I/ Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
Giúp HS: Phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống
2. Kỹ năng:
Rèn kĩ năng viết biên bản sự vụ, hội nghị
3. Thái độ:
Vận dụng viết biên bản sinh hoạt lớp, biên bản trình bày một sự việc
II/ Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học:
GV: Một số biên bản (mẫu)
2. Phương pháp:
Vấn đáp, luyện tập.
III/ Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm tra: Kể tên một số loại biên bản mà em biết?
2. Bài mới:
Ngày giảng: Tiết 144- Trả bài tập làm văn số 7 9A: 9B. I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Củng cố kiến thức và kĩ năng khi làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ đã được học ở các tiết trước đó. - Có những cảm nhận, suy nghĩ riêng và biết vận dụng một cách linh hoạt, nhuần nhuyễn các phép lập luận phân tích, giả thích, chứng minh,trong quá trình làm bài. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, cách viết bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ . 3. Thái độ: Có ý thức sửa những lỗi sai mà HS mắc phải trong quá trình làm bài II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: GV : Một số lỗi trong bài HS 2. Phương pháp: Vấn đáp. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Đọc đề bài, tìm hiểu đề, lập dàn bài. - HS nhắc lại đề bài - GV chép đề lên bảng - HS xác định: thể loại, yêu cầu về nội dung, phạm vi đề bài? - HS: Thảo luận xây dựng dàn ý cho đề bài -> Trình bày. - GV: Treo bảng phụ ghi dàn ý -> HS đối chiếu HĐ2: Nhận xét chung - GV hướng dẫn HS nhận xét theo gợi ý trong SGK - HS tự nhận xét - GV nhận xét chung HĐ3: Chữa lỗi, trả bài. - GV: Đưa ra một số lỗi -> Gọi HS lên bảng sửa -> Nhận xét. - GV: Nhận xét. - GV: trả bài cho HS tự sửa lỗi - HS: Trao đổi bài cho bạn đọc. - GV đọc cho cả lớp nghe một số bài đạt điểm khá, giỏi. I. Đề bài, Tìm hiểu đề, Lập dàn ý * Đề bài: Phân tích bài thơ “ánh trăng” của Nguyễn Duy. * Tìm hiểu đề - lập dàn ý a. Mở bài: - Giới thiệu vài nét về tác giả Nguyễn Duy - Giới thiệu khái quát về bài thơ (Hoàn cảnh sáng tác, nội dung chính của bài thơ) - Bài thơ diễn tả những suy ngẫm sâu sắc về thái độ của con người đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa. b. Thân bài * Nhận xét, phân tích nội dung sau + Hình ảnh vầng trăng trong quá khứ - Gắn liền với tuổi ấu thơ nơi quê nhà với ngời lính nơi chiến trường gian khổ (dẫn chứng) - Vầng trăng như có hồn, thấu hiểu tâm trạng và chia sẻ vui buồn với người + Hình ảnh vầng trăng trong hiện tại - Bị lãng quên giữa cuộc sống bon chen nơi thành thị (dẫn chứng) - Trong một đêm mất điện, trăng hiện ra giữa bầu trời ngời sáng như một tác nhân gợi nhớ, nhắc nhở mọi người đừng vội quên quá khứ - Vầng trăng tượng trưng cho vẻ đẹp vĩnh hằng - Vầng trăng chứa đựng lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà thấm thía. * Nhận xét nghệ thuật của bài thơ:có sự kết hợp hài hoà giữa tự sự và trữ tình, giọng thơ đầy cảm xúc C. Kết bài: - Khái quát về giá trị, ý nghĩa của bài thơ: bài thơ đã hướng ngời đọc đến một đạo lí truyền thống của dân tộc Việt Nam - đạo lí thuỷ chung, ân tình, nhân nghĩa. II. Nhận xét * Ưu điểm - Đa số các em hiểu yêu cầu của đề bài. - Một số bài viết có cảm nhận khá sâu sắc về nội dung, ý nghĩa và một số đặc sắc nghệ thuật của bài thơ. - Một số bài có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. * Nhược điểm: - Một số bài diễn đạt rườm rà không thoát ý - Một số bài bố cục chưa rõ ràng. - Chữ viết còn sai lỗi chính tả, viết hoa tuỳ tiện - Một số sử dụng dấu câu chưa hợp lí III. Trả bài- chữa lỗi Loại lỗi Viết sai Sửa lại Chính tả - chi kỉ - gian nao - đơn xơ - tri - lao - sơ Dùng từ - khoảng khắc - chìm nổi trong vẻ đẹp thiên nhiên - khoảnh - chìm đắm Câu - Bài thơ "ánh trăng" viết năm 1978. Sau khi chuyển về làm báo văn nghệ giải phóng. - Bài thơ "ánh trăng" được Nguyễn Duy viết năm 1978 sau khi ông chuyển về làm báo văn nghệ giải phóng. 3. Củng cố. GV nhắc lại cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ. 4. Hướng dẫn. - Chuẩn bị bài Biên bản: Tìm hiểu đặc điểm, cách viết biên bản. ..................................................................................................................................... Ngày giảng: Tiết 145- Biên bản 9A: 9B. I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Giúp HS: Phân tích được các yêu cầu của biên bản và liệt kê được các loại biên bản thường gặp trong thực tế cuộc sống 2. Kỹ năng: Rèn kĩ năng viết biên bản sự vụ, hội nghị 3. Thái độ: Vận dụng viết biên bản sinh hoạt lớp, biên bản trình bày một sự việc II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: GV : Một số biên bản (mẫu) 2. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: Kể tên một số loại biên bản mà em biết? 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1.Tìm hiểu đặc điểm của biên bản - HS đọc hai văn bản (SGK T. 123 - 124) - GV: Mỗi biên bản ghi lại những sự việc gì? Theo em, hai biên bản này khác nhau như thế nào? - HS: trả lời. - GV: Biên bản cần phải đạt những yêu cầu gì về mặt nội dung và hình thức? - HS: Biên bản là một loại văn bản không có hiệu lực pháp lí để thi hành mà chủ yếu dùng làm chứng cứ chứng minh, các sự kiện thực tế làm cơ sở cho các nhận định, kết luận và các quyết định sử lí. Vì vậy biên bản phải miêu tả các sự việc, hiện tượng kịp thời, tại chỗ với đầy đủ mọi chi tiết, mọi tình tiết khách quan cụ thể. - Về nội dung: Các số liệu, sự kiện phải chính xác cụ thể ( nếu có tang vật, giấy tờ liên quan, chứng cứ... phải đính kèm theo). Ghi chép phải trung thực, đầy đủ, nội dung, diễn biến. Cần đọc lại cho tất cả mọi người cùng nghe, cùng sửa chữa bổ xung, nhất trí tán thành sau đó mới kí biên bản. - Về hình thức: Lời văn ngắn gọn, chính xác, viết đúng mẫu quy định, không trang trí hoạ tiết, tranh ảnh minh hoạ ... chữ viết đúng chuẩn chính tả. - GV. Ngoài hai biên bản mẫu trên, các em đã sưu tầm thêm được những biên bản nào? - HS: Biên bản bàn giao công tác, Biên bản đại hội chi đội, chi đoàn, Biên bản kiểm kê tài sản, Biên bản về việc vi phạm luật lệ giao thông, Biên bản về việc gây mất trật tự công cộng... - GV: giới thiệu thêm một số biên bản. - GV: Biên bản là gì? Các loại biên bản? - HS: trả lời, đọc ghi nhớ 1, 2 (T. 126) HĐ2. Tìm hiểu cách viết biên bản - HS: đọc các loại văn bản ở mục I - GV. Phần mở đầu của biên bản gồm những mục gì? Tên của biên bản được viết như thế nào? - HS: Phần mở đầu: + Quốc hiệu, tiêu ngữ. + Tên biên bản (viết bằng chữ in hoa, nêu rõ nội dung chính của biên bản). Cách quốc hiệu tiêu ngữ một dòng. + Thời gian địa điểm hội nghị hay nơi xảy ra sự vụ. (Cách tên biên bản một dòng). + Các thành phần tham gia và chức trách cuả họ. - GV: Phần nội dung biên bản gồm những mục gì? Nhận xét cách ghi những nội dung này trong biên bản? Tính chính xác, cụ thể của biên bản có gía trị như thế nào? - HS: Ghi lại toàn bộ diễn biến và kêt quả sự việc: - Ghi chép trung thực, khách quan không được thêm (bớt) những ý kiến chủ quan của người viết biên bản. - Tính chính xác, cụ thể của biên bản giúp cho người có trách nhiệm làm cơ sở xem xét để đưa ra những kết luận đúng đắn. - GV. Phần kết thúc của biên bản có những mục nào? - HS. - Thời gian kết thức biên bản. - Họ tên, chữ kí của chủ toạ và thư kí ( hoặc các thành phần tham dự lập biên bản. - GV: Nêu khái quát cách viết biên bản? - HS: trả lời, đọc ghi nhớ HĐ3. Luyện tập - HS đọc và nêu yêu cầu của bài tập - HS lên bảng đánh dấu tình huống cần viết biên bản - GV: Nhận xét. Hoạt động nhóm. - GV: Nêu yêu cầu: Hãy ghi lại phần mở đầu, các mục lớn trong phần nội dung, cuộc kết thúc của biên bản cuộc họp giới thiệu đoàn viên ưu tú của chi đội cho Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh - HS Thảo luận 5’, trình bày, nhận xét. - GV: sửa. I. Đặc điểm của biên bản * Văn bản (sgk) * Nhận xét - Biên bản 1: Ghi lại nội dung, diễn biến, các thành phần tham dự một cuộc họp chi bộ -> Biên bản hội nghị - Ghi lại nội dung, diễn biến, các thành phần tham dự một cuộc trao trả giấy tờ, tang vật, phương tiện cho người đi lại sau khi đã xử lí -> Biên bản sự vụ => Số liệu, sự kiện phải chính xác cụ thể, ghi chép trung thực, đầy đủ, lời văn ngắn gọn, chính xác... * Ghi nhớ (SGK) II. Cách viết biên bản a, Phần mở đầu b. Phần nội dung. c. Phần kết thúc. * Ghi nhớ (SGK T. 126) III. Luyện tập Bài tập 1 (T. 126) - Tình huống cần viết văn bản a, c, d. Bài tập 2 (T. 126) * Phần mở đầu: - Quốc hiệu, tiêu ngữ - Tên biên bản - Thời gian, địa điểm, thành phần tham dự * Phần nội dung: - Giới thiệu đội viên ưu tú cho Đoàn. - Nhận xét những ưu điểm của đội viên đó. * Phần kết thúc - Thời gian kết thúc - Chữ kí chị phụ trách đội và chi đội trưởng 3. Củng cố. - HS đọc một số biên bản mẫu - Biên bản là gì? Các mục chính trong biên bản? - Yêu cầu khi viết biên bản? 4. Hướng dẫn. - Học thuộc bài - Làm tiếp bài tập 2 (T. 126) - Chuẩn bị bài: Rô - bin-sơn ngoài đảo hoang ..................................................................................................................................... Ngày giảng: Tiết 148- Tổng kết về ngữ pháp 9A: 9B. I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Hệ thống hoá kiến thức đã học từ lớp 6 đến lớp 9 về: Từ loại. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ: Có ý thức vận dụng ngữ pháp vào việc nói, viết trong giao tiếp xã hội và trong viết bài Tập làm văn. II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: GV : Máy chiếu HS: phiếu học tập. 2. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: Kết hợp trong bài 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tổng kết về từ loại. - GV: Thế nào là động từ, danh từ, tính từ? - HS: trả lời - GV: nêu yêu cầu bài tập 1: Xác định động từ, danh từ, tính từ trong các từ in đậm - HS lên bảng làm, nhận xét - GV: chữa. - GV: nêu yêu cầu bài tập 2: điền các từ cho sẵn vào chỗ ba chấm, cho biết mỗi từ đó thuộc từ loại nào? - HS lên bảng làm bài tập - GV nhận xét -> kết luận trên bảng phụ - GV nhấn mạnh về khả năng kết hợp của danh từ, động từ, tính từ. (Danh từ có thể đứng sau những từ chỉ số lượng như: những, các, một - Động từ có thể đứng sau những từ chỉ thời gian như: hãy, đã, vừa - Tính từ có thể đứng sau những từ chỉ mức độ như: rất, hơi, quá) - HS đọc bài tập 5 - GV: Các từ in đậm vốn thuộc từ loại gì? ở đây chúng được dùng như thế nào? HS: trả lời. HĐ2: tổng kết về các loại từ khác - GV. Ngoài 3 từ loại chính đã ôn tập, em hãy nêu những hiểu biết của bản thân về các từ loại đã học từ lớp 6 -> lớp 9. - HS: Số từ, Lượng từ, Chỉ từ, Phó từ, Đại từ, Trợ từ, Thán từ, Quan hệ từ, Tình thái từ - HS đọc đoạn trích SGK - GV: Xếp các từ in đậm trong những đoạn trích vào bảng? - HS: làm bài, nhận xét. - GV: chữa. - HS làm bài tập 2 - GV: chữa. HĐ2: tổng kết về cụm từ. - GV: thế nào là cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ? - HS: trả lời. Hoạt động nhóm: - GV: giao nhiệm vụ, nêu yêu cầu: N1,2: làm bài 1. N3,4: làm bài 2. N5,6 ... từ Chỉ từ Phó từ QHệ từ Trợ từ TThái từ Thán từ ba Tôi những ấy đã ở chỉ hả trời ơi năm bao nhiêu đâu mới của cả bao giờ đã nhưng ngay bấy giờ đang như chỉ Bài tập 2 - Những từ chuyên dùng ở cuối câu để tạo câu nghi vấn là: hả, nhỉ hở, hả, à, ư...-> chúng thuộc loại tình thái từ B. Cụm từ Bài tập 1 Phần trung tâm Dấu hiệu a. - ảnh hưởng - nhân cách - lối sống - những - một - một b. - ngày - những c. - tiếng - có thể thêm "những" vào trước Bài tập 2 Phần trung tâm Dấu hiệu a. - đến - chạy - ôm - đã - sẽ - sẽ b. - lên - vừa Bài tập 3 Phần trung tâm dấu hiệu a. - Việt Nam - bình dị - Việt Nam - phương đông - mới - hiện đại - rất - rất - rất - rất - rất - rất b. - êm ả - sẽ không c. - phức tạp - phong phú - sâu sắc - hơn - hơn - hơn 3. Củng cố: - Hệ thống lại KT vừa ôn tập về từ loại, cụm từ. 4. Hướng dẫn: Xem lại cách viết Biên bản, giờ sau Luyện tập. ................................................................................................................................................. Ngày giảng: Tiết 149- Luyện tập viết biên bản 9A: 9B. I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh ôn lại lý thuyết về đặc điểm và cách viết biên bản. - Viết được một biên bản hội nghị hoặc một biên bản sự vụ thông dụng. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng lập biên bản theo những yêu cầu về hình thức và nội dung nhất định. 3. Thái độ: - Có ý thức tích hợp với Văn, Tiếng Việt vào vốn sống thực tế II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: HS: phiếu học tập. 2. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: Kết hợp trong bài 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Ôn tập lí thuyết - GV: Viết biên bản nhằm mục đích gì? Yêu cầu đối với người viết biên bản? - HS: trả lời. - GV: Nêu bố cục phổ biến của biên bản? - HS: Bố cục phổ biến của một biên bản gồm: - Phần mở đầu - Phần nội dung - Phần kết thúc. - GV: Lời văn và cách trình bày một biên bản có gì đặc biệt? HĐ2: Hướng dẫn HS làm bài tập. - GV: Nội dung ghi chép đã cung cấp đầy đủ dữ liệu để hình thành một biên bản chưa? Cần thêm, bớt những gì? ( Thêm phần: - Quốc hiệu và tiêu ngữ - Thư kí hội nghị - Họ tên và chữ kí của các thành viên có trách nhiệm chính.) - Cách sắp xếp các nội dung đó có phù hợp với một biên bản không? Cần sắp xếp như thế nào? - HS: Thảo luận, trình bày, nhận xét - GV: Hãy viết biên bản cho cuộc họp ấy theo bố cục trên? - HS viết biên bản, trình bày, nhận xét. - HS đọc bài tập 2 - Hãy ghi lại biên bản họp lớp tuần vừa qua? - HS thảo luận theo bàn thống nhất nội dung chủ yếu của biên bản họp lớp, viết biên bản vào vở bài tập - GV kiểm tra, theo dõi uốn nắn những sai sót ( nếu có), giúp đỡ những HS yếu. - HS: đọc trước lớp, nhận xét. - HS đọc bài tập 4 - GV: viết một biên bản xử phạt vi phạm hành chính ( vi phạm quy định về an toàn giao thông, vệ sinh đường phố, quản lí xây dựng) - GV đưa ra một biên bản xử phạt phạm vi hành chính một trong những yêu cầu trên. - HS đọc biên bản nhận xét về nội dung, hình thức trình bày - HS rút ra những điều cần lưu ý khi viết biên bản. - Những biên bản trong bài có gì khác nhau? ( Biên bản ở bài 1,2: Là biên bản hội nghị Biên bản ở bài 4: Là biên bản sự vụ) I. ôn tập lí thuyết 1. Mục đích - Ghi chép một sự việc đang xảy ra hoặc vừa mới xảy ra. 2. Yêu cầu - Phải