Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 26: Truyện Kiểu của Nguyễn Du - Năm học 2010-2011

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 26: Truyện Kiểu của Nguyễn Du - Năm học 2010-2011

I/ Mục tiêu cần đạt:

1. Kiến thức:

Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Truyện Kiều. Từ đó thấy được Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung.

2. Kĩ năng:

Rèn kỹ năng tóm tắt truyện.

3. Thái độ:

 Giáo dục lòng tự hào về nền văn hoá dân tộc, tự hào về đại thi hào Nguyễn Du, về di sản văn hoá quý giá của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.

II/ Chuẩn bị:

1. Đồ dùng dạy học:

HS: sưu tầm tư liệu lịch sử liên quan đến bài học.

2. Phương pháp:

Đọc diễn cảm, vấn đáp, liên hệ

III/ Các hoạt động dạy học:

1. Tổ chức:

9A .9B

2.Kiểm tra:

Phân tích hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí ( Hồi thứ 14)

3. Bài mới:

 

doc 4 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 602Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 9 - Tiết 26: Truyện Kiểu của Nguyễn Du - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày giảng:	
9A:	 Tiết 26 -Văn bản:
9B.	 TRUYệN KIềU CủA NGUYễN DU
I/ Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
Nắm được những nét chủ yếu về cuộc đời, con người, sự nghiệp văn học của Nguyễn Du. Nắm được cốt truyện, những giá trị cơ bản về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Truyện Kiều. Từ đó thấy được Truyện Kiều là một kiệt tác của văn học trung đại Việt Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung.
2. Kĩ năng:
Rèn kỹ năng tóm tắt truyện.
3. Thái độ:
 Giáo dục lòng tự hào về nền văn hoá dân tộc, tự hào về đại thi hào Nguyễn Du, về di sản văn hoá quý giá của ông, đặc biệt là Truyện Kiều.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: sưu tầm tư liệu lịch sử liên quan đến bài học.
2. Phương pháp:
Đọc diễn cảm, vấn đáp, liên hệ
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
9A..9B	
2.Kiểm tra:
Phân tích hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí ( Hồi thứ 14)
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1. Giới thiệu tác giả 
HS: quan sát kênh hình sgk.
GV: yêu cầu HS giới thiệu những nét cơ bản: năm sinh, năm mất, tên chữ, tên hiệu của Nguyễn Du.
HS: trả lời
GV: Ông sinh trưởng trong một gia đình như thế nào?
HS: Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng, có tiếng là giỏi văn chương.
- Mẹ là Trần Thị Tần, một người đẹp nổi tiếng ở Kinh Bắc (Bắc Ninh- đất quan họ).
- Các anh đều học giỏi, đỗ đạt, làm quan to, trong đó có Nguyễn Khản (cùng cha khác mẹ) làm quan thượng thư dưới triều Lê Trịnh, giỏi thơ phú.
Gia đình: đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương.
Ông thừa hưởng sự giàu sang phú quý có điều kiện học hành - đặc biệt thừa hưởng truyền thống văn chương.
GV: bổ sung (Lúc nhỏ: 9 tuổi mất cha, 12 tuổi mất mẹ, ở với anh là Nguyễn Khản.
- Trưởng thành: 
+ Khi thành Thăng Long bị đốt, tư dinh của Nguyễn Khản cháy, Nguyễn Du đã phải lưu lạc ra đất Bắc (quê vợ ở Thái Bình) nhờ anh vợ là Đoàn Nguyễn Tuấn 10 năm trời (1786-1796).
+ Từ một cậu ấm cao sang, thế gia vọng tộc, từ một viên quan nhỏ đầy lòng hăng hái phải rơi vào tình cảnh sống nhờ. Muời năm ấy, tâm trạng Nguyễn Du vừa ngơ ngác vừa buồn chán, hoang mang, bi phẫn).
GV: Ông sinh ra và sống trong thời đại có gì đặc biệt?
HS: nêu những nét chính về hoàn cảnh lịch sử lúc bấy giờ.
GV: bổ sung (+ Khi Tây Sơn tấn công ra Bắc (1786), ông phò Lê chống lại Tây Sơn nhưng không thành.
+ Năm 1796, định vào Nam theo Nguyễn ánh chống lại Tây Sơn nhưng bị bắt giam 3 tháng rồi thả.
+ Từ năm 1796 đến năm 1802, ông ở ẩn tại quê nhà.
+ Năm 1802, Nguyễn ánh lên ngôi. Trọng Nguyễn Du có tài, Nguyễn ánh mời ông ra làm quan. Từ chối không được, bất đắc dĩ ông ra làm quan cho triều Nguyễn.
+ 1802: Làm quan tri huyện Bắc Hà.
+ 1805-1808: làm quan ở Kinh Đô Huế.
+ 1809: Làm cai bạ tỉnh Quảng Bình.
+ 1813: Thăng chức Hữu tham tri bộ Lễ, đứng đầu một phái đoàn đi sứ sang Trung Quốc lần thứ nhất (1813 - 1814).
+ 1820, chuẩn bị đi sứ sang Trung Quốc lần 2 thì ông nhiễm dịch bệnh ốm rồi mất tại Huế (16-9-1802). An táng tại cánh đồng Bàu Đá (Thừa Thiên – Huế.
- Là người có trái tim giàu lòng yêu thương, cảm thông sâu sắc với những người nghèo khổ, với những đau khổ của nhân dân.
GV: Thời đại đó có tác động gì tới Nguyễn Du?
HS: trả lời.
GV: nêu những nét chính về sự nghiệp văn học của N.Du.
HS:.. Tác phẩm chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Nam Trung tập ngâm, Bắc hành tạp lục
Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn.
Hoạt động 2: Giới thiệu Truyện Kiều
GV: yêu cầu HS nêu nguồn gốc Truyện Kiều, thời điểm sáng tác.
HS: Dựa theo cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung quốc) nhưng phần sáng tạo của Nguyễn Du là rất lớn.
- Lúc đầu có tên: “Đoạn trường Tân Thanh”, sau đổi thành “Truyện Kiều
- Viết vào đầu thế kỷ XIX (1805-1809)
GV: Dịch ra 20 thứ tiếng, xuất bản ở 19 nước trên toàn thế giới. Năm 1965 kỷ niệm 200 năm ngày sinh Nguyễn Du, Truyện Kiều được xuất bản bằng chữ Tiệp, Nhật, Liên Xô, Trung Quốc, Đức, Ba Lan, Hunggari, Rumani, CuBa, Anbani, Bungari, Campuchia, Miến Điện, ý, Angieri, ả rập,
GV: Em hãy tóm tắt ngắn gọn Truyện Kiều.
HS: trình bày.
GV: Qua việc tóm tắt tác phẩm em thấy Truyện Kiều có những giá trị gì?
HS thảo luận, trả lời.
GV: Việc ND ta xây dựng tượng đài Nguyễn Du T/h điều gì?
HS: trả lời.
I. Giới thiệu tác giả
1. Cuộc đời:
Nguyễn Du: (1765-1820)
- Tên chữ: Tố Như
- Tên hiệu: Thanh Hiên
- Quê: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sinh ra trong gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan, có truyền thống văn chương.
2. Thời đại
Có những biến động dữ dội:
- Chế độ phong kiến khủng hoảng trầm trọng.
- Nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn
ềTác động tới tình cảm, nhận thức của tác giả, ông hướng ngòi bút vào hiện thực.
3. Sự nghiệp văn học:
Có nhiều TP có giá trị lớn bằng chữ Hán và chữ Nôm.
Sáng tác chữ Nôm xuất sắc nhất là Truyện Kiều.
II. Giới thiệu Truyện Kiều
Là tác phẩm truyện thơ viết bằng chữ Nôm, thể lục bát gồm 3254 câu.
1. Tóm tắt tác phẩm:
Phần 1: Gặp gỡ và đính ước
Phần 2: Gia biến và lưu lạc
Phần 3:Đoàn tụ.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật:
a) Giá trị nội dung:
* Giá trị hiện thực: Truyện Kiều là bức tranh hiện thực về một xã hội phong kiến bất công tàn bạo.
* Giá trị nhân đạo: Truyện Kiều là tiếng nói thương cảm trước số phận bi kịch của con người,khẳng định và đề cao tài năng nhân phẩm và những khát vọng chân chính của con người.
b) Giá trị nghệ thuật:
- Ngôn ngữ văn học dân tộc và thể thơ lục bát đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
- Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc từ nghệ thuật dẫn chuyện đến miêu tả thiên nhiên con người.
Truyện Kiều là một kiệt tác đạt được thành tựu lớn về nhiều mặt, nổi bật là ngôn ngữ và thể loại.
4. Củng cố:
GV hệ thống nội dung của bài.
5. Hướng dẫn:
Chuẩn bị đoạn trích: Chị em Thuý Kiều.
..

Tài liệu đính kèm:

  • docvan-t26.doc