Giáo án Đại số Lớp 9 - Tuần 25, Tiết 53: Đơn thức - Năm học 2006-2007

Giáo án Đại số Lớp 9 - Tuần 25, Tiết 53: Đơn thức - Năm học 2006-2007

A. MỤC TIÊU:

- Nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức.

- Nhận biết được đơn thức thu gọn. Nhận biết được phần hệ số phần biến của đơn thức.

- Biết nhân 2 đơn thức. Viết đơn thức ở dạng chưa thu gọn thành đơn thức thu gọn.

B/ CHUẨN BỊ : Máy tính sách tay, màn hình.

C/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :

I- KIỂM TRA BÀI CŨ :

- GV nêu yêu cầu kiểm tra :

 HS1: Viết 1 biểu thức đại số chứa biến x; y ?

- Sau khi HS viết xong, tuỳ theo biểu thức đại số mà GV yêu cầu tiếp

Hãy tính tính giá trị của biểu thức trên tại x = ? ; y = ?

- Yêu cầu HS dưới lớp làm nháp vào vở.

- GV yêu cầu HS đưới lớp nhận xét bài làm của bạn.

* Lưu ý : Phải viết kết luận: Giá trị của biểu thức này tại x = ? ; y = ? là .

- GV đặt vấn đề vào bài: Trong bài học trước ta đã học về biểu thức đại số; có những biểu thức đại số được gọi là đơn thức. Vậy đơn thức là gì ? Cô giáo cùng các em nghiên cứ vấn đề đó trong bài học hôm nay.

 

doc 6 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 426Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đại số Lớp 9 - Tuần 25, Tiết 53: Đơn thức - Năm học 2006-2007", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25 - Tiết 53 	Ngày soạn: 27-2-2007 
 Ngày dạy: 6-3-2007
đơn thức
A. Mục tiêu:
Nhận biết được một biểu thức đại số nào đó là đơn thức.
Nhận biết được đơn thức thu gọn. Nhận biết được phần hệ số phần biến của đơn thức.
Biết nhân 2 đơn thức. Viết đơn thức ở dạng chưa thu gọn thành đơn thức thu gọn.
B/ Chuẩn bị : Máy tính sách tay, màn hình. 
C/Tiến trình dạy học : 
I- Kiểm tra bài cũ :
 GV nêu yêu cầu kiểm tra : 
 HS1: Viết 1 biểu thức đại số chứa biến x; y ?
Sau khi HS viết xong, tuỳ theo biểu thức đại số mà GV yêu cầu tiếp
Hãy tính tính giá trị của biểu thức trên tại x = ? ; y = ?
Yêu cầu HS dưới lớp làm nháp vào vở.
GV yêu cầu HS đưới lớp nhận xét bài làm của bạn.
* Lưu ý : Phải viết kết luận: Giá trị của biểu thức này tại x = ? ; y = ? là .....
GV đặt vấn đề vào bài: Trong bài học trước ta đã học về biểu thức đại số; có những biểu thức đại số được gọi là đơn thức. Vậy đơn thức là gì ? Cô giáo cùng các em nghiên cứ vấn đề đó trong bài học hôm nay.
II – Bài mới 
1- Đơn thức
Các em cùng làm 
GV đưa đề bài lên màn hình
Gọi một HS đọc to đề bài
- HS đọc to đề bài
 Cho các biểu thức đại số: 4xy2; 3 - 2y; - x2y3x; 10x + y; 5.(x+y); 2x2(- )y3x; 2x2y; -2y; 9; ; 7 ; x ; - y. Hãy sắp xếp các biểu thức đại số trên thành hai nhóm:
Nhóm 1: Những biểu thức đại số có chứa phép cộng và phép trừ.
Nhóm 2: Những biểu thức đại số còn lại.
GV: Các em lưu ý số lượng biểu thức đại số mà cô giáo cho nhiều hơn trong SGK là ba biểu thức cuối.
GV: Để làm bài tập này cô chia lớp thành các nhóm, hai bàn 1 nhóm, bài làm của nhóm sau khi thảo luận các em viết ra giấy nháp (thời gian làm bài 2 phút)
GV kiểm tra bài làm của từng nhóm. Nếu nhóm nào làm đúng; GV yêu cầu lên bảng ghi kết quả và thông báo thời gian cho các nhóm khác.
Nhóm 1
Nhóm 2
3 - 2y; 10x +y; 5.(x+y)
4xy2; - x2y3x; 2x2(- )y3x; 9; ; 2x2y; -2y; 7 ; x ; - y.
GV yêu các nhóm ngừng hoạt động
Các nhóm khác nhận xét về bài làm của các bạn.
Nếu đã dúng GV đưa kết quả lên màn hình và kết luận: Các em đã làm bài rất tốt.
Các em hãy quan sát các biểu thức ở nhóm 2 xem chúng có đặc điểm gì ?
GV khảng định lại: Những biểu thức là 1 số; 1 biến hoặc một tích giữa các số và các biến ở nhóm hai gọi là đơn thức ( GV ghi bảng cuối nhóm 2)
Vậy đơn thức là gì ?
GV: Định nghĩa đơn thức đã được khảng định ở SGK tr30 phần đóng khung; một em hãy đọc to định nghĩa trên.
Các em hãy lấy ví dụ về đơn thức ?
GV gọi hai HS lấy 2 ví dụ.
Láy ví dụ về biểu thức không phải là đơn thức ?
GV: Các biểu thức ở nhóm 1 có là đơn thức không ? Vì sao ?
GV: Căn cứ vào định nghĩa thì các biểu thức ở nhóm 1 không là đơn thức. (GV ghi: " Không là đơn thức" ở cuối nhóm 1)
GV: Các em hãy trả lời tiếp bài tập sau đây:
GV đưa đề bài lên màn hình
- HS làm việc theo nhóm
- Đại diện hai nhóm nhanh nhất lên viết kết quả
- HS nhận xét bổ sung
- HS: Các biểu thức ở nhóm 2 là 1 số; 1 biến hoặc một tích giữa các số và các biến.
- HS trả lời ( có thể từ 1 đ2 em )
- 1 HS đọc định nghĩa - SGK
- HS lấy ví dụ
- HS trả lời : Không vì ....
Bài tập: Trong các biểu thức sau biểu thức nào là đơn thức: 
1) (5 - x) x2	; 2) ; 3) - 5 4) 0 ; 	 5) ;	 6) 
GV : Các em tự đọc bài, suy nghĩ và trả lời
Sau một lát GV yêu cầu HS trả lời
Em nào có thể thông báo kết quả
GV ghi lên bảng: 2; 3; 4; 6.
Em nào có ý kiến khác ? (Nếu có GV ghi bổ sung)
GV: Chúng ta sẽ kiểm tra kết quả (GV đưa kết quả lên màn hình, so sánh và kết luận về bài làm của HS)
GV: Em nào chọn chính xác 4 đơn thức.
Em nào chọn đúng hai đơn thức trở lên.
GV kết luận việc làm bài của HS.
GV hỏi thêm: Vì sao là đơn thức ?
GV: có thể viết dưới dạng tích của các thừa số nào ?
- HS suy nghĩ làm việc cá nhân
- HS lựa chọn
- HS bổ sung (nếu có)
- HS trả lời
- HS: = 
GV: Trong các đơn thức ở nhóm 2 có đơn thức nào thu gọn, có những đơn thức nào chưa được thu gọn. Vậy thế nào là đơn thức thu gọn ta chuyển sang phần 2.
2 - Đơn thức thu gọn
GV: Cho hai đơn thức 10x6y3 và 2x2y.5x4y2. Có nhận xét gì về cách viết của hai đơn thức trên ?
( GV đưa nội dung câu hỏi lên màn hình)
Sự ngắn gọn thể hiện ở chỗ nào ?
Nếu hai HS nói hai đơn thức đó bằng nhau; GV nói: Hai đơn thức đó có bằng nhau hay không chúng ta sẽ xét sau, còn ở đây xét về cách viết thì cách viết nào gọn hơn ? 
GV: Đơn thức thứ nhất là tích của 1 số và các biến x; y có mặt 1 lần dưới dạng luỹ thừa với số mũ nguyên dương. Nên đơn thức 10x6y3 gọi là đơn thức thu gọn. Trong đó 10 : là hệ số; x6y3: là phần biến. Vậy đơn thức thu gọn là gì ? 
GV ghi: Định nghĩa - SGK tr 31
Yêu cầu HS đọc định nghĩa - SGK 
- HS suy nghĩ trả lời: 
Cách viết thứ nhất gọn hơn
- HS: Đơn thức gồm tích 1 số và các biến x; y có mặt 1 lần dưới dạng luỹ thừa với số mũ nguyên dương.
- HS trả lời theo định nghĩa - SGK 
- HS đọc định nghĩa
Các em lấy ví dụ về đơn thức thu gọn, xác định phần hệ số, phần biến?
GV: quay trở lại các đơn thức trong nhóm 2 . Hãy xác định các đơn thức thu gọn, phần hệ số, phần biến của mỗi đơn thức ?
Trường hợp HS nói: 7; x không phải là đơn thức thu gọn vì không có phần biến; hệ số .
GV: Khi đó đơn thức x theo quy ước ở biểu thức đại số có thể viết thành tích của những thừa số nào ?
Còn 7 không có phần biến nhưng đây là trường hợp đặc biệt ta vẫn coi là đơn thức thu gọn. Các em hãy lưu ý chú ý thứ nhất.
GV đưa chú ý thứ nhất lên màn hình.
Tiếp theo GV đưa chú ý thứ 2 lên màn hình và thông báo như SGK.
- HS lấy hai ví dụ
- HS trả lời: 4xy2; 2x2y; -2y; 7 ; x ; - y và chỉ ra hệ số và phần biến của mỗi đơn thức trên.
GV: Tất nhiên nếu gặp được những đơn thức chưa được thu gọn, chúng ta phải thu gọn chúng, còn việc thu thu gọn như thế nào chúng ta sẽ được biết ở phần sau của bài học. Bây giờ 1 vấn đề tiếp theo liên quan đến đơn thức đó là: 
3- Bậc của đơn thức
GV: Lấy ví dụ về một đơn thức ?
Xác định số mũ của từng biến có trong đơn thức ?
Tính tổng số mũ các biến có trong đơn thức?
GV: Đơn thức 4x2y5
Vậy bậc của đơn thức có hệ số khác 0 được xác định như thế nào ?
Hãy đọc to định nghĩa được ghi bởi dòng in nghiêng – SGK 
Hãy tìm các đơn thức có bậc là 5 ?
GV: Có thể tìm được rất nhiều đơn thức thoả mãn điều kiện như vậy.
GV: Riêng đối với các số là đơn thức thu gọn nhưng phần biến không có mặt thì đặc biệt hơn. Ta có quy ước như sau:
GV đưa kết luận lên màn hình:
+ Số thực khác 0 là đơn thức bậc không.
+ Số 0 được coi là đơn thức không có bậc.
GV nhấn mạnh lại điều này.
- HS lấy ví dụ: 4x2y5
- HS: 2 + 5 =7
- HS trả lời
- HS lấy 1 số ví dụ khác nhau
GV ĐVĐ: ở mục 2) chúng ta đã nói đến các đơn thức chưa được thu gọn, cần phải tiến hành thu gọn. Làm thế nào để thực hiện được điều đó cúng ta xét sang phần 4)
4) Nhân hai đơn thức
GV: Trước tiên ta xét phép nhân 2 biểu thức số:
 A = 32.167 và B = 34.166
Bằng tính chất giao hoán, kết hợp, nhân các luỹ thừa hãy thực hiện nhân hai biểu thức trên ?
GV hỏi ngay HS lên bảng: Em hãy giải thích cách làm ?
GV: Hoàn toàn tương tự hãy thực hiện phép nhân hai đơn thức sau: 2x2y và 9xy4 .
GV ghi: (2x2y).(9xy4) =
Hãy giải thích cách làm của em ?
GV kết luận và đưa chú ý 1 lên màn hình.
GV: Đơn thức 18x3y5 là tích của hai đơn thức 2x2y và 9xy4.
GV: Thế còn các đơn thức khác chưa được thu gọn có thể làm tương tự được không ?
GV: Hãy xét một ví dụ ở nhóm 2: 2x2(- )y3x
GV đưa chú ý 2 lên màn hình và nói:
 Như vậy cơ sở để thực hiện phép nhân các đơn thức, thu gọn đơn thức là dựa vào tính chất giao hoán, kết hợp của phép nhân, luỹ thừa. Hãy vận dụng điều đó để làm bài tập sau:
GV đưa bài tập lên màn hình
 Tìm tích của: a) và - 8xy2 b) và 2xy3
GV yêu cầu nửa lớp câu a) ; Nửa lớp làm câu b)
Yêu cầu hai HS đại diện lên bảng trình bày
Lưu ý khi khi trình bày các em hãy ghi phép nhân đã rồi mới thực hiện phép tính.
Sau khi HS trình bày xong; GV yêu cầu HS lớp nhận xét. 
Cho biết hệ số, phần biến, bậc của đơn thức thu được.
- HS: 
A.B = 32.167.34.166=
= (32. 34).( 167. 166) 
= 36.1613
- HS trả lời
- HS lên bảng thực hiện: (2x2y).(9xy4) =
(2.9).(x2 .x).(y.y4) =
 18x3y5
- HS trả lời
- HS lên bảng thực hiện thu gọn
- HS dưới lớp làm bài vào vở
- HS lớp làm bài vào vở.
- Hai HS lên bảng làm:
a) ().(- 8xy2) = ...
b) ().(2xy3) = ...
- HS trả lời: 
a) =2x4y2 có hệ số là 2; phần biến là x4y2 và bậc của đơn thức là 6. 
b) = - x3y4 có hệ số là 
- ; phần biến là x3y4 và của đơn thức là 7.
III - Hướng dẫn về nhà 
Qua bài học hôm nay các em cần ghi nhớ những nội dung nào ?
GV: Đưa phần hướng dẫn học về nhà lên màn hình
Học và ghi nhớ khái niệm về đơn thức, đơn thức thu gọn, bậc của đơn thức
Rèn kỹ năng nhân hai đơn thức thu gọn.
Làm các bài tập: 11(c, d); 12; 13(d); 14 – SGK tr: 32
Làm các bài tập: ...... – SBT tr: .....
- HS trả lời: .....

Tài liệu đính kèm:

  • docGi¸o ¸n héi gi¶ng (B×nh).doc