ghi chép lại một cách trung thực và chính xác, đầy đủ sự việc. 3. Bố cục: - Phần mở đầu: ghi tên quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản, địa điểm, thời gian, thành phần tham dự và chức trách của họ - Phần nội dung: Diễn biến và kết quả sự việc - Phần kết thúc: thời gian kết thúc, họ tên và chữ kí của các thành viên có trách nhiệm chính, những văn bản hoặc hiện vật kèm theo ( nếu có) 4. Lời văn: Ngắn gọn, chính xác, trình bày sáng sủa... II. Bài tập Bài tập 1 * Khôi phục lại biên bản theo bố cục - Quốc hiệu và tiêu ngữ - Tên biên bản - địa điểm, thời gian hội nghị - Thành phần hội nghị - Người điều hành và thư kí hội nghị - Nội dung và diễn biến hội nghị - Khai mạc hội nghị - báo cáo sơ lược tình hình học môn Ngữ văn - Báo cáo kinh nghiệm của các em học sinh giỏi. - Thảo luận - Tổng kết - Thời gian kết thúc và họ tên chữ kí của các thành viên chính. Bài tập 2 a. lớp trưởng nhận xét chung về tình hình lớp trong tuần vừa qua. - ưu điểm - Nhược điểm b. lớp phó học tập đưa ra kế hoạch và nhiệm vụ học tập tuần tới. c. Các bạn trong lớp phát biểu ý kiến. d. Giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến. Bài tập 4. Biên bản ở bài 1,2: biên bản hội nghị Biên bản ở bài 4: biên bản sự vụ 3. Củng cố: - Lưu ý học sinh rèn kỹ năng viết biên bản. 4. Hướng dẫn: - Ôn tập phần lí thuyết về biên bản. - Làm bài tập 3 và làm tiếp bài tập 4. - Chuẩn bị bài: Hợp đồng. ................................................................................................................................................. Ngày giảng: Tiết 150- Hợp đồng 9A: 9B. I/ Mục tiêu cần đạt: 1. Kiến thức: Nắm được hình thức và nội dung của văn bản hợp đồng - một loại văn bản hành chính thông dụng trong đời sống. 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tạo lập văn bản hành chính. 3. Thái độ: - Có ý thức vận dụng vào vốn sống thực tế II/ Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học: HS: phiếu học tập. 2. Phương pháp: Vấn đáp, luyện tập. III/ Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: Kết hợp trong bài 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiẻu đặc điểm của văn bản hợp đồng. HS: Đọc văn bản mẫu trong sgk, suy nghĩ trả lời câu hỏi. GV: Theo em, tại sao lại phải có hợp đồng? Hợp đồng đã ghi lại những nội dung gì? HS: - Phải có văn bản hợp đồng vì nó là văn bản có tính pháp lí, nó là cơ sở để các tập thể, cá nhân làm việc theo quy định của pháp luật. - Hợp đồng ghi lại những nội dung cụ thể của hai bên ký hợp đồng đã thoả thuận với nhau. GV: Vậy em hiểu thế nào là văn bản hợp đồng? HS: Hợp đồng là văn bản có tính chất pháp lí ghi lại nội dung thoả thuận về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của hai bên tham gia giao dịch nhằm đảm bảo thực hiện đúng thoả thuận đã cam kết. GV: Quan sát văn bản mẫu và cho biết: Hợp đồng cần phải đạt những yêu cầu nào? HS: Hợp đồng phải đạt yêu cầu: + Về nội dung: Các điều khoản ghi trong hợp đồng phải tuân thủ theo pháp luật, phù hợp với truyền thống, đồng thời hợp đồng phải cụ thể, chính xác về nội dung, chất lượng, số lượng, công việc, thời gian tiến hành, trách nhiệm nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia ký hợp đồng. + Về hình thức: Câu văn trong hợp đồng phải ngắn gọn, dễ hiểu và đơn giản. Các từ ngữ trong hợp đồng phải được dùng chính xác, tránh dùng các từ ngữ chung chung, không chính xác, không dứt khoát. + Các bên tham gia hợp đồng phải thể hiện sự nhất trí, tự nguyện chấp thuận với nội dung hợp đồng qua chữ ký và họ tên của những người đủ tư cách pháp li. GV: Dựa vào các văn bản hợp đã sưu tầm được em hãy phân loại (kể tên) các loại hợp đồng? HS: Hợp đồng lao động -Hợp đồng kinh tế. - Hợp đồng cung ứng vật tư. - Hợp đồng mua bán sản phẩm. - Hợp đồng đào tạo cán bộ. - Hợp đồng mua bán điện. - Hợp đồng mua bán nước sinh hoạt. - Hợp đồng mua bán nhà cửa. - Hợp đồng cho thuê nhà. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách làm văn bản hợp đồng. GV: Quan sát văn bản mẫu, em thấy văn bản hợp đồng có mục nào giống với các văn bản hành chính đã học? HS: Phần thủ tục (đầu và cuối). GV: Phần mở đầu của văn bản hợp đồng có những mục nào? HS: - Quốc hiệu, tiêu ngữ. - Cơ sở pháp lí của việc ký hợp đồng . - Tên hợp đồng (viết bằng chữ in hoa, cách quốc hiệu, tiêu ngữ, cơ sở pháp lĩ 1 dòng). - Họ tên. chức vụ, địa chỉ của đơn vị, cá nhân hai bên tham gia kí hợp đồng. GV: Phần nội dung của hợp đồng bao gồm những mục nào? HS: - Từng điều kiện cụ thể đã được 2 bên thảo luận nhất trí (nội dung hợp đồng). Cam kết thực hiện nội dung của hai bên ký hợp đồng. GV: Phần kết thúc hợp đồng gồm những mục nào? HS: Họ tên, chức vụ, chữ ký đại diện của các bên tham gia ký hợp đồng (Hai cơ quan, doanh nghiệp.nếu có dấu). HS: Một em đọc to, rõ ghi nhớ. Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập: HS: Đọc bài tập 1 trang 139 Lựa chọn tình huống viết hợp đồng: GV-HS: Thống nhất. Bài tập làm thêm: Hoạt động nhóm GV: Giao nhiệm vụ: Vận dụng kiến thức đã thu nhận được về văn bản hợp đồng, em hãy viết phần đầu và phần cuối cho “Hợp đồng thuê nhà”. HS: Hoạt động nhóm theo bàn, 5’, đại diện nêu ý kiến. GV: Sửa chữa: A- Phần mở đầu: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hợp đồng cho thuê nhà Hôm nay, ngày tháng năm Bên cho thuê nhà: (Bên A). - Chủ sở hữu: - Sinh ngày tháng năm - Chứng minh nhân dân số: - Thường trú tại: - Điện thoại: Bên thuê nhà ở: (Bên B). - Họ và tên: - Sinh ngày tháng năm - Chứng minh nhân dân số: - Thường trú tại: - Điện thoại: Sau khi bàn bạc, thống nhất, hai bên đồng ý ký hợp đồng cho thuê nhà với nội dung và các điều khoản sau: B - Phần cuối: Đại diện bên A Đại diện bên B (Ký tên, đóng dấu) (ký tên, đóng dấu) I . Đặc điểm của văn bản hợp đồng: 1. Ví dụ: Văn bản: hợp đồng mua bán sách giáo khoa 2. Nhận xét: * Mục đích: * Nội dung: * Khái niệm: * Yêu cầu: - Nội dung - Hình thức * Phân loại hợp đồng II. Cách làm văn bản hợp đồng a. Phần mở đầu - Quốc hiệu, tiêu ngữ. - Cơ sở pháp lí của việc ký hợp đồng . - Tên hợp đồng - Họ tên. chức vụ, địa chỉ của đơn vị, cá nhân hai bên tham gia kí hợp đồng. b. Phần nội dung Từng điều kiện cụ thể đã được 2 bên thảo luận nhất trí (nội dung hợp đồng). Cam kết thực hiện nội dung của hai bên ký hợp đồng. c. Phần kết thúc 3. Ghi nhớ: sgk II.Luyện tập Bài tập 1 trang 139 * Các tình huống cần viết hợp đồng a. Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng (gia đình em và cửa hàng vật liệu xây dựng thống nhất mua bán). b. Hợp đồng đại lí tiêu thụ sản phẩm phân bón thuốc trừ sâu (xã em và công ty Thiên Nông thống nhất đặt đại lí tiêu thụ sản phẩm phân bón, thuốc trừ sâu). c. Hợp đồng cho thuê nhà ở (hai bên thoả thuận với nhau về việc thuê nhà). 3. Củng cố: Cách viết văn bản hợp đồng. 4. Hướng dẫn: - Học bài, ghi nhớ kiến thức về văn bản hợp đồng. - Hoàn thiện văn bản hợp đồng thuê nhà vào vở bài tập. - Tiếp tục sưu tầm các văn bản hợp đồng. - Chuẩn bị bài: “Bố của Xi - mông” theo hướng dẫn ở Sgk. ...............................................................................................................................................
Tài liệu đính kèm: