Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 13 đến 16 - Năm học 2011-2012

Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 13 đến 16 - Năm học 2011-2012

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức

- Yêu cầu về sự thống nhất trong một văn bản tự sự.

- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong bài văn tự sự.

2. Kỹ năng:

Tỡm chủ đề, dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự.

B. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Soạn bài

 - Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.

C.TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

* HĐ 1: KHỞI ĐỘNG:

1. Ổn định: 6A:.; 6B:.

2. Kiểm tra: - Hai yếu tố then chốt trong văn tự sự là gì?

 - Sự việc và nhân vật trong tự sự được thể hiện như thé nào?

3. Bài mới: - Giới thiệu bàii:

 

doc 7 trang Người đăng lananh572 Lượt xem 453Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn Lớp 6 - Tiết 13 đến 16 - Năm học 2011-2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/9/2011 Bài 4
Ngày giảng: ................... 
Tiết 13: sự tích hồ gươm
 (Truyền thuyết)
A.Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu được:
1. Kiến thức
- Nhõn vật, sự kiện trong truyền thuyết Sự tớch Hồ Gươm.
- Truyền thuyết địa danh.
- Cốt lừi lịch sử trong một tỏc phẩm thuộc chuỗi truyền thuyết về người anh hựng Lờ Lợi và cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
2. Kỹ năng:
- Đọc – hiểu văn bản truyền thuyết.
- Phõn tớch để thấy được ý nghĩa sõu sắc của một số chi tiết tưởng tượng trong truyện.
- Kể lại được truyện.
 B.Chuẩn bị:
- Giáo viên:	- Đọc SGK,SGV, nghiên cứu, soạn bài
	- Tranh: Lê Lợi tìm thấy chuôi gươm thần và tranh Rùa vàng đồi gươm
- Học sinh: Vở ghi, soạn bài theo câu hỏi.
C. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động:
1.ổn định: 6A:.; 6B:
2.Kiểm tra: : 
- Tóm tắt và nêu ý nghĩa của truyền thuyết : "Sơn Tinh -Thủy Tinh"
 - Trình bày đoạn văn viết ở nhà?	
3. Bài mới :- Giới thiệu bài: : (Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn)
* HĐ 2: Đọc hiểu văn bản:
- GV nêu yêu cầu đọc
- Nêu các sự việc chính trong truyện?
 (Tóm tắt nội dung từng đoạn)
- GV giải thích 1 số chú thích cơ bản
 - Truyện chia làm mấy phần? Nội dung từng phần?
-Thanh gươm thần của ai?
- Vì sao Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm?
I. Tiếp xúc văn bản:
1.Đọc và kể:
 (Chú ý ngữ âm, ngữ điệu đọc)
2.Tìm hiểu chú thích: 1,3,4,6,12.
3.Bố cục: 2 phần
- Đoạn 1: Từ đầu =>"đất nước ": Long Quân cho nghĩa quân mượn gươm thần
- Đoạn 2: Còn lại: LQ đòi gươm sau khi đất nước hòa bình
II.Phân tích văn bản :
1.Câu chuyện về thanh gươm thần:
a. Long Quân cho mượn gươm thần:
- Giặc Minh đô hộ nước ta, làm nhiều điều bạo ngược -> nhân dân căm giận.
- ở vùng Lam Sơn: Nghĩa quân nổi dậy chống giặc và gặp nhiều khó khăn, bị thu nhiều lần.
- Việc Long Quân cho mượn gươm có ý nghĩa như thế nào?
- Kể lại việc Lê Lợi nhận được gươm thần?Có phải Long Quân trao luôn cả chuôi và lưỡi gươm cho Lê Lợi?
- Hãy tóm tắt đoạnỏtuyện kể về việc Lê Lợi nhận được gươm?
- Qua các chi tiết trên, em hãy phân tích cách Long Quân cho mượn gươm có ý nghĩa như thế nào?
- Tìm các chi tiết ca ngợi sức mạnh của gươm thần?
- Long Quân đòi lại gươm thần trong hoàn cảnh nào?
- Hãy thuật lại đoạn miêu tả cảnh đòi gươm và trao gươm?
- Truyện có những ý nghĩa lớn nào?
- HS đọc ghi nhớ
- Vì sao tác giả dân gian không để Lê Lợi nhận gươm cùng một lúc?
*HĐ 3: Luyện tập:
HS đọc yêu cầu bài tập.
- Đức Long Quân quyết định cho mượn gươm để đánh giặc
=> ý nghĩa: Cuôc khởi nghĩa chính nghĩa được tổ tiên, thần thánh ủng hộ, giúp đỡ.
* Cách Long Quân cho mượn gươm:
- Lê Thận-làm nghề đánh cá, bắt được lưỡi gươm dưới nước (3 lần quăng lưới, gươm đều vào lưới), sau đó nhập nghĩa quân.
=> Lưỡi gươm khi gặp chủ tướng Lê Lợi: sáng rực lên 2 chữ “Thuận thiên” (ý trời)
- Lê Lợi: Bị giặc đuổi, thấy ánh sáng lạ -> chính là chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa
=> Đem lưỡi gươm bắt được dưới nước tra vào chuôi gươm bắt được trên rừng -> vừa như in.
* ý nghĩa cách Long Quân cho mượn gươm:
- Khả năng cứu nước ở khắp nơi trên đất nước.
- Thể hiện ý chí, nguyện vọng đánh giặc của toàn dân, nghĩa quân trên dưới một lòng 
- Thể hiện ý trời lòng dân là một: “đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn”
(Gươm chọn người, chờ người mà dâng; Người nhận gươm là nhận trách nhiệm trước đất nước, dân tộc)
* Sức mạnh của gươm thần: 
- Quân giặc bạt vía, uy thế của nghĩa quân tăng cao
- Gươm mở đường tràn lên, đất nước không còn bóng giặc.
b.Long Quân đòi lại gươm thần:
- Hoàn cảnh: 
+ Giặc Minh bị đánh tan, đất nước thanh bình.
+ Chủ tướng Lê Lợi lên ngôi, dời đô về Thăng Long
- Cảnh đòi gươm và trao gươm: 
+ Vua Lê Lợi ngự thuyền Rồng dạo chơi trên hồ Tả Vọng -> Long quân cho Rùa vàng lên đòi gươm.
+ Vua Lê trả gươm, để lại cho hồ cái tên đầy ý nghĩa lịch sử: hồ Hoàn Kiếm
2. ý nghĩa truyện: 
- Ca ngợi tính chất chính nghĩa, toàn dân của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Đề cao, suy tôn Lê Lợi và triều Lê.
- Giải thích nguồn gốc tên gọi hồ Hoàn Kiếm.
III. Tổng kết:
* Ghi nhớ: SGK Tr 43
IV. Luyện tập:
- Bài tập 2: 
Nếu tác giả dân gian để Lê Lợi trực tiếp nhận cả lưỡi và chuôi gươm cùng 1 lúc, cùng 1 nơi thì không thể hiện được tính chất toàn dân, trên dưới một lòng, đồng tâm nhất trí của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến.
- Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về câu chuyện.
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
4. Củng cố: 	- GV khái quát lại giá trị về nội dung, nghệ thuật của truyện
	- HS nhắc lại ghi nhớ.
5. HDVN:	
	- Học bài, đọc, kể lại tác phẩm; Làm bài tập 3,4 (SGK Tr 43)
	- Ôn tập lại cụm bài truyền thuyết
	- Soạn bài: Chủ đề và dàn bài của văn tự sự
Ngày soạn: 8/9/2011 
Ngày giảng: ................. 
 Tiết 14: chủ đề và dàn bài của văn tự sự
A. Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức
- Yờu cầu về sự thống nhất trong một văn bản tự sự.
- Những biểu hiện của mối quan hệ giữa chủ đề, sự việc trong bài văn tự sự.
2. Kỹ năng:
Tỡm chủ đề, dàn bài và viết được phần mở bài cho bài văn tự sự.
B. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Soạn bài
	- Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.
C.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động:
1. ổn định: 6A:...................................; 6B:..............................................
2. Kiểm tra: - Hai yếu tố then chốt trong văn tự sự là gì?
	 - Sự việc và nhân vật trong tự sự được thể hiện như thé nào?
3. Bài mới: 	- Giới thiệu bàii: 
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới
- HS đọc bài văn mẫu (SGK Tr 44)
- Nội dung chính của bài văn? Được thể hiện rõ ở những câu nào? Nằm ở phần nào của VB
- Những chi tiết nào làm sáng tỏ nội dung chính đó? Thuộc phần nào trong bố cục bài văn?
- Qua phần MB, TB, em phát hiện ra chủ đề của VB này. Vậy chủ đề là gì? 
- Qua VD trên, em thấy có thể phát hiện chủ đề qua yếu tố nào? Chỉ ra cụ thể ở VD trên?
- Theo em, có thể đặt tên khác cho truyện được không? giải thích?
- VB Tuệ Tĩnh có kết cấu như thế nào? Gồm mấy phần? Là những phần nào?
- Đọc phần MB của VB “Tuệ Tĩnh” và nêu .vụ của phần MB?
- N.vụ của phần TB? Nhận xét về các sự việc được kể trong VB “Tuệ Tĩnh”?
- Chọn được sự việc nhưng nếu kể lộn xộn, không rõ ràng, có làm nổi được chủ đề không
- N. vụ của phần kết bài?
(Chữa cho cháu bé xong, trời tối, ông vẫn đi chữa tiếp .=> Tinh thần trách nhiệm, thái độ quên mình vì người bệnh)
- HS đọc ghi nhớ
* HĐ 3: Luyện tập:
- Đọc truyện “Phần thưởng” và trả lời câu hỏi trong SGK?
- Đọc thêm: “Những cách MB trong bài văn kể chuyện” – SGK Tr 47.
- HS đọc phần MB của mình
I . Bài học: 
1.Tìm hiểu chủ đề của văn tự sự:
* Văn bản: Tuệ Tĩnh
- Tuệ Tĩnh: Thương người, hết lòng cứu giúp người bệnh:
+ Từ chối chữa trước cho người giàu bệnh nhẹ
+ Cứu chữa con trai người nông dân bệnh nặng
+ Thái độ cứu chữa: Tận tâm, nhiệt tình
=> Phần thân bài
- Chủ đề: Là vấn đề chủ yếu mà người viết muốn đặt ra cho văn bản (ý chính, ý cơ bản)
- Cách phát hiện chủ đề:
+ ở những câu then chốt trong phần mở bài, kết bài (những lời nói trực tiếp: Hết lòng yêu thương, cứu giúp người bệnh; Người ta cứu giúp nhau ...làm gì)
+ Qua những chi tiết về việc làm, thái độ, lời nói ... của nhân vật chính.
+ Qua nhan đề (Tên bài văn)
2. Dàn bài của bài văn tự sự:
- Dàn bài của bài văn tự sự gồm 3 phần:
+ MB: Giới thiệu nhân vật, sự việc, nêu vấn đề
+ TB: Kể sự việc của truyện
- Sự việc chọn kể phải phù hợp với chủ đề
- Phải chọn cách kể sao cho chủ đề được biểu hiện ra
+ KB: Kết thúc truyện và khẳngđịnh chủ đề
* Ghi nhớ: SGK Tr45
II. Luyện tập:
1.Bài tập 1: 
- Chủ đề truyện: Ca ngợi trí thông minh và lòng trung thành với vua của người nông dân; Chế giễu tính tham lam, cậy quyền thế của viên quan => Chủ đề toát lên từ ND 
- Sự việc tập trung cho chủ đề: Câu nói của người nông dân với nhà vua.
2. Bài tập 2: 
- Đọc
- Viết mở bài kể truyện “Con Rồng cháu Tiên”
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
4. Củng cố: - GV khái quát lại nội dung bài: Chủ đề - cách tìm chủ đề
	 - HS nhắc lại ghi nhớ	
5. HDVN:	- Học bài, tập phát hiện chủ đề trong các tác phẩm đã học
	- Làm bài tập 2 Tr 46.
 - Chuẩn bị bài: tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
Ngày soạn: 9/9/2011 
Ngày giảng: ....................... 
 Tiết 15: tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
A .Mục tiêu cần đạt: 
1. Kiến thức:
- Cấu trỳc, yờu cầu của đề văn tự sự (qua những từ ngữ được biểu đạt trong đề)
- Tầm quan trọng của việc tỡm hiểu đề, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.
- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
2. Kỹ năng:
- Tỡm hiểu đề: đọc kĩ đề, nhận ra những yờu cầu của đề và cỏch làm một bài văn tự sự.
- Bước đầu biết dựng lời văn của mỡnh để viết bài văn tự sự 
B.Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Soạn bài
	- Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.
C.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động:
1. ổn định: 6A:...................................; 6B:..............................................
2. Kiểm tra: - Chủ đề trong văn tự sự là gì? Cách tìm?
	 - Bài tập 2 SGK.
3. Bài mới:	- Giới thiệu bài: 
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới:
- Đọc các đề trong SGK phần 1 Tr 47
(GV treo bảng phụ)Chú ý đề 1 và cho biết đề 1 nêu ra những yêu cầu gì? Từ ngữ nào trong đề giúp em biết điều đó?
- Truyện có thể có 1,2 hoặc nhiều chủ đề. Khi kể phải lưu ý diều gì?
- Các đề 3,4,5,6 không có từ “kể” có phải là đề tự sự không? Trong các đề trên, đề nào nghiêng về kể việc, kể người hay tường thuật?
- Tìm hiểu đề là gì?
- Em có nhận xét gì về cách ra đề văn tự sự? Tác dụng của cách thức ra đề đó? (HS có thể kết hợp với trữ tình, miêu tả, nghị luận ... phát huy tưởng tượng)
- Em hãy kể lại truyện “Sự tích hồ Gươm”
=> Xác định yêu cầu của đề bài và chủ đề của truyện.
* Hđ 3: Luyện tập:
I -Bài học 
1, Đề và tìm hiểu đề văn tự sự.
+ Đề 1: Có 2 yêu cầu
- Chuyện em thích
- Bằng lời văn của em
=> Khi kể phải chú ý đến chủ đề muốn biểu đạt và không chép y nguyên truyện.
- VD: Kể “Thánh Gióng” (chủ đề: Thánh Gióng đánh giặc) 
+ Đề 3,4,5,6 là đề văn tự sự vì đều có nội dung, mục đích, yêu cầu rõ ràng:
- Kỷ niệm ngày thơ ấu (Kể việc)
- Sinh nhật của em (Kể việc)
- Quê em đổi mới (Kể việc)
- Em đã lớn rồi (Kể người)
+ Đề 1, 2: kể chuyện, tường thuật
* Tìm hiểu đề: Là tìm hiểu kỹ lời văn của đề để nắm vững yêu cầu của đề bài.
=> Đề văn tự sự rất phong phú, diễn đạt thành nhiều dạng: kể chuyện, tường thuật, tường trình một sự việc, sự vật nào đó và thường nêu vấn đề hoặc nội dung trực tiếp của truyện.
Kết hợp trong giờ
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò:
4. Củng cố: 	- Thế nào là tìm hểu đề?
	- Cách ra đề văn tự sự như thế nào?	
5. HDVN:	- Học bài, tập tìm hiểu đề
	- Làm dàn ý cho đề văn phần luyện tập.
Ngày soạn: 9/9/2011. 
Ngày giảng: ................. 
 Tiết 16: tìm hiểu đề và cách làm bài văn tự sự
(Tiếp theo)
A .Mục tiêu cần đạt: 
 1. Kiến thức
- Cấu trỳc, yờu cầu của đề văn tự sự (qua những từ ngữ được biểu đạt trong đề)
- Tầm quan trọng của việc tỡm hiểu đề, lập dàn ý khi làm bài văn tự sự.
- Những căn cứ để lập ý và lập dàn ý.
2. Kỹ năng:
- Tỡm hiểu đề: đọc kĩ đề, nhận ra những yờu cầu của đề và cỏch làm một bài văn tự sự.
- Bước đầu biết dựng lời văn của mỡnh để viết bài văn tự sự
B.Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Đọc SGK, SGV, Soạn bài
	- Học sinh: Đọc trước bài, trả lời câu hỏi.
C.Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Khởi động:
1.ổn định: 6A :........................................; 6B:..................................................
2.Kiểm tra: - Thế nào là tìm hiểu đề?
	 - Trình bày dàn ý đề “Sự tích hồ Gươm”?.
3.Bài mới:	- Giới thiệu bài: 
* HĐ 2: Hình thành kiến thức mới:
- Đọc đề và xác định những từ ngữ quan trọng. Đề nêu ra những yêu cầu gì?
- Em hiểu những yêu cầu của đề như thế nào?
- Nội dung của phần mở bài? Có cần phải giới thiệu T.Gióng không? Vì sao?
- Em bắt đầu kể chuyện Thánh Gióng đánh giặc từ đâu? Kết thúc chỗ nào?
- Sau sự việc mở đầu là một chuỗi sự việc phát triển đến kết thúc. Em ãy kể diễn biến truyện?
- Nhận xét về chuỗi sự việc em vừa kể?
- Có dàn ý, có sự việc, phải có lời kể. Viết lời kể cần phải chú ý những gì?
- GV cho HS chép 4 cách MB.
- Các cách mở bài đó diễn đạt khác nhau như thế nào?
 1. Giới thiệu người anh hùng
 2. Nói đến chú bé lạ
 3. Nói tới sự biến đổi
 4. Nói tới một nhân vật mà ai cũng biết
I. Bài học: 
2.Cách làm bài văn tự sự:
 Đề : Kể một câu chuyện em thích bằng lời văn của em
 Hãy tìm hiểu đề và lập dàn ý
a/ Tìm hiểu đề:
- Kể chuyện Thánh Gióng
- Chủ đề: ý thức và tinh thần quyết chiến, quyết thắng.
b/ Tìm ý và lập dàn ý:
- Mở bài: Giới thiệu nhân vật Thánh Gióng
- Thân bài: Kể việc
+ Bắt đầu: Đứa bé nghe tiếng sứ giả
+ Kết thúc: Vua nhớ ơn, lập đền thờ
+ Diễn biến: 
 . Gióng bảo sứ giả về tâu vua cho rèn ...
 . Từ hôm đó, Gióng ăn khỏe, lớn nhanh
 . Giặc đến ->Gióng vươn vai thành tráng sỹ
 . Ra trận: Roi sắt gẫy nhổ tre làm vũ khí
 .Thắng giặc, bay về trời
=> Chuỗi sự việc được sắp xếp hợp lý, phù hợp với chủ đề.
c/ Viết lời kể: 
- Rõ ràng, chuẩn ngữ pháp, chính xác, có ngữ điệu riêng phù hợp với từng nhân vật.
- Chú ý phần MB, KB: 
VD: Bốn cách mở bài:
1. Thánh Gióng là một vị anh hùng đánh giặc nổi tiếng trong truyền thuyết. Lên ba tuổi mà G. vẫn không biết nói, biết cười, biết đi. Một hôm...
2. Ngày xưa, tại làng Gióng có một chú bé rất lạ, đã lên ba ...
3. Ngày xưa, giặc Ân xâm phạm bờ cõi nước ta. Vua sai sứ giả đi tìm người tài giỏi đánh giặc. Tại làng Gióng có một chú bé đã lên ba mà vẫn không biết nói, biết cười, biết đi ... Nghe tiếng rao của sứ giả, đứa bé bỗng cất tiếng nói, bảo bố mẹ mời sứ giả vào. Đứa bé đó chính là T.G.
4. Mỗi người dân Việt Nam có lẽ không ai là không biết T.Gióng. Thánh Gióng là một người rất đặc biệt: lên ba tuổi vẫn không ...
* Ghi nhớ: SGK Tr 48
* Hoạt động 3: Luyện tập:
 Kết hợp trong giờ
* HĐ 4: Củng cố, dặn dò:	
4.Củng cố: - GV khái quát lại cách làm bài văn tự sự	
	 - Đọc một bài văn mẫu
5. HDVN: 	- Học bài
	- Kể lại một truyền thuyết đã học bằng lời văn của em.
 - Chuẩn bị vở viết văn, giờ sau viêt bài 2 tiết.

Tài liệu đính kèm:

  • docVan 6 T13-16.doc