Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 29 - Trường THCS Minh Thắng

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 29 - Trường THCS Minh Thắng

I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 Nắm được khái niệm các thành phần chính của câu.

 Nắm được tác dụng chính của hoán dụ

 Biết vận dụng kiến thức trên dể nói, viết câu đúng cấu tạo.

II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức

 Các thành phần chính của câu

 Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.

2. Kĩ năng

 Xác định được CN và VN của câu.

 Đặt được câu có CN, VN phù hợp với yêu cầu cho trước.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

1. Ổn định

2. Kiểm tra bài cũ

 Thế nào là hoán dụ? Có mấy kiểu hoán dụ. Cho VD

 Hoán dụ và ẩn dụ có gì giống và khác nhau. Cho VD minh hoạ

 

doc 7 trang Người đăng thu10 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 29 - Trường THCS Minh Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TUẦN 29
(Từ tiết 105 đến tiết 108)
STT
TÊN BÀI
TIẾT PPCT
1
2
3
Các thành phần chính của câu
Thi làm thơ 5 chữ
Viết bài TLV tả người
105
106
107-108
Tiết 107
 Ngày soạn: 09/03/2010
 Ngày dạy: 14/03/2010
CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA CÂU
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Nắm được khái niệm các thành phần chính của câu.
Nắm được tác dụng chính của hoán dụ
Biết vận dụng kiến thức trên dể nói, viết câu đúng cấu tạo.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Các thành phần chính của câu
Phân biệt thành phần chính và thành phần phụ của câu.
2. Kĩ năng	
Xác định được CN và VN của câu.
Đặt được câu có CN, VN phù hợp với yêu cầu cho trước.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
µ Thế nào là hoán dụ? Có mấy kiểu hoán dụ. Cho VD
µ Hoán dụ và ẩn dụ có gì giống và khác nhau. Cho VD minh hoạ
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* HĐ1: Giúp HS phân biệt tp chính với tp phụ:
 ` Nhắc lại tên các thành phần câu em đã học ở bậc tiểu học? (trạng ngữ, vị ngữ, CN)
` Tìm các tp câu nói trên trong câu sau? (TN – CN – VN)
` Thử lần lượt lược bỏ từng tp câu nói trên rồi rút ra nhận xét?
(Tp trạng ngữ có thể vắng mặt 
 tp Cn – Vn bắt buộc phải có mặt)
I: Phân biệt thành phần chính với thành phần phụ của câu 
1. Bài tập
a/ Nhắc lại các thành phần câu 
Trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ 
b/ Tìm các thành phần câu 
Chẳng bao lâu , tôi / đã trở thành một 
 TN CN VN
cường tráng 
c/ Nhận xét 
_ Tp trạng ngữ có thể vắng mặt (tp phụ)
_ Tp CN – VN bắt buộc phải có mặt (tp chính)
Câu hỏi thảo luận: Qua phân tích ví dụ em hãy cho biết thành phần chính, thành phụ câu?
µ GV nhấn mạnh ghi nhớ.
2 Bài học 
Ghi nhớ (SGK/92)
` Vị ngữ có thể kết hợp với những từ nào ở phía trước?
 (kết hợp với phó từ)
` Vị ngữ trả lời cho những câu hỏi ntn?
` Phân tích câu tạo của vị ngữ trong các câu dưới đây?
` Vị ngữ là từ, hay cụm từ?
` Nếu Vn là từ hoặc cụm từ thì đó là những cụm từ loại nào hoặc từ loại nào ?
` Mỗi câu có thể có mấy vị ngữ?
II: Vị ngữ 
1. Bài tập
a/ Nêu đặc điểm của vị ngữ 
_ Có thể kết hợp với các phó từ:
 Đã, sẽ . đang, sắp, vừa mới 
_ Có thể trả lời các câu hỏi: 
Làm sao? như thế nào? làm gì? là gì? 
b/ Cấu tạo của vị ngữ 
_ Ra đứng cửa hang, xem hoàng hôn xuống 
 (VN là động từ – cụm động từ)
_ Nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập 
 (VN là tính từ – cụm tính từ)
_ Là người bạn thân của nông dân VN; giúp người trăm công nghìn việc khác nhau
 (VN có thể là danh từ hoặc cụm danh từ)
è Mỗi câu có thể có 1, 2 hoặc 3 , 4 vị ngữ 
Câu hỏi thảo luận: Vậy em hãycho biết cụ thể về thành phần chính vị ngữ?
µ Gv chốt lại bằng ghi nhớ – cho Hs đọc lại .chuyển sang luyện tập.
2. Bài học 
Ghi nhớ (SGK/93)
` Em hãy đọc lại các câu vừa phân tích ở phần 2 . Cho biết mối quan hệ giữa các sự vật nêu ở chủ ngữ với hành động, đặc điểm, trạng thái nêu ở vị ngữ là quan hệ gì?
µ Gv lấy Vd với những trường hợp trên.
*Tích hợp: DT, ĐT, TT 
(sống CĐ, LĐ, học tập à CN là động từ
` Chủ ngữ có thể trả lời những câu hỏi ntn?
` Phân tích cấu tạo của CN trong các câu đã dẫn ở phần I, II ?
III: Chủ ngữ 
1. Bài tập
a/ Quan hệ chủ ngữ – vị ngữ 
Nêu tên sự vật, hiện tượng có hành động, trạng thái, đặc điểm  được miêu tả ở vị ngữ 
b/ CN trả lời cho những câu hỏi 
Ai ? con gì ? cái gì?
c/ Phân tích cấu tạo của chủ ngữ 
_ CN có thể là đại từ (tôi)
_ CN danh từ hoặc cụm danh từ (cây tre, chợ Năm Căn, tre , nứa, mai )
_ Câu có thể có 1 CN: Tôi, chợ Năm Căn
_ Câu có thể có nhiều CN: Tre , nứa, mai 
Câu hỏi thảo luận: Vậy rút ra kết luận về thành phần chủ ngữ? 
µ Gv chốt lại bằng ghi nhớ – cho Hs đọc lại .chuyển sang luyện tập.
2. Bài học 
Ghi nhớ (SGK/93)
* HĐ3: HD HS luyện tập 
µ Gv cho cả lớp làm BT: chia cả lớp làm 3 tổ, mỗi tổ làm 1 câu, sau đó gọi đại diện tổ trả lời.
µ Gv sửa lỗi, nhận xét.
*Tích hợp: Dế Mèn phiêu lưu ký.
III. Luyện tập
Bài tập 1
- Câu 1: Tôi (CN là đại từ, VN là cụm ĐT.
- Câu 2: Đôi càng tôi (CN là cụm DT, VN là tính từ (mẫm bóng).
- Câu 3: Những cái vuốt ở kheo, ở chân (CN là cụm DT) cứ cứng dần và nhọn hoắt (VN là 2 cụm DT).
- Câu 4: Tôi (CN là đại từ) co cẳng ... phanh phách... (VN có 2 cụm ĐT)
Bài tập 2
a/ Trong giờ kiểm tra, em / đã cho bạn 
 CN VN
mượn bút 
b/ Bạn em / rất tốt 
 CN VN
c/ Bà đỡ Trần / là người huyện Đông Triều
 CN VN
 v HĐ4: Dặn dò
Học bài, thuộc ghi nhớ.
Hoàn thiện các bài tập và làm Bt 3
Soạn: HĐNV: Thi làm thơ năm chữ
Đọc kĩ bài phần Chuẩn bị ở nhà
Trả lời các câu hỏi trong SGK 104,105
Nhắc lại đặc điểm của thể thơ năm chữ
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
ššššš&›››››
Tiết 108
 Ngày soạn: 10/03/2010
 Ngày dạy: 15/03/2010
HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN:
THI LÀM THƠ NĂM CHỮ
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Ôn lại và nắm chắc các đặc điểm và yêu cầu của thể thơ năm chữ.
Kích thích tinh thần sáng tạo, tập làm thơ năm chữ, mạnh dạn trình bày những câu thơ làm được.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Đặc điểm của thể thơ năm chữ
Các khái niệm vần chân, vần lưng, vần liền, vần cách được củng cố lại
2. Kĩ năng	
Vận dụng những kiến thức về thể thơ năm chữ vào việc tập làm thơ năm chữ.
Tạo lập văn bản bằng thể thơ năm chữ.
III. CHUẨN BỊ
Giáo viên: Tập làm trước một bài mẫu.
Học sinh: Tập làm ở nhà.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG
* HĐ1: Khởi động
Kiểm tra sự chuẩn bị bài ở nhà của HS
* HĐ2: Ôn tập đặc điểm thể thơ năm chữ.
Hỏi: Đọc 3 đoạn sau và trả lời câu hỏi? Các em đã được học về thể thơ bốn chữ (bài 24) . Từ các đoạn thơ trên hãy rút ra đặc điểm của thơ năm chữ?
Hỏi: Em còn biết bài thơ, đoạn thơ năm chữ nào khác? Đọc (chép) rồi nhận xét về đặc điểm chung của chúng?
Hỏi: Hãy mô phỏng (bắt trước) tập làm một đoạn thơ năm chữ theo vần và nhịp đoạn thơ của Trần Hữu Thang?
Hỏi: Qua tìm hiểu em hãy nhắc lại đặc điểm của thơ năm chữ?
* HĐ3: HS thực hành thi làm thơ năm chữ
µ Gv cho Hs chuẩn bị, kể cả bài làm ở nhà – lấy tinh thần xung phong, đọc cho cả lớp nghe.
µ Gv cho Hs tự nhận xét, Gv cho điểm khuyến khích.
µ Gv cho chủ đề cụ thể, sau đó cho thi giữa các tổ, nhóm.
µ Khoảng 5 – 7 phút Gọi đại diện tổ đọc
µ Gọi Hs nhận xét, Gv nhận xét và cho điểm những bài thơ đúng và hay.
I: Chuẩn bị bài ở nhà
1: Đọc các đoạn thơ – Trả lời các câu hỏi 
a/ Đặc điểm:	
_ Mỗi câu có năm chữ (1 dòng)
_ Nhịp 3/2 hoặc 2/3
_ Số câu không định hạn . Có thể chia khổ hoặc không chia khổ 
_ Vần có thể thay đổi (liên tiếp hoặc không liên tiếp) 
Hs tự đọc bài thơ đã chuẩn bị 
b/ Bài thơ 
Những cái chân (Võ Đình Liên)
2: Dựa vào những hiểu biết về thơ năm chữ 
Mặt trăng càng lên rõ 
Hàng cây đứng đầu ngõ 
Lung linh chào chị gió 
Em chúm miệng nở hoa 
Trước sau nhà trăng tỏ 
II: Ghi nhớ 
 Học thuộc sgk 105
III: Thi làm thơ năm chữ (tại lớp)
* Chủ đề: Viết 1 bài (hoặc đoạn) thơ theo chủ đề tự chọn
 Hè về
Hè đến tiếng ve kêu
Râm ran trong khóm phượng
Bạn bè chia tay nhau
Mà trong lòng nhớ mãi
Tinh bạn tuổi học trò
Nhớ những ngày còn nhỏ
Tay trong tay vui bước
Tiếng nói hoà tiếng cười
Trong niềm vui tràn ngập
Bây giờ đã lớn khôn
Đó chỉ là kỉ niệm
Là hồi ức tuyệt vời
Trong lòng ta nhớ mãi.
(theo HỒNG NHUNG,THUỲ LINH)
v HĐ4: Dặn dò
Xem lại phần đặc điểm của thể thơ năm chữ
Làm một bài thơ thuộc thể thơ năm chữ (chủ đề tự chọn)
Soạn bài: Viết bài TLV tả người
Xem lại cách làm bài TLV tả người
Tham khảo các đề trong SGK
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Tiết 105-106
 Ngày soạn: 12/03/2010
 Ngày dạy: 17/03/2010
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN TẢ NGƯỜI
I. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
Hs biết tả về người thân yêu quý của mình
Biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lý.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG
1. Kiến thức
Hs biết tả về người thân yêu quý của mình
Biết thực hiện bài viết có bố cục và lời văn hợp lý.
2. Kĩ năng
Tạo lập văn bản 
Rèn luyện kỹ năng tả người .
III. CHUẨN BỊ
GV: Ra đề và đáp án .
HS: Ôn tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. 
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
1. Ổn định
2. Bài mới
v HĐ1: GV: Đọc và chép đề lên bảng.
Đề: Em hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với mình .
v HĐ2: Những điều cần lưu ý
-Đọc thật kỹ đề bài xác định trọng tâm. 
-Chữ viết phải đúng chính tả, dể đọc. Câu văn phải viết đúng ngữ pháp, có sức thuyết phục.
-Làm bài xong phải kiểm tra lại, cần thiết sửa, bổ sung.
v HĐ 3.Xem học sinh làm bài
v HĐ 4.Thu bài: rút kinh nghiệm giờ làm bài.
ĐÁP ÁN
I – Yêu cầu chung
	- Thể loại: Tả người
	- Nội dung: người thân yêu, gần gũi.
	- Đảm bảo bố cục ba phần: MB, TB , KL.
II – Yêu cầu cụ thể
	1/ Mở bài: 
	- Giới thiệu nhân vật mình định tả (sơ qua hình dáng, tình hình)
	- Nêu cảm nghĩ khái quát.
	2/ Thân bài : Miêu tả chi tiết.
	- Miêu tả ngoại hình ( da, mắt, dáng)
	- Miêu tả cử chỉ 
	- Miêu tả hành động (lao động quan tâm lo lắng )
	- Kể một vài kỷ niệm khó quên.
	- Lời nói (trích y nguyên một vài lời nói )
	- Xen kẻ cảm nghĩ và thái độ người viết .
	3/ Kết luận : 
	- Nhận xét chung và nêu cảm nghĩ về người miêu tả.
	- Nêu thái độ và hành động đối với người đang tả.
III – Biểu điểm .
	- Điểm 0: Không nộp bài, để giấy trắng, viết vài dòng.
	- Điểm 1 – 2: Bài viết sơ sài, chủa làm sát phương pháp làm bài, quá nhiều lỗi chính tả.
	- Điểm 3 – 4: bước đầu viết được một số ý, song chua bám sát phương pháp, bài làm còn nhiều lỗi chính tả.
	- Điểm 5 – 6: Đảm bảo bố cục 3 phần, đảm bảo được nội dung và phương pháp, bước đầu viết có cảm xúc.
	- Điểm 7 – 8: Bài viết có cảm xúc, đảm bảo khá về cả nội dung và phương pháp. Bố cục chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy.
	- Điểm 9 – 10: bài viết có sức lôi cuốn, có cảm xúc, bố cục chặt chẽ. Biết kết hợp nhuần nhuễn các yếu tố ngoại hình và hành động, giữa kể và tả.
v HĐ5: Dặn dò 
Soạn bài: Cây tre Việt Nam
Đọc kĩ văn bản
Tìm hiểu tác giả, tác phẩm
Bố cục
Trả lời các câu hỏi SGK
RÚT KINH NGHIỆM SAU TIẾT DẠY
Kiểm tra ngày tháng năm 2011
Tổ trưởng
Trương Thị Oanh

Tài liệu đính kèm:

  • docNV6TUAN 29 TRINH.doc