Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 1 đến tiết 31

Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 1 đến tiết 31

 - kiến thức: Học sinh nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống, . đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.

 - Kĩ năng: Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để

 xếp loại chúng và rút ra nhận xét.

 - Thái độ: Hứng thú tìm hiểu môn học.

 B. PHƯƠNG PHÁP:

 Quan sát, hoạt động nhóm,trực quan

 C. CHUẨN BỊ:

 - GV: +Tranh động vật (ĐV ăn cỏ, ĐV ăn thịt), thực vật (Cây đậu, chuối, )

 + Vật thể: Hòn đá, bút chì,

 

doc 64 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1186Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Tiết 1 đến tiết 31", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 @ Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
MỞ ĐẦU SINH HỌC
 Tiết 1: 
 A.MỤC TIÊU:
 - kiến thức: Học sinh nêu được ví dụ phân biệt vật sống và vật không sống, . đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống.
 - Kĩ năng: Biết cách thiết lập bảng so sánh đặc điểm của các đối tượng để 
 xếp loại chúng và rút ra nhận xét.
 - Thái độ: Hứng thú tìm hiểu môn học.
 B. PHƯƠNG PHÁP:
 Quan sát, hoạt động nhóm,trực quan
 C. CHUẨN BỊ:
 - GV: +Tranh động vật (ĐV ăn cỏ, ĐV ăn thịt), thực vật (Cây đậu, chuối,)
 + Vật thể: Hòn đá, bút chì,
 -HS: Đọc trước ND bài.
 D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I/ Ổn định:
II/ Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập bộ môn.
III/ Bài mới:
 1. Đặt vấn đề:Hằng ngày, chúng ta tiếp xúc với các đồ vật(Bút, tủ, đá,...) và
 các sinh vật(Cây cối, con vật). Đó là thế giới vật chất bao gồm
 các vật sống và vật không sống. Vậy, giữa chúng có gì khác nhau?
 Cơ thể sống có đặc điểm gì cơ bản?
 2. Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG BÀI GHI
 HĐ1: NHẬN DẠNG VẬT SỐNG VÀ VẬT KHÔNG SỐNG.
 GV:Đặt câu hỏi tìm hiểu bài:
ôHãy quan sát môi trường xung quanh em, nêu tên 1 số cây, con, đồ vật?
(GV ghi ý HS lên bảng phụ)
ô Con gà, cây bàng,cần ĐK gì để sống? Hòn đá, bàn ghế,có cần ĐK đó?
ôSau 1 thời gian nuôi, trồng con gà, cây đậu có lớn lên không? Hòn đá,...có lớn lên không?
 HS: Vận dụng hiểu biết thực tế, trả lời.
ô Vậy, vật sống và vật không sống khác nhau ntn?
 HS: Thảo luận nhóm, trả lời.
 GV: Nhận xétž Kết luận.
 HĐ2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA CƠ THỂ SỐNG.
ô Đối với TV cần chất gì để sống? Thải chất gì?
ôĐộng vật cần chất gì? Thải chất gì?
 HS:Thảo luận nhóm, trả lời.
 GV: Nhận xétžKết luận.
GV:giới thiệu về các sv trong tự nhiên.
 HĐ3:Tìm hiểu NHIỆM VỤ CỦASINH HỌC VÀ THỰC VẬT HỌC
HS:Tự nghiên cứu thông tin(Mục 2-SGK), trả lời:
 ôEm hiểu nhiệm vụ của sinh học là gì?
 ôRiêng thực vật học có nhiệm vụ gì? 
GV: nhận xét,bổ sung žKết luận.
1.Nhận dạng vật sống và vật không sống:
Vật sống:
-Trao đổi chất với môi rường.
-Lớn lên và sinh sản.
 Vật không sống:
-Không có sự 
trao đổi chất.
-Không lớn lên 
và sinh sản được.
2.Đặc điểm của cơ thể sống: 
 -Có sự trao đổi chất với môi trường (Lấy vào các chất cần thiết, loại bỏ các chất thải, chất độc).
 -Lớn lên và sinh sản.
