Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 32

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 32

ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÍ

I/. Mục tiu:

 - Nắm được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đ học .

 - Hình thành được những hiểu biết sơ lược về các thể truyện, kí trong loại hình tự sự.

II/. Kiến thức chuẩn:

 1.Kiến thức :

 - Nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, ký hiện đại đ học .

 - Điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và kí .

 2.Kĩ năng :

 - Hệ thống hóa, so sánh, tổng hợp kiến thức về truyện và kí đ dược học .

 - Trình by được những hiểu biết và cảm nhận mới, sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người qua các truyện, kí đ học .

 

doc 21 trang Người đăng thu10 Lượt xem 849Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Tiết 117
 NS: 
 ND:
ÔN TẬP TRUYỆN VÀ KÍ
I/. Mục tiêu:
 - Nắm được nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, kí hiện đại đã học .
 - Hình thành được những hiểu biết sơ lược về các thể truyện, kí trong loại hình tự sự.
II/. Kiến thức chuẩn:
 1.Kiến thức :
 - Nội dung cơ bản và những nét đặc sắc về nghệ thuật của các tác phẩm truyện, ký hiện đại đã học .
 - Điểm giống nhau và khác nhau giữa truyện và kí .
 2.Kĩ năng :
 - Hệ thống hĩa, so sánh, tổng hợp kiến thức về truyện và kí đã dược học .
 - Trình bày được những hiểu biết và cảm nhận mới, sâu sắc của bản thân về thiên nhiên, đất nước, con người qua các truyện, kí đã học .
III/. Hướng dẫn - thực hiện: 
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN 
HĐHS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1 : Khởi động .
1.Ổn định lớp .
2.Kiểm tra bài cũ :
 Nhận xét cách lập luận của nhà văn Eârenbua khi bàn về lòng yêu nước của người Nga ?
3.Giới thiệu bài mới : GV dẫn dắt HS vào bài mới và ghi tựa bài mới .
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức .
Hướng dẫn trả lời các câu hỏi.
- Gọi HS đọc câu hỏi 1.
Hỏi: Hãy kể tên các tác phẩm đã học thuộc thể loại truyện và kí?
- GV yêu cầu HS điền những văn bản đã học vào bảng SGK.
-Lớp cáo cáo .
-Hs nghe câu hỏi và lên trả lời.
-Hs nghe và ghi tựa bài .	
- Nghe.
- HS lên bảng điền.
I/ Bảng hệ thống nội dung cơ bản của truyện-ký :
STT
Tên văn bản
Tác giả
Thể loại
Tóm tắt nội dung (Đại ý)
1
Bài học đường đời đầu tiên (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí”)
Tô Hoài
Truyện
(Đoạn trích)
Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng , nhưng tính cách xốc nổi, kiêu căng. Trò đùa ngỗ nghịch của Mèn đã gây ra cái chết thảm thương cho dế Choắt. Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.
2
Sông nước Cà Mau (Trích “Đất rừng phương Nam”)
Đoàn Giỏi
Truyện ngắn
Cảnh quan độc đáo của vùng Cà Mau với sông ngòi, kêng rạch bủa giăng chi chít. Rừng đước trùng điệp hai bên bờ và cảnh chợ Năm Căn tấp nập trù phú họp ngay trên mặt sông.
3
Bức tranh của em gái tôi.
Tạ Duy Anh
Truyện ngắn
Tài năng hội hoạ, tâm hồn trong sáng và lòng nhân hậu ở cô em gái đã giúp cho người anh vượt lên được lòng tự ái và sự tự ti của mình.
4
Vượt thác (Trích “Quê nội”)
Võ Quảng
Truyện
(Đoạn trích)
Hành trình ngược sông Thu Bồn vượt thác của con thuyền do dượng Hương Thư chỉ huy. Cảnh sông nước và hai bên bờ, sức mạnh và vẻ đẹp của con người trong cuộc vượt thác.
5
Buổi học cuối cùng.
An-phông-xơ Đô-đê.
Truyện ngắn
Buổi học tiếng Pháp cuối cùng của lớp học trường làng vùng An-dát bị Phổ chiếm đóng và hình ảnh thầy giáo Ha-men qua cái nhìn, tâm trạng của chú bé Phrăng.
6
Cô Tô
Nguyễn Tuân
Kí
Vẻ đẹp tươi sáng phong phú của cảnh sắc thiên nhiên vùng đảo Cô Tô và một nét sinh hoạt của người dân trên đảo.
7
Cây tre Việt Nam
Thép Mới
Kí
Cây tre là người bạn gần gũi, thân thiết của nhân dân Việt Nam trong cuộc sống hàng ngày, trong lao động và chiến đấu. Cây tre đã trở thành biểu tượng của đất nước và dân tộc Việt Nam.
8
Lòng yêu nước
I-li-a Ê-ren-bua
Tuỳ bút-chính luận
Lòng yêu nước khởi nguồn từ lòng yêu những vật bình thường, gần gũi, từ tình yêu gia đình, quê hương. Lòng yêu nước được thử thách và bộc lộ mạnh mẽ trong cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
9
Lao xao (Trích “Tuổi thơ im lặng”)
Duy Khán
Hồi kí tự truyện 
(Đoạn trích)
Miêu tả các loài chim ở đồng quê, qua đó bộc lộ vẻ đẹp, sự phong phú của thiên nhiên làng quê và bản sắc văn hoá dân gian.
Hướng dẫn Hs ôn tập về đặc điểm của truyện – ký:
+ Đặc điểm của truyện và kí:
Gv treo bảng phụ có kẻ sẳn như bảng ở SGK mục 2 trang 118 .
-Gv cho Hs thực hiện lên ghi vào bảng phụ bằng cách dánh dấu “X” vào trên bảng theo 3 cột (Cốt truyện, nhân vật và nhân vật kể chuyện) 
-Gv cho Hs nhận xét .
-Gv nhận xét và chốt lại : 
 - Đều thuộc loại hình tự sự.
- Đều có người kể chuyện hay người trần thuật, có thể xuất hiện trực tiếp dưới dạng một nhân vật hay gián tiếp qua lời kể.
- Truyện dựa trên sự tưởng tượng sáng tạo của tác giả. Không đúng với hiện thực, thường có cốt truyện, có nhân vật.
- Kí kể về những gì có thật từng xảy ra, thường không có nhân vật, cốt truyện.
- GV gọi HS đọc câu hỏi 2.
- Yêu cầu HS tự lập bảng theo hướng dẫn.
- GV sửa chữa.
- Gọi HS trình bày đặc điểm của truyện và kí (theo sự hiểu biết của các em).
II/ Bảng hệ thống đặc điểm của truyện – ký :
- Đọc.
- Lập bảng theo hướng dẫn.
Tên tác phẩm (hoặc đoạn trích)
Thể loại
Cốt truyện
Nhân vật
Nhân vật kể chuyện
Bài học đường đời đầu tiên (Trích “Dế Mèn phiêu lưu kí”)
Truyện
(Đoạn trích)
X
X
X
Sông nước Cà Mau (Trích “Đất rừng phương Nam”)
Truyện ngắn
X
X
X
Bức tranh của em gái tôi.
Truyện ngắn
X
X
X
Vượt thác (Trích “Quê nội”)
Truyện
(Đoạn trích)
X
X
X
Buổi học cuối cùng.
Truyện ngắn
X
X
X
Cô Tô
Kí
X
Cây tre Việt Nam
Kí
X
Lòng yêu nước
Tuỳ bút-chính luận
X
Lao xao (Trích “Tuổi thơ im lặng”)
Hồi kí tự truyện 
(Đoạn trích)
X
 Nhận xét chung : Cả truyện và ký đều có chung nhân vật kể chuyện có lời kể hoặc tả về thiên nhiên và con người . Điểm riêng của ký , hồi ký (Tùy bút-chính luận) là không có cốt truyện và nhân vật .
Hướng dẫn Hs nêu những cảm nhận sâu sắc và hiểu biết mới của mình về đất nước-con người qua truyện-ký:
Gv cho Hs trao đổi nhóm :
- Em có cảm nhận gì về đất nước, cuộc sống và con người qua các văn bản truyện-ký đã học và đã đọc ? 
- Hs nhận xét 
-Gv nhận xét và chốt lại theo ý sau : 
-Cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở những vùng miền khác nhau .
-Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ ở các vùng miền .
-Một số truyện và ký đã đề cập những vấn đề gần gũi trong đời sống tình cảm , tư tưởng và mối quan hệ của con người với thiên nhiên và của con người với con người .
Hs trao đổi và cử đại diện phát biểu 
-Cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở những vùng miền khác nhau .
-Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ ở các vùng miền .
-Một số truyện và ký đã đề cập những vấn đề gần gũi trong đời sống tình cảm , tư tưởng và mối quan hệ của con người với thiên nhiên và của con người với con người .
III/ Những cảm nhận sâu sắc và hiểu biết mới của mình về đất nước-con người qua truyện-ký:
-Cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở những vùng miền khác nhau .
-Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ ở các vùng miền .
-Một số truyện và ký đã đề cập những vấn đề gần gũi trong đời sống tình cảm , tư tưởng và mối quan hệ của con người với thiên nhiên và của con người với con người.
Hướng dẫn Hs tổng kết – ghi nhớ :
Hỏi :Có bao nhiêu loại truyện, hãy kể ra ?
Hỏi :Có bao nhiêu thể ký , hãy kể ra ? 
Hỏi :Truyện và ký thuộc loại hình viết văn gì ? và có tác dụng phản ánh như thế nào ?
-Gv cho Hs đọc phần ghi nhớ SGK trang 118.
Hs kể ra theo ghi nhớ .
Hs kể ra theo ghi nhớ .
Hs phát biểu 
Đọc ghi nhớ 
IV/ Tổng kết : Ghi nhớ (SGK. Tr: 118)
 - Truyện có nhiều thể như : Truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài, tiểu thuyết,  ; kí bao gồm nhiều thể như : kí sự, bút kí, nhật kí, phóng sự,  Truyện và kí hiện đại thường viết bằng văn xuôi .
 - Các thể truyện và phần lớn các thể kí (như bút kí, kí sự, phóng sự) thuộc loại hình tự sự . Tự sự là phương thức tái hiện đời sống chủ yếu bằng kể và tả .Tác phẩm tự sự là câu chuyện về người hoặc sự việc nào đó được kể lại, miêu tả lại qua lời của người kể chuyện . Các yếu tố cốt truyện, nhân vật, lời kể thường không thể thiếu được trong tác phẩm truyện .
Hoạt động 3 : Luyện tập .
Gv à Hs đọc yêu cầu câu hỏi 4 (SGK) và cho Hs nêu yêu cầu của câu hỏi .
-Thích nhân vật nào trong các truyện-Ký đã học .
-Viết phát biểu cảm nghĩ về nhân vật đó .
Gv cho Hs thực hiện ở nhà .
Hs thực hiện ở nhà 
V/ Luyện tập :
Tùy Hs thực hiện ở nhà .
Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dị.
 4. Củng cố :
 Theo hệ thống bài dạy .
 5. Dặn dị :
 * Bài vừa học :
 + Nắm nội dung và nghệ thuật của truyện kí Việt Nam .
 + Nắm điểm giống và khác nhau của truyện và kí .
 * Chuẩn bị bài mới : Câu trần thuật đơn khơng cĩ từ “là”.
 + Tìm hiểu ví dụ để nhận biết câu trần thuật đơn khơng cĩ từ “là” .
 + Tìm hiểu ví dụ để nhận biết câu tồn tại và miêu tả .
 + Soạn bài tập của luyện tập (1,2).
 * Bài sẽ trả bài : Câu trần thuật đơn cĩ từ “là” .
v Hướng dẫn tự học :
 - Nhớ nội dung và nghệ thuật của truyện kí Việt Nam .
- Nhớ điểm giống và khác nhau của truyện và kí .
- Nhận biết được truyện và kí .
- HS trả lời theo yêu cầu của giáo viên .
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
 Tuần 32
Tiết 118 
 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN KHÔNG CÓ TỪ “LÀ”
I/. Mục tiêu:
- Nắm được khái niệm câu trần thuật đơn không có từ “là”ø
- Biết vận dụng câu trần thuật đơn khơng cĩ từ là khi nĩi, viết .
II/. Kiến thức chuẩn:
 1.Kiến thức :
Đặc điểm của câu trần thuật đơn khơng cĩ từ là .
Các kiểu câu trần thuật đơn khơng cĩ từ là .
 2.Kĩ năng :
 - Nhận diện và phân tích đúng cấu tạo của kiểu câu trần thuật đơn khơng cĩ từ là. 
 - Đặt được các kiểu câu trần thuật đơn khơng cĩ từ là .
III/. Hướng dẫn - thực hiện:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN 
HĐHS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1 : Khởi động .
1.Ổn định lớp .
2.Kiểm tra bài cũ :
 + Thế nào là câu trần thuật đơn có từ là ? cho ví dụ .
 + Có mấy kiểu câu trần thuật đơn có rư ... âu tả : 
“Chốc chốc xứ sở này mãi mãi” 
=> Đoạn văn trên đây đã miêu tả tư thế và thái độ của thầy Ha-men trước những cảnh vật, đồ vật đã gắn bó với thầy suốt hơn 40 năm qua .
Thực hiện ghi nhớ.
- Gọi HS rút ra phần ghi nhớ
- HS trình bày.
II/ Ghi nhớ :
SGK.Tr 212
Dù tả cảnh hay tả người thì cũng phải lựa chọn được các chi tiết và hình ảnh đặc sắc , tiêu biểu , sau đó trình bày theo một thứ tự nhất định . Muốn tả sinh động cần phải biết liên tưởng , tưởng tượng và ví von , so sánh .
Thực hiện hướng dẫn đọc thêm .
Gv giới thiệu cho Hs bài đọc thêm SGK . Tr 121 
Hs tự đọc ở nhà 
Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dị .
4. Củng cố :
 Thực hiện theo hệ thống bài dạy .
5 Dặn dị :
* Bài vừa học :
 + Nắm được các bước làm một bài văn miêu tả .
 + Nhớ dàn ý của bài văn miêu tả .	
* Chuẩn bị bài mới : Chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ .
+ Phát hiện câu sai CN-VN và sửa chữa.
* Bài sẽ trả bài : Câu trần thuật đơn khơng cĩ từ “là”.
v Hướng dẫn tự học :
 - Nhớ được các bước làm một bài văn miêu tả .
 - Nhớ dàn ý của bài văn miêu tả .	
 - Lập dàn ý và viết một bài văn miêu tả .
- HS trả lời theo yêu cầu của giáo viên .
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
Tuần 32
Tiết 120 
 CHỮA LỖI VỀ CHỦ NGỮ – VỊ NGỮ
I/. Mục tiêu:
 - Nắm được các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ .
 - Biết tránh các lỗi trên .
II/. Kiến thức chuẩn:
 1.Kiến thức :
 - Lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ .
 - Cách chữa lỗi về chủ ngữ và vị ngữ .
 2.Kĩ năng :
 - Phát hiện ra các lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ .
 - Sửa được lỗi do đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ .
III/. Hướng dẫn - thực hiện:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN 
HĐHS
NỘI DUNG 
Hoạt động 1 : Khởi động .
1.Ổn định lớp .
2.Kiểm tra bài cũ :
 + Thế nào là câu trần thuật đơn không có từ là ? cho ví dụ minh họa.
 + Câu miêu tả dùng để làm gì ?
3.Giới thiệu bài mới : GV dẫn dắt học sinh vào bài và ghi tựa bài .
Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức .
Chữa câu thiếu chủ – vị
- GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS đọc và tìm chủ ngữ và vị ngữ.
+Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” cho thấy dế Mèn biết phục thiện.
+. Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”, em thấy dế Mèn biết phục thiện.
- GV nhận xét (câu a là câu thiếu chủ ngữ).
- Yêu cầu HS chữa lại cho đúng.
- Hỏi: Vậy em thấy có mấy cách chữa câu thiếu chủ ngữ ?
Gv chốt : 3 cách .
1/ - Thêm chủ ngữ.
2/- Biến trạng ngữ thành chủ ngữ.
3/ Biến vị ngữ thành một cụm chủ vị.
(VD thì Gv lấy bên phần lưu bảng) 
- GV treo bảng phụ.
a. Thánh Gióng ..quân thù.
b. Hình ảnh Thánh Gióng .quân thù.
c. Bạn Lan, người lớp 6A.
d. Bạn Lan là người .lớp 6A.
- Yêu cầu HS tìm chủ ngữ và vị ngữ.
- GV nhận xét (Vậy câu b, c thiếu vị ngữ).
- Yêu cầu HS chữa lại cho đúng.
- Hỏi: Vậy em thấy có mấy cách chữa câu thiếu vị ngữ ? (cho câu b và cho câu c) 
Gv chốt : 
Câu b : có 2 cách 
1/ - Thêm vị ngữ :
2/- Biến cụm DT đã cho thành một cụm C-V:
Câu c : có 3 cách.
1/ - Thêm một cụm làm vị ngữ
2/ - Biến câu đã cho thành một cụm C-V .
3/ Biến câu đã cho thành một bộ phận của câu
(VD thì Gv lấy bên phần lưu bảng) 
-Lớp cáo cáo.
-Hs nghe câu hỏi và lên trả lời .
-Hs nghe và ghi tựa bài .	
- HS đọc.
- HS tìm chủ ngữ, vị ngữ.
- HS xác định câu sai.
- Nghe.
- HS chữa lại cho đúng.
- HS trả lời cá nhân : 3 cách.
- HS đọc.
- HS trả lời cá nhân.
- HS: 2 cách..
I. Câu thiếu chủ ngữ:
 * Tìm và chữa cho đúng : 
 a.Qua truyện “Dế Mèn phiêu
 TN
 lưu kí” cho thấy Dế Mèn biết
 V
 phục thiện. 
(Thiếu chủ ngữ).
 b. Qua truyện “Dế Mèn phiêu
 TN
 lưu kí” , em / thấy Dế Mèn biết
 C V
 phục thiện. 
(đầy đủ C-V).
+ Cách chữa câu thiếu chủ ngữ : 
Thêm chủ ngữ.
Qua truyện “Dế Mèn phiêu
 TN
 lưu kí”, tác giả / cho em thấy
 C V 
 Dế Mèn biết phục thiện.
- Biến trạng ngữ thành chủ ngữ.
 Truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”
 C 
cho em thấy Dế Mèn biết phục thiện.
 V
Biến vị ngữ thành một cụm chủ vị.
Qua truyện “Dế Mèn phiêu lưu ký ”, 
 TN
em / thấy Dế Men biết phục thiện.
 C V 
II. Câu thiếu vị ngữ:
* Tìm và chữa cho đúng :
a. Tháng Gióng / cưỡi  quân thù .
 C V(v1,2,3)
b. Hình ảnh Thánh Gióng .quân thù.
 DT Phụ ngữ 
c. Bạn Lan, người lớp 6A.
 Cụm từ cụm từ GT 
d. Bạn Lan / là người lớp 6A.
 C V
=> Câub,c thiếu vị ngữ.
+ Cách chữa câu thiếu vị ngữ : 
Câu b.
Thêm vị ngữ :
Hình ảnh Thánh Gióng .quân thù / đã 
 C
để lại trong em lòng kính phục .
 V
- Biến cụm DT đã cho thành một cụm C-V:
Em / rất thích hình ảnh Thánh Gióng 
 C V
 .quân thù .
Câu c.
- Thêm một cụm làm vị ngữ :
Bạn Lan , người lớp 6A , là bạn tôi .
 C PN GT V 
- Biến câu đã cho thành một cụm C-V :
Bạn Lan / là người học..lớp 6A.
 C V
- Biến câu đã cho thành một bộ phận của câu .
Tôi / rất quý bạn Lan, người học 
C V GT 
giỏi nhất lớp 6A
Hoạt động 3 : Luyện tập .
Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 1 – Gọi HS trình bày.
Cho Hs đặt câu hỏi à Hs phát biểu à Hs trong lớp nhận xét à Gv chốt : Ai ? 
Các câu b,c Gv thực hiện theo hệ thống câu hỏi như trên mà thực hiện bài tập .
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 2 – Gọi HS trình bày à Hs Nhận xét à Gv chốt : Câu b,c sai và hướng dẫn Hs sửa sai : b. “Kết quả .rất nhiều” (bò từ “với”); c. “Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể / luôn đi theo chúng tôi suốt cuộc đời. (thêm vị ngữ ) 
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 3 – Gọi HS lên bảng điền à Cho Hs nhận xét à Gv chốt : 
a. Ai bắt đầu học hát ? – Học sinh lớp 6 .(điền vào) 
tương tự đối với các câu sau .
b. Chim hót líu lo .
c. Hoa đua nhau nở rộ .
d. Chúng em cười đùa vui vẻ .
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 4– Gọi HS lên bảng điềnà Hs nhận xét .
Gv chốt :
a.
- Còn rất nhỏ .
- Học rất giỏi .
- Học giỏi nhất môn toán .
b. Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn rất ân hận .
c. Buổi sáng, mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống mặt đất .
d. Trong thời gian nghỉ hè, chúng tôi ít có dịp gặp nhau .
- Gọi HS đọc và xác định yêu cầu bài tập 5– Gọi HS lên bảng điền dấu thích hợp (dấu chấm) và viết hoa đầu câu để tách câu ghép thành hai câu đơn .
Gv gợi mở : có hai cách 
- Tách riêng từng vế câu của câu ghép;
- Thay dấu phẩy hoặc các quan hệ từ (nếu có) bằng dấu chấm , viết hoa các chữ đầu câu .
Gv chốt :
-> Hổ đực / mừng rỡ đùa giỡn với con.
 C V
 Hổ cái / thì nằm phục xuống, dáng mệt
 C V 
 mõi lắm .
Mấy hôm nọ, trời / mưa lớn. Trên
 Tr C V 
 những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước
 Tr C
 / dâng trắng mênh mông .
 V
-> Thuyền / xuôi giữa dòng con sông
 C V 
 rộng hơn ngàn thước. Trông hai bên 
 Tr
bờ, rừng đước / dựng lên cao ngất như
 C V
hai dãy trường thành vô tận .
- Đọc.
- HS trả lời cá nhân. 
- Nghe.
- HS trả lời cá nhân. 
- Đọc.
- Lên bảng điền CN.
- Đọc.
- Lên bảng điền VN.
- Đọc.
- Lên bảng điền dấu thích hợp (dấu chấm) và viết hoa đầu câu .
III.Luyện tập :
Bài tập 1: Đặt câu hỏi tìm xem câu có đủ 2 tp không ?
 a. Từ hôm đó, ai không làm gì nữa ? (CN)
 Từ hôm đó, bác Tai ..như thế nào? (VN)
-> Câu đủ 2 thành phần.
B, c : đặt câu hỏi tương tự -> câu đủ 2 thành phần. 
Bài tập 2: Câu viết sai vì : 
 Câu viết sai : câu b, c.
 Chữa lại: 
 b. “Kết quả .rất nhiều”
(bò từ “với”)
“Những câu chuyện dân gian mà chúng tôi thích nghe kể / luôn đi theo chúng tôi suốt cuộc đời.
(thêm vị ngữ ) 
Bài tập 3: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống.
a. Ai bắt đầu học hát ? – Học sinh lớp 6 .(điền vào) 
tương tự đối với các câu sau .
b. Chim hót líu lo .
c. Hoa đua nhau nở rộ .
d. Chúng em cười đùa vui vẻ .
Bài tập 4: Điền vị ngữ thích hợp vào chỗ trống.
a. Khi học lớp 5 , Hải như thế nào ? 
- Còn rất nhỏ .
- Học rất giỏi .
- Học giỏi nhất môn toán .
v.vv
làm tương tự với các câu còn lại:
b. Lúc Dế Choắt chết, Dế Mèn rất ân hận .
c. Buổi sáng, mặt trời chiếu những tia nắng ấm áp đầu tiên xuống mặt đất .
d. Trong thời gian nghỉ hè, chúng tôi ít có dịp gặp nhau .
Bài tập 5: Chuyển câu ghép à hai câu đơn :
Cách chuyển như sau :
+ Tách riêng từng vế câu của câu ghép ;
+ Thay dấu phẩy hoặc các quan hệ từ (nếu có) bằng dấu chấm , viết hoa các chữ đầu câu .
a. Hổ / đực mừng rỡ đùa giỡn với con, hổ cái / thì nằm phục xuống, dáng mệt mõi lắm .
-> Hổ đực / mừng rỡ đùa giỡn với con. Hổ cái / thì nằm phục xuống, dáng mệt mõi lắm .
b. Mấy hôm nọ, trời / mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước / dâng trắng mênh mông .
-> Mấy hôm nọ, trời / mưa lớn. Trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước / dâng trắng mênh mông .
c. Thuyền / xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước / dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận .
-> Thuyền / xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước. Trông hai bên bờ, rừng đước / dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận .
Hoạt động 4 : Củng cố - Dặn dị .
4.Củng cố :
 Thực hiện theo hệ thơng các bài tập .
5. Dặn dị :
*Bài vừa học :
 + Tìm chủ ngữ và vị ngữ sai và viết lại cho đúng .
 + Phát hiện câu thiếu vị ngữ và sửa chữa.
 + Nắm các bài tập trong phần luyện tập .
*Chuẩn bị bài mới. : Ơn lại các bài học TLV để chuẩn bị cho việc viết bài Tập làm văn số 7 – Miêu tả sáng tạo.
*Bài sẽ trả bài : Khơng 
v Hướng dẫn tự học :
 Nhớ được cách chữa lỗi do đặt câu thiếu chủ, vị ngữ .
- HS trả lời theo yêu cầu của giáo viên .
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .
- HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của giáo viên .

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN NGU VAN 6 CHUAN TUAN 32.doc