Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Hương

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Hương

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT :

1.Kiến thức: Ôn lại tất cả các kiến thức về tiếng Việt từ đầu năm học đến bài cụm danh từ

2.Kĩ năng : Ôn luyện kỹ năng vận dụng thành thạo các kiến thức trên

3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt

B. CHUẨN BỊ:

 Gv: Thảo luận thống nhất đề.

 Hs: ôn tập ,giấy bút.

C. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC :

1. ổn định:

2. Kiểm tra: Việc chuẩn bị của Hs

3. Bài mới:

 

doc 10 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tuần 11 - Năm học 2011-2012 - Nguyễn Thị Thu Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn:27 - 10 - 2011.
 Ngày dạy: 04- 11 - 2011
Tiết 41 HDĐT: Văn bản: 
chân, tay, tai, mắt, miệng
(Truyện ngụ ngôn).
A. Mục tiêu bài học: 
1.Kiến thức: Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện, biết ứng dụng truyện vào thực tế cuộc sống, 
2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng cảm thụ, phân tích truyện ngụ ngôn 
3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức đoàn kết, giúp đỡ, nương tựa nhau trong một tập thể
B Chuẩn bị : 
- Gv: Soạn bài 
- Hs: Đọc văn bản ,trả lời câu hỏi.
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:đọc sáng tao,phân tích ,vấn đáp,động não,
D.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại ngắn gọn các truyện ngụ ngôn đã học, nêu những bài học cuộc đời rút ra từ ba truyện đã học.
- Trong ba truyện, em thích nhất truyện nào ? Vì sao ?
3. Bài mới:
hoạt động của thày và trò
* Hoạt động 1: Đọc hiểu văn bản
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, đọc sáng tạo....
GV đọc - hướng dẫn cách đọc.
Chú ý: giọng các nhân vật.
- Cô Mắt: ấm ức
- Câu Chân, Tay: bực bội, đồng tình
- Bác Tai: ba phải.
* Giọng hối hận của cả bốn người khi nhận ra sai lầm của mình.
- HS đọc phân vai theo nhóm(Sửa cách phát âm lệch chuẩn)
- HS nhận xét - GV sửa cho HS.
GV kết hợp đọc - giải nghĩa từ khó;
?Nêu giới hạn, nội dung từng đoạn truyện ?
HS nêu giới hạn - nội dung từng phần.
GV nhận xét khái quát.
?Truyện có bao nhiều nhân vật ?
(5 nhân vật )
?Nhân vật nào là chính ? Vì sao ?
Truyện xoay quanh 5 nhân vật. Không có ai là nhân vật chính, các nhân vật quan hệ khăng khít với nhau.
? Cách đặt tên cho các nhân vật gợi cho em suy nghĩ gì?
- Đặt tên giản dị, nhưng có dụng ý lấy ngay tên các bộ phận của cơ thể để đặt tên cho từng nhân vật.
?Như vậy, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
nhân hoá, ẩn dụ thường gặp trong truyện ngụ ngôn.
?Em có nhận xét gì về cách xưng hô đối với từng nhân vật ? - ở đây có dụng ý gì ?
- Truyện muốn nhấn mạnh điều gì?Liên hệ thực tế em thấy có đúng ko?
nội dung cần đạt
I. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc:phân vai.
2. Chú thích
3.Phân tích:
a,Nghệ thuật:
-Kết cấu vòng tròn.
-Biện pháp nhân hoá và ẩn dụ..
b,Nội dung:Truyện phê phán thói ích kỉ hẹp hòi và khuyên chúng ta phải biết đoàn kết trng mọi việc.
II. Luyện tập: 
- HS làm.
4.Củng cố: 
? Truyện ngụ ngôn giống và khác truyền thuyết, cổ tích như thế nào ? 
5. Hướng dẫn:
- Nắm được nội dung, ý nghĩa của truyện ngụ ngôn.
- Ôn phần tiếng việt để kiểm tra.
.................................................................................................................
Tiết 46: Ngày soạn: 03 - 11 - 2010 
 Ngày dạy: 08 - 11 - 2010. 
Kiểm tra Tiếng Việt
A. Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức: Ôn lại tất cả các kiến thức về tiếng Việt từ đầu năm học đến bài cụm danh từ
2.Kĩ năng : Ôn luyện kỹ năng vận dụng thành thạo các kiến thức trên 
3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 
B. Chuẩn bị: 
 Gv: Thảo luận thống nhất đề.
 Hs: ôn tập ,giấy bút.
C. Tiến trình Dạy – Học :
1. ổn định: 
2. Kiểm tra: Việc chuẩn bị của Hs
3. Bài mới: 
I. Ma trận đề:
Nội dung kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Phân tích
Đánh giá
Sáng tạo
Kiến thức về D
0,5( C1)
0,5( C2)
0,75( C1)
 0,75( C2)
0,25
0,25
Kiến thức về cụm D
0,5( C3a)
0,5 ( C3b)
0,5 (C3b)
0,5( C3a)
1, 5(C3a)
2, 5(C3b)
0,25
0,25
0,5
Tổngđiểm
2
2,5
4
0,5
0,5
0,5
II . Đề bài : GV Phát đề cho Hs 
Câu 1:( 1,5 điểm)
 Hãy lập sơ đồ các loại danh từ.
Câu 2: ( 1,5 điểm).
 Gạch chân danh từ có trong đoạn sau:
 Màu xanh bắt đầu cỏ
 Màu xanh bắt đầu cây
 Cây cao bằng gang tay
 Lá cỏ bằng sợi tóc
 Cái hoa bằng cái cúc
 Màu đỏ làm ra hoa
 Chim bấy giờ sinh ra 
 Cho trẻ nghe tiếng hót
Câu 3: ( 7 điểm).
 Cho các danh từ sau: - đám mây, tia nắng, cây phượng, bông hoa. 
 Em hãy: - Tạo ra các cụm danh từ và đặt câu với các cụm danh từ đó.
 - Điền các cụm danh từ đó vào sơ đồ cấu tạo cụm danh từ.
III. Đáp án - biểu điểm.
Câu 1: ( 1,5 đ)
- Điền đúng 6 loại D vào sơ đồ, mỗi từ đúng được 0,25 đ.
 Sơ đồ phõn loại danh từ 
Danh từ
Danh từ chỉ sự vật
Danh từ chỉ đơn vị
DT riờng
DT tự nhiờn
DT Quy ước
DT chung
Đơn vị ước chừng
Đơn vị chớnh xỏc
Câu 2 ( 1,5 đ)
- Gạch chân đúng mỗi D được 0,1 đ.
 Màu xanh bắt đầu cỏ
 Màu xanh bắt đầu cây
 Cây cao bằng gang tay
 Lá cỏ bằng sợi tóc
 Cái hoa bằng cái cúc
 Màu đỏ làm ra hoa
 Chim bấy giờ sinh ra 
 Cho trẻ nghe tiếng hót
Câu 3 ( 7 đ)
- Tạo ra đúng các cụm D được 1 đ, mỗi cụm đúng được 0,25 đ
+ VD: những đám mây, những tia nắng sớm, mấy cây phượng kia, một bông hoa tím biếc.....
- Đặt được câu với các cụm từ được 2 đ, mỗi câu đúng được 0,5 đ.
+ VD: - Những đám mây đang trôi trên bầu trời.
 - Những tia nắng sớm rọi qua kẽ lá.
 - Mấy cây phượng kia đang nở hoa.
 - Một bông hoa tím biếc mọc giữa dòng sông.
- Điền đúng các cụm từ vào sơ đồ được 4 điểm, mỗi cụm đúng được 1 đ.
Phần trước
Phần trung tâm
Phần sau
t2
t1
T1
T2
s1
s2
những
đám
mây
những
tia
nắng
sớm
mấy
cây
phượng
kia
một 
bông
hoa
tím biếc
4 . Củng cố 
- Gv thu bài ,nhận xét giờ kiểm tra.
5. Hướng dẫn
- Ôn tập lại kiến thức tiếng Việt .
- Chuẩn bị : Số từ và lượng từ 
- Xem lại đề bài viết TLV số 2
............................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................
Tiết 43: Ngày soạn: 02 - 11 - 2011.
 Ngày dạy: 09 - 11 - 2011.
trả bài tập làm văn số 2
A. Mục tiêu cần đạt :
1.Kiến thức: HS nhận ra ưu khuyết điểm của bài làm để phát huy, rút kinh nghiệm cho bài sau đạt kết quả 
2.Kĩ năng: Rèn kỹ năng thành thạo hơn khi làm bài văn tự sự .
 -Rèn kĩ năng phát hiện và xử lí thành thạo các lỗi cơ bản trong bài làm.
3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân.
 -Tích cực xây dựng ý kiến đóng góp tích cực cho sự tiến bộ chung.
B.Chuẩn bị :
Gv: Giáo án, liệt kê 1 số lỗi của học sinh thông qua bảng phụ.
Hs : Xem lại yêu cầu của đề .
C.Tiến trình Dạy –Học .
1.Tổ chức
2.kiểm tra:kết hợp ở bài mới.
3.Bài mới: 
I .Đề bài 
 Kể về một lần em mắc lỗi ( nói dối ,bỏ học ,không chuẩn bị bài ....)
II. Phân tích đề :
? Đề bài thuộc thể loại văn gì ? -Thể loại tự sự 
? Đề bài yêu cầu kể việc gì ? - Kể về một lần mắc lỗi 
III.Dàn ý : 
 -G/v gọi 3 học sinh lên trình bày theo thứ tự từng phần.
Sau đó cho học sinh khác nhận xét và đưa ra cách làm đúng qua bảng phụ.
IV.Nhận xét :
1.Ưu điểm:
- Nhìn chung các em đã hiểu đề, nắm vững được yêu cầu của đề.
- Các em đã chọn được nhân vật và sự việc, ngôi kể và lựa chọn thứ tự kể.
- Các bài làm đã có bố cục rõ ràng.
- Bài viết có nội dung hợp lý. Sự việc trong các câu chuyện kể có ý nghĩa, đưa ra được bài học bổ ích (Em Nguyễn Loan,Hiên,Lên,Gấm.)
- Lời văn trong sáng, giản dị, hợp lý. Biết kết hợp giữa kể chuyện và miêu tả hợp lý, cần thiết.(Lan Anh,Hiếu,Doanh,Nguyên)..
- Trình bày sạch đẹp(Em Huyền,Hoà,Lan).
2.Nhược điểm:
- Một số bài có nội dung còn sơ sài, chưa tiêu biểu, chưa làm nổi bật yêu cầu của đề.
- Một số bài có bố cục chưa rõ; còn lúng túng trong hình thức trình bày các đoạn văn.(Tuấn,Thường,Hùng.)
- Một số bài còn mắc nhiều lỗi chính tả, chữ xấu: Hương,Xuyên,Thường,Thìn.
- Một số bài chưa biết kết hợp giữa kể chuyện và miêu tả.(Đào Hà,Hậu,Thanh,Khoẻ).
- Một số bài chưa kể được câu chuyện kể có ý nghĩa, chưa đưa ra được bài học bổ ích
(EmVinh,Thuyên).
V.Lỗi và cách sửa
- G/v treo bảng phụ các lỗi thường gặp của học sinh.
- Học sinh phát hiện lỗi và tự sửa lỗi theo gợi ý phân loại như:lỗi chính tả,lỗi dùng từ,lỗi 
về dấu câu,lỗi diễn đạt.
4.Củng cố :
 - Gv nhận xét giờ trả bài,yêu cầu hs làm vào vở lại bài làm trên cơ sở sửa sai của chính mình.
 -Gọi 3 học sinh có điểm khác nhau phân loại Giỏi-khá -trung bình đọc bài của mình.Cho học sinh nghe và nhận xét:ưu điểm,hạnh chế(nếu có).
5. Hướng dẫn: 
 - Chuẩn bị bài : Luyện tập xây dựng bài văn tự sự .
* Thống kê điểm:
Lớp
Sĩ số
< 5
5 - 7
8 
6B
34
6
25
3
......................................................................................................................................................
Tiết 44: Ngày soạn: 02 - 11 - 2011.
 Ngày dạy: 09- 11 - 2011
luyện tập xây dựng bài tự sự
 kể chuyện đời thường
A. Mục tiêu bài học:
1.Kiến thức: 
 -Nhân vật và sự việc trong kể chuyện đời thường.
 -Chủ đề,dàn bài,ngôi kể,lời kể trong kể chuyện đời thường.
2.Kĩ năng:
 -Làm bài văn kể một câu chuyện đời thường.
 -Rèn kĩ năng quan sát và vận dụng thực tế phù hợp.
3.Thái độ: Giáo dục HS ý thức tự học hỏi, rút kinh nghiệm cho bản thân.
B.Chuẩn bị :
Gv: Giáo án,tài liệu sưu tầm. 
Hs: đọc ví dụ 
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:vấn đáp,sáng tạo,thực hành,
thuyết trình
D.Tiến trình lên lớp:
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Muốn làm bài văn tự sự cần lưu ý những điểm nào ?
3. Bài mới:
hoạt động cuả thày và trò
 GV giúp HS làm quen đề tập làm văn tự sự (119)
HS đọc 7 đề văn.
?Theo em phạm vi đề văn trên là gì ?
HS trả lời
- GV uốn nắn.
? Kể sự việc diễn ra ở những nơi nào ?
? Kể chuyện đời thường là kể như thế nào ?
(Phạm vi yêu cầu đề tập làm văn kể chuyện đời thường)(vấn đáp)
HS đọc ghi nhớ
? Em hãy tìm thêm một, hai đề văn tự sự cùng loại như đề trên ?
- HS làm ra giấy
- HS trình bày - GV nhận xét.
 GV hướng dẫn HS theo dõi quá trình thực hiện đề sau:
(Bài tập - 119)
? Em hãy tìm hiểu đề sau:
? Đề yêu cầu kể về ai ? Đó là người có quan hệ với em như thế nào ?
Kể về ông(bà) của em.
- Người thật, việc thật.
? yêu cầu kể về ông của em, em nên kể những sự việc nào ?
? Ngoài ra cần bộc lộ tình cảm như thế nào đối với ông (bà) ?
? Theo em đề văn tự sự này kể người hay kể việc ?
Kể người là trọng tâm.
? Vậy đề yêu cầu làm việc gì ?
GV cho HS đọc dàn bài (SGK ? Nhận xét nhiệm vụ của phần mở bài là gì ?
- Thân bài ?
- Kết bài ?
(thuyết trình)
- ý thích: đọc sách báo, trồng cây cảnh chăm sóc súc vật.
- Tính nết, tình cảm: yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ các chau, hay kể chuyện cho các cháu nghe, hiền hậu không bao giờ to tiếng, nặng lời với ai có lỗi, chỉ nhẹ nhàng khuyên giải, dạy dỗ, luôn chăm lo sự bình yên cho gia đình
HS đọc bài tham khảo.
?Nêu nhận xét chung của em về bài văn tự sự: kể chuyện đời thường ?
? So với kể chuyện truyền thuyết, cổ tích, kể chuyện đời thường có gì khác ?
- HS à GV khái quát.
Truyền thuyết, cổ tích: phải xây dựng truyện có tình tiết diễn biến bất ngờ, có yếu tố kì ảo, hoang đường
? Trên cơ sở bài tham khảo em nêu yêu cầu chung của dàn bài, bài văn tự sự kể chuyện đời thường ?
nội dung cần đạt
I. Kể chuyện đời thường là gì ?
1.Tìm hiểu các đề văn
- Cho các đề văn:
 Đề a, b, c, d, e, f, g
2. Nhận xét:
- Đề thuộc phạm vi đời sống hằng ngày, chuyện xung quanh mình, trong nhà mình, trong trường, trong cuộc sống thực tế à kể chuyện đời thường.
3.Ghi nhớ: Kể chuyện đời thường là kể những câu chuyện hằng ngày từng trải qua, từng gặp với những người quen hay lạ nhưng để ấn tượng, cảm xúc nhất định nào đó.Nhân vật và sự việc cần phải chân thật, không bịa đặt hoặc thêm bớt tuỳ ý.
II. Phương hướng làm bài tự sự: kể chuyện đời thường
1. Bài tập:
Đề: "Kể chuyện về ông hay bà của em"
a. Tìm hiểu đề:
Thể loại: Kể chuyện đời thường, người thật, việc thật.
Nội dung: Kể hình dáng, tính tình, phẩm chất của ông (bà)
- Biểu lộ tình cảm yêu mến, kính trọng của em.
b. Phương hướng làm bài.
* Mở bài:
- Giới thiệu chung về ông
* Thân bài
- Kể một số việc làm tiêu biểu, chi tiết cụ thể à tính nết, tình cảm của ông đối với mọi người trong nhà.
Kết bài:
Tình cảm chân thành, mong muốn ...
+ Yêu cầu
* Chuyện xảy ra thường ngày.
- Kể người thực, việc thực không được bịa đặt.
- Bài làm bám sát yêu cầu.
- Các sự việc nêu ra xoay quanh chủ đề.
- Các chi tiết phải được lựa chọn, có ý nghĩa để nêu bật tính cách, tâm hồn, tình cảm con người.
* Cách mở bài: Giới thiệu cụ thể ngắn gọn
* Thân bài: Lựa chọn kể lại một số việc làm tiêu biểu, chi tiết, cụ thể để làm nổi bật chủ đề.
* Kết bài: Hợp lí, thể hiện suy nghĩ chân thành phù hợp với đề
III. Luyện tập:(thực hành).
- Lập dàn bài cho bài " Bàn tay yêu thương"
4.Củng cố:
? Nêu các bước làm bài tự sự?
5. Hướng dẫn về nhà:
- Bổ sung, hoàn thành dàn bài chi tiết.
- Viết thành bài văn hoàn chỉnh.
- Chuẩn bị viết bài TLV số 3.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 12.doc