I/ Mục tiêu cần đạt:
1/ Kiến thức:
- Hiểu được sự phong phú, đa dạng của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt.
- Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp.
2/ Kĩ năng:
Biết vận dụng đúng từ ngữ xưng hô trong hội thoại.
3/ Thái độ :
Ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô và biết cách sử dụng tốt những phương tiện này.
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
HS: bảng nhóm.
2. Phương pháp:
Phân tích mẫu, luyện tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Tổ chức:
9A .9B
2.Bài mới:
Ngày giảng: Tiết 18- XƯNG HÔ TRONG HộI THOạI 9A: 9B. I/ Mục tiêu cần đạt: 1/ Kiến thức: - Hiểu được sự phong phú, đa dạng của hệ thống các từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt. - Hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ giữa việc sử dụng từ ngữ xưng hô với tình huống giao tiếp. 2/ Kĩ năng: Biết vận dụng đúng từ ngữ xưng hô trong hội thoại. 3/ Thái độ : ý thức sâu sắc tầm quan trọng của việc sử dụng thích hợp từ ngữ xưng hô và biết cách sử dụng tốt những phương tiện này. II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: HS: bảng nhóm. 2. Phương pháp: Phân tích mẫu, luyện tập. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức: 9A..9B 2.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1. Từ ngữ xung hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô GV: Nêu một số từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt và cho biết cách dùng những từ đó? HS: trả lời. GV: nhận xét, bổ sung àchốt :hệ thống từ ngữ xưng hô trong TV rất phong phú. GV: trong giao tiếp em đã gặp tình huống không biết xưng hô ntn chưa? HS: - Xưng hô với bố, mẹ là thầy cô giáo ở trường trước mặt các bạn trong giờ ra chơi, giờ học. - Xưng hô với em họ, cháu họ đã nhiều tuổi. HS: đọc ví dụ trong SGK. GV: Xác định các từ ngữ xưng hô trong hai đoạn trích. HS: GV:Phân tích sự thay đổi về cách xưng hô của Dế mèn và Dế Choắt trong đoạn trích a và b? Giải thích sự thay đổi đó. HS: phân tích GV : Em rút ra nhận xét gì về từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt? HS: trả lời, đọc ghi nhớ. HĐ2 HS: làm bài, nhận xét. GV: Chữa. Hoạtđộng nhóm: HS thảo luận, làm bài 5, trình bày HS khác nhận xét, sửa GV: chữa I. Từ ngữ xưng hô và việc sử dụng từ ngữ xưng hô 1. Những từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt - Ngôi thứ nhất : tôi, ta, chúng ta - Ngôi thứ hai: anh, các anh - Ngôi thứ ba: nó, họ, chúng nó 2. Ví dụ: - Từ xưng hô và lí do thay đổi cách xưng hô: a): em-anh; ta-chú mày. Cách xưng hô không bình đẳng giữa một kẻ ở vị thế yếu - thấp hèn cần nhờ vả kẻ mạnh. b) tôi-anh.à Sự xưng hô bình đẳng. Sự xưng hô thay đổi vì tình huống giao tiếp thay đổi: Dế choắt không còn coi mình là kẻ thấp hèn, đàn em nữa mà nói với Dế Mèn những lời trăng trối với tư cách là một người bạn. 3. Ghi nhớ( sgk) II. Luyện tập: Bài 1( 40) - Cô học viên nhầm lẫn trong cách dùng từ xưng hô giữa chúng em- chúng ta. - Lí do: cô không phân biệt được nghĩa của 2 từ đó. Bài 2(40) Việc dùng từ “chúng tôi” thay cho từ “tôi” trong các văn bản khoa học nhằm tăng tính khách quan cho những luận điểm khoa học, thể hiện sự khiêm tốn của t/g. Bài 3: - Đứa bé gọi mẹ theo cách gọi thông thường - Xưng hô với xứ giả: ta- ôngàThánh Gióng là đứa trẻ khác thường. Bài 5: - Trước 1945 nước ta là nước PK người đứng đầu là vua, xưng trẫm. - Bác Hồ- người đứng đầu nhf nước VN xưng tôi gọi đồng bào à cảm giác gần gũi thân thiết. 