Giáo án môn Ngữ văn 6 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Giáo án môn Ngữ văn 6 - Trường THCS Lý Thường Kiệt

Con Rồng cháu Tiên

 (Truyền thuyết)

A. Mục Tiêu

 Giúp học sinh

- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên”. Chỉ ra được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện.

- Kể lại được truyện: Đúng cốt truyện, diễn cảm bằng lời văn cá nhân.

- Rèn kỹ năng đọc, kể, tìm hiểu ý nghĩa của truyện dân gian.

- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống cao quý của dân tộc

B. Chuẩn bị

- GV: SGK, SGK, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, giáo án.

- HS: Soạn bài

C. Phương Pháp

 Quy nạp, phân tích, giảng – bình

D. Tiến trình

 I. ổn định: (1’)

 II. Kiểm tra bài cũ: (1’)

 KT sự chuẩn bị của học sinh

 III. Bài mới: (1’)

 ở Tiểu học các em đã được học, kể rất nhiều truyện: Truyện có những yếu tố kỳ ảo của thần thoại, truyện có liên quan đến lịch sử của dân tộc. Lên bậc THCS, cụ thể ở lớp 6 chúng ta sẽ tìm hiểu một số văn bản dưới hình thức các câu chuyện. Có rất nhiều thể loại: Dân gian, trung đại, hiện đại trước hết ta sẽ tìm hiểu truyện dân gian (truyền miệng từ đời này sang đời khác) trong đó có truyền thuyết, cổ tích Vậy truyền thuyết là gì, có ý nghĩa như thế nào đới với cuộc sống, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay.

 

doc 498 trang Người đăng thu10 Lượt xem 594Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 6 - Trường THCS Lý Thường Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn: 13.8.10 Tuần 1
Ngày giảng: 16.8.10 Tiết 1
 Văn bản: 
Con Rồng cháu Tiên
	 	(Truyền thuyết)
A. Mục Tiêu
 Giúp học sinh
- Hiểu được định nghĩa sơ lược về truyền thuyết.
- Hiểu nội dung, ý nghĩa của truyền thuyết “ Con Rồng cháu Tiên”. Chỉ ra được ý nghĩa của những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo trong truyện.
- Kể lại được truyện: Đúng cốt truyện, diễn cảm bằng lời văn cá nhân.
- Rèn kỹ năng đọc, kể, tìm hiểu ý nghĩa của truyện dân gian.
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống cao quý của dân tộc
B. Chuẩn bị
- GV: SGK, SGK, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, giáo án.
- HS: Soạn bài
C. Phương Pháp
	Quy nạp, phân tích, giảng – bình
D. Tiến trình
	I. ổn định: (1’)
	II. Kiểm tra bài cũ: (1’)
	KT sự chuẩn bị của học sinh
	III. Bài mới: (1’)
	ở Tiểu học các em đã được học, kể rất nhiều truyện: Truyện có những yếu tố kỳ ảo của thần thoại, truyện có liên quan đến lịch sử của dân tộc. Lên bậc THCS, cụ thể ở lớp 6 chúng ta sẽ tìm hiểu một số văn bản dưới hình thức các câu chuyện. Có rất nhiều thể loại: Dân gian, trung đại, hiện đại  trước hết ta sẽ tìm hiểu truyện dân gian (truyền miệng từ đời này sang đời khác) trong đó có truyền thuyết, cổ tích  Vậy truyền thuyết là gì, có ý nghĩa như thế nào đới với cuộc sống, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu bài học ngày hôm nay.
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
G: Giới thiệu loại truyện dân gian: Không có tác giả, tác giả là nhân dân được truyền miệng từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác.
 - Truyền thuyết là một loại truyện dân gian
G: Yêu cầu học sinh đọc phần * - chú thích.
H: Đọc */ 7-SGK
? Qua phần đọc hãy cho biết thế nào là truyền thuyết?
H: - Là loại truyện dân gian truyền miệng kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ.
 - Thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo
 - Thể hiện, thái độ, cách đánh giá của nội dung đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử ấy.
? Truyền thuyết có liên hệ gì với thần thoại không?
H: - Truyền thuyết có liên quan chặt chẽ với thần thoại (cùng có các chi tiết tưởng tưởng, kỳ ảo)
 - Nhiều truyền thuyết (thời vu Hùng) là thần thoại đã được lịch sử hóa.
? Tại sao truyền thuyết có yếu tố kỳ ảo giống thần thoại mà người kể, người nghe vẫn tin truyền thuyết là có thật?
H: Vì nó liên quan đến nhân vật, sự kiển lịch sử.
G: Truyền thuyết không phải là lịch sử nhưng gắn với cốt lõi sự thât lịch sử (là những sự kiện lịch sử quan trọng nhất, chủ yếu nhất mà tác phẩm phản ánh )
G: Hướng dẫn học sinh đọc: rõ ràng, mạch lạc, nhấn mạnh các chi tiết li kỳ, tưởng tượng. Thực hiện 2 lời đối thoại của Lạc Long Quân và Âu Cơ
? Theo em giọng dọc của Âu Cơ khi nói với chồng phải như thế nào?
H: Lo lắng, than thở
? Còn giọng của Lạc Long Quân?
H: Tình cảm, ân cần, chậm rãi.
G: Đọc 1 đoạn sau đó cho HS đọc tiếp các phần còn lại
H: Đọc, nhận xét giọng đọc của nhau.
G: Nhận xét chung
? Em hiểu như thế nào là: Ngư tinh, thủy cung, Thần nông?
H: Dựa chú thích SGK giải thích.
G: Cho HS tìm hiểu 1 số từ khó còn lại: 5, 7 
G: Em hãy nêu các sự việc chính được kể trong văn bản, tìm các đoạn tương ứng với sự việc đó?
H: Tìm sự việc trong các đoạn:
 - Việc kết hôn của LLQ và AC (Đầu  “Long trang” )
 - Việc sinh con và chia con của LLQ và AC ( . Lên đường)
 - Sự trưởng thành của các con LLQ và AC (còn lại)
G: Yêu cầu 3 học sinh kể tóm tắt lại 3 đoạn trên
H: Kể tóm tắt theo các sự việc trên
G: Dự vào việc tóm tắt văn bản trên em hãy nêu bố cục?
H: Chia 3 đoạn
 - Đầu  “long trang”: Giới thiệu nguồn góc 2 nhân vật và việc kết hôn của họ
 - Tiếp  lên đường: Việc sinh con và chia con
 - Còn lại: Sự trưởng thành của các con.
G: Chúng ta sẽ tìm hiểu theo bố cục của văn bản
? VB gồm những nhân vật nào? Tìm chi tiết miêu tả những nhân vật này?
H: Nổi bật là 2 nhân vật LLQ và Ac
 - LLQ: + Con thần Long nữ, nòi rang, ở nước
 + Tài năng: Sức khỏe vô địch, nhiều phép lạ
 + Việc làm: Giúp dân diệt yêu quái, dạy dân trồng trọt 
 - AC: + Thuộc dòng Tiên, họ Thần nông, ở trên núi, xinh đẹp tuyệt trần.
? Qua những chi tiết trên em hãy nhận xét về 2 nhân vật này, về hình dáng, nguồn gốc, tài năng?
H: Thảo luận, tìm nội dung chủ yếu về 2 nhân vật LLQ và AC: Đều là thần, nguồn gốc: lớn lao, hình dạng: đẹp đẽ 
? Em thấy đời sống của 2 nhân vật này có gì khác biệt?
H: LLQ: ở nước, AC: ở cạn
? Sự khác biệt đó nói lên điều gì?
H: Tính tình, tập tục, tập quán khác nhau
? 2 người có 2 đời sống khác biệt lại kết duyên cùng nhau cho em suy nghĩa gì?
H: Họ là thần có tính cách lớn lao, đẹp đẽ, xứng đáng kết duyên cùng nhau.
? Sau việc kết hôn của LLQ và AC có điều gì kỳ lạ?
H: AC có mang đẻ ra 1 bọc trăm trứng nở thành 100 người con đẹp đẽ lạ thường, không cần bú mớm tự lớn lên khôi ngô, khoe mạnh như thần.
? Em có nhân xét gì về chi tiết này?
H: Chi tiết tưởng tượng, hoang đường kỳ lạ mang đậm màu sắc thần thoại.
? Chi tiết hoang đường này có ý nghĩa gì?
H: Là sự kết tinh của nòi Rồng giống Tiên nguồn gốc cao quý. Giải thích nguồn gốc người Việt: cùng trong bọc trứng khối thống nhất
? Bác Hồ gọi dân tộc ta là gì? Giải thích?
H: “Đồng bào”: Cùng 1 bào thai, mọi người trên đất nước đều chung 1 nguồn gốc.
? Em có nhân xét gì về trí tưởng tượng của người xưa, chi tiết đó có tác dụng gì trong câu chuyện?
H: Trí tưởng tượng phong phú, kỳ ảo, trong sáng tăng chất thơ cho câu chuyện.
G: Như vậy lịch sử được kỳ ảo hóa để khái quát hóa, lý tưởng hóa nhân vật.
? Như tìm hiểu đời sống của LLQ và AC về phong tục, tập quán, nhắc lại “cho biết đó là nguồn gốc của sự viẹc gì?
H: LLQ ở nước, Ac ở cạn
 Vì vậy LLQ không thể ở mãi trên cạn về thủy cung
? Thái độ, tâm trạng AC ra sao? LLQ quyết định gì?
H: AC rất buồn, gọi chồng than thở.
 LLQ quyết định chia con: 50 theo cha xuống biển, 50 theo mẹ lên núi cai quản các phương
 có việc gì thì giúp đỡ nhau.
? Em có nhận xét gì về việc chia tay này?
H: Hợp lý, điều tất yếu vì LLQ và AC có tính tình, tập quán khác nhau, không thể ở chung mãi được.
? Chia con có phải chia rẽ dân ttộc, chia rẽ khối thống nhất không? Câu nói “khi có việc  hẹn “ của LLQ có ý nghĩa gì?
H: - Chia con không có nghĩa là chia rẽ dân tộc, dây là sự mở man bờ cõi ra 2 hướng (biển, núi)
 - Câu nói của LLQ thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau của dân tộc dù đi đâu vẫn chung dòng máu, nguồn gốc: Con Rồng cháu Tiên cao quý.
G: Rừng núi là quê mẹ, biển cả là quê cha: Đặc điểm địa lý nước ta có rừng có biển. Cái lợi của lịch sử là sự phát triển cộng đồng dân tộc đến thời điểm mở mang đất nước về hai hướng: rừng và biển sự phong phú, đa dạng của các dân tộc người Việt chung dòng máu, chung gia đình, cha mẹ cội ngườn dân tộc.
¿ Yêu cầu học sinh đọc đoạn cuối?
H: Đọc.
? Đoạn này kể về việc gì?
H: Việc trưởng thành của các con LLQ và AC, sự hình thành nước Văn Lang.
? Ai là người có công đầu dung nước?
H: Con trưởng của AC
? Ông đặt tên nước, niên hiệu là gì? đóng đô ở đâu?
H: Nước văn Lang, hiệu: Hùng Vương, đóng đô: Phong Châu (Phú Thọ)
? Bác Hồ từng căn dặn chúng ta điều gì khi đất nước có chiến tranh?
H: “Các vua Hùng đã có công dung nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”
G: Như vậy Bác Hồ đã khẳng định trong lịch sử Việt Nam người đầu tiên có công dung nước là các vua Hùng, các vua Hùng nối tiếp sự nghiệp xây dung, mở mang bờ cõi qua nhiều triều đại, để có đất nước Việt Nam như ngày hôm nay. Chúng ta đã tiếp bước thế hệ đi trước phải có trách nhiệm giữ gìn bảo vệ bờ cõi này.
 - Giới thiệu đền Hùng ở Phong Châu (Phú Thọ), ngày giỗ tổ ở phần đọc thêm.
? Truyện kể hấp dẫn người đọc, người nghe do đâu?
H: Truyện kể ngắn gọn, có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo giàu ý nghĩa.
? Qua đó em hãy nêu nội dung ý nghĩa của truyện?
H: Khái quát......
- Giải thích suy tôn giống nòi
 - ý nguyện đoàn kết, thống nhất cộng đồng người Việt
? Gọi H đọc ghi nhớ?
? Theo em sức hấp dẫn nhất của truyện được tạo nên nhờ yếu tố nào? Vai trò của những chi tiết đó?
H: Chi tiết tưởng tượng kỳ ảo Tô đậm tính chất kỳ lạ, lớn lao, đẹp đẽ của nhân vật, thần kỳ hóa nguồn gốc dân tộc.
? Tại sao truyện có những chi tiết tưởng tượng kỳ ảo mà người nghe vẫn tin là có thật? Vì sao?
H: Gắn với sự kiện lịch sử có thất ở thời đại Hùng Vương, tên nước, triều đại, tên đất đóng đô.
G: Văn bản này có chi tiết hoang đường, gắn với sự kiện lịch sử có thất vậy văn bản thuộc thể loại truyện nào?
H: Truyền Thuyết
G: Cho học sinh đọc, xác định yêu cầu BT?
H: - Tìm truyện của dân tộc khác ở Việt Nam giải thích nguồn gốc dân tộc tương tự sự giống nhau đó, khẳng định điều gì?
G: Cho hs thảo luận theo 6 nhóm
H: Người Mường: “Quả trứng to nở ra co người”
 Người Khơ Mú: Quả bầu mẹ
 Khẳng định sự gần gũi về cội nguồn và sự giao lưu văn hóa giữa các dân tộc trên đất nước ta.
G: Giới thiệu hs: “Truyện cổ các dân tộc ít người ở Việt nam” tìm đọc
? Em hãy kể lại truyện “CRCT”?
 Yêu cầu: Đúng cốt truyện, chi tiết cơ bản
 Dùng lời văn của mình
 Kể diễn cảm
- 1 H kể
-> Nhận xét 
I. Tìm hiểu văn bản
1. Thể loại: (2’)
* Truyền thuyết: Sgk
2. Đọc, kể, chú thích (6’)
a, Đọc
b, Tìm hiểu chú thích
c, Kể– tóm tắt
II. Phân tích
1. Bố cục: (2’)
- 3 đoạn
2. Phân tích
a, Nhân vật LLQ và AC (8’)
- Đều là thần, có tính chất kì lạ, lớn lao, đẹp đẽ về nguồn gốc và hình dạng, có việc làm cao đẹp phục vụ cho sự nghiệp mở nước sau này.
b, Việc sinh con và chia con của LLQ và AC: (13’)
- Bọc trăm trứng: Kết tinh nòi Rồng giống Tiên Nguồn gốc cao quý của người Việt là 1 khối thống nhất.
- Việc chia con: Nguyện vọng mở mang bờ cõi, khẳng định sự đoàn kết thống nhất của dân tộc Việt
III. Tổng kết: 
1. Nghệ thuật:
- Truyện kể ngắn gọn, có nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo giàu ý nghĩa.
2. Nội dung: 
- gthích, suy tôn nguồn gốc cao quí, thiêng liêng của dân tộc VN
- Thể hiện ý nguyện đoàn kết thống nhất của nhân dân ta ở mọi miền đất nước.
3. Ghi nhớ: Sgk – 8
IV. Luyện tập (7’)
Bài tập 1
Bài tập 2
 IV. Củng cố: (2’)
G: Cho hs đọc phần đọc thêm
? Em hiểu “ Văn Lang” nghĩa là gì?
H: - Đất nước tươi đẹp, sáng người, có văn hóa (Văn)
 - Đất nước của người đàn ông, các chàng trai khoe mạnh, giàu có (Lang)
G: - Theo giáo sự Lê Văn Lan: Văn Lang: Con người
 V. Hướng dẫn về nhà: (1’)
- Học bài, thuộc ghi nhơ SGK/8
- Hoàn thành phần BT, vở BT
- Chuẩn bị văn bản:” Bánh chưng, bánh giày”
E. Rút kinh nghiệm
	................................................................
Ngày soạn: 14.8.10 Tuần 1
Ngày giảng: 17.8.10 Tiết 2
 Văn bản:
Bánh chưng, bánh giầy
	 	(Truyền thuyết)
(Tự học có hướng dẫn)
A. Mục Tiêu
	Giúp học sinh
- Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện
- Chỉ ra và hiểu được ý nghĩa ... - Chối hả? Chối này! Chối này!
Mỗi câu “Chối này” chị Cốclại giáng 1 mỏ xuống. 
Tiết 2
A. Mục tiêu: Giống tiết 1
 Hoạt động của GV và HS
 Ghi bảng
G: treo bảng phụ 
? Gọi H đọc ví dụ?
a. Vừa lúc đó (,) sứ giả // đem ngựa sắt (,) roi sắt (,) áo giáp sắt đến. Chú bé // vùng dậy (,) vươn vai 1 cái (,) bỗng biến thành 1 tráng sĩ.
b. Suốt 1 đời người(,) từ thủơ lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay (,) tre với mình sống chết có nhau (,) chung thuỷ.
c. Nước bị cản văng bọt tứ tung (,) thuyền vùng vằng cứ chực trụt xuống.
? Những ví dụ trên nằm ở những vbản nào?
H: trả lời
? Ví dụ a gồm mấy câu? Xác đinh CN- VN của các câu đó?
H: Gồm 2 câu...
? ở câu a1 VN đc cấu tạo ntn? 
H: VN ctạo bằng 1 cum động từ
? Hãy tìm các phần phụ bổ ngữ cho động từ “đem”?
H: Có 3 phụ ngữ: ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt.
? ... giữa chúng phải đặt dấu gì?
H: Dấu phẩy
Tương tự G hướng dẫn H tìm ranh giới giữa TN với nòng cốt câu ở câu 1 và các VN ở câu 2.
? ở câu a2 tìm các phần cùng làm VN cho CN “Chú bé”?
H: thục hiện: .... vùng dậy, vươn vai..., bỗng biến thành....
? Giữa các từ ngữ đó ta phải dùng dấu gì?
H: Dấu phẩy.
? Ví dụ b, tìm ranh giới giữa TN Với CN – VN. Tìm ranh giới của bộ phận chú thích cho “Suốt 1 đời ng”? ở đó ta phải dùng dấu gì?
H: Cụm từ: “Từ thuở lọt lòng đến khi nhắm mắt xuôi tay” chú thích cho TN: “Suốt 1 đời ng”
-> Sử dụng dấu phẩy.
? Ví dụ c là câu gì. Vì sao em biết?
H: Câu ghép; có 2 vế
- Vế 1: Nước....
- Vế 2: thuyền....
? Em sẽ đặt dấu phẩy vào vị trí nào trong câu đó? Vì sao?
H: Phân cách 2 vế trong câu ghép
? Qua tìm hiểu ví dụ trên, em hãy nêu công dụng của dấu phẩy?
H: Khái quát....
? Gọi h đọc ghi nhớ sgk?
? Gọi H đọc ví dụ Sgk 158?
? Nội dung đoạn văn ?
H: trả lời
? Hãy đặt dấu phẩy vào đúng chỗ trong câu...?
H: a. Chào mào, sáo sậu, sáo đen.... Đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lượn xuống. Chúng nó gọi nhau trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau ồn mà vui không thể tưởng đc.
b. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vằng con sót lại cuối cùng đang khua lao xao trc khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én.
- > Nhận xét
G: hướng dẫn H luyện tập?
? Nêu yêu cầu bài tập?
Đặt dấu phẩy vào vị trí thích hợp:
a. Từ xưa đến nay, Tgióng......yêu nc, sức mạnh...... VN t.
b. Buổi sáng, sương ..... cỏ. Núi đòi, thung lũng, làng bản.... mù....
? Nêu yêu cầu bài 2?
Điền CN thích hợp:
 a. ... xe máy, xe đạp......
 b. ....hoa huệ, hoa cúc.....
 c. ....vườn xoài.....
? Nêu yêu cầu bài 3,4?
Điền VN thích hợp:
 H: thục hiện bài tập
-> Nhận xét.
I. Công dụng: 
1. Ví dụ: Sgk 
2: Nhận xét:
- Ví dụ a:
+ Câu 1: Dùng dấu phẩy để ngăn cách giữa 1 từ ngữ với bộ phận chú thích của nó.
+ Câu 2:dùng dấu phẩy để ngăn cách giữa các từ ngữ có cùng chức vụ làm vị ngữ.
- Ví dụ b: dùng dấu phẩy để ngăn cách giữa TN với nòng cốt câu C- V.
- Ví dụ c: dùng dấu phẩy để ngăn cách giữa các vế của 1 câu ghép
3. Ghi nhớ: Sgk- 158
II. Chữa 1 số lỗi thường gặp:
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
II. Luyện tập:
Bài 1:
Bài 2:
Bài 3,4:
IV – Củng cố: 
? Nêu công dụng của dấu câu....
G: Khái quát kiến thức bài học
V- HDVN: 
- Học bài, hoàn thành các bài tập 
- Chuẩn bị: Tổng kết phần văn và TLV.
 Đọc kĩ, trả lời các câu hỏi trong bài.
E. RKN
Ngày soạn: 14.5.10 Tuần 36
Ngày giảng: 17.5.10 Tiết 137-138
Tổng kết phần Văn và
 Tập làm văn
A – Mục tiêu
- Hệ thống hoá các văn bản, nắm được nhân vật chính trong các truyện, đặc trừng của các thể loại. Củng cố nâng cao khả năng hiểu biết và cảm thụ vẻ đẹp của một số hình tượng tiêu biểu. Nhận thức 2 chủ đề chính: truyền thống yêu nước và tinh thần nhân ái trong hệ thống văn bản học ở chương trình Ngữ văn 6.
- Củng cố về các phương thức biểu đạt đã học, đã biết và tập làm. Nắm vững các yêu cầu cơ bản về nội dung, hình thức và mục đích giao tiếp của văn bản. Nắm được bố cục của 1 văn bản gồm 3 phần. 
- Hệ thống, tổng hợp, phân tích. lập bảng thống kê. 
- Nghiêm túc, tự giác, yêu văn chương.
B – Phương tiện dạy học: 
- Bảng nhóm
- SGK-SGV-TLTK.
C – Phương pháp: 
- Phương pháp: nêu vấn đề
- Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp.
D – Tiến trình bài dạy:
 I - ÔĐTC: 
 II - KTBC: 
	- Kiểm tra việc chuẩn bị nội dung tổng kết, chuẩn bị bảng nhóm của các nhóm đã được phân công. 
 III - Bài mới: 
Gv: nêu ý nghĩa, mục đích của bài tổng kết (SGV/117)
 Hoạt động của GV và HS
 Ghi bảng
A. Phần Văn bản
I - Hệ thống các văn bản đã học
Gv: yêu cầu các nhóm chuẩn bị câu 1,3 treo bảng nhóm màmình đã chuẩn bị. 
Gv+ lớp: chữa các nội dung chuẩn bị của các nhóm. 
Gồm 2 bảng (hệ thống tất cả các văn bản từ đầu năm đến nay) 
* Bảng 1: Đối với các văn bản truyện (tự sự)
STT
Tên văn bản
Tác giả
NV chính
Nội dung
Nghệ thuật
* Bảng 1: văn bản tự sự 
* Bảng 2: văn bản miêu tả - thơ - kí nhật dụng
* Bảng 2: Đối với các văn bản miêu tả - thơ - kí - nhật dung
STT
Tên văn bản
Tác giả
NV chính
Nội dung
Nghệ thuật
? So sánh sự giống nhau trong phương thức biểu đạt của truyện dân gian, truyện trung đại và truyện hiện đại? 
Hs: - phát biểu ý kiến theo ý hiểu. 
Gv: - chuẩn xác: 
- Đều là phương thức tự sự: lời kể, cốt truyện, nhân vật, yếu tố tự và miêu tả...? Chọn 3 nhân vật chính mà em yêu thích nhất? vì sao? 
* Truyện dân gian, trung đại, hiện đại đều có PTBĐ
* Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật
II - Khái niệm về các thể loại đã học
* Bảng 3: Đặc trưng của các thể loại: 
STT
Thể loại
Đặc trưng
Chủ đề nhân ái
* Bảng 3: Đặc trưng của các thể loại.
III - Chủ đề yêu nước và nhân ái
Gv: yêu cầu hs treo bảng phụ đã chuẩn bị nội dung này (câu 6)
Gv+ lớp: chữa và chuẩn xác
Chủ đề yêu nước
Chủ đề nhân ái
IV - Mở rộng vốn từ
? Đọc câu 7/SGK 154: 
Gv: hướng dẫn hs: nhớ đọc phần lớn các yếu tố Hán - Việt ở cuối sách Ngữ văn tập 2/169-175. Ghi vào sổ tay những từ mở rộng khó hiểu và tra nghĩa trong từ điển Hán - Việt
(Nội dung này yêu cầu về nhà làm)
II. Phần TLV:
I - Các loại văn bản và những PTBĐ đã học:
Gv: y/c hs treo bảng nhóm có chuẩn bị nội dung 1 (Bảng 1/155)
Gv+ lớp: chữa, chuẩn xác
Gv: đưa bảng 1/SGV-181: để hs quan sát.
Gv+ lớp: chữa, chuẩn xác: 
Như bảng 2 (SGV/182)
1. Các văn bản đã học
* Bảng 1/SGK-155
* Bảng 2/SGK-155
Gv: yêu cầu hs treo bảng nhóm đã chuẩn bị (Bảng 3/156)
Gv+lớp: chữa, chuẩn xác
Như bảng 3/SGV-182
2. Các văn bản theo các PTBĐ đã tập làm. 
* Bảng 3/156
II - Đặc điểm và cách làm
Gv: yêu cầu hs treo bảng phụ đã chuẩn bị theo bảng 4/SGK-156
Gv+lớp: chữa, chuẩn xác
Như bảng 4/SGV-183
1. Đặc điểm 
* Bảng 4/SGK 156
Gv: yêu cầu hs treo bảng phụ đã chuẩn bị theo bảng 5/SGK-156
Gv+lớp: chữa, chuẩn xác
Như bảng 5/SGV-183
2. Cách làm
* Bảng 5 /SGK 156
Gv: T/c cho hs thảo luận từ cầu 3 - 7 SGK/157 theo nhóm bàn. 
Hs: thảo luận - trả lời
Gv: chuẩn xác
III - Luyện tập
? Đọc - xác định yêu cầu BT1? 
Hs: đọc - xác định yêu cầu: viết 1 bài văn tự sự tưởng tượng mình là anh bộ đội kể lại câu chuyện về 1 đêm không ngủ của Bác ở chiến khu Việt Bắc (kể chuyện tưởng tượng). 
Bài tập 1 (157)
? Đọc - xác định yêu cầu bài tập 2? 
Hs: - đọc - xác định yêu cầu: miêu tả sáng tạo trận mưa trong bài thưo "Mưa" của Trần Đăng Khoa. 
Bài tập 2 (157)
? Đọc - xác định yêu cầu bài tập 3? 
Hs: - đọc và xác định yêu cầu: xác định mục còn thiếu trong tờ đơn là gì? Mục đó có thiếu được không? 
Hs: làm việc cá nhân, trình bày. 
Gv+lớp: chữa, mục thiếu: gửi đơn để làm gì (trình bày nguyện vọng), là mục quan trọng không thể thiếu được. 
Bài tập 3 (157)
IV – Củng cố: 
- Gv chốt lại 4 vấn đề chính của bài tổng kết phần Văn.
- Gv chốt lại 5 nội dung đã tổng kết trong tiết họcTLV
 V- HDVN: 
- Học bài, hoàn thành bài tập 1, 2 (157): viết thành bài hoàn chỉnh. 
- Hoàn thành các bảng hệ thống, các nội dung của tiết tổng kết. 
- Chuẩn bị: Chương trình ngữ văn địa phương
E. RKN
V- HDVN: 
- Soạn: Tổng kết phần TLV.
* Lưu ý: Chuẩn bị bảng nhóm theo 5 bảng trong SGK/154,155.
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Lớp: 
Tiết 134
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 
Lớp: 
Tiết 128
Luyện tập cách viết đơn và sửa lỗi
A – Mục tiêu
1 – Kiến thức: 
- Nắm được những lỗi thường gặp khi viết đơn và cách chữa. 
- Ôn tập về văn viết đơn.
2 - Kỹ năng: 
- Viết đơn đúng yêu cầu.
3 - Thái độ:
- Vận dụng kiến thức viết đơn vào trong cuộc sống. 
B – Phương tiện dạy học: 
- Các lá đơn viết sai.
C – Cách thức tiến hành: 
- Phương pháp: nêu vấn đề, quy nạp
- Hình thức: cá nhân, nhóm, lớp.
D – Tiến trình bài dạy:
I - ÔĐTC: 
II - KTBC:
? Khi nào cần viết đơn? có mấy loại đơn? cách trình bày các loại đơn? 
III - Bài mới: 
Hoạt động 1
I - Các lỗi thường gặp
? Đọc các đơn 1, 2, 3 SGK-142,143? 
1. Ví dụ (SGK/142-143)
? Phát hiện lỗi sai và nêu cách sửa cho 3 lá đơn trên? 
Hs: - làm việc theo nhóm: 7phút
 + Nhóm 1,2: đơn 1; nhóm 3,4: đơn 2; nhóm 5,6: đơn 3
 - Cử đại diện trình bày, nhận xét bổ sung
Gv+lớp: chữa: 
* Đơn 1: 
Sai: - phần đầu: - thiếu tiêu ngữ, quốc hiệu, địa điểm, ngày, tháng, năm.
 - phần chính: ai gửi đơn? ký tên, họ và tên. 
* Đơn 2: - phần đầu: + địa điểm, ngày tháng năm? 
 - phần chính: + tên em là - em tên là
 + lý do viết đơn không chính đáng. 
 - phần cuối: + ký tên
* Đơn 3: - phần chính: + Em tên là - không viết tên em là
 + hoàn cảnh viết đơn không thuyết phục (sốt li bì, đau đầu không thể ngồi dậy) - không viết đơn được. 
2. Phân tích - Nhận xét
* Đơn 1: + Thiếu
- Phần chính (tiêu ngữ, quốc hiệu)
- phần cuối: ký tên, họ và tên.
* Đơn 2: 
+ phần đầu: thiếu địa điểm...
+ phần chính: lý do viết không chính đáng. 
+ phần cuối: ký tên
* Đơn 3: 
+ phần chính: hoàn cảnh viết đơn không lôgíc, không thuyết phục. 
3. Cách chữa: 
- Bổ sung phần thiếu và sửa lại những nội dung chưa lôgíc. 
Hoạt động 2
II- Luyện tập 
? Đọc và xác định yêu cầu bài tập 1, 2(SGK/144)? 
Bài tập 1(144)
? 2 hs lên bảng làm - dưới lớp cùng làm (phân theo nhóm: N1,2,3: BT1; N4,5,6: BT2)
Gv: gợi ý - định hướng:
*BT1: - nơi gửi: BQL điện, phường BC, TP.HL
 - nguyện vọng: xin được cấp điện
* BT2: - nơi gửi: BGH (Ban tổ chức đội tình nguyện tuyên truyền và bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.)
 - nguyện vọng: thấy được vai trò và ý nghĩa của việc tuyên truyền, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp nên muốn tham gia.
Gv+lớp: chữa bài tập trên bảng (lưu ý: hình thức, nội dung).
Bài tập 2 (144)
IV – Củng cố: 
? Các lỗi thường gặp khi viết đơn? 
? Cách trình bày một lá đơn? 
V- HDVN: 
- Học bài, hoàn thành các bài tập 1,2 SGK/144.
- Soạn: "Động Phong Nha "

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an cktkn van 62010.doc