I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: Giúp học sinh:
+ Đặc điểm của cụm danh từ
+ Cấu trúc của phần trung tâm, phần trước, phần sau.
2. Kỹ năng:
- Nhận ra cụm danh từ, đặt cụm danh từ.
II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:
1. Thầy:
+ Soạn giảng, tham khảo tài liệu bảng phụ
2. Trò:
+ Xem kỹ bài ở nhà
III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra: 5’
+ Hỏi:
Danh từ là gì? Vẽ sơ đồ phân loại danh từ
+ Dự kiến trả lời
danh từ là những từ chỉ người, vật, việc, hiện tượng, khái niệm.
Vẽ sơ đồ phân loại danh từ (ở tiết 40)
3. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: 1’
Khi danh từ hoạt động trong câu để đảm nhiệm một chức vụ ngữ pháp nào đó thường trước hoặc sau danh từ còn có thêm một số từ ngữ phụ. Những từ ngữ phụ này cùng với danh từ lập thành một cụm danh từ. Hôm nay chúng ta tìm hiểu rõ thế nào là cụm danh từ, cấu trúc danh từ.
Tuần 11-Tiết 41 DANH TỪ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp học sinh ôn lại: + Đặc điểm của nhóm DT riêng, DT chung. 2. Kỹ năng: + Cách viết danh từ riêng. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Thầy: + Soạn giảng, tham khảo tài liệu, bảng phụ. 2. Trò: + Xem kỹ bài trước ở nhà. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 1’ + Hỏi: Danh từ là gì? DT được chia làm mấy loại? Đặt câu với DT làm chủ ngữ. + Dự kiến trả lời: Danh từ là chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. Danh từ được chia làm 2 loại lớn: danh từ chỉ sự vật và danh từ chỉ đơn vị. Đặt câu: Học sinh nô nức đến trường. 3. Bài mới: 1’ Giới thiệu bài mới: Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu thế nào là danh từ. Danh từ có 2 loại lớn: danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật. Danh từ chỉ đơn vị chia làm hai nhóm: danh từ đơn vị tự nhiên và danh từ đơn vị quy ước. Vậy danh từ chỉ sự vật có được chia nhỏ không? Tiết này chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 10’ Hoạt động 1: I. Danh từ riêng và danh từ chung: Ơû bậc tiểu học danh từ được chia làm hai loại: danh từ riêng và danh từ chung. Ví dụ: Danh từ chung: vua, công ơn, tráng sĩ, làng, xã, huyện. H: Tìm danh từ riêng và danh từ chung trong câu? TL: Xác định dựa trên kiến thức đã học ở bậc tiểu học - Danh từ riêng: Phù Đổng Thiên Vương, Gióng, Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội. H: Danh từ riêng và danh từ chung thuộc danh từ chỉ đơn vị hay danh từ chỉ sự vật? TL: danh từ chỉ sự vật * Danh từ chỉ sự vật gồm danh từ chung và danh từ riêng. Danh từ chung là tên gọi ở một sự vật, danh từ riêng là tên của từng người từng vật. 10’ Hoạt động 2: Sử dụng bảng phụ 1. Biết Lý Thông hại mình Thạch Sanh cố tìm lối lên. TL: Thạch Sanh, Lý Thông. 2. Truyện cổ tích “Oâng lão đánh cá và con cá vàng”là truyện do A-lêch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pn-skin kể bằng 205 câu thơ. 2. A-lêch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-vích Pn-skin 3. Bác tôi làm ở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh. Mặt trận, Tổ quốc, Việt Nam. H: Em có nhận xét gì về cách viết hoa các danh từ riêng trong các câu trên? TL: Trong các câu đã dẫn, chữ cái đầu tiên của các bộ phận tạo thành danh từ riêng đều được viết hoa. - Khi viết danh từ riêng, ta phải viết hoa chữ cái đầu tiên của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. 9’ Hoạt động 3: Sơ đồ phân loại danh từ. Hướng dẫn học sinh thực hiện phần ghi nhớ Đọc phần ghi nhớ Đọc phần đọc thêm. 2. Ghi nhớ: SGK/109 10’ Hoạt động 4: II. Luyện tập: Đọc bài tập 1 Bài tập 1/109 H: Tìm danh từ chung và danh từ riêng? TL: Danh từ chung: ngày, miền, đất nước, thần, nòi, rồng, con trai, tên. Danh từ riêng: Lạc Việt, Bắc Bộ, Long Nữ, Lạc Long Quân. Đọc bài tập 2 Bài tập 2/109 H: Các danh từ in đậm có phải là danh từ riêng không? Tại sao? Thảo luận nhóm, cử đại diện trả lời. TL: Các từ in đậm đều là danh từ riêng vì chúng được dùng để gọi tên riêng của một sự vật cá biệt duy nhất mà không phải dùng để gọi chung một loại sự vật. Đọc bài tập 3 Bài tập 3/110 Hướng dẫn học sinh phát hiện những lỗi sai. Xác định và sửa lại TL: Các từ cần sửa: Tiền Giang, Hậu Giang, Đồng Tháp, Khánh Hòa, Phan Rang, Phan Thiết, Tây Nguyên, Komtum, Đắc Lắc, sông Hương, bến Hải, cửa Tùng, Việt Nam, dân chủ, cộng hòa. 4. Dặn dò chi tiết học tiếp theo: 4’ - Học bài, hoàn chỉnh các bài tập - Chuẩn bị bài”cụm danh từ” - Xem kỹ phần còn lại. RÚT KINH NGHIỆM- BỔ SUNG SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI DANH TỪ DT RIÊNG DANH TỪ DT CHỈ ĐƠN VỊ DT CHỈ SỰ VẬT DT CHUNG ĐV TỰ NHIÊN ĐV QUI ƯỚC CHÍNH XÁC ƯỚC CHỪNG TIẾT 42: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN I- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1/ Kiến thức: - Ôn tập về các văn bản thuộc thể loại truyền thuyết và cổ tích. - Đáp ứng các yêu cầu của đề theo các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và đánh giá qua bài viết tự luận. 2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng về cách dùng từ, viết đoạn văn vào bài làm của mình. 3/ Thái độ: Có ý thức tốt trong giờ sửa bài. II- MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA: Cấp độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Thấp cao 1. Định nghĩa Học sinh nắm được các đặc điểm của truyền thuyết Số câu 1 1 Số điểm=Tỉ lệ% 2 = 20% 2 = 20% 2. Nội dung Học sinh biết được nội dung các truyện Số câu 1 1 Số điểm=Tỉ lệ% 2 = 20% 2 = 20% 3. Chi tiết tiêu biểu trong truyện Thông qua truyện học sinh biết được chi tiết tiêu biểu Số câu 1 1 Số điểm=Tỉ lệ% 2 = 20% 2 = 20% 4. Ý nghĩa của truyện Học sinh nắm được ý nghĩa của truyện “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” Số câu 1 1 Số điểm=Tỉ lệ% 3 = 30% 3 = 30% 5. Nhân vật HS viết đoạn văn giới thiệu về nhân vật đã học Số câu 1 1 Số điểm=Tỉ lệ% 1 = 10% 1 = 10% Tổng số câu 2 2 1 5 Tổng số=Tỉ lệ% 4 = 40% 5 = 50% 1 = 10% 10=100% III- ĐỀ KIỂM TRA: Câu 1: ( 2 điểm ) Thế nào là truyền thuyết ? Câu 2: ( 2 điểm ) Nối nội dung A và nội dung B cho phù hợp ? A Nối B 1 Con Rồng cháu Tiên a Giải thích nguồn gốc bánh chưng, bánh giầy. 2 Bánh chưng, bánh giầy b Giải thích sự tích làng Gióng. 3 Sơn Tinh, Thủy Tinh c Giải thích nguồn gốc giống nòi của người Việt Nam. 4 Thánh Gióng d Giải thích hiện tượng mưa to, lũ lụt hàng năm. Câu 3: ( 2 điểm ) Thạch Sanh đã phải trải qua những thử thách nào trong truyện cổ tích cùng tên ? Qua những thử thách đó, phẩm chất đáng quý nào của Thạch Sanh được thể hiện ? Câu 4: ( 3 điểm) Nêu ý nghĩa của truyện “Sơn Tinh, Thủy Tinh” ? Câu 5: ( 1 điểm) Viết một đoạn văn ngắn ( khoảng 5 câu ) giới thiệu về một nhân vật trong các truyện ( truyền thuyết hay cổ tích ) mà em đã học ? IV- ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM: Câu 1: ( 2 điểm ) : Đúng mỗi ý đạt 0.5 điểm - Truyền thuyết là loại truyện dân gian - Kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ - Thường có nhiều yếu tố tưởng tượng, kì ảo. - Truyện thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân về các sự kiện và nhân vật lịch sử được kể. Câu 2: ( 2 điểm ): Đúng mỗi ý đạt 0.5 điểm 1.c 2.a 3.d 4.b Câu 3: ( 2 điểm ): * Những thử thách Thạch Sanh phải trải qua: ( 1 điểm ) - Giết chằn tinh. - Diệt đại bàng. - Bị Lí Thông lấp cửa hang. - Bị bắt oan ( do hồn chằn tinh và đại bàng hãm hại ). - Đánh nhau với mười tám nước chư hầu. * Những phẩm chất đáng quý của Thạch Sanh: ( 1 điểm ) - Thật thà - Dũng cảm, gan dạ - Hiền lành, tốt bụng Câu 4: ( 3 điểm ): Đúng mỗi ý đạt 1 điểm - Giải thích hiện tượng lũ lụt. - Thể hiện sức mạnh, ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai. - Suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng. Câu 5: ( 1 điểm ): HS tự viết đoạn văn theo suy nghĩ của mình nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Chọn một nhân vật cụ thể trong bất kì truyện nào đã học. - Các câu trong đoạn văn phải liên kết chặt chẽ với nhau, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc./. Tiết 43 Ngày soạn: LUYỆN NÓI KỂ CHUYỆN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: + Biết lập dàn bài kể chuyện và kể chuyện bằng miệng theo một dàn bài. + Biết kể theo dàn bài mà không đọc theo bài viết cũ. 2. Kỹ năng: + rèn học sinh kỹ năng nói trước đám đông. 3. Giáo dục: + Giáo dục học sinh lòng nhân aí và tình yêu quê hương. * Kĩ năng sống: luyện kĩ năng kể câu chuyện phù hợp mục đích giao tiếp. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Thầy: + Soạn giảng, tham khảo bài mẫu 2. Trò: + Làm dàn bài của 4 đề cho sẵn. III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1’ 1. Ổn định tổ chức 17’ 2. Luyện nói Hoạt động 1: Dàn ý Học sinh 4 tổ viết 4 dàn ý lên bảng Đề 1: Kể về một chuyến về quê a) Mở bài: Lý do về thăm quê? Về với ai? Nhân dịp nào? - Chuẩn bị và lên đường. - Quan cảnh chung của quê hương - ??? ruột thịt, thăm phần mộ tổ tiên. Dạo chơi quanh làng cùng bạn bè. - Dưới mái nhà người thân. c. Kết quả: Chia tay, cảm xúc về quê Đề 2: Kể về một cuộc thăm hỏi gia đình liệt sĩ neo đơn a. Mở bài: Buổi viếng thăm diễn ra nhân dịp nào? Khi nào? b. Thân bài: - Cuộc viếng thăm gồm những ai? Thăm ai? - Em nhìn thấy gì ở ngôi nhà đó? c. Kết bài: Cảm nghĩ của em. Đề 3: Kể về một cuộc đi thăm di tích lịch sử a. Mở bài: Nhân dịp nào? ĐI thăm di tích lịch sử gì? B. Thân bài: - Buổi tham quan gồm những ai? - Xuất phát và công tác chuẩn bị - Di tích đó ở đâu? Đi bằng gì? - Thấy gì? Nghê gì ở di tích lịch sử đó? - Sinh hoạt dã ngoại diễn ra ra sao? - Kết thúc chuyến đi. c. Kết bài: Lòng tự hào đối với quê hương đất nước. Đề 4: kể về một chuyến ra thành phố a. Mở bài: Lý do ra thành phố: ra với ai? Nhân dịp nào? b. Thân bài: - Chuẩn bị và lên đường - Kể lại các sự việc diễn ra trong chuyến đi theo trình tự thời gian. - Dừng lại miêu tả và kết hợp nêu cảm xúc cá nhân c. Kết bài: cảm nghĩ chung về chuyến đi xa. 25’ Hoạt động 2: Luyện nói HS nói trước lớp HS góp ý bổ sung GV uốn nắn sửa chữa sao cho đạt yêu cầu. GV nói mẫu một đề 3. Dặn dò cho tiết học tiếp theo: 3’ xem kĩ bài “Luyện tập bài xây dựng tự sự. Kể chuyện đời thường. RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG Tiết 44 CỤM DANH TỪ I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: 1. Kiến thức: Giúp học sinh: + Đặc điểm của cụm danh từ + Cấu trúc của phần trung tâm, phần trước, phần sau. 2. Kỹ năng: - Nhận ra cụm danh từ, đặt cụm danh từ. II. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ: 1. Thầy: + Soạn giảng, tham khảo tài liệu bảng phụ 2. Trò: + Xem kỹ bài ở nhà III. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra: 5’ + Hỏi: Danh từ là gì? Vẽ sơ đồ phân loại danh từ + Dự kiến trả lời danh từ là những từ chỉ người, vật, việc, hiện tượng, khái niệm. Vẽ sơ đồ phân loại danh từ (ở tiết 40) 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: 1’ Khi danh từ hoạt động trong câu để đảm nhiệm một chức vụ ngữ pháp nào đó thường trước hoặc sau danh từ còn có thêm một số từ ngữ phụ. Những từ ngữ phụ này cùng với danh từ lập thành một cụm danh từ. Hôm nay chúng ta tìm hiểu rõ thế nào là cụm danh từ, cấu trúc danh từ. TL Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Kiến thức 10’ Hoạt động 1: I. CỤm danh từ là gì? H: Xác định các danh từ trong câu? Đọc câu mẫu trong SGK 1. ví dụ: TL: Danh từ ngày, vợ chồng, lúp lều Ngày xưa H: Chỉ ra các phân phụ nữ của danh từ? TL: Phụ ngữ: xưa, hai, ông lão, đánh cá, mệt, nát, trên bờ biển Hai vợ chồng ông lão đánh cá Một túp lều nát trên bờ biển G: Các tổ hợp từ nói trên là cụm danh từ H: so sánh rồi rút ra nhận xét về nghĩa của cụm DT và danh từ TL: so sánh: Nghĩa của cụm DT đầy đủ hơn nghĩa của một DT. Số lượng phụ ngữ càng tăng, càng phức tạp thì nghĩa của cụm DT càng đầy đủ hơn Cụm DT có ý nghĩa đầy đủ hơn, có cấu trúc phức tạp hơn nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ - Túp lều / một túp lều - Một túp lều/ một túp lều nát - Một túp lều nát/ một túp lều nát trên bờ biển. Hoạt động 2: H: Tìm hiểu đặc điểm ngữ pháp của cụm danh từ? HS đặt câu và nhận xét Hướng dẫn HS hiểu ghi nhớ Đọc ghi nhớ 2. Ghi nhớ: SGK/117 15’ Hoạt động 3: II. Cấu tạo của cụm danh từ Sử dụng bảng phụ có kẽ sẵn mô hình cụm danh từ. Hướng dẫn HS tìm cụm DT, liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau, sau đó điền vào mô hình Đọc câu trích trong văn bản “Em bé thông minh” Tìm cụm DT, liệt kê những từ ngữ phụ thuộc đứng trước và đứng sau, sau đó điền vào mô hình H: Nêu mô hình của cụm DT Đọc ghi nhớ 2, Ghi nhớ: SGK/113 10’ Hoạt động 4: III. Luyện tập H: Tìm và đưa các cụm DT vào mô hình Đọc bài tập 1, 2 Bài tập 1,2 HS điền vào mô hình Đọc bài tập 3 Bài tập 3: Điền Hướng dẫn HS điền phụ ngữ Thảo luận nhóm Thanh sắt ấy xuống nước thanh sắt vừa rồi chui vào lưới mình, vẫn thanh sắt cũ mắt vào lưới 4. Dặn dò cho tiết học tiếp theo: 4’ - Học bài. - Hoàn chỉnh các bài tập. Xem lại toàn bộ phần lý thuyết và bài tập Tiếng Việt để tiết sau kiểm tra 1 tiết. MÔ HÌNH CỤM DANH TỪ PHẦN TRƯỚC PHẦN TRUNG TÂM PHẦN SAU T2 T1 T1 T2 S1 S2 Làng Aáy Ba Thúng Gạo Nếp Ba Con Trâu Đực Ba Con Trâu Năm Sau Cả Làng Một Người Chồng Thật xứng đáng Một Lưỡi ??? Của cha để lại Một Con Yêu tinh Ơû trên núi có nhiều phép lạ RÚT KINH NGHIỆM BỔ SUNG Tổ trưởng BGH
Tài liệu đính kèm: