Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 18: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Năm học 2012-2013

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 18: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Năm học 2012-2013

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

- Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.

- Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong văn bản.

B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ

1. Kiến thức: - Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.

 - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong văn bản.

2. Kĩ năng: - Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.

 - Dùng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp

3. Thái độ: Nhận biết đúng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội để dùng cho đúng lúc.

C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

 8A2: Sĩ số Vắng: (P: .; KP: .)

2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Công dụng của nó ra sao?

 - Đặt câu với từ tượng thanh: rì rào và từ tượng hình: lấm tấm

3. Bài mới : Mỗi địa phương, mỗi miền trên đất nước ta lại có những cách dùng từ ngữ khác nhau tạo ra hệ thông từ ngữ địa phương rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó mỗi tầng lớp xã hội lại cũng có một số từ ngữ của riêng tầng lớp đó.

 

doc 2 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 483Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tiết 18: Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội - Năm học 2012-2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5	 Ngày soạn: 23/09/2012
Tiết PPCT: 18 Ngày dạy : 25/09/2012
Tiếng Việt: TỪ NGỮ ĐỊA PHƯƠNG VÀ BIỆT NGỮ XÃ HỘI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
- Hiểu thế nào là từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
- Nắm được hoàn cảnh sử dụng và giá trị của từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong văn bản.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ
1. Kiến thức: - Khái niệm từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
 - Tác dụng của việc sử dụng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong văn bản.
2. Kĩ năng: - Nhận biết, hiểu nghĩa một số từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội.
 - Dùng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội phù hợp với tình huống giao tiếp
3. Thái độ: Nhận biết đúng từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội để dùng cho đúng lúc.
C. PHƯƠNG PHÁP: - Vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu vấn đề
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm diện HS 8A1: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
 8A2: Sĩ số Vắng: (P:..; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là từ tượng hình, từ tượng thanh? Công dụng của nó ra sao?
 - Đặt câu với từ tượng thanh: rì rào và từ tượng hình: lấm tấm
3. Bài mới : Mỗi địa phương, mỗi miền trên đất nước ta lại có những cách dùng từ ngữ khác nhau tạo ra hệ thông từ ngữ địa phương rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó mỗi tầng lớp xã hội lại cũng có một số từ ngữ của riêng tầng lớp đó.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
TÌM HIỂU CHUNG 
* Yêu cầu HS đọc ví dụ sgk tr 56.
GV: Hai từ “bắp” và “bẹ” đều có nghĩa là “ngô”. Trong ba từ bắp, bẹ, ngô từ nào là từ ngữ địa phương, từ nào được dùng phổ biến trong toàn dân?
GV: Từ toàn dân là lớp từ ngữ văn hoá, chuẩn mực, được sử dụng rộng rãi trong cả nước.
Thế nào là từ ngữ địa phương? HS đọc ghi nhớ sgk tr 56.
* Yêu cầu HS đọc ví dụ 2a tr 57.
GV: Tại sao trong đoạn văn, có chỗ tác giả dùng từ mẹ, có chỗ lại dùng từ mợ? Trước cách mạng tháng Tám 1945, trong tầng lớp xã hội nào ở nước ta, mẹ được gọi bằng mợ
cha được gọi là cậu?
GV: Các từ ngữ ngỗng, trúng tủ có nghĩa gì? Tầng lớp xã hội nào thường dùng các từ ngữ này?
Yêu cầu HS đọc ghi nhớ 2.
GV: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội, cần chú ý điều gì?
HS: Khi sử dụng từ ngữ địa phương hoặc biệt ngữ xã hội không nên lạm dụng, lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến tác hại.
Yêu cầu HS đọc ví dụ 2 tr 57, 58.
GV: Tại sao trong các đoạn văn, thơ tác giả vẫn dùng một số từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội?
 LUYỆN TÂP 
Bài 1: GV tổ chức thi giữa các nhóm. 
Tìm một số từ ngữ địa phương nơi em ở hoặc vùng khác mà em biết. Nêu từ ngữ toàn dân tương ứng?
 Ø HS trình bày kết quả.
Bài 2: GV hướng dẫn HS 
Ngoài ra, trong văn : Chiếc lược ngà của Nguyễn Quang Sáng, tác giả sử dụng từ địa phương Nam Bộ: má, ba, lui cui, dùm, vung, nói trỏng đậm dấu ấn địa phương
Bài 3: Trong những trường hợp giao tiếp sau đây, trường hợp nào nên dùng từ ngữ địa phương trường hợp nào không nên?
 HS thảo luận theo cặp – 2 phút các trường hợp và trả lời. Các nhóm nhận xét.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- GV hdẫn một số nội dung bài soạn và bài tập về nhà
- Đọc và sửa các lỗi do lạm dụng từ ngữ địa phương trong một số bài tập làm văn của bản thân và bạn.
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1.Từ ngữ địa phương.
a- Phân tích ví dụ
- Bẹ, bắp: từ địa phương vì chỉ sử dụng trong phạm vi hẹp.
- Ngô: được dùng phổ biến trong toàn dân 
ð Từ toàn dân.
b- Ghi nhớ 1 sgk tr 56.
2- Biệt ngữ xã hội.
a- Phân tích ví dụ.
- Mẹ: dùng trong lời kể mà đối tượng là độc giả.
- Mợ: dùng trong câu đáp của bé Hồng với người cô vì hai người cùng tầng lớp xã hội. 
- Ngỗng: điểm 2,
- Trúng tủ: trúng cái phần đã học thuộc lòng.
ð Tầng lớp HS, SV thường dùng.
b- Ghi nhớ 2 sgk tr 56.
3- Sử dụng từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội phải phù hợp với tình huống giao tiếp.
- Tránh lạm dụng
- Thường dùng trong ngôn ngữ nói trong giao tiếp với người cùng địa phương hoặc cùng tầng lớp xã hội với mình. 
- Trong thơ, văn: sử dụng 2 lớp từ này để thể hiện nét riêng biệt về ngôn ngữ, tính cách nhân vật.
II. LUYỆN TÂP:
Bài 1/59: Từ địa phương và từ toàn dân tương ứng:
Từ địa phương Từ toàn dân
- chộ thấy
- ngái xa
- trái qủa
- chén bát
- rú rừng, núi
- hùm,cọp, khái hổ
- eng ăn 
- mô, rứa đâu, thế nào?
- nát nước 
- cơi sân
Bài 2: Tác dụng của từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội trong đoạn văn cụ thể:
 Trời mô xanh bằng trời Can Lộc
Nước mô xanh bằng dòng nước sông La
-> Mô: đâu – tiếng địa phương Hà Tĩnh
 Mọc giữa dòng sông xanh
 ....Hót chi mà vang trời.
-> Chi – gì : tiếng địa phương xứ Huế 
Bài 3/59: Xác định tình huống không nên sử dụng từ ngữ địa phương:
- Trường hợp a: dùng từ ngữ địa phương.
- Trường hợp b, c, d, e không nên dùng từ ngữ địa phương.
III. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
* Bài cũ: Sưu tầm một số câu ca dao, hò, vè, thơ, văn có sử dụng từ địa phương và biệt ngữ xã hội.
* Bài mới : Soạn bài: “Tóm tắt văn bản tự sự”.
E. RÚT KINH NGHIỆM
.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 5 van 8 tiet 18.doc