Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 15+16: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự - Năm học 2011-2012

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 15+16: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự - Năm học 2011-2012

I) Mức đô cần đạt : Giúp HS:

 - Biết tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.

II) Trọng tâm kiến thức, kỉ năng:

 1, Kiến thức

 - Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự(qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề).

 - Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.

 - Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.

 2, Kĩ năng

 - Tìm hiểu đề : đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.

 - Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.

III) Hướng dẫn – Thực hiện:

* Hoạt động 1:

 1, Ổn định lớp :

 2, Kiểm tra bài cũ:

 - Chủ đề là gì?

 - Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nội dung từng phần?

* Hoạt động 2

 3, Bài mới :

 

doc 3 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 679Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 15+16: Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Ngày soạn :..
- Ngày dạy :
Tuần 4 - Tiết 15-16- Tập Làm Văn
I) Mức đô cần đạt : Giúp HS:
 - Biết tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự.
II) Trọng tâm kiến thức, kỉ năng:
 1, Kiến thức
 - Cấu trúc, yêu cầu của đề văn tự sự(qua những từ ngữ được diễn đạt trong đề).
 - Tầm quan trọng của việc tìm hiểu đề, lập ý, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.
 - Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
 2, Kĩ năng 
 - Tìm hiểu đề : đọc kĩ đề, nhận ra những yêu cầu của đề và cách làm một bài văn tự sự.
 - Bước đầu biết dùng lời văn của mình để viết bài văn tự sự.
III) Hướng dẫn – Thực hiện:
* Hoạt động 1:
 1, Ổn định lớp :
 2, Kiểm tra bài cũ:
 - Chủ đề là gì?
 - Dàn bài của bài văn tự sự gồm mấy phần? Nội dung từng phần?
* Hoạt động 2 
 3, Bài mới :
Hoạt động của GV .
Hoạt động của HS .
Ghi bảng 
 GV cho HS đọc kỹ các đề trong sách . GV ghi bảng.
- Lời văn đề (1) nêu ra những yêu cầu gì? Những chữ nào trong đề cho em biết điều đó?
- Các đề (3), (4), (5), (6) không có từ kể có phải là đề tự sự không?
Từ trọng tâm trong mỗi đề bài trên là từ nào? Hãy gạch chân và cho biết đề yêu cầu làm nổi bật điều gì?
 HS : Trả lời.
 GV : Nhận xét và kết luận.
Khi tìm hiểu một đề văn tự sự, ta cần chú ý điều gì?
- Chọn 1 đề cho HS tập lập ý và lập dàn ý.
Đề 1: Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em .
a. Tìm hiểu đề :
Đề nêu ra những yêu cầu nào buộc em phải thực hiện?
b. Lập ý : Là xác định nội dung sẽ viết trong bài làm theo yêu cầu của đề.
 - HS : Chọn truyện mà em thích để kể. (Các truyện đã được học ) .
* Ví dụ : Truyện Thánh Gióng.
 Truyện đề cao tinh thần sẵn sàng đánh giặc và tinh thần quyết chiến, quyết thắng của Thánh gióng.
* Hoạt động 3 : Lập dàn ý .
Em dự định mở đầu như thế nào? Kể chuyện như thế nàovà kết thúc ra sao?
HS thảo luận nhóm
 * Ví dụ : Truyện Thánh Gióng.
 Nên bắt đầu từ chỗ : Đứa bé nghe sứ giả rao tìm người tài giỏi ra đánh giặc, bảo mẹ gọi sứ giả vào.
Nên kết thúc ở chỗ : Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà.
VD phần Mở bài : Nên giới thiệu nhân vật: Thời Vua Hùng vương thứ 6 ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão sinh được 1 đứa con trai, đã 3 tuổi mà chẳng biết đi, nói, cười. Một hôm có sứ giả của vua ...
Vì sao lại bắt đầu từ đó?
Tại sao phải giới thiệu: Thời Hùng Vương thứ 6 ...?
Có thời gian GV hướng dẫn HS lập dàn ý các truyện đã học .
Tập viết lời kể.
 C1 : Thánh Gióng là một vị anh hùng đành giặc nổi tiếng trong truyền thuyết. Đã lên 3 mà thánh Gióng không biết nói, biết cười, biết đi. Một hôm ...
 C2: Ngày xưa tại làng Gióng có một chú bé rất lạ.Đã lên 3 mà không biết nói, biết cười, biết đi. Một hôm ...
C3: Ngày xưa giặc Aõn xâm phạm bờ cõi nước ta, Vua sai sứ giả đi cầu người tài ra đánh giặc khi tới làng Gióng có một đứa trẻ lên ba mà không biết nói, biết cười, biết đi. Tự nhiên nói được, bảo mẹ ra mời sứ giả vào. Chú bé ấy là Thánh Gióng.
C4: Người nước ta không ai là không biết Thánh Gióng. Thánh Gióng là một người đặc biệt . Khi đã ba tuổi mà không biết nói, biết cười, biết đi ...
Bốn cách diễn đạt trên khác nhau ở chỗ nào ?
 -GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK.
 - Giúp HS khái quát các ý đã hình thành trong quá trình tìm hiểu bài.
- Ghi vào giấy dàn ý, em viết theo yêu cầu của đề bài trên .
- Yêu cầu kể câu chuyện mà em thích.
- Nhờ vào chữ: Kể câu chuyện mà em thích.
- Dù không có từ kể nhưng đó là đề văn tự sự, vì cách diễn đạt của đề giống như một bài văn .
- Kể một câu chuyện mà em thích.
- Yêu cầu: Câu chuyện, sự việc mà em thích .
Mỗi nhóm tự đưa ra câu trả lời .
 - Vì không phải kể chuyện người mẹ mang thai ...
-Nếu không giới thiệu nhân vật thì truyện không có nhân vật và không kể được.
C1: Giới thiệu người anh hùng.
C2: Nói đến chú bé lạ.
C3: Nói tới sự biến đổi.
C4: Nói tới một nhân vật mà ai cũng biết.
I) Tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự:
1) Đề văn tự sự :
- Khi tìm hiểu đề văn tự sự thì phải tìm hiểu kĩ lời văn.
2) Cách làm bài văn tự sự:
a) Lập ý : là xác định nội dung sẽ viết trong bài làm theo yêu cầu của đề.
 b) Lập dàn ý : là xác định truyện bắt đầu kể từ đâu, kể như thế nào và kết thúc ra sao .
c) Bố cục : Gồm 3 phần
 -Mở bài.
 -Thân bài.
 -Kết bài.
 Ghi nhớ : - Khi tìm hiểu đề bài văn tự sự phải tìm hiểu kĩ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
- Lập ý là xác định nội dung sẽ viết theo yêu cầu của đề, cụ thể là xác định: nhân vật, sự việc, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của câu chuyện.
- Lập dàn ý là sắp xếp việc gì kể trước, việc gì kể sau để người đọc theo dõi được câu chuyện và hiểu được ý định của người viết.
- Cuối cùng phải viết thành văn theo bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 
IV) Củng cố: HS cần nắm:
Luyện tập :
 - Tìm hiểu đề.
 - Lập ý .
 - Lập dàn ý .
 - Tập viết thành lời văn .
V) Dặn dò : 
- Học bài .
- Chuẩn bị bài: Thạch Sanh . Tuần 6 - Tiết 21-22
 - Chuẩn bị tiết 17-18 - (Tuần 5) - Kiểm tra TLV viết 2 tiết. Xem lại phần lý thuyết đểm làm tốt bài thực hành viết.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6Tuan 4Tiet 1516.doc