- cảm ứng
 3Nhiệm vụ của sinh học và -thực vật học:
 -Nhiệm vụ của sinh học:Nghiên cứu các đặc điểm cấu tạo va hoạt động sống, các đk sống của sinh vật cũng như các mqh giữa các sv với nhau và với mt , tìm cách sử dụng chúng, phục vụ đời sống con người.
-nhiệm vụ của TVH: Nghiên cứu hình thái ,cấu tạo hoạt động sống cũng như dự đa dạng của TV,tìm hiểu vai trò của TV trong thiên nhiênvà đời sống con người để sử dụng hơp lí, bảo vệ,phát triển và cải tạo chúng.
 IV/ Củng cố:
 -Câu hỏi: +Giữa vật sống và vật khônh sống có đặc điểm gì khác nhau?
 +Đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống?
 -Cho HS đọc phần ghi nhớ.
 V/ Dặn dò:
 -Học bài, làm bài tập 3( Trang 9-SGK).
 -Tìm hiểu bài sau (Đặc điểm chung của thực vật):
 +Đọc ND bài, quan sát các hình : 3.1ž3.4(Trang 10. SGK).
 +Kẻ bảng ( Mục 2-Trang 11- SGK) vào vở BT
 +Sưu tầm tranh, ảnh về thực vật.
 @ Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
ĐẠI CƯƠNG VỀ GIỚI THỰC VẬT.
 Tiết 2: 
 A.MỤC TIÊU:
 -Kiến thức: Học sinh nêu được đặc điểm chung của thực vật; thấy được sự đa . dạng, phong phú của thực vật.
Trình bày được vai trò của TV , sự đa dạng và phong phú của chúng.
 - Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích, nhận định vấn đề.
 - Thái độ: Thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu thực vật bằng hành động bảo vệ . B.PHƯƠNG PHÁP:
 Trực quan, thảo luận nhóm, diễn giảng.
 C.CHUẨN BỊ:
 -GV: Tranh, ảnh về khu rừng, vườn hoa, sa mạc,
 -HS: Ôn về quang hợp (Sách TN-XH ở Tiểu học)
 D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I/Ổn định:
 II/ Kiểm tra bài cũ:- Kể tên các nhóm thực vật em đã biết?
 -Nhiệm vụ của SVH nói chung và TVH nói riêng?
III/ Bài mới:
 1.Đặt vấn đề: Thế giới thực vật, như các em đã biết, rất đa dạng và phong phú,
 song chúng có những đặc điểm đặc trưng cho thực vật. Đó là
 những đặc điểm gì?
 2.triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV-HS:
NỘI DUNG BÀI GHI
 HĐ1: Tìm hiểu SỰ ĐA DẠNG VÀ PHONG PHÚ CỦA THỰC VẬT.
GV:-Cho HS quan sát H 1.4ž H 3.4(SGK) và tranh, ảnh HS sưu tầm.
 ôNơi nào trên Trái đất có thực vật sống?
Kể tên 1 số thực vật ở đồng bằng, đồi núi, sa mạc,?
 - Ghi ý kiến HS vào bảng phụ thành các nhóm:
 + Cây sống ở sa mạc
 + Cây gỗ lâu năm
 + Cây thân thảo nhỏ, yếu
 + Cây sống ở nước, cây ở cạn,
 ô Em nhận xét gì về thế giơi thực vật?
HS: Quan sát, thảo luậnž Trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sungž Kết luận.
GV:Cho HS thảo luận về vai trò của TV và sự đa dạng và phong phú của chúng.
HS:Thảo luận žTrả lời
 -Vai trò chủ yếu của TV: 
 +Đối với tự nhiên:làm giảm ô nhiễm mt,...
+Đối với ĐV: cung cấp thức ăn, chỗ ở.
 +Đối với con người:cung cấp lương thực,..
-Sự đa dạng và phong phú của TV:thể hiện ở tp loài,số lượng,mt sống.
 HĐ2:Tìm hiểu ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA THỰC VẬT.
GV: Hướng dẫn HS làm bài tập(Tr.11-SGK).
 ô Em có nhận xét gì về các hiện tượng nêu ở mục 2(SGK)?
HS: Dựa vào thông tin + kết quả BT, trả lời.
GV: Nhận xét, bổ sung žyêu cầu HS tự kết luận.
Sự đa dạng và phong phú của thực vật:thể hiện;
-Đa dạng về mt sống:Tv có thể sống ở:
+Các miền khí hậu khác nhau:hàn đới,...
+Các dạng địa hình khác nhau:đồng bằng, sa mạc,...
+Các mt sống khác nhau:nước trên mặt đất.
-số lượng các loài
-Số lượng cá thể trong loài.
2.Đặc điểm chung của thực vật:
 - Tự tổng hợp được chất hữu cơ.
 -Hầu hết không di chuyển được.
 -Phản ứng chậm với môi trường.
 IV/ Củng cố:
-Câu hỏi: 1. Thực vật sống được ở những nơi nào trên Trái đất?
 2.Đặc điểm chung của thực vật?
-Cho HS đọc phần ghi nhớ
V/ Dặn dò: 
-Học bài, trả lời câu hỏi 1ž3(Cuối bài- SGK).
-Làm bài tập(Trang 12- SGK).
-Đọc mục “Em có biết?”
 ÞGợi ý trả lời câu hỏi 3:
 + Dân số tăngž Nhu cầu lương thực tăng, nhu cầu mọi mặt về sử 
 dụng thực vật tăng.
 + Tình trạnh khai thác rừng bừa bãi làm giảm diện tích rừng
 žThực vật quý hiếm cạn kiệt dần.
-Chuẩn bị bài sau: 
 + Đọc ND bài, quan sát kĩ H.4.1, 4.2 (SGK).
 + Kẻ bản 2(Trang 13-SGK) vào vở bài tập.
 @ Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 Tiết 3: 
 A.MỤC TIÊU:
 -Kiến thức: HS phân biệt được đặc điểm của cây có hoa và cây
 không có hoa dựa vào đặc điểm cơ quan sinh sản; phân biệt được
 cây 1 năm và cây lâu năm.
 -Kĩ năng: Rèn kĩ năng so sánh, nhận biết.
 -Thái độ: Học sinh có ý thức tìm hiểu bài žYêu thích, bảo vệ động vật.
 B.PHƯƠNG PHÁP:
 Trực quan, thảo luận, diễn giảng.
 C.CHUẨN BỊ:
 - GV: + Tranh vẽ 1 số cây có hoa và cây không hoa.
 + Cây cải: 1 số cây non và cây đã ra hoa.
 + Bìa đính các từ: rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt.
 -HS: Sưu tầm tranh, ảnh cây lâu năm và cây 1 năm.
 D. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
I/ Ổn định:
 II/ Kiểm tra bài cũ: Trình bày đặc điểm chung của thực vật?
 III/ Bài mới:
Đặt vấn đề:Thực vật có các đặc điểm chung đặc trưng, song chúng có
 những điểm khác nhau về cấu trúc, đời sống và sinh sản. Bài
 học hôm nay sẽ giúp các em hiểu rõ điều đó. 
Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG BÀI GHI
 HĐ1:Xác định CÁC CƠ QUAN CỦA CÂY XANH VÀ CHỨC NĂNG CỦA CHÚNG 
HS: - Quan sát cây cải kết hợp thông tin ở bảng, trả lời:
 ô Cây cải có các bộ phận nào?
 ôRễ, thân, lá làm nhiệm vụ gì?
 ôHoa, quả, hạt có chức năng gì?
 - HS khác nhận xét, bổ sung.
GV: - Dán bìa đính các bộ phận của cây lên sơ đồ câm, cho HS làm bài tập (Bảng tr.13-SGK).
 -Nhận xét, củng cố. 
 HĐ2: Phân biệt CÂY CÓ HOA VÀ CÂY KHÔNG CÓ HOA.
 GV:Yêu cầu HS để các mẫu vật sưu tầm lên bàn, quan sát và thảo luận:
 ôPhân biệt cây có hoa và cây không hoa?
 HS: Trả lời và bổ sung giữa các nhóm.
GV: Nhận xét, bổ sung bằng mẫu vật, tranh 
(H. 4.2 phóng to) ž Kết luận.
GV:cho HS lấy thêm ví dụ về TV có hoa và TV không có hoa có ở địa phương.
 HĐ3: Phân biệt CÂY LÂU NĂM VÀ CÂY MỘT NĂM.
 HS: Hoạt động độc lập, trả lời:
 ô Kể 1 số cây có vòng đời không quá 1 năm?
 ôKể 1 số cây sống nhiều năm mà em biết?
 ôVậy, em hiểu thế nào là cây lâu năm và cây 1 năm?
 GV: Nhận xét, bổ sung ž Kết luận.
 1.Các cơ quan của cây xanh:
 a) Cơ quan sinh dưỡng: 
 - Gồm: Rễ, thân, lá.
 - Chức năng: Nuôi dưỡng cây.
 b) Cơ quan sinh sản:
 - Gồm: Hoa, quả, hạt.
 - Chức năng: Duy trì và phát triển nòi giống.
 2. Thực vật có hoa và thực vật không có hoa:
- Thực vật có hoa: Cơ quan sinh sản là hoa, quả, hạt.
VD:cây ổi, cây lúa,...
Thực vật không có hoa:cơ quan sinh sản không phải là hoa quả(Chúng sinh sản bằng bào tử hoặc bằng hạt).
Vd:cây rau bợ, cây rêu, cây thông,cây dương xỉ.
 3.Cây 1 năm và cây lâu năm:
 - Cây 1 năm: Vòng đời kết thúc trong 1 năm.
 Vd: cây cải,cây đậu,...
 - Cây lâu năm: Sống nhiều năm, ra hoa- kết quả nhiều lần.
Vd: cây mít ,cây bưởi,...
.
 IV/ Củng cố:
 -Câu hỏi: 1, Dựa vào đặc điểm nào để nhận biết thực vật có hoa và thực 
 vật không có hoa? 
 2, Vì sao các cây hoa như Cúc, Hồng, Layơn ,thường chỉ 
 thấy hoa mà không thấy hạt?
 -Cho HS làm bài tập đã chuẩn bị(Bảng phụ).
 -Gọi HS đọc phần ghi nhớ. 
V/ Dặn dò:
 -Học bài, trả lời câu hỏi 1,2,3 (Cuối bài. SGK). 
 -Làm bài tập (Trang 15. SGK)
 -Chuẩn bị bài sau: Đọc kĩ nội dung bài + Quan sát H.5.1žH.5.5 
 @ Ngày soạn: 
 Ngày dạy:
 â CHƯƠNG I: TẾ BÀO THỰC VẬT
 Tiết 4: 
MỤC TIÊU:
 -Kiến thức: Học sinh nhận biết các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi.
 -Kĩ năng: Biết sử dụng kính lúp, các bước sử dụng kính hiển vi.
 -Thái độ: Học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ kính khi sử dụng.
 B.PHƯƠNG PHÁP
 Giới thiệu, trực quan.
 C.CHUẨN BỊ:
 -GV: + Kính lúp, kính hiển vi.
 +Tranh phóng to H. 5.1, 5.3 (SGK).
 -HS: Vài nhành cây hoặc vài bông hoa – Xem trước H.5.1, 5.3.
 D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I/ Ổn định:
 II/ Kiểm tra bài cũ: Đặc điểm nhận biết TV có hoa và TV không có hoa?
 Các cơ quan của thực vật cớ hoa?
 III/ Bài mới:
 1.Đặt vấn đề: Muốn có hình ảnh phóng to hơn vật thật để quan sát rõ hơn, ta 
 dùng kính lúp và kinh hiển vi. Vậy kính lúp và kính hiển vi có cấu
 tạo ntn?Cách sử dụng ra sao?
 2.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG BÀI GHI
 HĐ1: Tìm hiểu KÍNH LÚP VÀ CÁCH SỬ DỤNG.
GV: Cho HS quan sát kính lúp.
 ôKính lúp có cấu tạo ntn? Có tác dụng gì?
 Cách sử dụng kính lúp ntn?
HS: Tự đọc thông tin (SGK) + Quan sát,
trả lời.
GV:-Hướng dẫn HS cách sử dụng kính.
 HS:-quan sát mẫu vật qua kính
ôNêu cách bảo quản kính lúp ?
HĐ2: Tìm hiểu CẤU TẠO VÀ CÁCH SỬ DỤNG KÍNH HIỂN VI.
 GV: Cho HS quan sát kính hiển vi.
 HS: Quan sát,tự đọc thông tin (SGK),
trả lời:
ôKính lúp có mấy bộ phận chính? Bộ phận nào của kính quan trọng nhất? Tại sao?
ôGọi tên và chức năng từng ... ọc từ chương IŽ chương IV + 
 Xem lại các BT và câu hỏi đã làm ( Vở BT).
‘
 @Ngày soạn:
 Ngày dạy:
 Tiết 29: BÀI TẬP.
 -----&-----
 A.MỤC TIÊU:
 - Kiến thức: Cho học sinh làm quen một số dạng bài tập sinh học 6.Qua đó, củng 
 cố kiến thức các em thu nhận được trong thời gian qua.
 - Kĩ năng : Rèn kĩ năng tư duy phân tích, tổng hợp và diễn đạt vấn đề.
 - Thái độ : Học sinh hứng thú tìm hiểu, học tập bộ môn.
 B.PHƯƠNG PHÁP:
 Bài tập, thảo luận nhóm.
 C.CHUẨN BỊ:
 - GV: Một số bài tập và câu hỏi trắc nghiệm + Đáp án.
 - HS : Kiến thức đã ôn qua 4 chương ( IŽ IV).
 D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I/ Ổn định.
 II/ Kiểm tra bài cũ : Sự biến dạng của lá có ý nghĩa gì? Kể một số 
 loại lá biến dạng cùng chức năng ?
 III/ Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Các em đã được học qua 4 chương của chương trình sinh học 6.
 Hôm nay, các em sẽ chữa một số BT và câu hỏi trắc nghiệm để 
 nắm sâu hơn về kiến thức đã học.
 2.Triển khai bài:
 HĐ1: Trả lời một số câu hỏi mở rộng kiến thức.
 HS: - Thảo luận nhóm, trả lời:
 1) Có phải rễ của tất cả các loại cây đều có lông hút?
 2) Cây chuối, hành, tỏi, kiệu, có phải là thân cây biến dạng không?
 3) Quang hợp ở cây xanh có ý nghĩa ntn với đời sống sinh vật?
 4) Tại sao nói hô hấp và quang hợp ở cây xanh là hai hoạt động trái ngược nhưng 
 quan hệ mật thiết với nhau?
 - Các nhóm bổ sung lẫn nhau.
 GV: Nhận xét, bổ sungŽ Đáp án:
 1) Những cây rễ ngập sâu trong nước không có lông hút vì nước và muối khoáng . hoà tan ngấm trực tiếp qua các tế bào biểu bì của rễ. 
 2) Cây chuối, tỏi, hành kiệu,đều là cây có thân biến dạng. Trong đó:
 - Cây chuối có thân củ nắm dưới mặt đất, còn thân chuối trên mặt đất thực 
 chất là thân giả gồm các bẹ lá mọng nước tạo nên.
 - Hành, tỏi, hẹ, kiệu,thân của chúng có hình đĩa, hơi phồng lên, phía trên có 
 các bẹ lá phình to chứa chất dự trữ, kẽ các bẹ lá có chồi nách, còn phía dưới
 có hệ rễ chùm phát triển.Chúng đều là thân biến dạng: thân hành.
 3) Quang hợp ở cây xanh có ý nghiã rất lớn đối với đời sống của sinh vật. 
 - Hầu hết các loài sinh vật, kể cả con người, khi hô hấp đều cần lấy khí ôxi mà 
 một phần lớn do cây xanh nhả ra.
 - Khi quang hợp, cây hút khí cacbônic (Do hô hấp của động vật thải ra)Ž Góp 
 phần giữ cân bằng lượng khí này trong không khí .
 - Hầu hết các loài dộng vật và con người đều có thể sử dụng trực tiếp hoặc gián
 tiếp chất hữu cơ của cây xanh làm thức ăn.
 - Chất hữu cơ của cây xanh chế tạo đã cung cấp rất nhiều sản phẩm cần cho nhu 
 cầu đời sống của con người như: lương thực, thực phẩm, gỗ, củi, sợi, vải,
 thuốc men, nguyên liệu cho công nghiệp, trang trí,
 4) Quang hợp và hô hấp ở cây xanh là hai HĐ trái ngược, nhưng có quan hệ mật
 thiết với nhau trong đời sống của cây:
 - Hô hấp và quang hợp trái ngược nhau vì sản phẩm của quang hợp (Chất hữu cơ
 và khí ôxi) là nguyên liệu của hô hấp và ngược lại sản phẩm của hô hấp (Hơi
 nước và khí cacbônic) là nguyên liệu của quang hợp.
 - Hô hấp cần chất hữu cơ do quang hợp chế tạo ra, quang hợp và mọi hoạt động
 sống của cây lại cần năng lượng do hô hấp sản ra.
 Vậy nên, cây không thể sống được nếu thiếu một trong hai quá trình đó.
 HĐ2: Một số bài tập trăc nghiệm. 
 GV: Treo bảng phụ ghi sẵn một số bài tập trắc nghiệm.
 HS : (HĐ độc lập) Trả lời và bổ sung lẫn nhau.
 GV: Nhận xétŽ Đáp án.
 IV/ Củng cố: Trò chơi ô chữ.
 1) 4 chữ cái: Tên một chất lỏng quan trọng mà rễ hút vào cây.
 2) 4 chữ cái: Tên một cơ quan sinh dưỡng có chức năng vận chuyển nước, muối
 khoáng từ rễ lên lá và vận chuyển chất hữu cơ do lá chế tạo đến các
 bộ phận khác của cây.
 3) 7 chữ cái: Một loại mạch có chức năng vận chuyển chất hữu cơ do lá chế tạo.
 4) 9 chữ cái: Chất keo lỏng, chứa các bào quan trong tế bào. 
 5) 5 chữ cái: Một loại rễ biến dạng có ở thân cây trầu không, giúp cây leo lên cao.
 6) 5 chữ cái: Một hoạt động của cây xanh, hút khí ôxi để phân giải chất hữu cơ và 
 nhả khí cacbônic ra môi trường.
 7) 5 chữ cái: Các cơ quan của cây xanh cũng như của động vật đều cấu tạo từ.. 
 8) 8 chữ cái: Quá trình lá cây sử dụng nước và khí cacbônic để tạo tinh bột nhờ 
 chất diệp lục, khi có ánh sáng.
N
Ư
Ơ
C
T
H
Â
N
M
Ạ
C
H
R
Â
Y
T
Ế
B
À
O
C
H
Ấ
T
R
Ễ
M
Ó
C
H
Ô
H
Ấ
P
T
Ế
B
À
O
Q
U
A
N
G
H
Ợ
P
.
 V/ Dặn dò: -Đọc trước ND bài “Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên” + quan sát
 Kĩ H 26.1Ž 26.4 (SGK).
 - Sưu tầm cây rau má;củ khoai lang, củ gừng mọc mầm,
 @Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
ä Chương v : SINH SẢN SINH DƯỠNG.
 Tiết 30:
-----&-----
 A.MỤC TIÊU:
 I/ Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự 
 nhiên, tìm được một số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
 II/ Kĩ năng : Nắm được biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích được 
 cơ sở khoa học của các biện pháp đó.
 III/ Thái độ : Giáo dục long yêu thiên nhiên, cây cỏ; yêu lao động.
 B.PHƯƠNG PHÁP:
 Quan sát, thảo luận.
 C.CHUẨN BỊ:
 - GV: + Mẫu vật : cây rau má; củ gừng, khoai lang, lá thuốc bỏng mọc mầm,
 + Bảng phụ kẻ sẵn bảng tr.88 (Mục 1. SGK).
 - HS : Ôn tập kiến thức về biến dạng của thân và rễ + Nghiên cứu trước ND bài.
 D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I/Ổn định. (1’)
 II/ Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong bài mới.
 III/ Bài mới:
 1. Đặt vấn đề: Ở một số thực vật có hoa, rễ- thân- lá của nó ngoài chức năng
 nuôi dưỡng cây, còn có thể tạo thành cây mới. Vậy các cây mới đó 
 được hình thành như thế nào? (1’)
 2.Triển khai bài:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG BÀI GHI
HĐ1: Tìm hiểu SỰ TẠO THÀNH 
 CÂY MỚI TỪ RỄ, THÂN, 
 LÁ Ở THỰC VẬT CÓ HOA
HS: Đặt mẫu vật sưu tầm được lên
 bàn, quan sát kết hợp H.26.1Ž
 H26.4 , thảo luận nhóm, trả lời:
 ¯ Rau má mọc trên đất ẩm, mỗi mấu thân có hiện tượng gì? (Mọc lá , rễ phụ).Có thể tách thành cây mới được không? Tại sao? (Có, do có đủ thân,lá, rễ).
 ¯Củ gừng, củ khoai lang, lá thuốc bỏng để nơi ẩm có thể  thành cây mới không? Vì sao? .
 GV: Nhận xét, bổ sungŽ Đáp án. 
 (24’)
 1. Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá của một số cây có hoa:
TÊN CÂY
SỰ TẠO THÀNH CÂY MỚI
Mọc từ phần nào của cây?
Phần đó thuộc cơ quan nào?
 Điều kiện
Rau má
Thân bò
Cơ quan sinh dưỡng
Đất ẩm
Gừng
Thân rễ
Nơi ẩm
Khoai lang
Rễ củ
Nơi ẩm
Lá thuốc bỏng
Lá
 Đủ độ ẩm
HĐ2:Kết luận về SINH SẢN SINH DƯỠNG
 TỰ NHIÊN. (12’)
HS: (HĐ độc lập) Dựa vào bảng trên , làm bài 
 tập (Điền chỗ trống-phần 2) Ž Trình bày 
 kết quả.
GV:- Nhận xétŽ Kết luận.
 - Gọi HS đọc phần ghi nhớ.(SGK).
 2.Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây: 
- Khái niệm: Hiện tượng hình thành cây mới từ một phần của CQSD (rễ, thân, lá).
- Hình thức: Sinh sản bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá, 
 IV/ Củng cố: (5’)
 ã Câu hỏi: 1, Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.?
 2, Kể một số cây khác có khả năng sinh sản bằng thân bò, thân củ và 
 lá mà em biết. ?
 3, Kể vài cây cỏ dại có cách sinh sản bằng thân rễ. ? Muốn diệt loài cỏ 
 đó, người ta làm ntn? Vì sao?
 ã Vận dụng: 
 a) Muốn cất giữ khoai lang được lâu, tránh nảy mầm, ta phải làm ntn?
 ( Bảo quản nơi khô ráo)
 b) Trồng khoai lang bằng cách nào? Sao không trồng bằng củ?
 (Trồng KL bằng dây: chọn những dây bánh tẻ, cắt thành từng đoạn ngắn
 có cả ngọn rồi giâm chúng xuống luống đất đã chuẩn bị trước. Để tiết 
 kiệm và có thời gian thu hoạch ngắn, ngươi ta không trồng bằng củ)
 V/ Dặn dò: (2’)
 - Học bài, trả lời câu hỏi 1Ž3( Cuối bài. SGK).
 - Chuẩn bị bài sau: + Đọc kĩ ND bài, quan sát các hình: H 27.1Ž H 27.4(SGK).
 + Đem theo ( Nhóm ): 1 đoạn cành sắn, mía, cam, chanh và 
 1 cành chiết. 
 @Ngày soạn:
 Ngày dạy:
 Tiết 31:
-----&-----
 A.MỤC TIÊU:
 - Kiến thức: Học sinh biết được thế nào là giâm cành, chiết cành, ghép cây và 
 nhân giống vô tính trong ống nghiệm; biết ưu thế của hình thức 
 nhân giống vô tính trong ống nghiệm.
 - Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát thực hành.
 - Thái độ : Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên, yêu lao động.
 B.PHƯƠNG PHÁP:
 Thảo luận, thực hành
 C.CHUẨN BỊ:
 - GV: + Tranh vẽ “ Sinh sản sinh dưỡng do người”
 + Mẫu vật : vài cành sắn, cành dâu, cành mía đã ra rễ.
 - HS : + Làm BT thực hành (Trước 1 tuần ) , đem đến lớp.
 + Ôn kiến thức về cơ chế vận chuyển các chất hữu cơ của mạch rây.
 D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 I/ Ổn định. (1’)
 II/ Kiểm tra bài cũ: Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? Cho ví dụ?
 III/ Bài mới: (3’)
 1. Đặt vấn đề: Giâm cành, chiết cành, ghép cây và nhân giống vô tính là cách
 sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra nhằm mục
 nhân giống cây trồng. Vậy việc nhân giống cây trồng đó được 
 thực hiện như thế nào? (1’)
 2.Triển khai bài: 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS
NỘI DUNG BÀI GHI
HĐ1: Tìm hiểu về GIÂM CÀNH (10’)
HS:- ( HĐ độc lập) Quan sát H 27.1, trả lời:
¯Đoạn cành sắn sau một thời gian gieo vào đất có hiện tượng gì? ( Từ mắt mọc rễ, mầm).
¯Vậy giâm cành là gì? Kể một số loại cây được trồng bằng phương pháp giâm cành?
 - HS khác bổ sung.
GV: Nhận xét, bổ sung Ž Kết luận.
HĐ2: Tìm hiểu về CHIẾT CÀNH (10’)
HS:-Quan sát mẫu vật + H 27.2, thảo luận:
¯Chiết cành là gì? Vì sao ở cành chiết, rễ chỉ mọc ra từ mép vỏ phía trên của vết cắt?
¯Kể một số cây trồng bằng phương pháp này? Vì sao chúng không được trồng bằng phương pháp giâm cành?
 - Trả lời và bổ sung giữa các nhóm.
GV: Nhận xét, bổ sungŽ Cho HS tự kết luận.
HĐ3: Tìm hiểu về GHÉP CÂY. (8’)
 HS: Tự đọc thông tin + Quan sát H 26.3.,
 thảo luận nhómŽ trả lời:
¯Thế nào là ghép cây? Có mấy cách ghép? Gồm các bước nào?
GV: Ghi ý kiến các nhóm lên bảng phụ, nhận 
 Xét, bổ sung Ž Hướng dẫn HS thao tác 
 trên mẫu vật.
HĐ4: Tìm hiểu NHÂN GIỐNG VÔ TÍNH
 TRONG ỐNG NGHIỆM ( 6’)
HS: Tự đọc thông tin (SGK) +Quan sát H 27.4,
 Thảo luận, trả lời:
¯Thế nào là nhân giống vô tính trong ống nghiệm?
 GV: Nhận xét, bổ sung vài VD về phương 
 pháp nhân giống vô tính hiện đại ŽKết
 luận.
 1. Giâm cành:
 Cắt đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm vào đất ẩm cho bén rễ, thành
cây mới.
 VD: Sắn, khoai lang, mía,
 2. Chiết cành:
 Làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi tách khỏi cây mẹ, trồngŽ cây mới.
 VD: Cam, chanh, bưởi,
 3. Ghép cây:
 - Dùng mắt ghép, chồi ghép, cành ghép của một cây gắn vào cây khác (Gốc ghép) Ž Tiếp tục phát triển.
 - Có 2 cách: + Ghép mắt (SGK).
 + Ghép cành.
 4.Nhân giống vô tính trong ống nghiệm:
 Tạo ra nhiều cây mới từ 1 mô.
 IV/ Củng cố: (4’)
 - Câu hỏi 1Ž3( Cuối bài).
 - Cho HS đọc Phần ghi nhớ.
 V/ Dặn dò: (2’)
 - Học bài, trả lời hoàn thiện 4 câu hỏi (cuối bài) vào vở BT.
 - Thực hiện bài tập (Tr. 92. SGK).
 - Đọc kĩ thông tin bài sau + Quan sát H 28.1Ž H.28.3 ( SGK).

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an sinh hoc 6.doc