Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 39 - Tiết 47 - Tuần 25: Quyết – cây dương xỉ (tích hợp)

Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 39 - Tiết 47 - Tuần 25: Quyết – cây dương xỉ (tích hợp)

Mô tả được quyết (cây dương xỉ) là thực vật có rễ, thân, lá, có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử.

 2- Kỹ năng:

- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các nhóm thực vật.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về đặc điểm cơ quan sinh dưỡng, túi bào tử, sự phát triển của cây dương xỉ và sự hình thành than đá.

 3- Thái độ:

- HS t́m hiểu các nhóm thực vật, trên cơ sở đó nhận thức sự đa dạng, phong phú của giới thực vật và ư nghĩa của sự đa dạng, phong phú đó trong tự nhiên và đời sống con người  HS có ý thức bảo vệ đa dạng thực vật.

 

doc 4 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1359Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 39 - Tiết 47 - Tuần 25: Quyết – cây dương xỉ (tích hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 39 Tiết PPCT : 47 
Ngày dạy : ../.../  Tuần CM: 25
 QUYẾT – CÂY DƯƠNG XỈ (TÍCH HỢP)
I. MỤC TIÊU:
 1- Kiến thức:
- Mô tả được quyết (cây dương xỉ) là thực vật có rễ, thân, lá, có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử.
 2- Kỹ năng:
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về các nhóm thực vật.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về đặc điểm cơ quan sinh dưỡng, túi bào tử, sự phát triển của cây dương xỉ và sự hình thành than đá.
 3- Thái độ:
- HS t́m hiểu các nhóm thực vật, trên cơ sở đó nhận thức sự đa dạng, phong phú của giới thực vật và ư nghĩa của sự đa dạng, phong phú đó trong tự nhiên và đời sống con người à HS có ý thức bảo vệ đa dạng thực vật. 
II. TRỌNG TÂM: cây dương xỉ là thực vật có rễ, thân, lá, có mạch dẫn. Sinh sản bằng bào tử.
III. CHUẨN BỊ:
 1- Giáo viên: - Vật mẫu: Cây dương xỉ. Tranh cây dương xỉ, tranh h́nh 39.2 phóng to.
 2- Học sinh: Đọc trước bài: Quyết – cây dương xỉ. Chuẩn bị mẫu vật: Cây dương xỉ.
IV. TIẾN TR̀NH:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : nắm sỉ số lớp, vệ sinh.
2. Kiểm tra miệng: 
- Câu 1:Nêu môi trường sống của rêu? Đặc điểm các cơ quan sinh dưỡng của rêu? (10đ).
+ Rêu sống ở đất ẩm. (2đ).
+ Thân ngắn, không phân cành. Lá nhỏ, mỏng. Rễ giả có khả năng hút nước. Chưa có mạch dẫn.(8đ).
- Câu 2: Trình bày sự phát triển của rêu và vai trò của rêu trong tự nhiên? (10đ)
- Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây. Rêu sinh sản bằng bào tử. Bào tử nảy mầm phát triển thành cây rêu. (5đ)
- Rêu góp phần vào việc tạo thành chất mùn. Rêu sống ở đầm lầy, khi chết tạo thành lớp than bùn dùng làm phân bón, làm chất đốt. (5đ)
3. Bài mới :
	Hoạt động GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Quan sát cây dương xỉ.
a. Quan sát cơ quan sinh dưỡng.
- GV yêu cầu HS quan sát kĩ cây dương xỉ và ghi lại đặc điểm các bộ phận của cây.
+ HS hoạt động nhóm và ghi lại:
+ Quan sát cây dương xỉ " xem có những bộ phận nào " so sánh với tranh.
+ Trao đổi nhóm về đặc điểm rễ, thân, lá quan sát được (chú ư đặc điểm lá non).
- Tổ chức thảo luận trên lớp.
+ HS phát biểu " các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV bổ sung hoàn thiện đặc điểm rễ, thân, lá.
- GV lưu ư: HS dễ nhầm cuống của lá già là thân " GV giúp HS phân biệt.
- Cho HS so sánh các đặc điểm với cơ quan sinh dưỡng của rêu.
- GV ghi tóm tắt lên bảng.
b. Quan sát túi bào tử và sự phát triển của cây dương xỉ.
- GV yêu cầu HS lật mặt dưới lá già, tìm túi bào tử.
- Yêu cầu HS quan sát hình 39.2, đọc kĩ chú thích trả lời câu hỏi:
- Vòng cơ cơ có tác dụng gì?
- Cơ quan sinh sản và sự phát triển của túi bào tử?
 So sánh với rêu.
+ HS quan sát kĩ hình 39.2, thảo luận nhóm " ghi câu trả lời ra nháp.
+ Làm bài tập: điền vào chỗ trống những từ thích hợp.
Mặt dưới lá dương xỉ có những đốm chứa . Vách túi bào tử có một vòng cơ màng tế bào dày lên rất rõ, vòng cơ có tác dụng. Khi túi bào tử chín. Bào tử rơi xuống đất sẽ nảy mầm và phát triển thành  rồi từ đó mọc ra.
- Dương xỉ sinh sản bằng  như rêu, nhưng khác rêu ở chỗ có  do bào tử phát triển thành.
- GV gợi ý cho HS phát biểu " hoàn chỉnh đoạn câu trên ( đáp án: Túi bào tử, đẩy bào tử bay ra, nguyên tản, cây dương xỉ con, bào tử, nguyên tản).
- GV cho HS đọc lại đoạn bài tập đă hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: Quan sát một vài loại dương xỉ thường gặp.
- Quan sát cây rau bợ, cây lông cu li và nhận xét:
- Đặc điểm chung?
- Nêu đặc điểm nhận biết một cây thuộc dương xỉ?
+ Phát biểu nhận xét về:
+ Sự đa dạng hình thái.
+ Đặc điểm chung.
+ Tập nhận biết một cây thuộc dương xỉ (căn cứ vào lá non).
* GDLGMT: (liên hệ)
- HS t́m hiểu các nhóm thực vật, trên cơ sở đó nhận thức sự đa dạng, phong phú của giới thực vật và ư nghĩa của sự đa dạng, phong phú đó trong tự nhiên và đời sống con người à HS có ư thức bảo vệ đa dạng thực vật. 
Hoạt động 3: Quyết cổ đại và sự h́nh thành than đá.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát h́nh 39.4 và trả lời câu hỏi:
- Than đá được h́nh thành như thế nào?
+ HS đọc thông tin.
+ Quan sát hình. + 1 HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung.
1) Quan sát cây dương xỉ:
a. Quan sát cơ quan sinh dưỡng.
Cơ quan sinh dưỡng gồm:
- Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn.
- Thân ngắn hình trụ.
- Rễ thật .
- Có mạch dẫn.
b.Túi bào tử và sự phát triển của cây dương xỉ.
- Dương xỉ sinh sản bằng bào tử, cơ quan sinh sản là túi bào tử.
2) Một vài loại dương xỉ thường gặp.
- Dương xỉ thuộc nhóm quyết. Là những thực vật đă có rễ, thân, lá và có mạch dẫn.
- Sinh sản bằng bào tử.
3) Quyết cổ đại và sự hình thành than đá.
Tổ tiên của chúng là những loài quyết cổ đại thân lớn sống thành rừng. Về sau do sự biến đổi của vỏ trái đất những khu rừng này bị chết và bị vùi sâu dưới đất. Do tác dụng của vi khuẩn, sức nóng, sức ép của tầng trên trái đất mà chúng dần dần thành than đá.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố:
- Câu 1: Trình bày đặc điểm cấu tạo các cơ quan sinh dưỡng của cây dươg xỉ?
- Đáp án câu 1: Cơ quan sinh dưỡng gồm: Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn. Thân ngắn hình trụ. Rễ thật. Có mạch dẫn.
- Câu 2: Trình bày quá trình hình thành than đá từ quyết?
- Đáp án câu 2: Tổ tiên của chúng là những loài quyết cổ đại thân lớn sống thành rừng. Về sau do sự biến đổi của vỏ trái đất những khu rừng này bị chết và bị vùi sâu dưới đất. Do tác dụng của vi khuẩn, sức nóng, sức ép của tầng trên trái đất mà chúng dần dần thành than đá.
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này: Học bài và trả lời câu hỏi SGK. Đọc mục “Em có biết”.
- Chuẩn bị: ôn tập từ tiết: tiết 37 đến tiết 47, chuẩn bị ôn tập và kiểm tra 1 tiết. 
V. Rút kinh nghiệm:
	- Nội dung: 	
	 Phương pháp: 	
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị: 	
--------—&–--------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 47.doc