4. Củng cố: GV: hệ thống nội dung tiết học . 5. Hướng dẫn: - Làm bài 4, 6 ở nhà. Chuẩn bị bài: Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Ngày giảng: Tiết 19- CáCH DẫN TRựC TIếP Và CáCH DẫN GIáN TIếP 9A: 9B. I/ Mục tiêu cần đạt: 1/ Kiến thức: - Phân biệt được cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. Đồng thời nhận biết lời dẫn khác ý dẫn. - Từ đó HS biết lựa chọn đúng từ thích hợp trong từng trường hợp dẫn và khi cần thiết cũng nhận ra được tác dụng khác nhau của lời dẫn với ý dẫn. 2/ Kĩ năng: Biết dùng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. 3/ Thái độ : Có ý thức sử dụng đúng cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp. II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: HS: bảng nhóm. 2. Phương pháp: Phân tích mẫu, luyện tập. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Tổ chức: 9A..9B 2. Kiểm tra: Bài tập 4, 6 2.Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1. Tìm hiểu cách dẫn trực tiếp HS: đọc các ví dụ ở mục I trong SGK. GV: Trong đoạn trích a), bộ phận in đậm là lời nói hay ý nghĩ của nhân vật? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng đằng trước bằng dấu gì? HS: trả lời. GV: Trong đoạn trích b) phần câu in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó được ngăn cách với bộ phận đứng đằng trước bằng dấu gì? HS trả lời. GV: Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận in đậm và không in đậm được không? Nếu được thì 2 bộ phận ấy ngăn cách với nhau bằng dấu gì? HS: Có thể thay đổi vị trí của hai bộ phận. Khi đó, hai bộ phận sẽ ngăn cách với nhau bằng dấu ngoặc kép và dấu gạch ngang. GV: Đó là cách dẫn trực tiếp. Vậy em hiểu thế nào là cách dẫn trực tiếp? HS: trả lời, đọc Ghi nhớ 1 SGK. Hoạt động 2. Tìm hiểu cách dẫn gián tiếp HS: đọc ví dụ trong SGK. GV: Trong ví dụ (a) phần in đậm là lời hay ý nghĩ? Phần in đậm được tách ra khỏi phần đứng trước bằng dấu gì không? HS: trả lời. GV: Trong ví dụ (b) phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Giữa phần in đậm và phần đứng trước có từ gì? Có thể thay từ đó bằng từ gì? HS: từ “là”. GV: Đó là cách dẫn gián tiếp. Vậy thế nào là cách dẫn gián tiếp? HS: trả lời, đọc Ghi nhớ SGK. HĐ3: HS: làm bài, nhận xét. GV: chữa. HS: N1: viết đoạn văn theo cách dẫn trực tiếp. N2: viết đoạn văn theo cách dẫn gián tiếp. HS: khá làm bài 3, nhận xét GV: Chữa I. Cách dẫn trực tiếp 1. Ví dụ 2. Nhận xét: a) Lời nói. Nó được ngăn cách khỏi phần câu đứng trước bằng dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. b) ý nghĩ. Nó cũng được ngăn cách bởi dấu hai chấm và dấu ngoặc kép. *2.Ghi nhớ(sgk) II. Cách dẫn gián tiếp 1. Ví dụ a) Lời nói. Không có dấu hiệu tách ra khỏi phần đứng trước. b) ý nghĩ. Giữa ý nghĩ được dẫn và phần lời của người dẫn có từ “rằng”. 2. Ghi nhớ(sgk) III/ Luyện tập Bài 1 Lời dẫn- cách dẫn: a. “ A! Lão già này à?” à ý nghĩ- cách dẫn trực tiếp. b. “ Cái vườnrẻ cả” à ý nghĩ- cách dẫn gián tiếp. Bài 2: Viết đoạn văn theo 2 cách: dẫn trực tiếp, dẫn gián tiếp. Bài 3: VD: Vũ Nương nhân đó cũng đưa gửi một chiếc hoa vàng và dặn Phan Lang nói hộ với chàng Trương rằng nếu chàng còn nhớ chút tình xưa nghĩa cũ thì xin lập một đàn giải oan ở bến sông, đốt cây đèn thần chiếu xuống nước, Vũ Nương sẽ trở về. 4. Củng cố: GV hệ thống kiến thức của bài. 5. Hướng dẫn: Học bài Chuẩn bị bài: Luyện tập tóm tắt văn bản tự sự.
Tài liệu đính kèm: