Tiết 45
Hướng dẫn đọc thêm:
Văn bản: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG.
(HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT)
I.Mục tiêu: Giúp HS:
1.Kiến thức:
-Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện.
-Đặc điểm thể loại của truyện ngụ ngôn trong văn bản "Chân,Tay, Tai, Mắt, Miệng"
-Nét đặc sắc của của truyện : cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết.
2.Kĩ năng:
-Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại.
-Phân tích, hiểu ngụ ý truyện.
-Kể lại được truyện.
3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức đoàn kết, giúp đỡ, nương tựa nhau trong một tập thể.
II.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: Soạn bài. Tích hợp phần tiếng Việt ở bài “Cụm danh từ” .
2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà .
III.Tiến trình bài dạy:
1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số
2.Kiểm tra bài cũ: Kể chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” ? Nêu ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện? 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là một số bộ phận khác nhau của cơ thể con người, mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng nhưng lại chung một mục đích nhằm đảm bảo sự sống .Không hiểu điều sơ đẳng nhất này, các nhân vật trên đã bất bình với lão Miệng ,đã đình công, và đã chịu hậu quả đáng buồn, may mà còn kịp thời cứu được. Đó chính là nội dung
*********************************************************** Tuần 12 Ngày soạn:...../........./.......... Ngày dạy :....../........./.......... Tiết 45 Hướng dẫn đọc thêm: Văn bản: CHÂN, TAY, TAI, MẮT, MIỆNG. (HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT) I.Mục tiêu: Giúp HS: 1.Kiến thức: -Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện. -Đặc điểm thể loại của truyện ngụ ngôn trong văn bản "Chân,Tay, Tai, Mắt, Miệng" -Nét đặc sắc của của truyện : cách kể ý vị với ngụ ý sâu sắc khi đúc kết bài học về sự đoàn kết. 2.Kĩ năng: -Đọc - hiểu văn bản truyện ngụ ngôn theo đặc trưng thể loại. -Phân tích, hiểu ngụ ý truyện. -Kể lại được truyện. 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức đoàn kết, giúp đỡ, nương tựa nhau trong một tập thể. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Soạn bài. Tích hợp phần tiếng Việt ở bài “Cụm danh từ” . 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà . III.Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: Kể chuyện “Ếch ngồi đáy giếng” ? Nêu ý nghĩa và bài học rút ra từ truyện? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng là một số bộ phận khác nhau của cơ thể con người, mỗi bộ phận đều có nhiệm vụ riêng nhưng lại chung một mục đích nhằm đảm bảo sự sống .Không hiểu điều sơ đẳng nhất này, các nhân vật trên đã bất bình với lão Miệng ,đã đình công, và đã chịu hậu quả đáng buồn, may mà còn kịp thời cứu được. Đó chính là nội dung truyện ngụ ngôn quen thuộc mà chúng ta học hôm nay Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức Hoạt động I: Giới thiệu chung Nhắc lại thế nào là truyện ngụ ngôn? GV giảng giải thêm: Truyện Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng . Nêu nội dung khái quát của truyện? Hoạt động II: Đọc - Hiểu văn bản - GV hướng dẫn HS đọc chú ý, giọng cô Mắt ấm ức, cậu Chân, cậu Tay bực bội, đồng tình, bác Tai ba phải, giọng hối hận của bốn người khi nhận ra sai lầm của mình . + Giải các từ khó trong quá trình phân tích. Truyện có bao nhiêu nhân vật? + Các đặt tên cho các nhân vật gợi cho em có suy nghĩ gì? Tại sao gọi là cô Mắt, cậu Chân, bác Tai? + Đang sống hoà thuận với lão Miệng, bỗng xảy ra chuyện gì? Ai là người phát hiện ra vấn đề, như vậy có hợp lý không? Vì sao? + Tại sao cả nhóm không để lão Miệng được thanh minh? + Nhận xét những lời buộc tội của lão Miệng? Vì sao? Sự nhất trí của cả nhóm nói lên được điều gì? + Hậu quả của việc làm trên như thế nào? Ai là người nhận ra được hậu quả đó? Lời nói của Bác Tai với cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay có ý nghĩa gì? Tại sao cả bọn lại đồng tình với ý kiến của bác Tai? + Khi lão Miệng có ăn trở lại thì cả bọn như thế nào? em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa các bộ phân trong cơ thể? + Qua hình ảnh của các bộ phận trong cơ thể với sự hoạt động và mối quan hệ giữa chúng, em có suy nghĩ gì về tác động qua lại giữa những người trong một tập thể một xã hội? => Em rút ra bài học gì cho bản thân đối với mối quan hệ gia đình, trường lớp, địa phương? Cho ví dụ cụ thể? Nghệ thuật của truyện là gì ? Em hãy nêu ý nghĩa của truyện ? HS đọc ghi nhớ SGK . I. Giới thiệu chung: 1.Truyện với các nhân vật là các bộ phận trong cơ thể con người để nói chuyện con người Năm nhân vật trong truyện là năm bộ phận trên cơ thể con người đã được nhân hoá độc đáo . 2. Nội dung khái quát: Các bộ phận trong cơ thể suy bì, tị nạnh, chia rẽ, mất đoàn kết dẫn đến hậu quả đáng tiếc II. Đọc - Hiểu văn bản: 1.Đọc – Chú thích: 2. Nội dung truyện : Cô Mắt, cậu Chân, cậu Tay bác Tai Lão Miệng Tất cả đều cho rằng họ làm việc cực nhọc mà không được hưởng thụ à Chỉ biết mình mà không biết đến công lao của người khác Quyết định từ nay không làm nữa -> Hậu quả : Mệt mỏi rã rời; mắt lờ đờ; chân tay không nhấc nổi - Bác Tai nhận ra sai lầm, cả bọn đã làm trở lại Chẳng làm gì cả chỉ chỉ ngồi ăn không, Không có ăn Có ăn Tất cả đều khoan khoái trở lại . 3. Bài học : -Đóng góp của mỗi cá nhân với cộng đồng khi họ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bản thân mình. -Hành động , ứng xử của mỗi người vừa tác động đến chính họ lại vừa tác động đến tập thể . 4. Nghệ thuật : Sử dụng nghệ ẩn dụ ( mượn các bộ phận của cơ thể người để nói chuyện con người ). 5. Ý nghĩa văn bản : (ghi nhớ SGK) 4. Củng cố :GV nhắc lại nội dung bài học . 5. Hướng dẫn tự học : -Đọc kĩ truyện, tập kể diễn cảm câu chuyện theo đúng trình tự các sự việc . - Nhắc lại định nghĩa truyện ngụ ngôn và kể tên những truyện ngụ ngôn đã học . HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT - HS về nhà ôn lại khái niệm và phần bài tập các bài tiếng Việt đã học: + Từ và cấu tạo từ của tiếng Việt + Từ mượn - Nắm được thế nào là từ mượn và cho ví dụ cụ thể, biết xác định từ mượn. + Nghĩa của từ là gì? Cho ví dụ? + Chữa lỗi dùng từ cụ thể. + Danh từ là gì? Có mấy loại? Cụm danh từ là gì? Cho ví dụ và biết xác định danh từ trong đoạn văn cụ thể - Xem lại tất cả bài tập trong SGK đã làm. - Đề kiểm tra gồm 2 phần: Trắc nghiệm và tự luận . - IV.Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................ ************************************************ Tiết: 46 Ngày soạn:...../........./.......... Ngày dạy :....../........./.......... KIỂM TRA TIẾNG VIỆT I.Mục tiêu: Giúp HS 1.Kiến thức: Ôn lại tất cả các kiến thức về tiếng Việt từ đầu năm học đến bài cụm danh từ. 2.Kĩ năng : Ôn luyện kỹ năng vận dụng thành thạo các kiến thức trên . 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt . II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Chuẩn bị đề và đáp án. 2. Học sinh: Giấy, bút, học và ôn tập kiến thức cũ để làm bài kiểm tra đạt kết quả cao. III.Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số 2.GVphát đề . 3.GV quán triệt HS làm bài nghiêm túc . 4 . Hết giờ GV thu bài . 5 .Củng cố: Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra 6. Dặn dò: Xem lại bài vừa ôn tập IV.Rút kinh nghiệm: ..................................................................................... ***************************************************** Trường THCS Lê Hồng Phong KIỂM TRA TIẾNG VIỆT Họ và tên:.............................. Thời gian: 54 phút Lớp:.................... Điểm Lời phê của thầy giáo A. Phần trắc nghiệm : Đọc kỹ các câu hỏi và trả lời bằng cách khoanh tròn vào ý đúng nhất ( 2điểm ) “Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn. Vua, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử và các quan đại thần kéo nhau xuống thuyền. Mã Lương đưa thêm vài nét bút, gió thổi nhè nhẹ, mặt biển nổi sóng lăn tăn, thuyền từ từ ra khơi” . - Ngữ văn 6 Tập 1- Câu 1 : Đoạn văn trên có mấy từ láy ? a. 1 từ b. 2 từ c. 3 từ d. 4 từ. Câu 2 : Đoạn văn trên có mấy danh từ chỉ đơn vị ? a. 1 danh từ b. 2 danh từ c. 3 danh từ d. 4 danh từ. Câu 3 : Câu “ Mã Lương vẽ ngay một chiếc thuyền buồm lớn” . Có mấy cụm danh từ ? a. 1 cụm b. 2 cụm c. 3 cụm d. 4 cụm . Câu 4 : Trong các từ sau, từ nào là thuần Việt ? a. Vua b. Hoàng hậu c. Công chúa d. Hoàng tử. Câu 5: Từ “đưa” trong đoạn văn trên được dùng theo nghĩa nào trong các nghĩa dưới đây? a. Trao trực tiếp cho người khác . b. Làm cho đến được với người khác để người khác nhận được . c. Cùng đi với ai một đoạn đường trước lúc chia tay . d. Chuyển động hoặc làm cho chuyển động qua lại một cách nhẹ nhàng . Câu 6 : Đơn vị cấu tạo nên từ của tiếng Việt là ? a. Tiếng b. Từ c. Ngữ d. Câu. Câu 7: Trong các câu sau, từ “ ăn” ở câu nào được dùng với nghĩa gốc ? a. Mặt hàng này đang ăn khách c. Cả nhà đang ăn cơm. b. Hai chiếc tàu đang ăn than d. Chị ấy rất ăn ảnh . Câu 8 : ...: nghe hoặc thấy người ta làm rồi làm theo, chứ không được ai trực tiếp dạy bảo. a. Học hỏi b. Học lỏm c. Học tập d. Học hành B.Phần tự luận : (8 điểm) Câu 1 (5 điểm) :Danh từ là gì? Có mấy loại danh từ ? cấu tạo đầy đủ của cụm Danh từ gồm có mấy phần? Cụ thể từng phần? Câu 2 (3 điểm) : Xác định cụm danh từ trong đoạn trích sau: “Vua sai ban cho làng ấy ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ” [..] (Em bé thông minh) - Học sinh làm phần tự luận vào tờ giấy riêng- ĐÁP ÁN: Trắc nghiệm: (5 điểm) CÂU 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 ĐÁP ÁN c c a b a d a c d b B.Tự luận: (5 điểm) Câu 1: (3 điểm) Danh từ là những từ chỉ người, vật , hiện tượng, khái niệm. Danh từ được chia làm 2 loại lớn là: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật Cụm danh từ là loại tổ hợp từ do danh từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Câu 2: (2 điểm) Cụm danh từ trong đoạn trích là: Làng ấy, ba thúng gạo nếp, ba con trâu đực, ba con trâu ấy, chín con. 4.Củng cố: Thu bài, nhận xét giờ kiểm tra 5. Dặn dò: Xem lại bài vừa ôn tập Chuẩn bị “Số từ và lượng từ” IV.Rút kinh nghiệm: ***************************************************** Ngày soạn:...../........./.......... Ngày dạy :....../........./.......... Tiết:47 TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2 I.Mục tiêu: Giúp HS 1.Kiến thức: HS nhận rõ ưu khuyết điểm của bài làm để phát huy, rút kinh nghiệm cho bài sau đạt kết quả . 2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng thành thạo hơn khi làm bài văn tự sự . 3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Chấm và trả bài, vào điểm cụ thể, chính xác. 2. Học sinh: Chuẩn bị đọc lại bài để rút ra bài học cho bản thân. III.Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ: Nhắc lại bố cục của bài văn tự sự .. 3.Bài mới: * Giới thiệu bài : Tiết học trước các em đã viết bài văn tự sự số 2, để giúp các em phát huy ưu điểm, rút kinh nghiệm những lỗi mắc phải cho bài sau đạt kết quả tốt, chúng ta sẽ có tiết trả bài. Hoạt động của GV- HS Nội dung kiến thức I.Hoạt động I: Phân tích và tìm hiểu đề Bài Tập làm văn số 2 - GV ghi đề bài lên bảng - HS nêu yêu cầu chung của đề bài? - GV cho HS thảo luận nhóm 3 phút lập dàn ý cho đề bài trên -> GV nhận xét, chỉnh sửa và ghi lên bảng . II.Hoạt động II: Nhận xét chung, đánh giá bài viết, sửa lỗi cụ thể cho Học sinh + GV nhận xét ưu- khuyết điểm trong bài viết của HS + GV thống kê những lỗi của HS ở những dạng khác nhau. Hướng dẫn phân tích nguyên nhân mắc lỗi -> cho HS sửa chữa dựa vào những nguyên nhân của từng loại lỗi. HS chữa lỗi riêng. - GV chỉ ra những lỗi về hình thức diễn đạt: Cách dùng từ, chính tả, viết câu - GV đọc trước lớp bài khá nhất và bài yếu của bạn để các em khác rút kinh nghiệm cho bản thân . GV Trả bài - Ghi điểm. I.Phân tích và tìm hiểu đề: Đề bài: Hãy kể lại một việc tốt mà em đã làm. àYêu cầu chung: - Văn kể ... ộng vừa dữ dội, con người lao động quả cảm, biết vượt qua khó khăn). HS đọc ghi nhớ. Hoạt động IV: Luyện tập Hãy nêu những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả ở bài “Sông nước Cà Mau” và “Vượt thác” ? GV hướng dẫn HS lập bảng so sánh về nội dung và nghệ thuật của mỗi tác phẩm.( bảng phụ ) I.Giới thiệu chung: 1.Tác giả :Võ Quảng (1920-2007 ) quê ở Quảng Nam, nhà văn chuyên viết truyện cho thiếu nhi. 2.Tác phẩm: -"Vượt thác" trích từ chương XI của truyện "Quê nội" II. Đọc – Hiểu văn bản: 1.Đọc 2.Giải thích từ khó. 3.Bố cục: (3 phần ) 4.Tìm hiểu chi tiết văn bản : a. Sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên qua từng vùng. -Cảnh dòng sông và hai bên bờ thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền , vừa thơ mộng vừa dữ dội. b. Cảnh Dương Hương Thư chỉ huy con thuyền vượt thác : * Cảnh con thuyền vượt thác : Ba người liên tục phóng sào xuống lòng sông , dùng hết sức chống lại dòng thác, thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống. Thuyền vượt qua khỏi thác Cổ Cò. * Dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác : -Ngoại hình : khỏe, đẹp, rắn chắc thể hiện sức mạnh, sự cố gắng hết sức, tập trung tất cả tinh thần và nghị lực để chiến đấu với dòng thác. -Động tác :nhanh nhẹn , quyết liệt => Con người lao động quả cảm, người chỉ huy vượt thac dày dạn kinh nghiệm đồng thời là người khiêm nhường, nhu mì trong cuộc sống gia đình.. c. Nghệ thuật : -Phối hợp miêu tả cảnh thiên nhiên và miêu tả ngoại hình, hành động của con người. -Sử dụng phép nhân hóa, so sánh phong phú và có hiệu quả. -Lựa chọn các chi tiết miêu tả đặc sắc , có chọn lọc. -Sử dụng ngôn ngữ giàu hình ảnh, biểu cảm và gợị lên nhiều liên tưởng . d. Ý nghĩa văn bản: "Vượt thác " là một bài ca về thiên nhiên, đất nước quê hương, về lao động; từ dó đã kín đáo nói lên tình yêu đất nước, dân tộc của nhà văn. III.Tổng kết : Ghi nhớ SGK /41 IV. Luyện tập * Những nét đặc sắc về phong cảnh: - Thiên nhiên sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ đầy sức hoang dã, chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp tập, trù phú, độc đáo vùng cực nam Tổ quốc + Phong cảnh thiên nhiên thay đổivà cảnh vượt thác dữ dội của con thuyền trên sông Thu Bồn tỉnh Quảng Nam. * Nghệ thuật miêu tả: - Tả cảnh sông nước từ ấn tượng chung, từ cái nhìn khái quát đến cụ thể . - Nghệ thuật tả cảnh, tả người, từ điểm nhìn trên con thuyền theo hành trình vượt thác. 4.Củng cố: Nhắc lại nghệ thuật, nội dung bài học 5.Hướng dẫn tự học : -Đọc kĩ văn bản, nhớ những chi tiết miêu tả tiêu biểu. -Hiểu ý nghĩa của các phép tu từ được sử dụng trong bài khi miêu tả cảnh thiên nhiên. -Chỉ ra những nét đặc sắc của phong cảnh thiên nhiên được miêu tả trong "Sông nước Cà Mau " và "Vượt thác ". -Học thuộc bài . Soạn bài :So sánh ( tiếp theo ) IV.Rút kinh nghiệm: ................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................. ******************************************* Tiết 86 : Ngày soạn :14/01/2011 Ngày dạy :17/01/2011 Tiếng Việt: SO SÁNH (tiếp theo) I.Mục tiêu:Giúp HS 1.Kiến thức: Nắm 2 kiểu so sánh cơ bản là so sánh ngang bằng và so sánh không ngang bằng, hiểu tác dụng của so sánh . 2.Kĩ năng: -Phát hiện sự giống nhau giữa các sự vật để tạo ra được những so sánh đúng, hay. -Đặt câu có sử dụng phép tu từ so sánh theo hai kiểu cơ bản. 3.Thái độ:thích thú khi học phép so sánh . II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan Tích hợp phần Văn ở bài “Sông nước Cà Mau” .Bảng nhóm. 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. III.Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: So sánh là gì? Nêu cấu tạo của phép so sánh? cho VD cụ thể? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức Hoạt động I: Các kiểu so sánh HS đọc khổ thơ. . Tìm phép so sánh trong khổ thơ ? Từ ngữ chỉ ý so sánh trong các phép so sánh trên có gì khác nhau? GV giảng giải và chốt: Từ: "chẳng bằng" à vế A không ngang bằng với vế B. "là ": vế A bằng vế B. Dựa vào nhận xét trên em thấy có mấy kiểu so sánh? Hãy cho biết mô hình phép so sánh ở 2 VD trên ? Hãy tìm thêm những từ ngữ khác chỉ phép so sánh ngang bằng và không ngang bằng? Tóm lại , có mấy phép so sánh ? Em hãy đặt câu có sử dụng phép so sánh để miêu tả sự vật. Ví dụ : -Vào mùa đông , lá bàng đỏ như màu đồng hun. -Những chiếc lá bàng to như bàn tay người lớn. -Giờ ra chơi, chúng em ùa ra như đàn ong vỡ tổ. Bạn ấy nhảy qua rào nhanh như sóc. .Hoạt động II : Tác dụng của so sánh HS đọc đoạn văn SGK. Tìm các câu văn có sử dụng phép so sánh? => Tác dụng của so sánh trong đoạn văn ấy là gì? Đối với việc miêu tả sự vật ( những chiếc lá ) ? Đối với việc thể hiện tư tưởng của người viết ? Tác dụng chung của phép so sánh là gì ? (đọc ghi nhớ SGK/42) Hoạt động III: Luyện tập Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập 1. GV hướng dẫn HS lần lượt làm các câu a,b,c. Bài tập 2 : HS thảo luận nhóm làm bài tập (3 phút ) HS trình bày GV treo bảng phụ ghi đáp án đúng. I. Các kiểu so sánh 1. Phép so sánh : (1 )Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Sosánh không ngang bằng (2 )Mẹ là ngọn gió của con suốt đời Sosánh ngang bằng 2.Từ ngữ so sánh :(1) chẳng bằng. (2 ) là *Mô hình: -So sánh hơn kém (không ngang bằng) :A chẳng bằng B - So sánh ngang bằng: A là B 3.Từ chỉ ý so sánh : - kiểu so sánh không ngang bằng: Chẳng bằng, không bằng, không như, hơn, còn hơn, kém, kém hơn, thua - kiểu so sánh ngang bằng: Là, tựa, như, giống như , bao nhiêu ...bấy nhiêu. * Ghi nhớ (SGK) II. Tác dụng của so sánh 1.Những câu có phép so sánh trong đoạn văn : Có chiếc lá tựa mũi tên nhọn , tự cành cây rơi ...như cho xong chuyện.. Có chiếc lá như con chim lảo đảo Có chiếc lá nhẹ nhàng đùa bỡn... như thầm bảo rằng Có chiếc lá như sợ hãi , rồi như gần tới mặt đất , còn cất mình muốn bay trở lại cành. 2.Tác dụng : - người đọc hình dung được những cách rụng của những chiếc lá. -Thể hiện quan niệm của tác giả về sự sống và cái chết. * Ghi nhớ (SGK) III. Luyện tập: Bài 1/43 Chỉ ra các phép so sánh và xác định kiểu so sánh a. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè à So sánh ngang bằng Tâm hồn nhạy cảm, phong phú, đa dạng trước vẻ đẹp của thiên nhiên, bồi hồi với những hoài niệm thời trai trẻ hồn nhiên. b. con đi ... chưa bằng ...lòng bầm. con đi... chưa bằng ..... sáu mươi. à So sánh không ngang bằng c. anh ... như ...mộngà So sánh ngang bằng bóng Bác.... ấm hơn ... hồng. à So sánh không ngang bằng Bài 2 /43 : Nêu các câu văn có sử dụng so sánh trong bài “Vượt thác “ Những động tác nhanh như cắt Dượng Hương Thư như một pho tượng , như một hiệp sĩ ... hùng vĩ. Những cây to như những cụ già * Hình ảnh em thích: Dượng Hương Thư chống sào vượt thácà Trí tưởng tượng phong phú của tác giả , vẻ đẹp khoẻ khoắn , hào hùng , sức mạnh và khát vọng chinh phục thiên nhiên của người lao động . 4.Củng cố: Nhắc lại ghi nhớ SGK . 5.Hướng dẫn tự học : - Viết một đoạn văn miêu tả có sử dụng phép so sánh. - Học bài và chuẩn bị chương trình địa phương . IV.Rút kinh nghiệm: .................................................................................................................................................................................................................................. ************************************************ Tiết 87 : Ngày soạn :19/01/2011 Ngày dạy :20/01/2011 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG PHẦN TIẾNG VIỆT TỪ ĐỊA PHƯƠNG I.Mục tiêu: Giúp HS 1.Kiến thức: HS nắm được đặc điểm của từ địa phương; bước đầu hiểu được ý nghĩa , tác dụng và cách sử dụng từ địa phương- một bộ phận quan trọng làm nên sự phong phú giàu đẹp của tiếng Việt. 2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng chính tả 3.Thái độ: Biết yêu quý tiếng nói cha ông nơi mình sinh ra. II.Chuẩn bị: 1.Giáo viên: Soạn và lấy nhiều ví dụ, tìm tài liệu liên quan. 2. Học sinh: Soạn và chuẩn bị bài ở nhà. III.Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: Có mấy kiểu so sánh ? Cho ví dụ và phân tích tác dụng của phép so sánh đó ? 3. Bài mới: * Giới thiệu bài: Ở tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Krông pa nói riêng chủ yếu là các cư dân miền trung ( Bình Định, Quảng Bình, Quảng Trị,Thừa Thiên - Huế Quảng Nam ,Quảng Ngãi, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh....) và một số đồng bào các dân tộc trong Nam Bộ, miền núi phía Bắc . Vì vậy "từ địa phương" ở tỉnh Gia Lai nói chung và huyện Krông pa nói riêng cần được hiểu là từ địa phương của các vùng miền trên . Cho nên HS cũng mắc khá nhiều lỗi , bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số từ của các vùng miền trên. Hoạt động của GV - HS Nội dung kiến thức *Hoạt động I: HS đọc văn bản. *Hoạt động II : Tìm hiểu văn bản *Hoạt động III : Luyện tập Gv ra bài tập dưới nhiều hình thức khác nhau, HS luyện tập theo yêu cầu I.Văn bản : II.Đọc -hiểu văn bản : 1) Khó hiểu hơn vì nó là từ địa phương ( không có tính chất phổ biến ) a - Bầm : mẹ :( tiếng địa phương được dùng ở một số tỉnh thuộc Bắc Bộ, chủ yếu ở vùng Phú Thọ ) b - Đặng : được ( trong một số văn cảnh, "đặng" có nghĩa là "để"). c - Ni : này ; tê: kia. d - Chi rứa : sao thế. e - Đọi : bát, chén. * Ghi nhớ : từ địa phương là lớp từ chỉ dùng trong một địa phương, một vùng miền nhất định. III.Luyện tập: 1. Tìm các từ tương đương với các từ sau : - Ba: bố, tía, bọ. - Má : mẹ, mạ, u, bầm. - Bắp : ngô, bẹ - Heo : lợn. - Mì : sắn - Qủa : trái - Bát : chén, đọi - Nhìn :ngó. - Xe khách : xe đò . - Rơi: rớt. 2. Chọn từ trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống cho thích hợp: - Gan chi gan rứa mẹ nờ Mẹ rằng cứu nước mình chờ chi ai. - Chừ đây Huế , Huế ơi, xiềng gông xưa đã gãy Hãy bay lên sông núi của ta rồi. - Râu tôm nấu với ruột bù Chồng chan vợ húp gật gù khen ngon - Đá cheo leo, trâu trèo, trâu trượt Đi mòn đàng đứt cỏ đợi người thương. 4.Củng cố: Xem lại nội dung đã học 5.Dặn dò: Học bài và chuẩn bị tiết “PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH “ IV.Rút kinh nghiệm: ................................................................................................. ********************************************** Ngày soạn :19/01/2011 Ngày dạy :20/01/2011 Tiết: 88 Tập làm văn: PHƯƠNG PHÁP TẢ CẢNH I.Mục tiêu:Giúp HS
Tài liệu đính kèm: