Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 25 đến 28 - Năm học 2010-2011

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 25 đến 28 - Năm học 2010-2011

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức:

- Lõi do dùng từ không đúng nghĩa.

- Cách chữa lỗi dùng từ không đúng nghĩa.

2. Kĩ năng:

- Giúp HS nhận ra được các lỗi thông thường về nghĩa của từ.

3. Thái độ:

- Có ý thức dùng từ đúng nghĩa.

B.CHUẨN BỊ:

- Gv: giáo án, bảng phụ.

- Hs:đọc ví dụ sgk.

C. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC:vấn đáp,động não,giải thích,thực hành.

D.TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Tổ chức:

2. Kiểm tra:

- Nêu nguyên nhân dẫn đến lỗi lặp từ ? Cách sửa ?

- Nguyên nhân dùng từ sai ? Muốn khắc phục việc dùng sai từ ta làm như thế nào ?

 

doc 9 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 619Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 25 đến 28 - Năm học 2010-2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 7: Ngày soạn: 01/10/ 2011.
 Ngày dạy:08/ 10/ 2011.
 Tiết 25 - Văn bản : 
 Em bé thông minh(tiết 1)
(truyện cổ tích)
A. Mục tiêu cần đạt :
1. Kiến thức: 
- Giúp HS hiểu nội dung, ý nghĩa của truyện và một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật thông minh trong truyện.
- Cấu tạo xâu chuỗi nhiều mẩu chuyện về những thử thách mà nhân vật đã vượt qua trong truyện cổ tích sinh hoạt.
- Tiếng cười hồn nhiên, vui vẻ nhưng không kém phần sâu sắc trong một truyện cổ tích và khát vọng về sự công bằng của nhân dân lao động.
2. Kĩ năng:
- Đọc - hiểu văn bản cổ tích theo đặc trưng thể loại.
- Trình bày những suy nghĩ, tình cảm về một nhân vật thông minh.
- Kể lại một câu chuyện cổ tích.
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh biết yêu quý, trân trọng trí thông minh, sáng tạo của con người.
B.Chuẩn bị :
Gv: giáo án
Hs: Đọc văn bản ,soạn bài .
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:vấn đáp,thảo luận,động não,thuyết trình.
D.Tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức: ( 1p)
2. Kiểm tra: ( 7p)
- Kể tóm tắt truyện Thạch Sanh. Vì sao nói chàng đã lập được nhiều chiến công thần kì ?
- Giải thích ý nghĩa sâu sắc của tiếng đàn thần kì, niêu cơm thần kì của Thạch Sanh.
3. Bài mới:
hoạt động của thày và trò
* Hoạt động 1: Giới thiệu chung..
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp.
? theo em truyện kể về kiểu nhân vật nào?
* Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản.
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp..
- GV nêu yêu cầu đọc văn bản.
- Giọng đọc vui, hóm hỉnh, lưu ý đoạn đối thoại, những câu hỏi và trả lời của em bé với quan với vua.
- GV đọc mẫu 1 đoạn.
- HS đọc nỗi tiếp à hết.
- HS đọc chú thích sgk.
- GV giải thích thêm 1 số từ.
?Truyện được chia làm mấy phần, nêu giới hạn nội dung từng phần ?
(Mỗi đoạn thể hiện 1 thử thách)
GV hướng dẫn HS thảo luận trả lời câu hỏi
(không phân tích theo bố cục, phân tích theo nhân vật chính)
* Hoạt động 3: Tìm hiểu giá trị nội dung – nghệ thuật, ý nghĩa của truyện.
-? nhân vật chính là ai ?Kể về sự việc gì ?
? Sự mưu trí, thông minh của em bé được thử thách qua mấy lần ? đó là những lần nào ?
* Bốn lần thử thách
- Lần 1: câu đố của quan
- Lần 2: Vua đối với dân làng
- Lần 3: Vua đối với hai cha con
- Lần 4: Sứ thần nước ngoài.
?Đọc câu đố của quan và lời giải của em bé.
- Ông quan đặt ra câu đố như thế nào ?
- Câu đố này có khó không ? vì sao ?
HS à GV đây là câu hỏi, thực chất là 1 câu đố khó vì không ai để ý 1 ngày mình cày được bao nhiêu đường, đi được bao nhiêu bước chân à cha em bó tay.
? Em bé đã giải được câu đố này như thế nào 
? Câu trả lời của em bé có đúng không ? Vì sao ?
(không đúng, không trả lời thẳng vào câu hỏi)
? Tại sao em lại trả lời viên quan bằng cách hỏi lại viên quan như vây ?
HS trao đổi (thảo luận)
(em không trả lời được câu hỏi nên quan quan cũng không trả lời được câu hỏi của em)
?Như vậy, em đã giải đố bằng cách nào ? 
?Em có nhận xét gì về cách giải đố của em bé 
(bản lĩnh nhanh nhạy, cứng cỏi)
HS đọc câu đố 2.
? Ra đố lần này là ai ?
? Vua đã ra câu đố như thế nào ?
? Có thể coi câu đố cũng là một tình huống được không ? So với câu 1 có khó hơn không 
HS trao đổi nhóm.
à khó hơn câu 1 à bài toán khó, một tình huống rắc rối chưa có cách giải quyết.
Vì: Toàn trâu đực không đẻ được, hơn nữa trâu ăn cỏ, rơm không ăn gạo.
Gay hơn: không làm được cả làng phải chịu tội. Trước câu đố vua ban, thái độ dân làng như thế nào ?
? Em bé đã làm gì để giải đố ?
Cách giải lần này có giống lần trước không ?
? Sự thông minh của em bé được biểu hiện ở đây như thế nào ?
HS thảo luận à phát biểu.
? Theo, em bé giải đố bằng cách nào ?
Phản đề tìm tình huống tương tự đặt vua vào thế bí.
 GV chốt tiết 25:
? Qua hai lần thử thách, em có nhận xét gì về chú bé ?
Tiết 26:
? Lần thứ ba - câu đố của ai ? 
? Hãy cho biết nội dung câu đố 3 là gì ?
Câu đố 3 so với câu đố 1,2 như thế nào ?
(động não-vấn đáp)
hay, bất ngờ, thú vị, được đưa ra lúc hai cha con đang ăn cơm và phải trả lời ngay.? ? Em bé giải câu đố này như thế nào ?
? Nhận xét cách giải đố của em bé ?
? Qua cuộc thử thách lần này, thái độ của nhà 
HS đọc “hồi đó”hết.
? Câu đố 4 do ai đưa ra ? nội dung ?
? So với các câu đố trên câu đố này khó hay dễ ?
( Khác 3 lần trước ở người đố: Sứ thần mang ý nghĩa chính trị, ngoại giao)
+ Giải được: tự hào
+ Không giải được thì xấu hổ, nhục nhã sĩ diện quan gia bị tổn thương nghiêm trọng à câu đố oái oăm.
GV đọc SGK.
? Thái độ của vua, quan lại trong triều ?
? Cách giải thích của em bé ra sao ?
? Em có nhận xét gì về cách giải đố.
? Em bé dựa vào đâu để giải câu đố này ?
(Thực tế: đâu có nữ kiều tiên)
? Kết quả của lời giải này như thế nào ?
Với em bé, lời giải đố dễ như trò chơi, em bé vừa chơi vừa đọc, hát bài đồng dao hồn nhiên, nhí nhảnh với giọng trẻ con, không cần đến tận nơi
? Vậy có 4 cuộc thử thách đối với em bé là 4 câu đố.
? Em có nhận xét gì về các câu đố, cách giải thích của em bé ?
(HS thảo luận).
- Đẩy thế bí về phía người ra câu đó , lấy “gậy ông đập lưng ông”
- Làm cho người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều họ nói.
- Những lời dùng để giải đó không dựa vào kiến thức sách vở mà vào kiến thức đời sống à làm cho người ra câu đố, người chứng kiến người nghe ngạc nhiên vì sự bất ngờ, giản dị rất hồn nhiên của trẻ thơ.
? Những lời giải đố của em chứng tỏ em bé là người như thế nào ?
? Theo em truyện kể về kiểu nhân vật nào trong truyện cổ tích ?
? Kiểu nhân vật này có phổ biến trong truyện cổ tích không ?
? Nghệ thuật chủ yếu của truyện là gì ? tác dụng nghệ thuật ?
Dùng câu đố thử tài nhân vật, tạo thử thách để nhân vật bộc lộ tài năng, tạo tình huống cho cốt truyện phát triển, gây hứng thú cho người đọc.
? Truyện có ý nghĩa gì ?
? Trí thông minh của em bé bộc lộ qua thực tế nào
- Không phải qua chữ nghĩa, văn chương, thi cử mà cuộc đấu trí của em xung quan chuyện đường cày, bước chân con ngựa, con trâu, con chim sẻ, con ốc, con kiến càng à sự thông minh đó được đúc kết từ đời sống và luôn luôn vận dụng trong thực tế.
nội dung cần đạt
I. Giới thiệu chung:
- Là truyện cổ tích kể về cuộc đời của kiểu nhân vật thông minh.
II. Đọc –hiểu văn bản
1. Đọc:
2. Chú thích:
3. Bố cục: 4 phần
- Đoạn 1:/Từ đầutâu vua.
- Đoạn 2: tiếp  “ăn mừng với nhau”
- Đoạn 3 tiếp à “ban Thương rất hận”
- Đoạn 4: còn lại.
4. Phân tích
*Nhân vật em bé
* Chú bé con người thợ cày.
* Giải câu đố của viên quan. 
a. Câu đố 1 và lời giải.
- Quan đố:
Trâu cày một ngày đi được mấy đường à câu đố khó.
- Em bé:
? Ngựa của ông một ngày đi mấy bước.
àra câu đố khác
àthông minh, nhạy bén dùng gậy ông lại đập lưng ông à bất ngờ phát hiện ra nhân tài.
b. Câu đố 2 và lời giải.
- Vua đố:
Nuôi ba con trâu đực đẻ thành 9 con trong một năm à vô lí
- Dân làng lo lắng không biết làm sao.
à cả làng coi đó là tai vạ
à câu đố khó, tình huống rắc rối
- Em bé:
+ Giết trâu ăn thịt
+ Giả vờ khóc trước sân rồng để gặp vua.
+ Trả lời vua một cách ngớ ngẩn.
à Vua tự nói ra sự vô lí, phi lí mà vua đã đố 
àthông minh lỗi lạc.
c. Câu đố 3 và lời giải.
* Vua tiếp tục thử thách
Con chim sẻ làm thành 3 mâm cỗ.
- Câu đố bất ngờ, hay,khó thực hiện.
* Lời giải:
- Đưa ra yêu cầu 1 cái kim à thành con dao để xẻ thịt chim.
à thách thức đố lại vua
à Vua tin, phục em bé có trí thông minh, lòng can đảm, xử lí nhanh.
d. Câu đố 4 và lời giải:
- Sứ thần:
Xâu một sợi chỉ mảnh qua một con ốc vặn dài.
à câu đố oái oăm
- Triều đình: bó tay
- Em bé vừa chơi vừa giải đố: Kiến càng buộc chỉ
à Kinh nghiệm đời sống dân gian đơn giản.
à kết quả kiến càng xâu được sợi chỉ.
+ Vua phong em làm trạng nguyên.
Câu đố sau khó hơn câu đố trước.
à em bé có trí tuệ thông minh, sắc sảo tư duy nhạy bén ứng xử nhanh nhẹn, khéo léo, hồn nhiên
* Tổng kết:
- Truyện kể về nhân vật thông minh
- Kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam – Thế giới.
- Dùng câu đố để thử tài
* ý nghĩa: đề cao trí thông minh, đề cao kinh nghiệm sống dângian.
- Hài ước, mua vui
* Ghi nhớ: sgk. 
III. Luyện tập:
- Hs đọc phần đọc thêm.
4.Củng cố ?
 - Em thích nhất lần giải đố nào của em bé ?Vì sao ?
5. Hướng dẫn về nhà: 
 - Nắm nội dung bài theo yêu cầu.
 - Đọc thêm và trả lời các câu hỏi của truyện“Cây bút thần’
 - Ôn tập kiểm tra.
Tiết 27: Ngày soạn :03/10/ 2010.
 Ngày dạy: 11/ 10/ 2011. 
Chữa lỗi dùng từ
A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Lõi do dùng từ không đúng nghĩa.
- Cách chữa lỗi dùng từ không đúng nghĩa.
2. Kĩ năng:
- Giúp HS nhận ra được các lỗi thông thường về nghĩa của từ.
3. Thái độ:
- Có ý thức dùng từ đúng nghĩa.
B.Chuẩn bị:
- Gv: giáo án, bảng phụ.
- Hs:đọc ví dụ sgk.
C. Phương pháp và kĩ thuật dạy học:vấn đáp,động não,giải thích,thực hành.
D.tiến trình lên lớp:
1. Tổ chức:
2. Kiểm tra:
- Nêu nguyên nhân dẫn đến lỗi lặp từ ? Cách sửa ?
- Nguyên nhân dùng từ sai ? Muốn khắc phục việc dùng sai từ ta làm như thế nào ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò.
 - Phương pháp: Vấn đáp, giải thích...
? Chỉ ra các lỗi dùng từ trong những câu sau?
 - a, b, c (SGK trang 75)
- HS làm nháp.
? Tại sao em cho những từ đó dùng trong VD là sai ?
?Hãy giải nghĩa các từ đó ?
HS suy nghĩ à giải thích nghĩa của các từ.
Vì sao dùng sai từ ?
- Dùng sai từ vì không hiểu nghĩa của từ. (Từ hán – Việt: cần giải nghĩa mới hiểu được.)
? Hãy thay các từ đã dùng sai bằng từ khác.
?Em hiểu nhược điểm là gì ?
?Thể nào là bầu ?
?Chứng kiến nghĩa là ?
?Cho biết nguyên nhân dẫn đến dùng từ sai?
*Hoạt động 2: Luyện tập .
- Phương pháp: Vấn đáp, động não ,thực hành..
- HS đọc – xác định yêu cầu bài tập
Bài tập 3: Chữa lỗi dùng từ sai.
a. Thay tống à tung
b. Thay thực thà à thành khẩn.
c. Thay tinh tú à tinh túy.
Nội dung cần đạt
I. Dùng từ không đúng nghĩa
* Ví dụ :
- Yếu điểm: điểm quan trọng
- Đề bạt: cử giữ chức vụ cao hơn.
- Chứng thực: xác nhận là đúng sự thực.
* Thay từ:
a. Nhược điểm: Điểm còn yếu kém
b. Bầu: chọn bằng cách bỏ phiếu hoặc biểu quyết giao cho làm.
c. Chứng kiến: Trông thấy tận mắt sự việc nào đó xẩy ra.
* Nguyên nhân:
- Không biết nghĩa
- Hiểu sai nghĩa
- Hiểu không đầy đủ
* Khắc phục:
- Cần hiểu đúng nghĩa của từ
- Nếu từ khó hiểu ta phải tra từ điển để dùng đúng.
- Khi dùng từ chú ý ngữ cảnh sử dụng sao cho phù hợp.
II. Luyện tập
Bài tập 1: Các kết hợp đúng
- Bản tuyên ngôn.
- Tương lai xán lạn
- Bôn ba hải ngoại
- Bức tranh thuỷ mặc
- Nói năng tuỳ tiện
Bài tập 2: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống.
Khinh khỉnh
Khẩn trương
Băn khoăn
4.Củng cố:
 ? Biện pháp hạn chế dùng từ không đúng nghĩa là gì?
5. Hướng dẫn về nhà:
 - Nắm vững nguyên nhân sai và cách khắc phục.
 - Làm BT 4 (SBT)
 - Ôn lại lí thuyết
 - Chuẩn bị kiểm tra Văn 
........................................................................................................................................
Tiết 28: Ngày soạn: 4/ 10/ 2011.
 Ngày dạy: 11/ 10/ 2011. 
 Kiểm tra văn 45 phút
A. Mục tiêu cần đạt:
1.Kiến thức: Kiểm tra kiến thức của học sinh về truyền thuyết và cổ tích .
2.Kĩ năng: Làm đề trắc nghiệm, tổng hợp kiến thức.
3.Thái độ: Rèn luyện học sinh tính độc lập suy nghĩ và sáng tạo . 
B. Chuẩn bị :
Gv: họp nhóm thống nhất đề
Ra đề -đáp án biểu điểm.
Hs: Ôn tập phần Văn học chuẩn bị cho kiểm tra 
 Môn:Ngữ Văn 6(45 phút)
A- Đề bài : 
 I. Trắc nghiệm : Hãy đọc kỹ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách khoanh tròn ý đúng nhất ? ( 3đ) 
Câu 1: Truyện nào là truyền thuyết ? 
 a. Thạch Sanh	 	 c. Sọ Dừa	
 b. Em bé thông minh	 d. Sự tích Hồ Gươm. 
Câu 2: Nội dung của truyện “Con Rồng, cháu Tiên” là : 
 a. Giải thích, suy tôn nguồn gốc dân tộc c. Lòng tự hào dân tộc 
 b. ý nguyện đoàn kết dân tộc	 d.Ca ngợi những phongtục tập quán tốt đẹp. 
Câu 3: Câu trả lời nào không đúng về nhân vật Lang Liêu trong các trường hợp sau:
 a. Lang Liêu được thần mách bảo
 b.Chàng là người chịu nhiều thiệt thòi
 c.Chàng là người sống gần gũi với nhân dân
 d.Chàng là người có nhiều phép thần thông.
Câu 4 : Truyền thuyết “Thánh Gióng”phản ánh rõ nhất quan niệm và ước mơ gì của nhân dân ta ? 
 a. Người anh hùng đánh giặc cứu nước. 	 c. Tinh thần đoàn kết chống xâm lăng 
 b. Vũ khí hiện đại để giết giặc 	 d. Tình làng nghĩa xóm. 
Câu 5 : Truyền thuyết “Hồ Gươm” gắn với cuộc khởi nghĩa chống quân xâm lược nào?
 a. Giặc Ân	c. Giặc Tống
 b. Giặc Minh	d. Giặc Thanh. 
Câu 6 : Tại sao em bé thông minh được hưởng vinh quang? 
 a. Nhờ may mắn và tinh ranh 	 
 b. Nhờ sự giúp đỡ của thần linh 	 
 c. Nhờ có vua yêu mến
 d. Nhờ thông minh, hiểu biết và dựa vào kinh nghiệm của dân gian.
 II.Tự luận:(7đ)
 Cảm nghĩ của em về nhân vật Thạch Sanh trong truyện cổ tích cùng tên?
B. Ma trận đề kiểm tra văn :
Nội dung kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Phân tích
Đánh giá
Sáng tạo
Kiến thức về thể loại
0,5 C1TN
0,5 C5TN
0,5 TL
1 TL
Nội dung, ý nghĩa văn bản.
0,5 C2TN
0,5 C4TN
Suy nghĩ về nhân vật
0,5 TL
0,5 C3TN
0,5 C6TN
1 TL
1 TL
1 TL
1 TL
1 TL
Tổng điểm
2
4
1
1
1
1
C - Đáp án và biểu điểm:
 I. Trắc nghiệm:( Mỗi đáp án đúng 0,5 điểm)
CÂU
1
2
3
4
5
6
ĐÁP ÁN
D
A
D
A
B
D
 II.Tự luận: ( 7 điểm).
Bài làm của học sinh đạt được các yêu cầu sau:
- Về hình thức:
+ Viết thành bài văn ngắn có bố cục rõ ràng.
+ Chữ viết sạch sẽ, trình bày khoa học.
+ Không sai lỗi chính tả.
- Về nội dung: Nêu được cảm nghĩ của em về Thạch Sanh với các ý chính sau: 
+Yêu mến sự thật thà, chất phác.
+ Khâm phục tài năng của Thạch Sanh. 
+Trân trọng tấm lòng nhân hậu của chàng dũng sĩ vừa có tài vừa có đức.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 7.doc