Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết học 123: Cầu Long Biên

Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết học 123: Cầu Long Biên

I/. Mục tiu:

- Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học tập loại văn bản ny .

- Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút ký có nhiểu yếu tố hồi ký .

- Tăng thêm hiểu biết và tình yêu đối với cầu Long Biên và các cây cầu có ý nghĩa là nhân chứng khác trên đất nước và ở mỗi vùng miền ; từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, đối với các di tích lịch sử .

II/. Kiến thức chuẩn:

 Kiến thức :

- Khái niệm văn bản nhật dụng .

- Cầu Long Biên là “chứng nhân lịch sử” của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau thương mà anh dũng của dân tộc ta .

- Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trong bài .

 

doc 8 trang Người đăng thu10 Lượt xem 524Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tiết học 123: Cầu Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 32
Tiết 123 
I/. Mục tiêu:
- Bước đầu nắm được khái niệm văn bản nhật dụng và ý nghĩa của việc học tập loại văn bản này .
- Hiểu được ý nghĩa làm “chứng nhân lịch sử” của cầu Long Biên qua một bài bút ký có nhiểu yếu tố hồi ký .
- Tăng thêm hiểu biết và tình yêu đối với cầu Long Biên và các cây cầu có ý nghĩa là nhân chứng khác trên đất nước và ở mỗi vùng miền ; từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương, đất nước, đối với các di tích lịch sử .
II/. Kiến thức chuẩn:
Kiến thức :
Khái niệm văn bản nhật dụng .
Cầu Long Biên là “chứng nhân lịch sử” của thủ đô, chứng kiến cuộc sống đau thương mà anh dũng của dân tộc ta .
Tác dụng của những biện pháp nghệ thuật trong bài .
Kĩ năng :
 - Biết đọc diễn cảm một văn bản nhật dụng có yếu tố thuyết minh kết hợp với biểu cảm theo dòng hồi tưởng .
 - Bước đầu làm quen với kỹ năng dọc – hiểu văn bản nhật dụng có hình thức là một bài bút ký mang nhiều yếu tố hồi ký .
 - Trình bày những suy nghĩ, tình cảm, lòng tự hào của bản thân về lịch sử hào hùng, bi tráng của đất nước .
 P Thái độ: - Từ đó nâng cao, làm phong phú thêm tâm hồn, tình cảm đối với quê hương đất nước.
III/. Hướng dẫn - thực hiện:
HOẠT ĐỘNG GIÁO VIÊN 
HĐHS
NỘI DUNG 
Ổn định lớp .
Kiểm tra bài cũ :
+ Những yếu tố nào thường có chung của truyện và kí ?
+ Nhân vật nào em yêu thích nhất trong các truyện đã học ? Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ấy ?
Giới thiệu bài mới :
 Chiến tranh đã đi qua nhưng đau thương và mất mát vẫn còn tồn đọng mãi trong lòng người Việt Nam. Đây đó vẫn còn để lại những dấu tích chiến tranh mà lỗi lầm nhìn đến cảnh vật, sự vật người Việt Nam không khỏi bùi ngùi xúc động. Một trong những vấn đề thầy muốn giới thiệu với các em hôm nay lại là chiếc cầu “Long Biên-chứng nhân lịch sử”. Tại sao lại như vậy ? Vì chiếc cầu đã từng chia sẽ với dân tộc Việt Nam và nhân dân Việt Nam qua các thời kì chiến đấu. Để rõ hơn về văn bản này chúng ta cùng tìm hiểu.
Hoạt động 2 : Đọc-hiểu văn bản .
Tìm hiểu chung .
- Gọi HS đọc văn bản và chú thích dấu sao. 
Hỏi : Em hiểu gì về văn bản nhật dụng? 
- GV : Cụ thể ở văn bản này là đề cặp đến vấn đề: lịch sử, xã hội, chính trị. Em hãy tìm bố cục cho bài văn.
Gv chốt lại : 3 đoạn 
a. Từ đầu  “thủ đô Hà Nội” : Giới thiệu chung về cây cầu và việc xây dựng cầu – Cây cầu là một nhân chứng sống của thủ đô Hà Nội .
b. “Năm 1945..khúc ruột mình bị đứt” : Kỉ niệm về chiếc cầu qua hai thời kì chiến đấu với thực dân Pháp và đế quốc Mỹ .
c. còn lại : Cảm nghĩ về chiếc cầu , liên hệ với cuộc sống hiện nay .
Hoạt động 3 : Phân tích .
Phân tích văn bản.
- Cho HS xem lại đoạn 1. “Cầu Long Biênquá trình làm cầu” .
Hỏi: Em biết được những điều gì về cầu Long Biên qua đoạn văn trên ?
- GV nhận xét.
- Cho HS xem lại đoạn 2.
Hỏi: So sánh với tư liệu (Hai đoạn văn đọc thêm) về cầu Thăng Long và cầu Chương Dương , em có nhận xét gì thêm về quy mô và tính chất của cầu Long Biên ?
 Hỏi: Năm 1945 cầu Đu-me đổi tên thành cầu Long Biên. Điều đó có ý nghĩa gì ?
 Những dòng thơ tả cảnh đông vui, nhộn nhịp trên cầu ở SGK, những ấn tượng về màu xanh nơi bờ bãi sông Hồng gợi yên tĩnh trong tâm hồn. Thời kì này cầu Long Biên làm nhiệm vụ chứng nhân gì ?
Hỏi : Em có nhận xét gì về lời văn của đoạn này ?
Gv chốt : Tác giả dùng phương thức diễn đạt thuyết minh, miêu tả khẳng định tính chất chứng nhân lịch sử của cầu .
-Cho HS xem lại đoạn 2. “năm 1945dẻo dai, vững chắc” .
Hỏi : Cầu Đu-me được đổi tên là cầu Long Biên vào tháng năm nào ? 
Hỏi Những dòng thơ trong đoạn tả cảnh đông vui, nhộn nhịp trên cầu Long Biên, những ấn tượng về màu xanh nơi bờ bãi sông Hồng gợi lên trong em suy nghĩ gì?
? Vậy thời kì này cầu Long Biên làm nhiệmvụ nhân chứng gì ?
Hỏi : Việc nhắc lại những câu thơ của Chính Hữu gắn liền mùa đông 1946 và ngày trung đoàn thủ đô vượt cầu Long Biên đi kháng chiến đã xác nhận ý nghĩa nhân chứng nào của cầu?
Hỏi : Vai trò nhân chứng của cầu Long Biên trong cuộc kháng chiến chống Đế quốc Mỹ được kể lại qua những sự việc nào ? 
? Vậy biểu hiện nhân chứng của cầu Long Biên trong cả giai đoạn này là gì ?
+ Cầu Long Biên- chứng nhân chiến tranh đau thương và anh dũng 
Hỏi : Em có nhận xét gì về lời văn của đoạn này ? 
? Em cã nhËn xÐt g× vỊ nghƯ thuËt vµ lêi v¨n miªu t¶ c©y cÇu trong ®o¹n v¨n nµy? Cã t¸c dơng g×?
Gv chốt : Vừa tả vừa bộc lộ cảm xúc, hình ảnh cụ thể gợi lại giai đoạn lịch sử ác liệt, đau thương và anh dũng của người dân thủ đô Hà Nội và của cả nước .
- Cho HS xem lại đoạn cuối.
Hỏi : Trong sự nghiệp đổi mới, chúng ta có thêm những cây cầu nào bắc qua sông Hồng ?
Hỏi : Cầu Long Biên lúc này mang ý nghĩa chứng nhân gì ?
Hỏi : Câu văn cuối “Tôi còn .Việt Nam”gợi cho em những suy nghĩ gì về cầu Long Biên và tác giả của bài viết này ?
GV nhận xét. Chốt lại ý.
+Nhân chứng : Thời kỳ đổi mới; nhân chứng cho tình yêu của mọi người; nhịp cầu hoà bình và thân thiện .
- Đọc .
- HS dựa vào phần chú thích -> trả lời.
-Tìm bố cục: 3 phần.
-HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân: Đó là cây cầu thắng lợi của cuộc CM tháng 8 giành độc lập tự do.
- HS trả lời : Giàu hình ảnh và cảm xúc.
- HS trả lời cá nhân. 
-HS trả lời cá nhân. 
- HS trả lời cá nhân. 
® Một cuộc sống yên tĩnh trong tâm hồn người dân Việt Nam 
àchứng nhân đau thương của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
à * Chứng nhân của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ mà hào hùng
à* Cầu Long Biên là mục tiêu ném bom của máy bay Mỹ:
- Đợt 1: cầu bị đánh mười lần hỏng bảy nhịp và bốn trụ lớn.
Đợt 2: Cầu bị đánh bốn lần ,1000m
 bị hỏng, hai trụ lớn bị cắt đứt. Năm 1972 cầu bị bom la de => cây cầu vẫn sừng sững giữa mênh mông trời nước .
àCầu Long Biên- chứng nhân chiến tranh đau thương và anh dũng 
Vừa tả vừa bộc lộ cảm xúc, hình ảnh cụ thể gợi lại giai đoạn lịch sử ác liệt, đau thương và anh dũng của người dân thủ đô Hà Nội và của cả nước
- HS trả lời cá nhân.
* Nghệ thuật: 
- Dùng biện pháp nhân hóa: cây cầu tả tơi ứa máu; gắn liền miêu tả với bày tỏ cảm xúc:nớc mắt ứa ra, nhói đau, đứt từng khúc ruột. 
- Sử dụng ngôi kể linh hoạt, giọng kể trầm tĩnh khách quan. =>tình yêu của tác giả đối với cây cầu
à+ Cầu Thăng Long và cầu Chương Dương 
Cầu Long Biên – chứng nhân của sự đổi mới đất nước và tình yêu của mọi người đối với Việt Nam:
- Là nhịp cầu của Hòa bình và thân thiện.
- Là tình yêu bền chặt trong tâm hồn tác giả.
A/. Tìm hiểu chung:
1/ Văn bản nhật dụng :
Là bài viết có nội dung gần gũi bức thiết đối với cuộc sống trước mắt của con người và cộng đồng trong xã hội hiện đại.
2/ Tác phẩm : (SGK.Tr: 126)
3/ Bố cục : 3 đoạn 
a. Từ đầu  “thủ đô Hà Nội” : Tổng quát về cầu Long Biên sau một thế kỷ tồn tại .
b. “Cầu Long Biêndẻo dai, vững chắc” : Cầu Long Biên như một nhân chứng sống động, đau thương và anh dũng của thủ đô Hà Nội .
c. còn lại : Khẳng định ý nghĩa lịch sử của cầu Long Biên trong xã hội hiện đại .
B/. Phân tích:
I. Nội dung:
1. Giới thiệu cầu Long Biên:
 - Bắc qua sông Hồng Hà Nội, khởi công xây dựng vào năm 1898, khánh thành năm 1902 .
-Hơn một thế kỷ qua cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử .
-Làm bằng sắt, dài 2290 m, nặng 17 nghìn tấn .
-Mang tên toàn quyền Pháp “Đu-me”.
è Tác giả dùng phương thức diễn đạt thuyết minh, miêu tả khẳng định tính chất chứng nhân lịch sử của cầu .
2. Cầu Long Biên qua những chặng đường lịch sử :
A.Lịch sử của cầu Long Biên:
 -Cầu được đổi tên là : Long Biên (tháng 8/1945) .
B. Cầu Long Biên chứng kiến những thời kỳ lịch sử:
ãCuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
ã Chứng nhân của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ mà hào hùng
ã Cầu Long Biên là mục tiêu ném bom của máy bay Mỹ:
ãCầu Long Biên chứng nhân chiến tranh đau thương và anh dũng
àVừa tả vừa bộc lộ cảm xúc, hình ảnh cụ thể gợi lại giai đoạn lịch sử ác liệt, đau thương và anh dũng của người dân thủ đô Hà Nội và của cả nước .
 3. Cầu Long Biên trong hiện tại :
Là nhịp cầu của Hòa bình và thân thiện.
-> Em học tập được gì về sự sáng tạo lời văn trong văn bản này?- GV yêu cầu HS khái quát nghệ thuật của bài 
Th¶o luËn nhãm:
? Em c¶m nhËn ®­ỵc nh÷ng ®iỊu s©u s¾c nµo tõ v¨n b¶n nµy?
? V¨n b¶n nµy ®· truyỊn tíi em t×nh c¶m nµo ®èi víi cÇu Long Biªn?
- HS dựa vào ghi nhớ trả lời.
- Cầu Long Biên là chứng nhân lịch sử đau thương và dũng cảm của dân tộc Việt Nam.
- Là cây cầu tình yêu sâu nặng của tác tác giả dành cho Hà Nội và đất nước
-> Yêu quý, trân trọng, tự hào về cây cầu lịch sử.
II./ Hình thức :
a Tác giả dùng phương thức diễn đạt thuyết minh, miêu tả khẳng định tính chất chứng nhân lịch sử của cầu .
a Bộc lộ cảm xúc, hình ảnh cụ thể.
a Phép nhân hóa được dùng để gọi cầu Long Biên cùng lối viết giàu cảm xúc bắt nguồn từ những hiểu biết và kỉ niệm về cầu đã tạo nên sức hấp dẫn của bài văn.
III./ Ý nghĩa:
Hơn một thế kỷ qua, cầu Long Biên đã chứng kiến bao sự kiện lịch sử hào hùng, bi tráng của Hà Nội. Hiện nay, tuy đã rút về vị trí khiêm nhường nhưng cầu Long Biên vẫn mãi mãi trở thành một chứng nhân lịch sử, không chỉ riêng Hà Nội mà của cả nước .
Luyện tập .
Gv Hỏi :
Ở địa phương tỉnh Sóc trăng (nói chung) và ở Kế Sách (nói riêng) có những di tích nào có thể là chứng nhân lịch sử của địa phương ?
 Hs tự kể ra à Gv hướng dẫn 
Hs trả lời 
- Căn cứ Tỉnh ủy Sóc Trăng nằm trong khu rừng tràm thuộc xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú , tỉnh Sóc Trăng. 
-Chùa Đất Sét, còn gọi là Bửu Sơn Tự đó được Bộ Văn hoá - Thông tin (trước đây) công nhận di tích văn hoá lịch sử quốc gia. 
-
Hoạt động 3: Hướng dẫn tự học
x Củng cố :
thực hiện ở hoạt động 2,3 .
Câu 1: Thế nào là một văn bản nhật dụng ?
A: Là văn bản được sử dụng trong các cơ quan hành chính 
B: Là văn bản sử dụng trong giao tiếp hằng ngày 
C: Là những văn bản có nội dung gần gũi, bức thiết đối với cuộc sống
 trước mắt của con người và cộng đồng xã hội
D: Là những văn bản có sự phối hợp của các phương thức biểu đạt như
 miêu tả, biểu cảm, tự sự.
Câu 2: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì khi viết cầu Long Biên “ đã trở thành chứng nhân lịch sử”
A: So sánh B: Ẩn dụ C: Nhân hóa D: Hoán dụ 
x Dặn dị :
Bài vừa học :
-Chuẩn bị bài mới : Tiết tới học bài phân môn TLV “Viết đơn” ; Trả bài “ôn tập văn miêu tả”, chú ý : Chuẩn bị các soạn 
I/ Mục 1 : 4 ví dụ ; Mục 2 : chuẩn bị theo yêu cầu của SGK 
II/ Tìm những mẫu đơn : In sẵn và đơn không theo mẫu 
 III/ Chuẩn bị theo yêu cầu SGK .
Bài sẽ trả bài : Văn miêu tả.
-HS trả lời theo câu hỏi của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
-HS nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV .
C ./ Hướng dẫn tự học:
a Đọc kỹ VB, nhớ những chi tiết tiêu biểu, những hình ảnh đặc sắc trong bài.
a Hiểu ý nghĩa “nhân chứng lịch sử” của cầu Long Biên.
a Sưu tầm một số bài viết, tranh ảnh về cầu Long Biên.

Tài liệu đính kèm:

  • doccầu Long Biên - 122.doc