Kiến thức:
- Mô tả được rêu là thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản.
2- Kỹ năng:
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về cây rêu.
- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước lớp. Kĩ năng lắng nghe tích cực, tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo, sinh sản, phát triển; môi trường sống và vai trò của cây rêu.
3- Thái độ:
- Các thực vật bậc thấp có mối quan hệ mật thiết với sản xuất và đời sống con người, rêu tạo thành lớp than bùn, sản xuất phân bón, chất đốt.
- HS tìm hiểu các nhóm thực vật, trên cơ sở đó nhận thức sự đa dạng, phong phú của giới thực vật và ý nghĩa của sự đa dạng, phong phú đó trong tự nhiên và đời sống con người HS có ý thức bảo vệ đa dạng thực vật.
II. TRỌNG TÂM: Mô tả được rêu là thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản.
Bài: 38 Tiết PPCT : 46 Ngày dạy : ../.../ Tuần CM: 24 RÊU – CÂY RÊU (TÍCH HỢP) I. MỤC TIÊU: 1- Kiến thức: - Mô tả được rêu là thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản. 2- Kỹ năng: - Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về cây rêu. - Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước lớp. Kĩ năng lắng nghe tích cực, tìm kiếm và xử lí thông tin để tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo, sinh sản, phát triển; môi trường sống và vai trò của cây rêu. 3- Thái độ: - Các thực vật bậc thấp có mối quan hệ mật thiết với sản xuất và đời sống con người, rêu tạo thành lớp than bùn, sản xuất phân bón, chất đốt. - HS tìm hiểu các nhóm thực vật, trên cơ sở đó nhận thức sự đa dạng, phong phú của giới thực vật và ý nghĩa của sự đa dạng, phong phú đó trong tự nhiên và đời sống con người à HS có ý thức bảo vệ đa dạng thực vật. II. TRỌNG TÂM: Mô tả được rêu là thực vật đã có thân, lá nhưng cấu tạo đơn giản. III. CHUẨN BỊ: 1- Giáo viên: Vật mẫu: Cây rêu (có cả túi bào tử). Tranh phóng to cây rêu và cây rêu mang túi bào tử. Kính lúp cầm tay. 2- Học sinh: Chuẩn bị mẫu cây rêu. IV. TIẾN TRÌNH: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện : nắm sỉ số lớp, vệ sinh. 2. Kiểm tra miệng : - Câu 1:Nêu đặc điểm chung của tảo? Tại sao không thể coi rong mơ như cây xanh thực sự? (10đ) + Cơ thể tảo xoắn là một sợi màu lục, gồm nhiều tế bào hình chữ nhật, sinh sản sinh dưỡng và tiếp hợp.(5đ). + Rong mơ: chưa có rễ, thân, lá thật.(5đ). 3. Bài mới : Hoạt động GV và HS Nội dung bài học Hoạt động 1: Tìm hiểu môi trường sống của Rêu. - GV đặt câu hỏi: Rêu sống ở đâu? + HS trả lời bằng hiểu biết của mình, các HS khác nhận xét, bổ sung. Hoạt động 2: Quan sát cây rêu. - GV yêu cầu HS quan sát cây rêu và đối chiếu với hình 38.1, nhận thấy những bộ phận nào của cây? + HS hoạt động theo nhóm: + Tách rời 1-2 cây rêu " quan sát bằng kính lúp. + Quan sát đối chiếu tranh cây rêu. - Tổ chức cho HS thảo luận toàn lớp. + Phát hiện các bộ phận của cây rêu. + Gọi 1-2 nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - Cho HS đọc đoạn thông tin, GV giảng giải: - Rễ giả: có khả năng hút nước. - Thân, lá chưa có mạch dẫn, nên chỉ sống nơi đất ẩm ướt. + HS tự rút ra những đặc điểm chính trong cấu tạo cây rêu. - Yêu cầu so sánh rêu với rong mơ và cây bàng, trả lời câu hỏi: - Tại sao xếp rêu vào nhóm thực vật bậc cao? - GV tổng kết lại. Hoạt động 3 Túi bào tử và sự phát triển của rêu. - GV yêu cầu HS quan sát tranh cây rêu có túi bào tử, phân biệt các phần của túi bào tử. + HS quan sát tranh theo hướng dẫn của GV, rút ra nhận xét: + Túi bào tử có 2 phận: mũ ở trên, cuống ở dưới, trong túi có bào tử. - Yêu cầu HS quan sát tiếp hình 38.2 và đọc đoạn thông tin, trả lời câu hỏi: - Cơ quan sinh sản của rêu là bộ phận nào? - Rêu sinh sản bằng gì? - Trình bày sự phát triển của rêu? + HS dựa vào hình 38.2, thảo luận trong nhóm tìm câu trả lời. + HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung Hoạt động 4 Túi bào tử và sự phát triển của rêu. - GV yêu cầu HS đọc đoạn thông tin mục 4 và trả lời câu hỏi: - Rêu có lợi ích gì? + HS tự rút ra vai trò của rêu. - GV giảng thêm: - Hình thành đất. - Tạo than. * GDLGMT: (liên hệ) - HS tìm hiểu các nhóm thực vật, trên cơ sở đó nhận thức sự đa dạng, phong phú của giới thực vật và ý nghĩa của sự đa dạng, phong phú đó trong tự nhiên và đời sống con người à HS có ý thức bảo vệ đa dạng thực vật. 1) Môi trường sống của rêu: - Rêu sống ở đất ẩm. 2) Quan sát cây rêu. - Thân ngắn, không phân cành. - Lá nhỏ, mỏng. - Rễ giả có khả năng hút nước. - Chưa có mạch dẫn. 3) Túi bào tử và sự phát triển của rêu. - Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây. - Rêu sinh sản bằng bào tử. - Bào tử nảy mầm phát triển thành cây rêu. 4) Vai trò của rêu. - Rêu góp phần vào việc tạo thành chất mùn. Rêu sống ở đầm lầy, khi chết tạo thành lớp than bùn dùng làm phân bón, làm chất đốt. 4. Câu hỏi, bài tập củng cố: - Câu 1: Điền vào chỗ trống những từ thích hợp: Lá, thân, túi bào tử, mạch dẫn, bào tử, rễ Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có ., ., chưa có ..thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có ... Rêu sinh sản bằng . được chứa trong , cơ quan này nằm ở .cây rêu. - Đáp án câu 1: Cơ quan sinh dưỡng của cây rêu gồm có thân, lá, chưa có rễ thật sự. Trong thân và lá rêu chưa có mạch dẫn. Rêu sinh sản bằng bào tử được chứa trong túi bào tử, cơ quan này nằm ở ngọn cây rêu. 5). Hướng dẫn học sinh tự học: - Đối bài học ở tiết học này: Học bài và trả lời câu hỏi SGK. - Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Đọc trước bài: Quyết – cây dương xỉ. Chuẩn bị mẫu vật: Cây dương xỉ. V. Rút kinh nghiệm: - Nội dung: Phương pháp: - Sử dụng đồ dùng, thiết bị: --------&--------
Tài liệu đính kèm: