- THÉP MỚI -
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre – một biểu tượng về đất nước và dân tộc VN.
Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài kí.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người VN.
Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí.
2. Kĩ năng
Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp
Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm.
Nhận ra PTBĐ chính : miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận.
Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ.
KẾ HOẠCH TUẦN 30 STT TÊN BÀI TIẾT PPCT 1 2 3 4 Cây tre Việt Nam HDĐT: Lòng yêu nước Câu trần thuật đơn Câu trần thuật đơn có từ là 109-110 111 112 Tiết 109 Ngày soạn: 16/03/2011 Ngày dạy: 21/03/2011 CÂY TRE VIỆT NAM - THÉP MỚI - I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Hiểu và cảm nhận được giá trị và vẻ đẹp của cây tre – một biểu tượng về đất nước và dân tộc VN. Hiểu được những nét đặc sắc trong nghệ thuật của bài kí. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức Hình ảnh cây tre trong đời sống và tinh thần của người VN. Những đặc điểm nổi bật về giọng điệu, ngôn ngữ của bài kí. 2. Kĩ năng Đọc diễn cảm và sáng tạo bài văn xuôi giàu chất thơ bằng sự chuyển dịch giọng đọc phù hợp Đọc – hiểu văn bản kí hiện đại có yếu tố miêu tả, biểu cảm. Nhận ra PTBĐ chính : miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận. Nhận biết và phân tích được tác dụng của các phép so sánh, nhân hoá, ẩn dụ. III. CHUẨN BỊ Giáo viên: Soạn bài Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. Tranh minh hoạ bài học Học sinh: Học bài Soạn bài theo sự hướng dẫn của GV IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định 2. KTBC 3. Bài mới Gv cho HS nghe một bài độc tấu Tiếng đàn T’rưng. ? Em cảm thấy bài độc tấu này như thế nào? ? Vậy em có biết chất liệu để làm nên cây đàn này là gì không? HS trả lời. ? Em còn biết những vật dụng nào khác được làm bằng tre trong sinh hoạt hằng ngày, trong kháng chiến không? Hs trả lời: Tăm, rổ, giường, cây sáo, cán cuốc Điều đó cho ta thấy cây tre không những rất gần gũi với chúng ta trong đời sống hằng ngày mà còn trong cả kháng chiến. Chính vì thế mà chúng ta xem tre như một người bạn, một thành viên trong gia đình và cao hơn nữa tre đã trở thành hình ảnh tượng trưng cao quý của dân tộc VN. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG v HĐ1: Khởi động ( Giới thiệu bài mới) v HĐ2: Giới thiệu ` Cho biết vài nét về tác giả . - ¤ng tõng lµ phã tæng biªn tËp b¸o nh©n d©n, uû viªn ban chÊp hµnh héi nhµ v¨n. ` Em biết gì về tác phẩm mà hôm nay chúng ta học ? I.Giới thiệu: 1.Tác giả: -Thép Mới (1925-1991) - Quê: Hà Nội - Ông viết báo chí, bút kí, thuyết minh phim. 2.Tác phẩm: là lời bình cho bộ phim cùng tên của các nhà điện ảnh Ba Lan. v HĐ2: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản µ Gv nêu yêu cầu đọc: Đọc nhịp nhàng, uyển chuyển, ngắt nghỉ đúng chỗ. µ Gv đọc mẫu 1 đoạn – Gọi Hs đọc tiếp, nhận xét đánh giá. II. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản 1. Đọc µ Lưu ý HS đọc kĩ các chú thích 2. Từ khó ? Văn bản này đã sử dụng những PTBĐ nào ? 3. PTBĐ: Miêu tả kết hợp biểu cảm, thuyết minh, bình luận. ` Văn bản được chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? µ Bài văn có 3 phần: Trước khi vào phần đọc – hiểu vb. GV giới thiệu sơ lược về văn chính luận và trữ tình. - Phong cách văn chính luận là kiểu biểu đạt khi bày tỏ chính kiến (ý kiến của cá nhân và quan điểm (cách nhìn nhận, đánh giá) đối với những vấn đề thuộc XH. - Tác phẩm trữ tình: biểu hiện tình cảm, cảm xúc của tác giả trước cuộc sống. 4. Bố cục: 3 phần + Phần1: Từ đầu-> chí khí như người: Giới thiệu về cây tre Việt Nam + Phần2: Tiếp-> Tiếng sáo diều tre cao vút mãi: Sự gắn bó của tre với người dân Việt Nam + Phần3: Còn lại: Cảm nghĩ về cây tre Việt Nam của tác giả. v HĐ3: Đọc-hiểu văn bản GV chiếu đoạn 1: ? Mở đầu đoạn văn tác giả giới thiệu cây tre có mối quan hệ ntn với con người Việt Nam? HS: Là người bạn thân. H: Cây tre được giới thiệu với những đặc điểm gì? Câu hỏi gợi mở: + Tre thường sống ở đâu? Sức sống của tre ntn? + Sống khắp mọi nơi “ Đồng Nai..Việt BắcĐiện Biên PhủĐâu đâu cũng có” + Sức sống mạnh mẽ “Vào đâu tre cũng sốngở đâu tre cũng xanh tốt” GV:Nguyễn Duy đã từng viết: “Ở đâu tre cũng xanh tươi, cho dù đất sỏi , đất vôi bạc màu” Và đúng như thế cây tre có mặt hầu hết trên khắp đất nước Việt Nam , đặc biệt là Miền Bắc hầu như không có nhà nào là không có một bụi tre + Tre còn có những đặc điểm nào? +Dáng mộc mạc, màu nhũn nhặn..cứng cáp , dẻo dai , vững chắc, thanh cao,giản dị, chí khí. ? Những từ : mộc mạc, nhũn nhặn..cứng cáp , dẻo dai , vững chắc thanh cao,giản dị, chí khí. làm em liên tưởng đến điều gì? (Những đức tính của con người VN) + Vậy tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật gì ở đây? ( So sánh, nhân hóa và liệt kê –GV nói sơ bộ về các bpnt này) Với nghệ thuật :So sánh, nhân hóa và liệt kê => Cây tre có những phẩm chất giống như con người Việt Nam. III. Đọc-hiểu văn bản 1. Giới thiệu chung về cây tre Việt Nam - Là bạn thân của nông dân Việt Nam, bạn thân của nhân dân Việt Nam. - Cây tre có những phẩm chất giống như người Việt Nam Bước 2:TH vai trò của cây tre ? Qua văn bản , tác giả đã cho ta thấy cây tre đã gắn bó với con người trong những lĩnh vực nào? HS: Trong sinh hoạt , trong lao động, trong chiến đấu H: Tìm những câu văn cho thấy tre đã gắn bó với con người từ lâu đời? - Gắn bó từ lâu đời “ Tre ăn ở với người ,đời đời , kiếp kiếp” ? Tre đã được dùng để làm những vật dụng gì? (GV: Bình ngắn gọn: Kể thêm một số vật dụng làm bằng tre: Làm nhà, chỏng tre,làm đu quay, cây nêu ngày tết, cầu tre, làm trại,làm cổng chào, đòn gánhTrò chơi : Chuyền, khăng) - Gắn bó khăng khít : +Những vật dụng: Cối xay tre, lạt buộc +Nguồn vui của tuổi thơ: Que chuyền.. + Nguồn vui của tuổi già: Điếu cày.. => Gắn bó suốt cuộc đời: “Từ thuở lọt lòngđến khi nhắm mắt xuôi tay” 2. Tre gắn bó với con người Việt Nam. * Trong đời sống và sản xuất. - Gắn bó từ lâu đời, khăng khít và gắn bó suốt cuộc đời “...Từ thuở lọt lòng...chung thuỷ” ? Trong chiến đấu, tre có vai trò gì? HS: Tre là vũ khí chiến đấu “Gậy tre, chông tre” GV liên hệ: Nói đến gậy tre, chông tre làm vũ khí chiến đấu làm ta liên tưởng đến trân chiến nào, của ai? ( Đánh giặc Ân của Thánh Gióng, đánh Mĩ của quân và dân ta “Cô gái vót chông”, “ Chiếc gậy Trường Sơn”) ? Câu: như tre mọc thẳng, con người không chịu khuất .Thể hiện tinh thần gì của cây tre? (Bất khuất: Không khuất phục -Tinh thần chiến đấu: Bất khuất, anh dũng. ? Đoạn nào cho thấy tinh thấn anh dũng , quyết tâm bảo vệ xóm làng của cây tre? Chiếu: Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép của quân thù...Tre anh hùng Có tinh thần luôn xả thân vì đất nước.chiến đấu” Cây tre đã gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử nước nhà. “...Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre và đánh giặc...”. Không phải ngẫu nhiên sự tích loại tre thân vàng được người Việt gắn với truyền thuyết về Thánh Gióng_ hình ảnh Thánh Gióng nhổ bụi tre đằng ngà đánh đuổi giặc Àn xâm lược đã trở thành biểu tượng cho sức mạnh chiến thắng thần kỳ. Tre thật sự trở thành nguồn vật liệu vô tận để chế tạo vũ khí tấn công trong các cuộc chiến. Chính những cọc tre trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh tan quân Nam Hán. Chính ngọn tầm vông góp phần rất lớn trong việc đánh đuổi quân xâm lược để giàng Độc lập_ Tự do cho Tổ Quốc. “ Tre giữ làng, giữ nước, giừ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín,...” ? Đoạn văn đã sử dụng bpnt gì? Em có nhận xét gì về cách sử dụng từ ngữ và các câu văn ? (Nhân hóa , câu văn có nhịp điệu, từ ngữ giàu cảm xúc) ? Từ đó tre được phong tặng danh hiệu gì? (Tre anh hùng lao động, tre anh hùng chiến đấu) * Trong kháng chiến - Tre, anh hùng lao động! - Tre anh hùng chiến đấu! ? Trong đời sống tinh thần, tre có vai trò như thế nào? Gv chiếu hình ảnh măng non. ? Biểu tượng của phù hiệu măng non của thiếu nhi Vn có ý nghĩa gì? Hình ảnh măng non mọc thẳng -> biểu tượng của thế hệ trẻ tương lai đất nước => đồng thời thể hiện niềm tin tưởng sâu sắc của tác giả vào thế hệ trẻ của dân tộc Vn. * Trong đời sống tinh thần + Là khúc nhạc đồng quê + Là biểu tượng của thế hệ tương lai. ? Ngày nay , đất nước ta đang trên con đường phát triển theo hướng CNH- HĐH , vậy theo em Cây tre có còn vai trò quan trọng đối với đời con người Việt Nam trong tương lai nữa không? GV bình: Cây tre đã gắn liền với cái tên của một dân tộc, nó đã thể hiện một nét văn hóa của dân tộc , nhắc đến người Việt Nam người ta nhắc đến chiếc nón lá , cây sáo trúc, bức tranh quê không thể nào thiếu bóng hàng tre .Do đó, cây tre sẽ mãi mãi gắn bó với con người Việt Nam , với dân tộc Việt Nam như chính cái tên của nó. * Trên con đường đi tới tương lai. Tre còn mãi với dân tộc Bước 3: Th ý nghĩa biểu tượng của cây tre GV chiếu đoạn cuối: ? Tác giả lại nhắc lại những đức tính nào của cây tre? ? Việc nhắc lại có tác dụng gì? ( Nhấn mạnh những phẩm chất cao quí của cây tre nhũn nhặn, ngay thẳng, thuỷ chung, can đảm => Đó cũng là những đức tính cao quí của con người Việt Nam, dân tộc Việt nam. Có thể thấy rằng bản lĩnh bản sắc văn hóa Việt có những nét tương đồng với sức sống và vẻ đẹp của cây tre đất Việt. Tre không mọc riêng lẽ mà sống thành từng lũy tre, rặng tre. Đặc điểm cố kết này tượng trưng cho tính cộng đồng của người Việt. Tre có rễ ngấm sâu xuống lòng đất, sống lâu và sống ở mọi vùng đất. Chính vì thế tre được ví như là con người Việt Nam cần cù, siêng năng, bám đất bám làng : “Rễ sinh không ngại đất nghèo, Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù”. Tre cùng người Việt Nam trải qua bao thăng trầm của lịch sử, qua bao cuộc chiến tranh giữ nước_tre xứng đáng là hình ảnh biểu tượng cho tính kiên cường, bất khuất của người Việt Nam, là cái đẹp Việt Nam. ? Vậy cây tre có ý nghĩa biểu tượng gì? 3. Ý nghĩa biểu tượng của cây tre - Tượng trưng cho con người Việt, cho đất nước Việt Nam. v HĐ5: Tổng kết ? Em hãy nêu những nét nghệ thuật đặc sắc của bài thơ? - Kết hợp giữa chính luận và trữ tình. - Xây dựng hình ảnh phong phú, chọn lọc, vừa cụ thể vừa mang tính biểu tượng. - Lựa chọn lời văn giàu nhịp điệu và có tính biểu cảm cao. ? Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hoá, điệp ngữ? IV. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Hình ảnh chọn lọc. Lời văn giàu nhịp điệu, biểu cảm cao. - Sử dụng thành công các phép so sánh, nhân hoá, ? Khái quát lại nội dung bài thơ? Văn bản cho thấy vẻ đẹp và sự gắn bó của cây tre với đời sống người dân Qua đó cho thấy tác giả là người hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng, có niềm tin và tự hào chính đáng về cây tre Việt Nam. 2. Ý nghĩa văn bản - Vẻ đẹp, sự gắn bó của cây tre với đời sống người dân - Tác giả là người hiểu biết về cây tre, có tình cảm sâu nặng v HĐ6: HD HS luyện tập µ Gv hướng dẫn cho cả lớp cùng luyện tập. µ Gọi Hs đọc. IV. Luyện tập: - Em hãy sưu tầm trong văn học dân gian có câu tục ngữ, ca dao, truyện nói về tre. - Đọc diễn cảm 1 đoạn em thích. VD: Truyện cổ tích : Cây tre trăm đốt, Thánh Gióng v HĐ7: Dặn dò Học bài, thuộc ghi nhớ. Tiếp tục sưu tầm trong văn học dân gian có câu tục ngữ, ca dao ... áo viên và sách bài soạn. Tranh minh hoạ bài học Học sinh: Học bài Soạn bài theo sự hướng dẫn của GV IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định 2. KTBC ` Nêu phẩm chất của tre? ` Sự gắn bó của tre đối với con người, dân tộc VN như thế nào? 3 Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG v HĐ1: Giới thiệu ` Cho biết vài nét về tác giả . ` Em biết gì về tác phẩm mà hôm nay chúng ta học ? I.Giới thiệu 1. Tác giả - I-li-a Ê-ren-bua (1891-1962) - Là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Liên Xô. 2. Tác phẩm Được trích từ bài báo “Thử lửa” (1942) v HĐ2: Đọc và tìm hiểu chung về văn bản µ Gv nêu yêu cầu đọc: Đọc nhịp nhàng, uyển chuyển, ngắt nghỉ đúng chỗ. µ Gv đọc mẫu 1 đoạn – Gọi Hs đọc tiếp, nhận xét đánh giá. II. Đọc và tìm hiểu chung về văn bản 1. Đọc µ Lưu ý HS đọc kĩ các chú thích 2. Từ khó ` Hãy tìm đại ý của bài văn? 3. Đại ý Bài văn lí giải ngọn nguồn của lòng yêu nước . Lòng yêu nước bắt nguồn từ tình yêu những gì thân thuộc, gần gủi lòng yêu nước được thể hiện và thử thách trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm và bào vệ tổ quốc v HĐ3: Đọc-hiểu văn bản ` Lòng yêu nước bắt nguồn trên cơ sở nào? * GD: Tình yêu quê hương * Tích hợp: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh). ` Lòng yêu nước được chứng minh cụ thể như thế nào? ` Tác giả sử dụng NT gì để chứng minh điều kể trên? Tác dụng của NT? *Liên hệ: Kể về CTTG thứ 2 cho hs nghe. µ Gọi Hs đọc: “ có thể nào quan niệm đến hết”. ` Lòng yêu nước được thử thách như thế nào trong cuộc chiến đấu ba3o vệ tổ quốc như thế nào? ` Khi kể thù động đến tổ quốc thì chúng ta như thế nào? ` Em hiểu gì về câu nói: “ Mất nước Nga...” *Liên hệ – GD: lòng yêu nước của DTVN qua các cuộc kháng chiến ` Em có nhận xét gì về lòng yêu nước ảu ND Nga Xô Viết? III. Đọc-hiểu văn bản 1- Ngọn nguồn của lòng yêu nước. - Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất . + Cái cây trồng trước nhà . + Yêu cái phố nhỏ . + Yêu vị thơm chua mát của trái lê hay cỏ thảo nguyên. - Chứng minh qua tình yêu nét đẹp riêng của mỗi vùng đất Xô Viết. (sông vôn – Gas, Xứ U – Crai – na, Mat Xcơ Va) à nghệ thuật kể và tả à Tình yêu cụ thể sâu sắc, rộng lớn. 2 – Lòng yêu nước được thử thách và thể hiện trong cuộc chống ngoại xâm2: - Trong cuộc chiến tranh vệ quốc một mất, một còn. - Khi kẻ thù giơ tay khả ố động đến tổ quốc chúng ta. - “Mất nước Nga thì ta còn sống làm gì nữa”. à Thái độ kiên quyết, khẳng khái đặt tổ quốc lên trên hết. v HĐ5: Tổng kết ? Em hãy nêu đặc sắc nghệ thuật của văn bản? ? Thông qua tác phẩm muốn nhắn nhủ với chúng ta điều gì? µ Gv chốt ND – NT cho cả lớp trao đổi. Cho 1 hs đọc ghi nhớ. III. Tổng kết 1. Nghệ thuật - Kết hợp chính luận với trữ tình - Kết hợp tự sự với miêu tả. - Cách lập luận lô-gíc, chặt chẽ. 2. Ý nghĩa văn bản Lòng yêu nước bắt đầu từ lòng yêu những gì gần gũi, thân thuộc của quê hương và được thể hiện rõ nhất trong hoàn cảnh gian nan, thử thách. v HĐ6: HD HS luyện tập µ Gv cho cả lớp trao đổi bằng miệng – gọi Hs trả lời. IV. Luyện tập: Nói về vẻ đẹp của quê hương mình, em sẽ nói những gì? v HĐ7: Dặn dò Học bài, thuộc ghi nhớ. Tiếp tục sưu tầm trong văn học dân gian có câu tục ngữ, ca dao, truyện nói về tre. Soạn bài: Câu trần thuật đơn Đọc kĩ bài Trả lời các câu hỏi SGK Tìm một số vd về câu có một cụm CV RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY & Tiết 111 Ngày soạn: 18/03/2011 Ngày dạy: 23/03/2011 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Nắm được khái niệm về câu trần thuật đơn. Vận dụng hiệu quả câu trần thuật đơn trong nói và viết. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức Đặc điềm ngữ pháp của câu trần thuật đơn. Tác dụng của câu trần đơn 2. Kĩ năng Nhận diện được câu trần thuật đơn trong văn bản va xác định được chức năng của câu trần thuật đơn. Sử dụng câu trần thuật đơn trong nói và viết. III. CHUẨN BỊ Giáo viên: Soạn bài Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. Làm bảng phụ ví dụ trong bài học Học sinh: Học bài cũ Soạn bài IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định 2. KTBC ? Thành phần chính của câu là gì?Đó là những thành phần nào? ? Đặt câu, sau đó phân tích các thành phần của câu. 3. Bài mới Theo em trong hệ thống Tiếng Việt của chúng ta gồm có những kiểu câu nào? HS: 1. Câu nghi vấn (câu hỏi) 2. Câu cầu khiến 3. Câu cảm thán 4. Câu trần thuật GV: Trong câu trần thuật được phân thành 2 loại: - Câu trần thuật ghép và câu trần thuật đơn. Vậy thế nào là câu trần đơn? Chức năng của câu trần thuật đơn dùng để làm gì? Đó cũng chính là nội dung chính của bài học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG * HĐ1: Hỏi: Các câu được dùng để làm gì? Hỏi: Hãy xác định tên các kiểu câu (phân loại theo mục đích nói) dựa theo những điều đã học ở bậc Tiểu học? Vậy ntn là câu trần thuật? HĐ2 Xác định tpcn, tpvn của các câu trần thuật vừa tìm được? Hỏi: Xếp các câu trần thuật nói trên thành hai loại? Câu do 1 cặp C -V Câu do 2 cặp C -V HĐ3 Câu hỏi thảo luận: Vậy câu trần thuật đơn là loại câu ntn? I: Câu trần thuật đơn là gì? 1. Bài tập * Các câu trần thuật: Do một cụm C-V tạo thành Do hai hoặc nhiều cụm C-V sóng đôi tạo thành - Câu 1-2-6-9: Kể, tả, nêu ý kiến -> Câu trần thuật đơn - Câu 6: nêu ý kiến -> Câu trần thuật ghép Em hiểu như thế nào là phép hoán dụ? (vấn đáp cả lớp). Dùng phép hoán dụ có tác dụng gì? (tăng sức gợi hình, gợi cảm). µ GV nhấn mạnh ghi nhớ. 2 Bài học Cách gọi tên sự vật, hiện tượng khái niệm bằng tên của sự vật, hiện tượng KN khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt * HĐ4: HD HS luyện tập Cho cả lớp luyện tập ` Chia cả lớp làm 4 tổ tương ứng với 4 câu. µ Sau khoảng 5 phút gọi đại diện tổ trả lời, Gv khuyến khích cho điểm tổ nào làm đúng nhanh nhất. BT2: ... Chúng thuộc loại câu nào và có tác dụng gì? (Gv cho cả lớp cùng làm) - Gọi 1 số Hs yếu kém. BT3: Cách giới thiệu nhân vật chính ở truyện sau có gì khác với gtbt? - Gọi Hs trả lời – Gv nhận xét, đánh giá giờ luyện tập. III. Luyện tập Bài tập 1 Câu trần thuật đơn Câu 1: Dùng để tả hoặc để giới thiệu Câu 2: Dùng để nêu ý kiến nhận xét Câu 3 – Câu 4: Câu trần thuật ghép Bài tập 2 Câu a, b , c Đều là những câu trần thuật đơn dùng để giới thiệu nhân vật Bài tập 3 Cách giới thiệu nhân vật ở a,b,c Đều giới thiệu nhân vật phụ đứng trước rồi từ những việc làm của nhân vật phụ mới giới thiệu nhân vật chính Bài tập 4 _ Ngoài việc giới thiệu nhân vật còn miêu tả hoạt động của nhân vật Bài tập 5 Gv đọc – hs viết à Soát lỗi chính tả v HĐ7: Dặn dò Học bài, thuộc ghi nhớ. Đọc lại truyện Soạn bài: Câu trần thuật đơn có từ là Đọc kĩ bài Trả lời các câu hỏi SGK Tìm một số vd về câu có một cụm CV RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY Tiết 112 Ngày soạn: 18/03/2010 Ngày dạy: 23/03/2010 CÂU TRẦN THUẬT ĐƠN CÓ TỪ LÀ I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT Nắm được khái niệm về câu trần thuật đơn có từ là Vận dụng hiệu quả câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết. II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 1. Kiến thức Đặc điềm ngữ pháp của câu trần thuật đơn có từ là. Tác dụng của câu trần đơn có từ là 2. Kĩ năng Nhận diện được câu trần thuật đơn có từ là trong văn bản va xác định được chức năng của câu trần thuật đơn. Xác định CN và VN trong câu trần thuật đơn có từ là trong nói và viết. Đặt được câu trần thuật đơn có từ là. III. CHUẨN BỊ Giáo viên: Soạn bài Đọc sách giáo viên và sách bài soạn. Làm bảng phụ ví dụ trong bài học Học sinh: Học bài cũ Soạn bài IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định 2. KTBC ? Câu trần thuật đơn là gì? ? Đặt câu, sau đó phân tích. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG v HĐ1: Tìm hiểu đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là µ Gv gọi từng em xác định CN, VN trong câu a,b,c,d. ` Vị ngữ của của các câu trên do từ hoặc cụm từ loại nào tạo thành? (DT và cụm DT tạo thành). ` Câu trần thuật đơn có từ là có đặc điểm gì? *Tích hợp: Cụm DT, ĐT, TT, CN, VN µ GV lấy VD: Em // chưa phải là Hs giỏi C V Để làm sáng tỏ cho đặc điểm 2. µ Gv chốt phần 1 bằng ghi nhớ. I- Đặc điểm của câu trần thuật đơn có từ là 1. Bài tập * Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau: a) Bà đỡ Trần // là người huyện Đông Triều. C V b) Truyền thuyết // là loại truyện dân gian C V c) Ngày thứ năm trên đảo Cô Tô // là một ngày trong trẻo sáng sủa. d) Dế Mèn trêu chị Cốc // là dại. * Đặc điểm: - Vị ngữ thường do từ là kết hợp với DT (cụm DT tạo thành). Ngoài ra, tổ hợp giữa từ là với ĐT (cụm ĐT), TT (cụm TT) cũng có thể làm vị ngữ. - Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ không phải, chưa phải. µ Gọi 1 Hs đọc lại ghi nhớ µ GV nhấn mạnh ghi nhớ. 2. Bài học Ghi nhớ (SGK/114) v HĐ2: tìm hiểu các kiểu câu trần thuật đơn có từ là. µ Cho Hs hiểu câu định nghĩa lấy VD để minh hoạ. µ Lấy VD sau đó cho học sinh lấy VD thêm. * Giáo dục: Học tập theo bạn lan .H µ Gv diễn giảng làm rõ câu đánh giá và cho VD. II- Các kiểu câu trần thuật đơn có từ là 1. câu định nghĩa: VD: Hoán dụ // là tên gọi sự vật C V 2. Câu giới thiệu: VD: Em // là học sinh lớp 6A7 C V 3. Câu miêu tả: VD: Năm nào, bạn Lan // cũng là Hs giỏi Tr.ngữ C V 4. Câu đánh giá: VD: Tuần này, lớp 6A7 // có tiến bộ . Tr.ngữ C V µ Gv gọi Hs đọc ghi nhớ, làm sáng tỏ từng ý trong ghi nhớ. 2. Bài học Ghi nhớ (SGK/115) v HĐ3: HD HS luyện tập Cho cả lớp cùng làm bài tập – chia lớp thành 5 tổ (tương ứng với a, b, c, d, e. ) µ Gọi đại diện tổ trả lời – Gv nhận xét, đánh giá . µ Chốt lại toàn bài . * giáo dục và tích hợp: Cây tre việt nam. (Lòng tự hào , ý chí cách mạng) III. Luyện tập Bài tập 1 a/ Hoán dụ // là tên gọi sự vật C V b/ Tre // là cánh tay ... C V c/ Tre còn // là niềm vui ... C V d/ Bồ các // là bác chim ri ... C V e/ Khóc // là nhục . C V Rên // là hèn ..... C V Hs thảo luận với bạn cùng bàn µ Gọi đại diện tổ trả lời – Gv nhận xét, đánh giá . µ Chốt lại toàn bài . Bài tập 2 _ Câu định nghĩa: câu a _ Câu miêu tả: câu b (b1, b2, b3) _ Câu đánh giá: câu d (e1, e2) _ Câu giới thiệu: câu c Hs làm bài cá nhân Bài tập 3 Nam là bạn thân nhất của em . Bạn Nam học rất giỏi . Năm nào, bạn ấy cũng là học sinh giỏi Câu 1: Dùng giới thiệu nhân vật Câu 2: Dùng nhận xét, đánh giá nhân vật v HĐ4: Dặn dò Học bài, thuộc ghi nhớ. Hoàn thiện các bài tập Đọc bài đọc thêm Soạn: Lao xao Đọc kĩ bài Đọc tìm hiểu tác giả –tác phẩm –chú thích –văn bản Nhận xét về bố cục Trả lời các câu hỏi trong SGK RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY Kiểm tra ngày tháng năm 2011 Tổ trưởng Trương Thị Oanh
Tài liệu đính kèm: