q / 5 SGK (4 phút)
_ Từ những điều trên, em hãy nêu những điểm khác nhau giữa vật sống và vật không sống.
HĐ2. Tìm hiểu đặc điểm của cơ thể sống
- GV: yêu cầu HS làm BT mục q / 6
- GV hướng dẫn và giải thích tiêu đề cột 6, cột 7
- GV: qua bảng so sánh hãy cho biết đặc điểm của cơ thể sống?
’KL
1/ Nhận dạng vật sống và vật không sống
- Vật sống: lấy thức ăn, nước uống, lớn lên, sinh sản. 
Ví dụ: con gà, cây đậu,.
- Vật không sống: không lấy thức ăn, không lớn lên.
Ví dụ: cái bàn, hòn đá
2/ Đặc điểm của cơ thể sống
Cơ thể sống có những đặc điểm quan trọng sau đây:
- Có sự trao đổi chất với môi trường (lấy các chất cần thiết và loại bỏ các chất thải ra ngoài) thì mới tồn tại được
- Lớn lên và sinh sản
Củng cố – đánh giá
Giữa vật sống và vật không sống có những điểm gì khác nhau?
Trong các dấu hiệu sau đây dấu hiệu nào là chung cho mọi cơ thể sống?
1. Lớn lên 2. Sinh sản 3. Di chuyển
4. Lấy các chất cần thiết 5. Loại bỏ các chất thải
Từ đó cho biết các đặc điểm chung của cơ thể sống là gì?
Dặn dò: 
Học bài, trả lời câu hỏi SGK / 6
Nghiên cứu bài: Nhiệm vụ của sinh học- Đặc điểm chung của thực vật
Gợi ý:
Kể tên những nhóm sinh vật chủ yếu trong tự nhiên
Với mỗi nhóm SV, tìm 3 đại diện mà em biết để minh họa.
Thực vật học ng/c những vấn đề gì và để làm gì?
Sự đa dạng và phong phú của TV
Đặc điểm chung của thực vật
NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC - ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA GIỚI THỰC VẬT
Tuần 1 – Tiết 2 
Lớp, vắng
Ngày dạy
I/ Mục tiêu cần đạt: 
Kiến thức:
Thấy được sự đa dạng của thế giới sinh vật.
Hiểu được SH nói chung, thực vật nói riêng ng/c cái gì.
Nêu được ví dụ về sự đa dạng, phong phú của TV
Tìm ra đặc điểm chung của TV. 
Kỹ năng: quan sát, so sánh, quan sát, HĐ cá nhân, HĐ nhóm
Thái độ: yêu thích môn học
II/ Phương tiện dạy học: 
GV: bảng phụ
HS: ng/c bài mới
III/ Tiến trình bài giảng
Ổn định lớp
Kiểm tra bài cũ
- Giữa vật sống và vật không sống có những điểm gì khác nhau?
- Trong các dấu hiệu sau đây dấu hiệu nào là chung cho mọi cơ thể sống?
1. Lớn lên 2. Sinh sản 3. Di chuyển
4. Lấy các chất cần thiết 5. Loại bỏ các chất thải
Từ đó cho biết các đặc điểm chung của cơ thể sống là gì?
Bài mới: 
Hoạt động của GV – HS
Nội dung ghi
HĐ1. Tìm hiểu sinh vật trong tự nhiên
- GV yêu cầu HS điền bảng q / 7 SGK
- GV y/c:
+ Qua bảng thống kê em có nhận xét gì về thế giới SV? (nơi sống, kích thước, vai trò đối với con người)
+ Sự phong phú về môi trường sống, kích thước, khả năng di chuyển của SV nói lên điều gì?
- GV: Trong bảng em vừa hoàn thành
ĐV gồm những SV nào?
TV gồm những SV nào?
SV còn có những nhóm nào khác
- HSTL
- Yêu cầu HS đọc thông tin / 8
- GV: - Thông tin đó cho em biết điều gì?
 - Khi phân chia SV thành 4 nhóm người ta dựa vào những đựac điểm nào?
HĐ2. Tìm hiểu nhiệm vụ của sinh học
- GV: SV có vai trò như thế nào đối với đời sống con người?
- HS trả lời
- HS ng/c thông tin / 8 
- GV: Để hiểu điều đó nhiệm vụ chung của sinh học là gì?
- HS trả lời theo nội dung SGK
HĐ3. Tìm hiểu sự đa dạng và phong phú của TV
- GV yêu cầu HS quan sát H.3.1 đến H.3.4 
- HS thảo luận nhóm mục q / 11 (4 phút)
- Đại diện nhóm trả lời
- GV nêu câu hỏi:
+ TV sống ở những nơi nào trên Trái Đất?
+ Em có nhận xét gì về TV?
HĐ4. Tìm hiểu đặc điểm chung của thực vật
- GV yêu cầu HS làm bài tập mục q / 11 SGK
- HS lên bảng làm BT và nêu hiện tượng: Khi ttrồng cây vào chậu rồi đặt lên bệ cửa sổ, sau một thời gian ngọn cây sẽ mọc cong về phía có nguồn sáng.
_ Từ bảng trên và hiện tưởng rút ra đặc điểm chung của TV?
HS đọc KL chung SGK
1/ Sinh vật trong tự nhiên
a. Sinh vật trong tự nhiên
Thế giới SV rất đa dạng, phong phú về kích thước, nơi sống chúng có lợi hoặc có hại cho con người. 
b. Các nhóm SV trong tự nhiên
Sinh vật trong tự nhiên được chia làm 4 nhóm lớn: vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật.
2/ Nhiệm vụ của sinh học
- Nhiệm vụ của sinh học: ng/c các đặc điểm cấu tạo và hoạt động sống, các điều kiện sống của SV cũng như các mối quan hệ giữa các SV và với môi trường, tìm cách sử dụng hợp lý chúng, phục vụ đời sống con người.
- Nhiệm vụ của thực vật học (SGK / 8)
3/ Sự đa dạng và phong phú của TV
Thực vật sống ở khắp nơi trên Trái Đất: trên cạn, dưới nước, trên cơ thể các thực vật khác. Thực vật có số lượng loài rất lớn.
4/ Đặc điểm chung của thực vật
- Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
- Phần lớn không có khả năng di chuyển.
- Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài.
Củng cố
Kể tên 1 số SV sống trên cạn, dưới nước và ở cơ thể người?
Nhiệm vụ của thực vật học là gì?
* Đánh dấu (X) vào câu trả lời đúng nhất
1/ Thực vật sống ở những nơi nào trên Trái Đất?
a. Đồng bằng, miền núi b. Ao, hồ, sông, biển c. Sa mạc 	d. Cả 3 câu trên
2/ Thực vật ở vùng nào phong phú nhất?
a. Vùng hàn đới	 b. Vùng sa mạc	 
c. Vùng nhiệt đới	 d. Cả 3 câu trên 
3/ Đặc điểm chung của TV là:
Tự tổng hợp được chất hữu cơ.	 
Phần lớn không có khả năng di chuyển.
c. Phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài. 
d. Cả 3 câu trên
* Thực vật ở nước ta rất phong phú, nhưng vì sao chúng ta còn cần phải trồng thêm cây và bảo vệ chúng? (Vì DS tăng nhanh, tình hình khai thác bừa bãi,)
Dặn dò:
Làm BT 3 / 9 SGK
- Học bài, làm BT /12 SGK
- Đọc mục: “Em có biết”
- Chuẩn bị cây dương xỉ, cây rau bợ, cây cỏ. 
Ng/c bài: Có phải tất cả thực vật đều có hoa.
Tuần 2 – Tiết 3 CÓ PHẢI TẤT CẢ THỰC VẬT ĐỀU CÓ HOA?
NS:
ND:
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
Biết quan sát, so sánh để phân biệt cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản.
Phân biệt cây 1 năm và cây lâu năm.
Kỹ năng: quan sát, so sánh, phân tích, rút ra KL
Thái độ: yêu thích thiên nhiên và bảo vệ TV
Trọng tâm: phân biệt TV có hoa và TV không có hoa
II/ Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ, mẫu vật (cây dương xỉ, cây rau bợ, cây ớt,)
HS: mẫu vật (cây dương xỉ, cây rau bợ, cây ớt, )
III/ Tiến trình bài giảng
Ổn định lớp
KTBC:
* Đánh dấu (X) vào câu trả lời đúng nhất.
1/ Thực vật sống ở những nơi nào trên Trái Đất?
a. Đồng bằng, miền núi b. Ao, hồ, sông, biển c. Sa mạc 	d. Cả 3 câu trên
2/ Thực vật ở vùng nào phong phú nhất?
a. Vùng hàn đới	 b. Vùng sa mạc	 
c. Vùng nhiệt đới	 d. Cả 3 câu trên 
* Nêu đặc điểm chung của TV?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung ghi
HĐ1. Tìm hiểu TV có hoa và TV không có hoa
* Tìm hiểu các cơ quan của TV
- GV yêu cầu HS quan sát H.4.1 và bảng ghi nhớ
- GV: Cây cải có những cơ quan nào? Chia làm mấy nhóm, nhiệm vụ chung của mỗi nhóm là gì?
HSTL
’ KL
* Phân biệt TV có hoa và TV không có hoa.
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm quan sát H.4.2 điền bảng 2 / 13 SGK
- Qua bảng trên em rút ra NX gì? 
- GV yêu cầu HS làm BT mục q / 14 SGK và kết hợp q/s mẫu vật
- HS trả lời
HĐ2. Tìm hiểu cây 1 năm và cây lâu năm
GV yêu cầu HS:
- Kể tên những cây có vòng đời kết thúc trong vòng 1 năm?
- Kể tên 1 số cây sống lâu năm thường ra hoa kết quả nhiều lần trong vòng đời?
_ Vậy thế nào là cây 1 năm. Cho VD?
Thế nào là cây lâu năm. Cho VD?
1/ TV có hoa và TV không có hoa
- Cơ quan sinh dưỡng: rễ, thân, lá ’ nuôi dưỡng cây.
- Cơ quan sinh sản: hoa, quả, hạt ’ sinh sản, duy trì và phát triển nòi giống.
- Thực vật có hai nhóm:
+ TV có hoa là những TV mà cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt.
+TV không có hoa cơ quan sinh sản không phải là hoa, quả, hạt
2/ Cây một năm và cây lâu năm
- Cây 1 năm là cây ra hoa kết quả 1 lần trong vòng đời.
VD: lúa, ngô, mía,.
- Cây lâu năm là cây ra hoa, kết quả nhiều lần trong vòng đời.
VD: Bạch đàn, mít,.
4. Củng cố:
Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết TV có hoa và TV không có hoa?
Kể tên một vài có hoa, cây không có hoa?
Kể tên 5 cây trồng làm lương thực, theo em những cây lương thục thường cây là cây 1 năm hay lâu năm?
Dặn dò: 
Làm BT / 16
Ng/c bài: Kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
Tìm hiểu cấu tạo của kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
KẾ HOẠCH CHƯƠNG
CHƯƠNG I. TẾ BÀO CỦA THỰC VẬT
* Mục tiêu: HS cần nắm
Biết các bộ phận của kính lúp, kính hiển vi và cách sử dụng
Quan sát tế bào thực vật, vẽ hình
Thành phần chủ yếu của tế bào
Sự lớn lên và phân chia của tế bào
* Trọng tâm: 
Cấu tạo tế bào thục vật
Sự lớn lên và phân chia của tế bào
* Chuẩn bị:
Tranh: Cấu tạo tế bào thục vật
Tranh: Sự lớn lên và phân chia của tế bào
Tuần 3 – Tiết 4	 CHƯƠNG I. TẾ BÀO CỦA THỰC VẬT
NS: THỰC HÀNH 
ND: KÍNH LÚP, KÍNH HIỂN VI, CÁCH SỬ DỤN ...  thái và chức năng của một số lá biến dạng
Hiểu được ý nghĩa của lá biến dạng
Kỹ năng: quan sát, tìm kiến thức qua mẫu vật, tranh
Thái độ: GD ý thức BVTV
Trọng tâm:
Đặc điểm hình thái và chức năng của một số lá biến dạng
Ý nghĩa của lá biến dạng
II/ Chuẩn bị:
GV: tranh – Một số loại lá biến dạng
HS: MV xương rồng, củ hành, kẻ bảng / 85 SGK
III/ Tiến trình bài giảng:
Ổn ddujnh lớp
KTBC: 
Hãy mô tả thí nghiệm chứng minh có sự THN qua lá?
Vì sao sự THN qua lá có ý nghĩa quan trọng đối với cây?
Bài mới: 
Hoạt động của GV – HS
Nội dung ghi
HĐ1. Tìm hiểu về một số loại lá biến dạng
- GV kiểm tra mẫu vật của HS và chia nhóm
- Yêu cầu HS quan sat mẫu vật kết hợp tranh trên bảng
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm, thực hiện mục q / 83 SGK
+ N1, N2 q/s lá của cây xương rồng và tìm hiểu đặc điểm của chúng, q/s H.25.2, 25.3 - trả lời câu hỏi SGK
+ N3, N4 q/s H. 25.4, 25.5 và trả lời nội dung câu hỏi SGK
+ N5, N6 đọc thông tin tìm hiểu về đặc điểm lá của cây bèo đất, cây nắp ấm
- Các nhóm hoàn thiện bảng / 85 SGK
1/ Có những loại lá biến dạng nào?
Tên mẫu vật
Đặc điểm hình thái chủ yếu của lá biến dạng
Chức năng của lá biến dạng
Tên lá biến dạng
Xương rồng
Lá có dạng gai nhọn
Làm giảm sự THN
Lá biến thành gai
Lá đậu Hà Lan
Lá ngọn có dạng tua cuốn
Giúp cây leo lên
Tua cuốn
Lá cây mây
Lá ngọn có dạng tay móc
Giúp cây bám để leo lên
Tay móc
Củ riềng
Lá phủ trên thân rễ, có dạng vảy mỏng màu nâu nhạt
Che chở bảo vệ cho chồi của thân rễ
Lá vảy
Củ hành
Bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng
Chứa chất dự trữ cho cây
Lá dự trữ
Cây bèo đất
Trên lá có rất nhiều lông tuyến tiết chất dính thu hút và có thể tiêu hóa mồi
Bắt và tiêu hóa mồi
Lá bắt mồi
Cây nắp ấm
Gân lá phát triển thành cái bình có nắp đậy, thành bình có tuyến tiết chất dịch thu hút và tiêu hóa sâu bọ
Bắt và tiêu hóa mồi
Lá bắt mồi
GV: ð Có những loại lá biến dạng nào?
HĐ2. Tìm hiểu ý nghĩa biến dạng của lá
GV: yêu cầu HS xem lại nội dung của bảng ¦ nêu ý nghĩa biến dạng của lá
+ Có NX gì về đặc điểm hình thái của lá biến dạng so với lá thường?
+ Những đặc điểm biến dạng đó có ý nghĩa gì đối với cây?
ð KL
Có những loại lá biến dạng: Lá biến thành gai, tua cuốn, tay móc, lá vảy, lá dự trữ, lá bắt mồi.
2/ Biến dạng của lá có ý nghĩa gì?
Lá của một số loại cây biến đổi hình thái thích hợp với chức năng ở những điều kiện sống khác nhau.
Củng cố:
Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì? Vì sao lá của một số loại cây xương rồng biến thành gai?
Có những loại lá biến dạng phổ biến nào? Chức năng của mỗi loại là gì?
GV NX các nhóm và cho điểm
Dặn dò:
Học bài, trả lời câu hỏi 3 SGK
Ng/c bài: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
+ Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa
+ Sinh sản sinh dưỡng của cây
Chuẩn bị đoạn rau má, củ khoai lang mọc mầm, gừng, nghệ, lá sống đời để nơi ẩm
Kẻ bảng / 88 SGK
Tuần 15 – Tiết 29 BÀI TẬP 
NS:
ND:
KẾ HOẠCH CHƯƠNG
CHƯƠNG V – SINH SẢN SINH DƯỠNG
I/ Mục tiêu: HS cần nắm
Khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, cho VD
Hiểu thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm
II/ Trọng tâm:
Khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, cho VD
Các PP sinh sản sinh dưỡng do người
Tuần 16 – Tiết 31 CHƯƠNG V – SINH SẢN SINH DƯỠNG 
NS: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN
ND: b & a
I/ Mục tiêu
Kiến thức:
Nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên, cho VD.
Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích cơ sở KH của những biện pháp đó.
Kỹ năng: q/s, so sánh, phân tích MV, hoạt động nhóm
Thái độ: ý thức BVTV
Trọng tâm:
+ Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa.
+ Khái niệm sinh sản sinh dưỡng của cây.
II/ Chuẩn bị: 
MV: Chuẩn bị đoạn rau má, củ khoai lang mọc mầm, gừng, nghệ, lá sống đời để nơi ẩm
Kẻ bảng / 88 SGK
III/ Tiến trình bài giảng:
Oån định lớp
KTBC: Không
Bài mới:
Hoạt động của GV – HS
Nội dung ghi
HĐ1. Tìm hiểu khả năng tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa
1/ Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân ,lá ở một số cây có hoa
- GV yêu cầu HS q/s mẫu vật và các H. 26.1, 26.2, 26.3, 26.4 – trao đổi nhóm mục q / 87 SGK (5 phút)
- Đại diện nhóm trình bày
- GV treo bảng phụ HS hoàn thiện bảng
STT
Tên cây
Sự tạo thành cây mới
Mọc từ phần nào của cây?
Phần đó thuộc loại cơ quan nào?
Trong điều kiện nào?
1
Rau má
Thân bò
Cơ quan sinh dưỡng
Có đất ẩm
2
Gừng
Thân rễ
Cơ quan sinh dưỡng
Nơi ẩm
3
Khoai lang
Rễ củ
Cơ quan sinh dưỡng
Nơi ẩm
4
Lá thuốc bỏng
Lá
Cơ quan sinh dưỡng
Nơi ẩm
- GV liên hệ:
+ Hãy kể tên một số cây khác có khả năng sinh sản bằng thân bò, sinh sản bằng lá mà em biết?
+ Hãy kể tên 3 cây cỏ dại có khả năng bằng thân rễ. Muốn diệt cỏ dại người ta phải làm thế nào? Vì sao phải làm như vậy?
+ Muốn củ khoai lang ko mọc mầm thì phải cất giữ như thế nào? Em hãy cho biết người ta trồng khoai lang bằng cách nào? Tại sao ko trồng bằng củ?
- GV: Khả năng tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa trong ĐK nào?
- HS: trong ĐK có đất ẩm
- HS rút ra NX
Một số cây trong điều kiện đất ẩm có khả năng tạo được cây mới từ cơ quan sinh dưỡng
HĐ2. Hình thành khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
2/ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
GV: yêu cầu HS hoàn thành BT mục q / 88 SGK (mục 2)
HS NX
HS rút ra KN về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên
- Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá)
- Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá
HS đọc KL chung SGK
Củng cố:
* Đánh dấu (X) vào câu trả lời đúng nhất
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là quá trình hình thành cây mới từ bộ phận nào?
a. Từ rễ cây	b. Từ thân cây	
c. Từ lá cây	d. Từ rễ, thân và lá cây
2. Kết quả của sinh sản sinh dưỡng là:
a. Cây non rất giống với cây mẹ
b. Cây non khác biệt với cây mẹ
c. Cây non có sức sống yếu hơn cây mẹ
d. Cả 3 câu trên sai
* Hãy q/s củ khoai tây và cho biết cây khoai tây sinh sản bằng gì?
5. Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi SGK
- Chuẩn bị một mía, mì, dây khoai lang
- Ng/c bài: Sinh sản sinh dưỡng do người: (Giâm cành, chiết cành, ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm)
Tuần 16 – Tiết 32 SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI
NS:
ND:
I/ Mục tiêu:
Kiến thức:
Hiểu được thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép cây và nhân giống vô tính trong ống nghiệm
Biết được những ưu điểm của hình thức nhân giống vô tính trong ống nghiệm
Kỹ năng: q/s, nhận biết, so sánh
Thái độ: Yêu thích bộ môn, BVTV
Trọng tâm: Khái niệm giâm cành, chiết cành, ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm
II/ Chuẩn bị: MV: ngọn mía, rau muống giâm đã ra rễ
III/ Tiến trình bài giảng
Ổn định lớp
KTBC:
Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?
Hãy kể tên 1 số cây có khả năng sinh sản bằng thân bò, bằng lá, bằng thân rễ?
Bài mới:
Hoạt động của GV- HS
Nội dung ghi
GV yêu cầu HS thảo luận mỗi nhóm theo từng phần (5 phút)
HĐ1. Tìm hiểu về giâm cành
1/ Giâm cành
- Yêu cầu HS N1, N2 q/s mẫu vật kết hợp H.27.1 SGK , thảo luận câu hỏi SGK
- Đại diện nhóm trả lời
- HS nhắc lại giâm cành là gì?
Giâm cành là cắt ngang một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới
GV: Lợi dụng cách giâm cành mà người ta tạo giống cây trồng nhanh: tre, trúc trồng bằng giâm cành ¦ chống xói mòn đất. Do đó phải BV cây, ko chặt phá cây.
HĐ2. Tìm hiểu về chiết cành
2/ Chiết cành
- Yêu cầu HS N3, N4 q/s H. 27.2 – thảo luận mục q / 90 SGK
- Đại diện nhóm trả lời
- GV:Chiết cành là gì?
Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây, rồi mới cắt đem trồng thành cây mới
- GV: Chiết cành khác giâm cành ở điểm nào?
- GV: Liên hệ người ta áp dụng hình thức chiết cành với những loại cam, chanh, bưởi ¦ nhân giống nhanh rút ngắn thời gian trồng trọt ¦ tăng thu nhập
HĐ3. Tìm hiểu về ghép cây
3/ Ghép cây
- Yêu cầu N5 trả lời câu hỏi mục 3 SGK / 90 – Ghép mắt gồm những bước nào?
- Đại diện nhóm trả lời
- HSNX
- GV: có 2 loại ghép cây, ghép 2 cây cùng loại với nhau cùng thuộc loại thân gỗ
- VD: ghép mắt
+ Gốc ghép: bình bát
+ Mắt ghép: mãng cầu xiêm
- GV: Thế nào là ghép cây?
Hãy cho vài VD về ghép cây thường được ND ta thực hiện trong TT?
Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng(mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển.
HĐ4. Nhân giống vô tính trong ống nghiệm
4/ Nhân giống vô tính trong ống nghiệm
- GV: Em hiểu thế nào là nhân giống vô tính trong ống nghiệm?
- Đại diệnN6 trả lời
Nhân giống vô tính trong ống nghiệm là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô.
Củng cố:
Tại sao cành giâm phải có đủ mắt và chồi?
Chiết cành khác với giâm cành ở điểm nào? Người ta thường chiết cành với những loại cây nào?
Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất? Vì sao?
Dặn dò: 
Học bài, trả lời câu hỏi SGK
Ng/c bài: Cấu tạo và chức năng của hoa
Mỗi em chuẩn bị hoa dâm bụt, hoa sen, hoa mướp, hoa bí đỏ
Tìm hiểu: các bộ phận của hoa, chức năng các bộ phận của hoa.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 1-tuan 18.doc