Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 29 - Tiết 35 - Tuần 17: Các loại hoa (tích hợp)

Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 29 - Tiết 35 - Tuần 17: Các loại hoa (tích hợp)

 1. Kiến thức:

- Học sinh phân biệt được các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa hoa đơn độc và hoa mọc thành chùm.

 2. Kỹ năng:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để xác định bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa và cách xếp hoa trên cây là những đặc điểm chủ yếu để phân chia các nhóm hoa.

- Kĩ năng tự tin đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Kĩ năng lắng nghe tích cực.

 3.Thái độ:

- Hoa có ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên, con người và môi trường Giáo dục HS ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, đặc biệt những cảnh đẹp ở nơi công cộng, không hái hoa, phá hoại.

 

doc 3 trang Người đăng levilevi Lượt xem 1472Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Bài 29 - Tiết 35 - Tuần 17: Các loại hoa (tích hợp)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 29 Tiết PPCT : 35 
Ngày dạy : ../.../  Tuần CM: 17
 CÁC LOẠI HOA (TÍCH HỢP)
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Học sinh phân biệt được các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa hoa đơn độc và hoa mọc thành chùm.
 2. Kỹ năng:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin để xác định bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa và cách xếp hoa trên cây là những đặc điểm chủ yếu để phân chia các nhóm hoa.
- Kĩ năng tự tin đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi. Kĩ năng lắng nghe tích cực.
 3.Thái độ:
- Hoa có ý nghĩa quan trọng đối với tự nhiên, con người và môi trườngà Giáo dục HS ý thức bảo vệ cảnh quan môi trường, đặc biệt những cảnh đẹp ở nơi công cộng, không hái hoa, phá hoại. 
II. TRỌNG TÂM: phân biệt được các loại hoa: hoa đực, hoa cái, hoa lưỡng tính, hoa hoa đơn độc và hoa mọc thành chùm.
III. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Mẫu vật: một số mẫu hoa đơn đực, hoa cái và hoa lưỡng tính, hoa mọc đơn độc, hoa mọc thành cụm, tranh ảnh về các loại hoa.
 2. Học sinh: Mang các loại hoa như đã dặn. Kẻ bảng SGK trang 97 vào vở. Xem lại kiến thức về các loại hoa.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: nắm sỉ số lớp, vệ sinh.
2. Kiểm tra bài miệng : 
- Câu 1: Nêu tên, đặc điểm và chức năng của những bộ phận chính của hoa? (10đ)
- Hoa gồm các bộ phận: đài tràng, nhị, nhuỵ. Nhị gồm: chỉ nhị và bao phấn (chứa hạt phấn). Nhuỵ gồm: đầu, vòi, bầu nhuỵ, noãn trong bầu nhuỵ. (2đ)
- Đài tràng có tác dụng bảo vệ bộ phận bên trong. (2đ)
- Nhị, nhuỵ có chức năng sinh sản, duy trì nòi giống. (2đ)
- Nhị: có nhiều hạt phấn mang tế bào bào sinh dục đực. (2đ)
- Nhuỵ: có bầu chứa lá noãn mang tế bào sinh dục cái. (2đ)
3. Bài mới :
	Hoạt động GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
 - GV yêu cầu các nhóm đặt hoa lên bàn để quan sát, hoàn thành cột 1, 2, 3 ở vở.
- Từng HS lần lượt quan sát các hoa của các nhóm, hoàn thành cột 1, 2, 3 trong bảng ở vở bài tập.
- GV yêu cầu HS chia hoa thành 2 nhóm.
- HS tự phân chia hoa thành 2 nhóm, viết ra giấy.
- GV cho HS cả lớp được thảo luận kết quả.
- Một số HS đọc bài của mình, HS khác chú ý bổ sung.
- GV giúp HS sửa bằng cách thống nhất cách phân chia theo bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa.
+ HS nêu được:
Nhóm 1: Có đủ nhị, nhuỵ.
Nhóm 2: có nhị hoặc có nhuỵ.
- GV yêu cầu HS làm bài tập dưới bảng SGK.
- HS chọn từ thích hợp hoàn thành bài tập 1 và 2 SGK trang 97.
- GV cho HS hoàn thiện nốt bảng liệt kê.
+ HS tự điền nốt vào cột của bảng ở vở.
+ 1 vài HS đọc kết quả cột 4, HS khác góp ý.
- GV giúp HS điều chỉnh chỗ còn sai sót.
- GV đưa câu hỏi củng cố: dựa vào bộ phận sinh sản chia thành mấy loại hoa? thế nào là hoa đơn tính và hoa lưỡng tính?
- GV gọi 2 HS lên bảng nhặt trên bàn để riêng những hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.
- GV lưu ý: một số loại cây có hoa đực và hoa cái trên cùng một cây.
Hoạt động 2: phân chia các nhóm hoa dựa vào cách sắp xếp hoa trên cây.
- GV bổ sung thêm một số VD khác về hoa mọc thành cụm như: hoa ngâu, hoa huệ, hoa phượng.... bằng mẫu thật hay bằng tranh (đối với hoa cúc, GV nên tách hoa nhỏ ra để HS biết).
+ HS đọc mục £, quan sát hình 29.2 và tranh ảnh hoa sưu tầm để phân biệt 2 cách xếp hoa và nhận biết qua tranh hoặc mẫu.
- Qua bài học em biết được điều gì?
+ HS trình bày trước lớp, HS khác nhận xét, bổ sung.
1) Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa:
* Hoa được chia thành 2 nhóm: 
- Hoa đơn tính: là những hoa thiếu nhị hoặc nhuỵ. Gồm:
+ Hoa đực: chỉ có nhị.
Ví dụ: Hoa mướp.
+ Hoa cái: chỉ có nhuỵ 
Ví dụ: hoa bí đỏ.
- Hoa lưỡng tính: có cả nhị và nhuỵ.
2. Phân chia các nhóm hoa dựa vào cách xếp hoa trên cây:
- Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây, có thể chia ra 2 cách mọc hoa:
+ Mọc đơn độc.
Ví dụ: Hoa hồng
+ Mọc thành cụm.
Ví dụ: Hoa cúc, hoa huệ.
4. Câu hỏi, bài tập củng cố: 
- Câu 1: Có những cách phân biệt các loại hoa nào? Nêu ví dụ?
Đáp án câu 1: Căn cứ vào:
+ Bộ phân sinh sản chủ yếu của hoa để chia hoa thành 2 nhóm: hoa đơn tính (hoa đực, hoa cái) và hoa lưỡng tính.
+ Cách xếp hoa trên cây: chia thành 2 nhóm: hoa đơn độc và hoa mọc thành cụm.
- Câu 2: Trình bày đặc điểm của hoa đơn tính và hoa lưỡng tính? Nêu ví dụ?
Đáp án câu 2: 
+ Hoa đơn tính: là những hoa thiếu nhị hoặc nhuỵ.
+ Hoa lưỡng tính: là những hoa có đủ nhị và nhuỵ.
5. Hướng dẫn học sinh tự học:
- Đối với bài học ở tiết học này: trả lời lại các câu hỏi SGK.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Đọc trước bài: Thụ phấn. Quan sát tranh hình 30.1 dến 30.2. Kết hợp quan sát côn trùng (ong) lấy mật hoa trong tự nhiên.
V. Rút kinh nghiệm:
	- Nội dung: 	
	 Phương pháp: 	
 - Sử dụng đồ dùng, thiết bị: 	
--------—&–--------

Tài liệu đính kèm:

  • docTiet 35.doc